Cơ sở kinh doanh dịch vụ thể dục thể thao giải trí là gì

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH NGUYỄN THỊ HIỀN THANH CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ TẠI MỘT SỐ CÂU LẠC BỘ THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC BẮC NINH - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận án Nguyễn Thị Hiền Thanh DANH MỤC, KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Chữ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông nam á Association of Southeast Asian nations CP Chính phủ CLB Câu lạc bộ CLB TDTT Câu lạc bộ Thể dục thể thao CVHLĐ Cung văn hóa Lao động CSVC Cơ sở vật chất GDP Tổng sản lượng quốc nội Gross Domestic Product GD&ĐT Giáo Dục & Đào Tạo HDV Hướng dẫn viên HLV Huấn luyện viên NQ Nghị quyết NĐ Nghị định NTĐ Nhà thi đấu NTL Nhà tập luyện NTD Người tiêu dùng NTD TDTT Người tiêu dùng thể dục thể thao NSNN Ngân sách nhà nước Nxb Nhà xuất bản ĐH Đại học KTTT Kinh tế thể hao ODA Viện trợ chính thức Offical Deverlopment Assitance EMP Sự cảm thông Empathy FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Inverment FQU Chất lượng chức năng Functional quality FQT Chất lượng kỹ thuật Technical quality GATT Hiệp hội chung về thuế quan và thương mại General Agreement of Tariffs & Trade GDP Tổng sản phẩm nội địa Gross Domestic Product HDV Hướng dẫn viên HLV Huấn luyện viên RLTT Rèn luyện thân thể TAN Tính hữu hình Tagibility TDTT Thể dục thể thao TTGT Thể thao giải trí THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TSCĐ Tài sản cố định Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân SAT Sự hài lòng [sự thỏa mãn] Satisfaction SWOT Chiến lược phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong kinh doanh Strength,Weakness, Opportunity, Threat VĐV Vận động viên VH,TT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch WTO Tổ chức thương mại Thế giới World Trade Organization W% Nhịp độ tăng trưởng XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Thể loại Số Nội dung Trang Bảng 1.1 Phân loại kinh doanh TDTT theo quy định quốc tế của WTO năm 1998 thuộc ngành văn hoá giải trí 7 1.2 Phân loại trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc 7 1.3 Hệ thống thị trường và loại hình dịch vụ TDTT 24 1.4 Sự khác biệt giữa marketing thương mại và phi thương mại 28 1.5 Quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp TDTT 39 2.1 Nội dung Phiếu phỏng vấn khách hàng [NTD TDTT] 45 2.2 Nội dung Phiếu phỏng vấn chuyên gia 46 2.3 Phân tích hướng chiến lược kinh doanh theo ma trận TOWS 51 3.1 Thống kê chỉ tiêu hoạt động TDTT năm 2013 65 3.2 Thống kê NSNN cấp cho Ngành TDTT năm 2013 66 3.3 Thống kê số lượt NTD TDTT năm 2012 - 2013 69 3.4 Tổng hợp các nguồn thu tài chính tại CLB TDTT năm 2013 70 3.5 Đặc điểm nhân khẩu học của NTD TDTT 73 3.6 Tính thường xuyên trong tập luyện TDTT 77 3.7 Thời điểm thích hợp tham gia môn thể thao 78 3.8 Thời gian nhàn rỗi dành cho hoạt động TDTT 79 3.9 Tình hình cơ cấu nguồn lao động năm 2013 86 3.10 Tiêu chí đánh giá thang đo chất lượng dịch vụ TDTT 98 3.11 Tóm tắt các hệ số khi phân tích nhân tố theo mô hình SERVQUAL 100 3.12 Tóm tắt nhân tố tương ứng với các biến quan sát sau khi phân tích 101 3.13 Tóm tắt các hệ số khi phân tích nhân tố theo mô hình GRONROOS 101 3.14 Tóm tắt nhân tố tương ứng với các biến quan sát sau khi phân tích 102 3.15 Kết quả xoay nhân tố sau khi loại bỏ biến của thành phần Sự hài lòng 102 3.16 Kết quả phân tích hệ số tương quan theo mô hình SERVQUAL 103 3.17 Kết quả phân tích hệ số tương quan theo mô hình GRONROOS 105 3.18 Thống kê phân tích các hệ số hồi quy theo mô hình SERVQUAL 107 3.19 Kết quả các thông số thống kê của từng biến trong phương trình theo mô hình SERVQUAL 108 Thể loại Số Nội dung Trang 3.20 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết theo mô hình SERVQUAL 108 3.21 Thống kê phân tích các hệ số hồi quy theo mô hình SERVQUAL 109 3.22 Các thông số thống kê của từng biến trong phương trình theo mô hình GRONROOS 110 3.23 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết mô hình GRONROOS 111 3.24 Kết quả thang đo chất lượng dịch vụ TDTT 113 3.25 Phân tích hướng chiến lược kinh doanh theo ma trận TOWS 118 3.26 Kết quả kiểm định hệ số KMO của các giải pháp 124 3.27 Kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các giải pháp 125 3.28 Kết quả phân tích hệ số tương quan của các giải pháp 126 3.29 Kết quả khảo sát tính khả thi của các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số CLB TDTT ở Tp.HCM 146 Biểu đồ 3.1 Thời điểm thích hợp tham gia hoạt động TDTT 78 3.2 Các môn thể thao yêu thích 80 3.3 Các hoạt động giải trí phổ biến 81 3.4 Các môn thể thao giải trí 82 3.5 Động cơ tham gia hoạt động TDTT 83 3.6 Yếu tố cản trở hoạt động TDTT 84 3.7 So sánh nguồn đầu tư tài chính năm 2013 88 3.8 So sánh hiệu quả kinh doanh năm 2012 – 2013 89 3.9 So