Thế nào là lập dàn ý bài văn nghị luận

Cũng giống các dạng bài văn khác, muốn làm tốt một bài văn nghị luận chúng ta cần phải biết cách lập dàn ý để xây dựng logic bố cục, triển khai làm bài đúng yêu cầu và không quá sa đa vào một vấn đề mà làm mất thời gian triển khai các ý khác của cả bài.

I- TÁC DỤNG CỦA VIỆC LẬP Ý

1- Thế nào là lập dàn ý?

Lập dàn ý bài văn nghị luận là việc chọn lọc, sắp xếp và triển khai hệ thống các luận điểm, luận cứ [nội dung cơ bản] theo bố cục ba phần của văn bản.

2- Tác dụng của việc lập dàn ý

  • Giúp bao quát, kiểm soát được nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức độ nghị luận,…
  • Tránh được tình trạng xa đề, lạc đề, lặp ý
  • Giúp phân bố thời gian hợp lí, không rơi vào tình trạng “đầu voi đuôi chuột”.

II- CÁCH LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

Xét ví dụ: Bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người,nhà văn M. Go-rơ-ki có viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới.” Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.

1- Tìm ý cho bài văn

Tìm ý là tìm hệ thống luận điểm, luận cứ cho bài văn

a- Xác định luận đề

[Xác định được yêu cầu của đề về nội dung và thể loại]

– Thể loại: Giải thích, chứng minh

– Nội dung: Tác dụng to lớn của việc đọc sách. Đây là vấn đề cần thiết và đúng đắn.

b- Xác định các luận điểm

Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết đưa ra trong bài. Nó là linh hồn của bài văn.

READ:  Soạn bài: Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

Trong đề trên có ba luận điểm:

– Luận điểm 1: Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người.

– Luận điểm 2: Sách mở rộng những chân trời mới.

– Luận điểm 3: Cần có thái độ đúng đắn về sách và việc đọc sách.

c- Tìm luận cứ cho các luận điểm

Luận cứ là hệ thống các lí lẽ dẫn chứng, các ý nhỏ mà người viết đưa ra để làm sáng tỏ, vững chắc cho luận điểm.

– Ở luận điểm 1 có các luận cứ:

+ Sách là sản phẩm tinh thần của con người.

+ Sách là kho tàng tri thức.

+ Sách giúp ta vượt qua thời gian và không gian.

• – Ở luận điểm 2 có các luận cứ:

+ Sách giúp ta hiểu biết về mọi lĩnh vực tự nhiên xã hội.

+ Sách là người bạn tâm tình gần gũi, giúp ta tự hoàn thiện mình về mặt nhân cách.

– Ở luận điểm 3 có các luận cứ:

+ Đọc và làm theo sách tốt, phê phán sách có hại.

+ Tạo thói quen lựa chọn sách, hứng thú đọc và làm theo sách có nội dung tốt.

+ Học nhữnh điều hay trong sách bên cạnh việc học trong thực tế.

2- Lập dàn ý

Là sắp xếp các luận điểm, luận cứ đã tìm được theo bố cục ba phần của bài văn. Đồng thời phân phối thời gian hợp lí cho các luận điiểm, các phần trong bài.

a- Mở bài

Nêu trực tiếp hay gián tiếp luận đề đã xác định được

b- Thân bài

– Sắp xếp các luận điểm theo một trìng tự hợp lí[ Thơi gian, không gian, lôgíc…]

– Sắp xếp luận cứ cho từng luận điểm

– Cần triển khai luận điểm và luận cứ ra thành các đoạn văn cụ thể ra sao. Luận cứ quan trọng thì triển khai nhiều hơn

READ:  Soạn văn bài: Những trò lố hay là Va-Ren và Phan Bội Châu - Lớp 7

– Cần sử dụng các ký tự đặt trước các đề mục cho rõ ràng

c- Kết bài

– Nêu kết bài đóng hay mở ?

– Khẳng dịnh nội dung nào ?

– Mở ra nội dung nào để người đọc tiếp tục suy nghĩ ?