sánh nguồn doanh thu tài chính năm 2013 90 3.10 So sánh năng suất lao động năm 2013 91 3.11 So sánh mức lương bình quân năm 2013 93 3.12 So sánh hiệu quả kinh doanh năm 2013 94 3.13 So sánh tỷ suất sinh lợi năm 2013 95 3.14 Phương thức kinh doanh dịch vụ TDTT 114 3.15 Chất lượng cung ứng dịch vụ TDTT 115 3.16 Chất lượng kỹ thuật 116 3.17 Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ TDTT 128 3.18 Chính sách phát triển nguồn nhân lực TDTT 128 3.19 Nghiên cứu nhu cầu của NTD TDTT 131 Thể loại Số Nội dung Trang 3.20 Phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị TDTT 134 3.21 Nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ 136 3.22 Hoàn thiện chính sách giá hợp lý 139 3.23 Truyền thông marketing và tài trợ thể thao 142 Sơ đồ 1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng TDTT 19 1.2 Các loại hình tổ chức cung cấp dịch vụ TDTT 37 2.1 Mô hình xây dựng thang đo chất lượng TDTT 49 3.1 Mô hình khoảng cách chất lượng dịch vụ TDTT 57 3.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ 59 3.3 Mô hình nhận thức của khách hàng về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng 60 3.4 Mô hình thang đo lường chất lượng dịch vụ TDTT mô hình SERVQUAL 62 3.5 Mô hình thang đo lường chất lượng dịch vụ TDTT mô hình GRONROOS 62 3.6 Mô hình thang đo lường chất lượng dịch vụ TDTT giả thuyết [tích hợp 2 mô hình SERVQUAL và GRONROOS] 63 3.7 Mô hình thang đo lường chất lượng dịch vụ TDTT hiệu chỉnh lần 1 [tích hợp 2 mô hình SERVQUAL và GRONROOS] 103 3.8 Mô hình thang đo lường chất lượng dịch vụ TDTT hiệu chỉnh lần 2 [tích hợp 2 mô hình SERVQUAL và GRONROOS] 107 3.9 Mô hình thang đo lường chất lượng dịch vụ TDTT hiệu chỉnh lần 3 [tích hợp 2 mô hình SERVQUAL và GRONROOS] 112 3.10 Mô hình các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh TDTT 123 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 Mục đích nghiên cứu 2 Mục tiêu nghiên cứu 2 Giả thuyết khoa học 3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 1.1 Khái quát cơ cấu ngành kinh doanh dịch vụ TDTT 4 1.1.1 Kinh doanh TDTT 4 1.1.2 Dịch vụ TDTT là bộ phận của nền kinh tế 5 1.1.3 Các ngành kinh doanh dịch vụ thể thao 7 1.2 Sản phẩm, hàng hóa dịch vụ TDTT 9 1.2.1 Sản phẩm dịch vụ TDTT 9 1.2.1.1 Phân loại sản phẩm dịch vụ TDTT 9 1.2.1.2 Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ TDTT 11 1.2.2 Hàng hóa TDTT 11 1.2.2.1 Các yếu tố cấu thành hàng hóa TDTT 12 1.2.2.2 Nguyên nhân, điều kiện, đặc điểm để dịch vụ TDTT trở thành 13 1.3 Nhu cầu tiêu dùng TDTT 14 1.3.1 Tiêu dùng TDTT 14 1.3.2 Vị trí của tiêu dùng TDTT trong cơ cấu tiêu dùng của xã hội 15 1.3.3 Đặc điểm của tiêu dùng TDTT 17 1.3.4 Loại hình, hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng TDTT 17 1.3.4.1 Loại hình tiêu dùng TDTT 17 1.3.4.2 Hiệu quả tiêu dùng TDTT 17 1.3.4.3 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới tiêu dùng TDTT 18 1.4 Giá cả và quan hệ cung cầu hàng hóa dịch vụ TDTT 19 1.4.1 Giá cả hàng hóa dịch vụ TDTT 19 1.4.2 Mối quan hệ cung - cầu trong kinh doanh TDTT 20 1.5 Thị trƣờng, tiêu thụ và marketing sản phẩm dịch vụ TDTT 24 1.5.1 Thị trường dịch vụ TDTT 24 1.5.2 Tiêu thụ sản phẩm dịch vụ TDTT 25 1.5.3 Marketing sản phẩm dịch vụ TDTT 27 1.6 Khái quát chủ trƣơng xã hội hóa TDTT và các loại hình kinh doanh 29 1.6.1 Khái quát chủ trương xã hội hóa TDTT của Đảng và Nhà nước 29 1.6.2 Các loại hình tổ chức kinh doanh dịch vụ TDTT ở nước ta 33 1.7 Các công trình nghiên cứu trong, ngoài nƣớc và các vấn đề liên quan 40 1.7.1 Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước 40 1.7.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 40 Tóm tắt Chƣơng Tổng quan 43 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 44 2.1 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 44 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 44 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 44 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 44 2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 44 2.2.2 Phương pháp phỏng vấn điều tra xã hội học 44 2.2.3 Phương pháp toán kinh tế và phân tích đa biến 46 2.2.3.1 Phương pháp toán kinh tế 46 2.2.3.2 Phương pháp phân tích đa biến 49 2.2.4 Phương pháp phân tích dữ liệu theo mô hình SWOT 51 2.3 Tổ chức nghiên cứu 51 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 52 3.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận đánh giá hiệu quả kinh doanh và chất lƣợng dịch vụ TDTT 52 3.1.1 Cơ sở lý luận đánh giá hiệu quả kinh doanh TDTT 52 3.1.2 Cơ sở lý luận đánh giá chất lượng dịch vụ TDTT 56 3.1.2.1 Thang đo chất lượng dịch vụ 56 3.1.2.2 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ TDTT với sự hài lòng của NTD 59 3.1.2.3 Xây dựng mô hình thang đo chất lượng dịch vụ TDTT 61 Tóm tắt mục tiêu 1 64 3.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ tại một số CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM 65 3.2.1 Thực trạng hoạt động TDTT tại một số CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM 65 3.2.1.1 Tổ chức hoạt động TDTT 65 3.2.1.2 Phân bổ nguồn kinh phí phát triển Ngành TDTT 66 3.2.1.3 Số người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên [tiêu dùng TDTT] 68 3.2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ tại một số CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM 70 3.2.3 Đặc điểm của NTD TDTT tại Tp.HCM 73 3.2.3.1 Đặc điểm nhân khẩu học 73 3.2.3.2 Tính thường xuyên tập luyện TDTT 76 3.2.3.3 Thời gian nhàn rỗi 79 3.2.3.4 Các môn thể thao yêu thích 80 3.2.3.5 Các hoạt động giải trí 81 3.2.3.6 Các môn thể thao giải trí 82 3.2.3.7 Các động cơ tham gia hoạt động TDTT 83 3.2.3.8 Các yếu tố cản trở hoạt động TDTT 84 3.2.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM 86 3.2.4.1 Cơ cấu nguồn lao động TDTT 86 3.2.4.2 Nguồn đầu tư tài chính 88 3.2.4.3 Tình hình hoạt động kinh doanh 89 3.2.4.4 Nguồn doanh thu tài chính 89 3.2.4.5 Năng suất lao động 91 3.2.4.6 Mức lương bình quân 92 3.2.4.7 Hiệu quả doanh thu với tỷ suất lợi nhuận 94 3.2.5 Đánh giá chất lượng dịch vụ TDTT tại một số CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM 98 3.2.5.1 Kết quả xây dựng thang đo chất lượng dịch vụ TDTT 98 3.2.5.2 Đánh giá chất lượng dịch vụ TDTT tại một số CLB TDTT quần chúng tại Tp.HCM 100 3.2.6 Phân tích ma trận TOWS để định hướng chiến lược phát triển 117 Tóm tắt mục tiêu 2 122 3.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM 123 3.3.1 Quy trình xây dựng đề xuất các giải pháp 123 3.3.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các giải pháp 124 3.3.3 Kết quả kiểm định độ tin cậy của các giải pháp 125 3.3.4 Đánh giá và bàn luận mức độ quan trọng của các giải pháp 125 3.3.5 Kết quả khảo sát tính khả thi và thực tiễn các giải pháp 1466 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 151 Kết luận: 151 Kiến nghị: 153 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155 1 PHẦN MỞ ĐẦU Dưới góc độ xã hội học, TDTT theo quan niệm truyền thống không là lĩnh vực sản xuất dịch vụ, vốn dĩ chỉ vận hành theo loại hình phúc lợi công cộng, được hiểu là một hiện tượng văn hóa xã hội đặc biệt. Sản phẩm của nó là một trong các tiêu chí đánh giá trình độ dân trí và sự phồn vinh của xã hội. Ngày nay trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa thì TDTT đã có thêm “chức năng kinh tế”. Vì lao động dịch vụ TDTT tạo ra sản phẩm làm thỏa mãn nhu cầu giải trí, thưởng thức mang lại giá trị về sức khỏe và tinh thần. Trong kinh tế ở nước ta còn được tiến hành dưới hình thức gọi là “kinh doanh thể dục thể thao” nhờ vận hành theo các quy luật kinh tế thị trường. Bên cạnh những hoạt động có mục tiêu văn hóa xã hội thuần túy thì nay TDTT đã có nhiều hoạt động được xem như những ngành kinh doanh dịch vụ có khả năng sinh lời. TDTT vốn đã đem lại hiệu quả về văn hóa xã hội, nay trực tiếp đem lại hiệu quả rất quan trọng trong kinh tế. Sự thay đổi tư duy đó đã thổi một luồng gió mới làm cho các hoạt động TDTT trở nên phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhiều tầng lớp người dân trong xã hội. Hiện nay, với nền kinh tế thị trường mang tính toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã làm cho các mối quan hệ kinh tế ngày càng phát triển đa dạng về hình thức lẫn nội dung. Cùng với sự phát triển đó, Ngành TDTT cũng chịu ảnh hưởng và không thể đứng ngoài cuộc, đòi hỏi cần phải thay đổi hình thức quản lý, các phương thức kinh doanh cũng như cách cung ứng dịch vụ TDTT để phù hợp với xu hướng và tốc độ phát triển kinh tế ở nước ta. Kinh doanh TDTT là một lĩnh vực khá mới và đang ở những bước đi ban đầu trong bối cảnh kinh tế Việt Nam có những bước chuyển mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên thực tế còn rất nhiều hoạt động kinh doanh TDTT chưa được khai thác hoặc hiệu quả khai thác chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Đây là một trong những lĩnh vực có nhiều tiềm năng để đầu tư phát triển thành một lĩnh vực kinh tế hiệu quả và có lợi nhuận lâu dài. Nếu chú ý phát triển ngành kinh doanh TDTT, đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa TDTT thì sự nghiệp TDTT sẽ có thêm điều kiện để phát triển. 