→ GHI NHỚ [SGK]

III- LUYỆN TẬP

Bài tập 1

a – Các ý bổ sung:

– Đức và tài có quan hệ khăng khít với nhau trong mỗi con người.

– Cần phải thường xuyên rèn luyện để có cả đớc lẫn tài.

b – Lập dàn ý:

• Mở bài

– Giới thiệu lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh

– Định hướng tư tưởng của bài viết

Thân bài:

– Giải thích câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh

– Có tài mà không có đức là người vô dụng.

– Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.

– Tài đức có quan hệ khăng khít với nhau.

– Lời dạy của Bác có ý nghĩa sâu sắc đối với việc rèn luyện, tu dưỡng của từng cá nhân.

Kết bài:

Cần phải thường xuyên rèn luyện, phấn đấu để có cả tài lẫn đức.

I - Tác dụng của việc lập dàn ý

II - Cách lập dàn ý bài văn nghị luận

Bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người, nhà văn M. Go-rơ-ki có viết : “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới.”

Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.

Trước tiên, anh [chị] hãy đọc kĩ, xác định yêu cầu của đề bài và lần lượt tiến hành các bước sau :

Tìm ý là tìm hệ thống luận điểm, luận cứ cho bài văn.

Bài văn cần làm sáng tỏ vấn đề gì ? Quan điểm của chúng ta về vấn đề đó như thế nào ?

b] Xác định các luận điểm

Căn cứ vào đề bài, vào yêu cầu của bài văn và huy động những hiểu biết của mình, anh [chị] hãy suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau đây :ư

- Sách có tác dụng như thế nào ?

- Thái độ đối với sách và việc đọc sách như thế nào ?

c] Tìm luận cứ cho các luận điểm

+ Sách là sản phẩm thuộc lĩnh vực nào của con người ?

+ Sách phản ánh, lưu giữ những thành tựu gì của nhân loại ?

+ Sách có chịu ảnh hưởng của thời gian và không gian không ?

+ Sách đem lại cho con người những hiểu biết gì về tự nhiên và xã hội ?

+ Sách có tác dụng như thế nào với cuộc sống riêng tư và quá trình tự hoàn thiện mình ?

+ Thái độ của anh [chị] đối với các loại sách ?

+ Đọc sách như thế nào là tốt nhất ?

Anh [chị] hãy sắp xếp các luận điểm, luận cứ đã xác định được vào bố cục sau đây :

Nên mở bài trực tiếp hay gián tiếp ? Làm thế nào để nêu được vấn đề và phương hướng nghị luận cho toàn bài ?

- Sắp xếp các luận điểm theo trình tự nào cho hợp lí ?

- Sắp xếp các luận cứ cho từng luận điểm ra sao ?

- Cần triển khai luận điểm và luận cứ nào nhiều nhất ? Tại sao ?

- Cần lựa chọn và sử dụng các kí hiệu gì đặt trước các đề mục để dàn ý được rõ ràng, minh bạch ?

- Nên kết bài theo kiểu đóng hay mở ?

- Khẳng định những nội dung nào ?

- Mở ra những nội dung nào để người đọc tiếp tục suy nghĩ ?

Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ : “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.”.

Theo anh [chị], nên hiểu và vận dụng lời dạy đó của Người như thế nào?

a] Giải thích khái niệm tài và đức.

b] Có tài mà không có đức là người vô dụng.

c] Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.

- Bổ sung các ý còn thiếu.

2. Hãy lập dàn ý cho bài văn nghị luậnTrong lớp anh [chị] có một số bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập. Các bạn đó thường mượn câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn” để tự biện hộ. Theo anh [chị], nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ này như thế nào?

I - Tác dụng của việc lập dàn ý

II - Cách lập dàn ý bài văn nghị luận

Ví dụ ta cần lập dàn ý bài văn nghị luận với đề bài sau :

Bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người, nhà văn M. Go-rơ-ki có viết : “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới.”

Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.