2 Trong những năm qua, việc kinh doanh TDTT đã có những bước phát triển đáng kể, thu được nguồn tài chính nhất định góp phần giảm chi ngân sách của Thành phố cho Ngành TDTT. Tuy nhiên, các CLB TDTT quần chúng vẫn chưa phát huy tiềm năng và chưa đáp ứng được yêu cầu so với đà phát triển Ngành TDTT của Thành phố. Phải chăng là do chủ trương chính sách, do sự phối hợp chưa tốt giữa các Sở, ban, ngành trong Thành phố? Hay là do việc triển khai phát triển xã hội hoá TDTT còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được tiềm năng to lớn từ mọi nguồn lực của xã hội đóng góp cho hoạt động TDTT? Hoặc do chưa phát huy vai trò quản lý nhà nước của Ngành TDTT, thiếu những chính sách đột phá, thiếu đồng bộ, thiếu quy hoạch? Qua thực tế, chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận lĩnh vực kinh doanh TDTT ở Thành phố còn nhiều hạn chế, rất cần có nhiều giải pháp đổi mới trong thời gian tới. Cho nên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể sử dụng tối đa và hợp lý hóa các ưu thế và khả năng của các CLB TDTT quần chúng làm kinh tế có hiệu quả đồng thời thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng TDTT? Đó là lý do chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng ở Thành phố Hồ Chí Minh”. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích lý luận và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ cho các câu lạc bộ TDTT quần chúng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu 1: Hệ thống hóa cơ sở lý luận đánh giá hiệu quả kinh doanh và chất lượng dịch vụ TDTT Mục tiêu 2: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ tại một số CLB TDTT quần chúng ở Thành phố Hồ Chí Minh Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số CLB TDTT quần chúng ở Thành phố Hồ Chí Minh 3 Giả thuyết khoa học Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, TDTT đã và đang thực hiện được 2 mục tiêu là vừa đáp ứng nhu cầu của xã hội vừa tạo nguồn tài chính cho Ngành TDTT. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các CLB TDTT quần chúng vẫn chưa khai thác hiệu quả đồng thời cũng đã bộc lộ những bất cập, những hạn chế trong phương thức kinh doanh. Nếu khắc phục được những bất cập, hạn chế và áp dụng các giải pháp kinh doanh tốt thì hiệu quả kinh doanh dịch vụ TDTT của các CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM sẽ được cải thiện. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Khái quát cơ cấu ngành kinh doanh dịch vụ TDTT 1.1.1 Kinh doanh TDTT Dựa các tài liệu về lĩnh vực chuyên ngành kinh tế nói chung và kinh tế học TDTT nói riêng trong và ngoài nước, các tác giả đã đưa ra nội dung và một số khái niệm về kinh tế có liên quan đến kinh doanh đã cho thấy ở bất cứ nền sản xuất xã hội nào cũng đều phải giải quyết 4 vấn đề cơ bản: “Sản suất cái gì? Sản xuất cho ai? Với số lượng bao nhiêu? Phân phối sản phẩm như thế nào?“ [21]. Như vậy, kinh tế được hiểu là một môn khoa học nghiên cứu vấn đề con người lựa chọn và vận dụng những phương thức để sử dụng những nguồn tài nguyên có hiệu quả nhằm sản xuất ra các loại hàng hóa, dịch vụ và phân phối cho tiêu dùng hiện tại và lâu dài của các cá nhân và những nhóm người trong xã hội. Trên cơ sở đó, vận dụng vào thực tiễn chỉ đạo và quản lý của hoạt động kinh tế sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Khi các nhà kinh tế học nhìn nhận TDTT như một ngành kinh tế quốc dân thì có định nghĩa khái quát hơn: “Kinh tế học TDTT nghiên cứu và giải thích những mối quan hệ kinh tế trong quá trình tiến hành các hoạt động TDTT cũng như dịch vụ TDTT” [21,tr.76]. Khi nói đến KTTT hay kinh doanh dịch vụ TDTT tức là một bộ phận mới hình thành của sự nghiệp TDTT vận hành trong cơ chế thị trường. Ngành kinh doanh TDTT ở nước ta hình thành muộn hơn nhiều ngành kinh tế khác, nó mới thực sự phát triển mạnh trong những năm cuối của thế kỷ 20. Kinh doanh TDTT thực chất là kinh doanh sản phẩm do lao động dịch vụ các hoạt động TDTT mà có, trong đó chủ yếu kinh doanh TDTT giải trí, thực chất là dịch vụ và thương mại dịch vụ. Với nghĩa rộng TDTT được hiểu là:“Hiện tượng văn hóa xã hội của loài người, là bộ phận của nền văn hóa xã hội, thể dục thể thao thông qua phương tiện hoạt động vận động và trò chơi để tăng cường thể chất, nâng cao kỹ năng vận động, làm phong phú đời sống xã hội”. [77, tr.10] Các nhà khoa học đã xác định rõ và đưa ra một số dẫn chứng về sản phẩm TDTT không mang tính kinh doanh vì không phải là hàng hóa như: Sản phẩm của 5 người tự tập chạy, đi bộ dưỡng sinh, tự tập thể dục, chỉ đơn thuần mang giá trị sức khoẻ tinh thần và thể chất. Họ thu được giá trị này không phải chi trả tiền vì không tham gia dịch vụ. Hoặc đội tuyển bóng đá quốc gia đoạt chức vô địch trên đấu trường quốc tế, mang lại lòng tự hào dân tộc cho hàng triệu người dân. Loại sản phẩm này cũng không thể tính theo giá trị tiền tệ. Như vậy, kinh doanh TDTT được xem là: “Phương thức hoạt động kinh tế đối với các sản phẩm vật chất và phi vật chất của TDTT có giá trị sinh lời trong điều kiện tồn tại nền kinh tế hàng hoá, gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình [bao gồm quá trình đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ ] trên cơ sở vận dụng các quy luật giá trị cùng với các quy luật khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao nhất”. Kinh doanh TDTT thuộc phạm trù kinh tế. [77, tr.18] 1.1.2 Dịch vụ TDTT là bộ phận của nền kinh tế TDTT thuộc nhóm ngành thứ ba không trực tiếp sản xuất sản phẩm vật chất mà chủ yếu là nhóm ngành cung ứng dịch vụ và lao động, do vậy KTTT là nhóm ngành kinh doanh với hình thức lao động dịch vụ cung ứng cho người tiêu dùng. KTTT hay kinh doanh TDTT là hoạt động của bộ phận TDTT và cơ cấu sản xuất kinh doanh dịch vụ hoặc dịch vụ TDTT để thỏa mãn nhu cầu giải trí, rèn luyện thân thể của con người [14],[15],[16]. Đây là ngành cung ứng sản phẩm tiêu dùng đặc biệt ở dạng phi vật chất nhưng đồng thời có kèm theo những sản phẩm vật chất. Có thể nói KTTT là bộ phận của nền kinh tế quốc dân. Sản xuất hàng hóa thể thao không chỉ là chuyên ngành mà còn là liên ngành, trong các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng, có một thị phần hàng hóa thể thao kể cả xuất khẩu. Những sản phẩm vật chất đó đưa ra kinh doanh chỉ khi coi đó là hàng hóa có giá trị tiền tệ. Các hoạt động dịch vụ tập luyện TDTT, xem thi đấu biểu diễn thể thao… thì sản phẩm đó là phi vật chất, chúng thể hiện dịch vụ công ích nên không tiến hành trao đổi, mua bán nên không phải là hàng hóa, nếu các dịch vụ kể trên khi diễn ra dưới phương thức kinh doanh mua bán thì trở thành hàng hóa. Trong kinh doanh TDTT chính là kinh doanh 6 tất cả các loại sản phẩm vật thể và phi vật thể của TDTT, kể cả logo, biểu tượng của thể thao đều là tài sản TDTT. [19],[20],[21] Hiện nay rất nhiều quốc gia dùng phương pháp phân nền kinh tế quốc dân làm 3 nhóm ngành [21],[41]: [1] Nông nghiệp; [2] Công nghiệp; [3] Nhóm ngành dịch vụ. Do nhóm ngành thứ ba của nền kinh tế quốc dân có phạm vi quá rộng nên phân thành 4 nhóm ngành phụ thuộc: Nhóm ngành lưu thông: Giao thông vận tải; Bưu chính truyền thông, Thương nghiệp, Sáng tạo và cung ứng vật chất. Nhóm ngành dịch vụ sản xuất và đời sống: Tạo nguồn tài chính, bảo hiểm, Địa chất khoáng sản, Bất động sản, Phục vụ dân cư, Du lịch, Phục vụ tin tức tư vấn, các ngành phục vụ kỹ thuật. Nhóm ngành dịch vụ nâng cao trình độ khoa học, văn hóa và chất lượng nguồn nhân lực: Giáo dục, Văn hóa, Truyền hình, Nghiên cứu khoa học, Sức khỏe, TDTT và Phúc lợi xã hội. Nhóm ngành dịch vụ nhu cầu cộng đồng: Cơ quan nhà nước, cơ quan chính đảng, đoàn thể xã hội, quân đội, công an…. Luật thương mại dịch vụ quốc tế đưa ra định nghĩa về “Dịch vụ” là: “ Bất cứ một hành vi hoặc một hoạt động nào được liệt kê, được mô tả và được mã hoá trong Danh mục PCPC/CPC, thì hành vi hoặc hoạt động đó được thừa nhận là dịch vụ trong giao dịch thương mại quốc tế” [17, tr.18]. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại [GATT] có định nghĩa khá rõ ràng về “Thương mại dịch vụ”, được hiểu là sự cung cấp một dịch vụ. Theo khái niệm nêu trên, WTO phân loại 12 ngành dịch vụ và 155 phân ngành. Mỗi ngành hoặc phân ngành trong danh mục phân loại được xác định tương ứng với mã số của bảng phân loại trung tâm, tương tự như xác định mã phân loại hàng hoá trong biểu thức xuất nhập khẩu. Như vậy, “dịch vụ thể dục thể thao” là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân thuộc nhóm ngành thứ ba của nền kinh tế. Điều này có ý nghĩa như sau: Phản ánh quy luật phát triển kinh tế và xu thế phát triển của nó có nhu cầu phát triển TDTT của xã hội; 7 Thừa nhận TDTT là một thành phần kinh tế phản ánh sự thay đổi về quan niệm và nhận thức đối với TDTT; Thừa nhận TDTT thuộc thành phần thứ ba của nền kinh tế có nghĩa là phải nghiên cứu căn cứ lý luận và nhiều vấn đề về KTTT. Bảng 1.1 Phân loại kinh doanh TDTT theo quy định quốc tế của WTO năm 1998 thuộc ngành văn hoá giải trí [17] TT Mã ngành Tên phân ngành 1 965 Dịch vụ TDTT và TDTT giải trí 2 9651 Dịch vụ tổ chức tuyên truyền TDTT và TDTT giải trí 3 96510 Như trên nhưng theo môn thể thao 4 9652 Dịch vụ kinh doanh công trình kiến trúc TDTT và TDTT giải trí 5 96520 Như trên nhưng theo loại công trình từng môn 6 96590 Dịch vụ TDTT và TDTT giải trí khác 7 966 Dịch vụ và hỗ trợ vận động viên 8 9662 Phục vụ hỗ trợ TDTT và TDTT giải trí. 9 96620 Như trên, nhưng bao gồm dịch vụ nhân lực thể thao, trường TDTT Căn cứ theo bảng phân loại của WTO, nhiều quốc gia đã ban hành các bảng phân loại và các biểu cam kết dịch vụ TDTT và TDTT giải trí bảng 1.2. Bảng 1.2 Phân loại trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc [40] TT CPC 96411 Dịch vụ quảng bá sự kiện thể thao 1 CPC 96412 Dịch vụ tổ chức các sự kiện thể thao 2 CPC 96413 Dịch vụ vận hành các trang thiết bị thể thao 3 CPC 96414 Các dịch vụ thể thao khác Tóm lại, đối với kinh doanh dịch vụ TDTT thì dịch vụ là sản phẩm đặc biệt không ở dạng vật chất và giá trị sử dụng của nó khác với sản phẩm vật chất [hàng hóa]. Nó chứa đựng trong hiệu quả có ích của lao động sống, có thể là đối tượng chứa đựng trong hiệu quả có ích của lao động sống, có thể là đối tượng của quá trình mua bán, có mục đích sử dụng. Hay nói cách khác thì dịch vụ không phải là sản phẩm chính, nó chỉ là một công cụ cạnh tranh mà các doanh nghiệp cung ứng ra thị trường là hàng hóa vật thể chứ không phải là dịch vụ, nó chỉ mang tính hỗ trợ. 1.1.3 Các ngành kinh doanh dịch vụ thể thao Theo tài liệu của LiMing “Bàn về sản nghiệp thể thao” năm 2000 [128], đã đưa ra sơ đồ tổng hợp các ngành kinh doanh TDTT trong đó kinh doanh dịch vụ gắn liền với các hoạt động kinh doanh tài sản TDTT thuộc các nhóm sau: 8 Ngành kinh doanh dịch vụ thể thao có tính tham dự: người tham dự trực tiếp tham gia vào tất cả những dịch vụ trong các hoạt động thể thao. Đối tượng kinh doanh là người tham gia các giải đại hội thể thao, các giải thể thao chuyên nghiệp, nghiệp dư, thể thao trường học, các hoạt động của CLB… Ngành kinh doanh dịch vụ thể thao thưởng thức: tất cả những dịch vụ được cung cấp để thưởng thức các hoạt động thi đấu. Đối tượng kinh doanh bao gồm các giải thi đấu chuyên nghiệp, nghiệp dư, lấy việc bán vé làm nguồn thu. Ngành kinh doanh dịch vụ chứng nhận chuyên môn thể thao: Do nhu cầu của các hoạt động tổ chức thể thao, nên cần có những dịch vụ của những người chuyên môn liên quan đến thể thao. Đối tượng là VĐV chuyên nghiệp, nhân viên y tế thể thao, trọng tài, HLV, chỉ đạo viên. Ngành sản xuất chế tạo các dụng cụ thể thao: chủ yếu là sản xuất chế tạo các dụng cụ thể thao. Đối tượng kinh doanh là NTD sản phẩm Ngành kinh doanh đồ dùng thể thao: chủ yếu là dịch vụ thực phẩm dinh dưỡng thể thao, tiêu thụ hàng hóa thiết bị dụng cụ thể thao. Đối tượng kinh doanh là các của hàng bán sỉ, lẻ. Ngành kinh doanh liên quan thể thao: ngành dịch vụ tiêu thụ thể thao; Ngành truyền thông đại chúng thể thao; Ngành sản xuất thông tin thể thao; Ngành phục vụ tổ chức hành chính thể thao; Ngành phục vụ quản lý thể thao; Ngành kinh doanh cá cược thể thao mang tính hợp pháp; Ngành du lịch thể thao; Ngành truyền bá văn minh thể thao. Đối tượng kinh doanh: thiết bị thể thao, thiết bị thi đấu, trang phục, các loại giầy thể thao, các dụng cụ phòng chống chấn thương, thuốc. Để phát triển và quản lý ngành Kinh doanh thể thao trên thế giới, năm 1998 WTO công bố “Phân loại kinh tế thể thao” quy vào lĩnh vực giải trí bao gồm mã ngành kinh doanh [41]: 965; 9651; 96510; 9652; 96520; 96590; 966; 9662; 96620 và các mã nhánh như: Dịch vụ tiêu dùng mã 44-46; Địa ốc mã 53; Phục vụ giáo dục mã 61; Nghệ thuật giải trí và tổ chức thể thao, Thể thao nhà nghề mã 71; Dịch vụ khác mã 81. 9 Ở nước ta đến giữa năm 2012, Bộ kế hoạch và Đầu tư mới công bố phân loại ngành nghề kinh doanh thể thao [99]: Giáo dục thể thao giải trí mã 8551 - 85510; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí mã R; Hoạt động cá cược và đánh bạc mã 92002; Hoạt động thể thao mã 931; Hoạt động các cơ sở thể thao mã 9311 - 93110; Hoạt động của các CLB thể thao ã 9312 - 93120; Hoạt động thể thao khác mã 9319 – 93190; Bán lẻ giầy dép và tài trợ mã 47823; Bán lẻ hàng may mặc chuyên dụng mã 47741; Bán lẻ hàng hóa, giải trí mã 476; Bán buôn dụng cụ TDTT mã 46498; và Bán buôn hàng may mặc mã 46413. Như vậy, trong các mã số kinh doanh TDTT nêu trên ở nước ta còn thiếu một số mã ngành kinh doanh như: Môi giới thể thao, Truyền hình thể thao, Vật kỷ niệm thể thao, Đặt Cược thể thao, Công trình thể thao, Du lịch thể thao, Nhìn chung, bước đầu Nhà nước đã công nhận phân loại mã số kinh doanh của nhiều hạng mục về TDTT cũng như sự chuyển biến về nhận thức đối với KTTT, mặc dù còn phát triển chậm so với một số nước Đông Nam Á. 1.2 Sản phẩm, hàng hóa dịch vụ TDTT 1.2.1 Sản phẩm dịch vụ TDTT Sản xuất xã hội phân hai loại, lĩnh vực sản xuất vật chất và sản xuất phi vật chất, thành quả lao động của chúng khác nhau, sản xuất phi vật chất có nhiều loại, trong đó có sản phẩm dịch vụ TDTT [16],[21]. Sản phẩm dịch vụ TDTT đa phần thuộc các dịch vụ văn hóa xã hội, sản phẩm được sản xuất ra trong lĩnh vực thể thao [thi đấu, biểu diễn, giải trí] là sản phẩm của ngành dịch vụ giải trí; dịch vụ truyền thông và dịch vụ luân chuyển nguồn nhân lực [VĐV, HLV chuyên nghiệp] 1.2.1.1 Phân loại sản phẩm dịch vụ TDTT Sản phẩm dịch vụ TDTT có thể phân loại dựa trên nhiều cơ sở khác nhau [37]: Theo hình thức xã hội: dịch vụ TDTT chia thành dịch vụ miễn phí [các giờ học thể dục trong trường phổ thông ] và dịch vụ mất tiền [các giờ học ở CLB, trung tâm thể thao ]; Theo động cơ sản xuất: dịch vụ TDTT có thể là thương mại [đem lại lợi nhuận cho người sản xuất] và phi thương mại [các dịch vụ phúc lợi xã hội]; 10 Theo hình thức sử dụng: dịch vụ TDTT chia thành các dịch vụ cá nhân [những bài tập thể dục độc lập] và dịch vụ quần chúng [luyện tập TDTT tập thể]; Theo động cơ sử dụng: dịch vụ TDTT chia thành tư nhân [luyện tập thể thao của một con người cụ thể tại một bể bơi ] và dịch vụ công [thuê bể bơi để tổ chức thi đấu thể thao ]. Theo đặc điểm về nhu cầu: dịch vụ TDTT chia thành dịch vụ Giải trí [sự hiện diện của một cá nhân ở một trận đấu để xem trực tiếp hoặc xem trên truyền hình]; Tư vấn [tư lựa chọn môn thể thao phù hợp, phương pháp tập, thời lượng tập, dinh dưỡng, hồi phục ]; Giáo dục [GDTC ở các trường tiểu học, phổ thông, trung cấp, cao đẳng và đại học]; Giáo dục bổ trợ [luyện tập ở các trung tâm đào tạo, trường năng khiếu thể thao ]; Môi giới trung gian [chuẩn bị thủ tục để xây dựng, thành lập hoặc giấy tờ cần thiết cho VĐV chuyên nghiệp]; Thương mại [cổ phiếu, xổ số và đặt cược thể thao]; TDTT [cung cấp dịch vụ để luyện tập những bài tập thể dục và các môn thể thao mất tiền hoặc miễn phí]. Theo mức độ quan trọng của người sử dụng: dịch vụ TDTT chia thành dịch vụ Cơ bản [luyện tập thể thao, thể dục trên nền tảng khoa học]; Bổ trợ, hỗ trợ kèm theo [tập luyện TDTT kết hợp với mát xa, tắm hơi]; Gắn liền [luyện tập thể thao gắn liền với chế độ dinh dưỡng ]. Tổng hợp các cách phân loại trên thì dịch vụ TDTT được sản xuất và đưa vào phục vụ trong khuôn khổ gồm 8 hạng mục: [1] Khu dịch vụ vực dành cho thuê để tổ chức thi đấu và luyện tập thể thao [trang thiết bị thể thao; sân bóng đá, sân quần vợt, bể bơi, nhà tập thể thao, nhà tập thể hình ]; [2] Khu dịch vụ đáp ứng việc luyện tập và các môn thể thao [cá nhân, nhóm và các tổ chức tập thể, khu luyện tập thể thao dành cho người già, khu tập huấn trọng tài ]; [3] Khu dịch vụ thể thao giải trí [giải bóng đá, giải quần vợt, biểu diễn và thi đấu, trò chơi giải trí và chơi một số môn thể thao, khai mạc và bế mạc các kỳ đại hội thể thao, lễ hội thể thao]; [4] Dịch vụ GDTC [thực tập sư phạm, chuyên môn và tổ chức của sinh viên TDTT, thực tập chuyên môn của các chuyên gia thể thao, các khóa học để nâng cao trình độ chuyên môn]; [5] Dịch vụ y học thể thao [đáp ứng nhu cầu về sức khoẻ cho các trận thi đấu 11 thể thao, bác sỹ khám, chữa bệnh và nghiên cứu y học phục vụ cho VĐV]; [6] Dịch vụ vật chất TDTT [bán hàng hóa thể thao, quần áo, giầy, trang thiết bị thể thao, dịch vụ ăn uống cho VĐV, chuyên gia và HLV]; [7] Giải trí văn hóa [các buổi ca nhạc, lễ hội]. [8] Dịch vụ đi kèm [dịch vụ bảo hiểm cho VĐV, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ quảng cáo]. 1.2.1.2 Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ TDTT Sản phẩm dịch vụ TDTT không như sản phẩm vật chất. Đây là loại sản phẩm không định dạng bằng thể tích, độ dài, trọng lượng… mà ở dạng “cung ứng hoạt động”. Do vậy, không thể tách hành vi sản xuất khỏi sản phẩm, quá trình sản xuất kết thúc thì sản phẩm không còn tồn tại [16],[19],[20],[21]. Quá trình sản xuất kết thúc [như kết thúc thi đấu], cũng đồng thời với kết thúc tiêu dùng [hết giá trị của tấm vé mua vào sân xem thi đấu]. Sản phẩm dịch vụ TDTT khác biệt với sản phẩm dịch vụ tương tự, sản phẩm TDTT khác với sản phẩm giáo dục, sản phẩm văn hóa nghệ thuật, sản phẩm ý tế Những đặc điểm của sản phẩm dịch vụ TDTT có liên quan chặt chẽ với việc tiêu thụ các dịch vụ vật chất [quảng cáo, sửa chữa các dụng cụ và trang thiết bị thể thao] và hàng hóa [quần áo thể thao, giầy, hàng hóa, dụng cụ thể thao ]. Những dịch vụ vật chất và hàng hóa vừa nêu trên, bản thân nó không phải là sản phẩm trực tiếp của Ngành TDTT. Nói cách khác, những dịch vụ văn hóa xã hội, dịch vụ vật chất và hàng hóa được tiêu thụ trong một hệ thống đồng bộ, thống nhất. Nếu nhu cầu dịch vụ phi vật chất tăng lên thì sẽ kéo theo nhu cầu dịch vụ vật chất, hàng hóa tăng lên. 1.2.2 Hàng hóa TDTT Trong điều kiện kinh tế thị trường thì sản phẩm dịch vụ TDTT đương nhiên trở thành hàng hóa, nếu là dịch vụ công hoặc dịch vụ vì lợi nhuận phục vụ cộng đồng [không kể sản phẩm phục vụ cộng đồng không thu phí]. Hàng hóa TDTT dùng để trao đổi sản phẩm, dịch vụ TDTT, đây là biểu hiện quan hệ hợp tác giữa người lao động dịch vụ TDTT với những người lao động khác hoặc tiêu thụ sản phẩm TDTT. 12 Như vậy, khái niệm về hàng hoá TDTT là: “Những sản phẩm được cung ứng ra thị trường tiến hành dưới hình thức mua bán, trao đổi giá cả nhằm thoả mãn nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, bao hàm cả những sản phẩm dịch vụ phi vật chất. Sự thoả mãn ở đây bao hàm cả những nhu cầu về thể chất, tinh thần. Hàng hóa TDTT là những sản phẩm, dịch vụ hoặc cả sản phẩm và dịch vụ được kết tinh trong sản phẩm để thiết kế, sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng thể thao theo quy luật kinh tế”. [77, tr.22] 1.2.2.1 Các yếu tố cấu thành hàng hóa TDTT Kinh tế hàng hóa dựa vào thị trường, do thị trường điều phối, nguồn phân bố quyết định bởi cơ chế thị trường. Trong điều kiện tồn tại mối quan hệ hàng hóa tiền tệ, NTD TDTT muốn có được sản phẩm, dịch vụ TDTT, đương nhiên phải dùng tiền để mua. Chính vì vậy, trong bối cảnh nền kinh tế hàng hóa là nguyên nhân cơ bản khiến sản phẩm dịch vụ TDTT cũng như nhiều sản phẩm vật chất, phi vật chất trở thành hàng hóa. Kinh doanh dịch vụ TDTT trở thành một bộ phận của hệ thống phân công của xã hội cũng là nguyên nhân để sản phẩm, dịch vụ TDTT trở thành hàng hóa. Giải quyết mâu thuẫn giữa cung và cầu về TDTT là nguyên nhân trực tiếp để sản phẩm TDTT trở thành hàng hóa. Nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng cao, nhu cầu về TDTT của nhân dân ngày càng lớn, nảy sinh mâu thuẫn giữa cung và cầu về TDTT, nếu như thiếu dịch vụ TDTT thì mâu thuẫn này không thể từng bước được giải tỏa. Tác dụng mà sản phẩm TDTT trở thành hàng hóa có thể tóm tắt như sau: Có thể cung cấp kinh phí để phát triển TDTT trong nền kinh tế thị trường, một bộ phận TDTT hoạt động theo phương thức dịch vụ [phục vụ có thu phí], khiến sản phẩm dịch vụ TDTT trở thành hàng hóa, có giá trị tiền tệ, để trao đổi dịch vụ với NTD, chắc sẽ có thêm nhiều kinh phí cho sự phát triển Sự nghiệp TDTT, giảm ngân sách của nhà nước cấp cho Ngành TDTT; Có lợi cho việc khuyến khích tính tích cực trong hoạt động kinh doanh của các đơn vị cơ sở. Tính tích cực được khơi dậy vì các đơn vị cơ sở TDTT thu được 13 lợi ích, như vậy khả năng tồn tại và sự phát triển mà các đơn vị cơ sở, tổ chức TDTT như các CLB TDTT quần chúng mới tồn tại và phát triển; Hỗ trợ cho lộ trình kinh tế hóa TDTT, lộ trình này rất dài, nhưng vì TDTT không chỉ hoạt động nhờ NSNN mà là loại hoạt động sự nghiệp trong đó có hoạt động kinh tế. Vì vậy, theo phân tích như trên có thể xem TDTT là một bộ phận của kinh tế đã trở thành quy luật phổ biến trên thế giới, mặc dù ở nhóm ngành kinh tế thứ ba, có liên quan phần nào đó tới nhóm ngành kinh tế thứ hai. Kinh tế hóa TDTT để tạo thành nguồn kinh phí phát triển Sự nghiệp TDTT đồng thời góp phần tăng GDP cho quốc gia, có tác dụng tốt đối với xã hội. 1.2.2.2 Nguyên nhân, điều kiện, đặc điểm để dịch vụ TDTT trở thành hàng hóa Nguyên nhân để dịch vụ TDTT trở thành hàng hóa: Hàng hóa TDTT cũng giống như các loại hàng hóa khác, đều là hàng hóa lao động có giá trị và giá trị sử dụng. Sản phẩm dịch vụ TDTT được trao đổi, trở thành đối tượng trao đổi, có mối quan hệ trao đổi và giá trị trao đổi với người tiêu thụ sản phẩm sẽ thành hàng hóa TDTT. Các điều kiện để dịch vụ TDTT trở thành hàng hóa: Thể chế quản lý phải chuyển từ quản lý hàng hóa đơn thuần sang hình thức quản lý kinh doanh; Quản lý hàng hóa đơn thuần là kế hoạch tập trung không theo cơ chế thị trường, không quan tâm đến quản lý KTTT; Còn thể chế quản lý kinh doanh TDTT khiến TDTT phát triển phù hợp với kinh tế thị trường, có sự điều tiết của chính phủ, thể chế quản lý theo phương thức mới của chính phủ: [16],[20],[21] Xây dựng hệ thống thị trường dịch vụ TDTT, muốn trao đổi hàng hóa nhất thiết phải có thị trường. Hệ thống thị trường TDTT gồm nhiều loại tác động lẫn nhau; Nghiên cứu phát triển thị trường TDTT thông qua điều tra khảo sát để phát triển thị trường TDTT một cách có ý thức kế hoạch; 14 Hình thành tổ chức thích hợp để quản lý KTTT và đào tạo bồi dưỡng nhân tài quản lý kinh doanh TDTT. Đây là điều kiện quan trọng vì thiếu tổ chức, thiếu nhân tài quản lý về lĩnh vực này thì không thể phát triển kinh doanh TDTT. Đặc điểm để dịch vụ TDTT trở thành hàng hóa: Khác với hàng hóa vật chất, hàng hóa TDTT có giá trị thưởng thức, nghệ thuật nhất định, quá trình sử dụng hàng hóa là quá trình tham gia của NTD TDTT. Hàng hóa ở dạng phi vật chất nhưng lại đem đến cho NTD có thêm hướng tích cực, có thêm sức khỏe, tinh thần và rèn luyện thể chất. 1.3 Nhu cầu tiêu dùng TDTT 1.3.1 Tiêu dùng TDTT Khái niệm “Tiêu dùng” trong kinh tế nói chung là việc sử dụng những của cải vật chất hoặc phi vật chất được sáng tạo ra trong quá trình sản xuất để thỏa mãn các nhu cầu của xã hội [77],[78]. Những luận điểm quan trọng khi đề cập đến khái niệm tiêu dùng cần nhấn mạnh: Tiêu dùng không đơn giản là sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ mà còn là cách thức NTD tự thể hiện mình; Khi nhu cầu được thỏa mãn, con người tạm dừng hoạt động tiêu dùng; Nhu cầu luôn là điểm khởi đầu và điểm kết thúc của tiêu dùng; Sản phẩm dịch vụ là phương tiện thỏa mãn nhu cầu và trở thành đối tượng hướng tới của tiêu dùng. Nghĩa hẹp của tiêu dùng TDTT là chỉ hành vi tiêu dùng cá nhân trực tiếp cho tiêu dùng TDTT như mua vé xem thi đấu; đóng tiền tập luyện TDTT tại các cơ sở dịch vụ; đóng tiền để được giảng dạy và huấn luyện; mua trang phục TDTT. Theo nghĩa rộng của tiêu dùng TDTT là chỉ NTD phải chi phí tiền cho những sự kiện, hoạt động phụ kèm theo các hoạt động TDTT. Ví dụ, NTD mua vé xem thi đấu bóng đá đồng thời phải chi phí thông qua con đường đi du lịch, chi phí ăn ở, giao thông Tiền đề của sản xuất là tiêu dùng, không có tiêu dùng thì sản xuất mất hết ý nghĩa và trở thành sản xuất không có mục đích [15],[16],[18],[20],[21]. Có hai loại tiêu dùng: Tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho đời sống: Tiêu dùng cho sản xuất là sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu để tạo ra sản phẩm dịch vụ nhằm mục đích kiếm

Video liên quan

Chủ Đề