Trước tiên, anh [chị] hãy đọc kĩ, xác định yêu cầu của đề bài và lần lượt tiến hành các bước sau :

Câu 1 trang 90 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 : Tìm ý cho bài văn

Tìm ý là tìm hệ thống luận điểm, luận cứ cho bài văn.

a] Xác định luận đề

- Bài văn cần làm sáng tỏ vấn đề : Tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người.

- Quan điểm của chúng ta về vấn đề đó :

Sách là khối tài sản quý giá của nhân loại. Sách giúp truyền tải một khối lượng tri thức lớn. Sách có tác dụng vô cùng to lớn đến đời sống tinh thần của chúng ta.

=> Sách đóng góp một vai trò rất lớn trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người.

b] Xác định các luận điểm

- Sách là một sản phẩm tinh thần của con người.

- Mở rộng vốn hiểu biết về đời sống xung quanh, là người bạn tâm tình, giúp con người hoàn thiện chính mình.

- Duy trì thói quen đọc sách thường xuyên, đồng thời nên giữ gìn và bảo vệ sách.

c] Tìm luận cứ cho các luận điểm

Hãy lần lượt trả lời các câu hỏi sau đây :

- Đối với luận điểm 1 [Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người] :

+ Lĩnh vực tinh thần.

+ Tri thức.

+ Sách là sợi dây kết nối giữa không gian và thời gian khác nhau.

- Đối với luận điểm 2 [Sách mở rộng những chân trời mới] :

+ Những kiến thức thú vị về tự nhiên và xã hội.

+ Sách như một người bạn tâm tình, sẻ chia và đồng cảm với những tâm tư thầm kín của con người. Sách giúp con người tự hoàn thiện chính mình.

- Đối với luận điểm 3 [Cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách] :

+ Biết cách lựa chọn những loại sách phù hợp với lứa tuổi và nhận thức của bản thân, biết yêu quý, giữ gìn sách.

+ Nên duy trì thói quen đọc sách. Sắp xếp thời gian hợp lí để đọc hàng ngày. Khi đọc sách cần tĩnh tâm.

Câu 2 trang 90 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 : Lập dàn ý

Anh [chị] hãy sắp xếp các luận điểm, luận cứ đã xác định được vào bố cục sau đây :

a] Mở bài

- Khái quát vai trò của sách đối với đời sống con người.

- Dẫn dắt câu nói của M. Go-rơ-ki.

b] Thân bài 

Trình tự sắp xếp luận điểm và luận cứ :

- Luận điểm 1 : Sách là sản phẩm tinh thần quý giá của con người, là nơi lưu giữ khối kiến thức đồ sộ của nhân loại về tự nhiên và xã hội.

+ Sách là sản phẩm tinh thần của con người.

+ Sách lưu trữ và phản ảnh khối kiến thức đồ sộ và phong phú của nhân loại.

+ Sách là sợi dây kết nối nhiều thế hệ bạn đọc từ những không gian và thời gian khác nhau.

- Luận điểm 2 : Mỗi cuốn sách là một cách cửa dẫn người đọc tới một chân trời mới, một miền tri thức mới.

+ Sách cung cấp những tri thức mới, những điều thú vị và mới lạ về tự nhiên và xã hội cho con người.

+ Sách còn là người bạn tâm tình, người chia sẻ những buồn vui trong đời sống nội tâm của con người.

- Luận điểm 3 : Chúng ta cần phải có thái độ đúng với sách và việc đọc sách.

+ Chúng ta cần phải biết chọn lựa những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi và nhận thức.

+ Cần đọc, tìm hiểu và giới thiệu những loại sách bổ ích. Tránh mất quá nhiều thời gian cho những loại sách vô bổ và nên phê phán những loại sách có hại.

+ Nên có kế hoạch đọc sách thường xuyên và không để các tác động bên ngoài ảnh hưởng đến việc đọc sách.

c] Kết bài

- Nên khái quát ý chính của bài và mở rộng vấn đề.

- Khẳng định: Sách là khối tài sản tinh thần quý giá của nhân loại. Cần trân trọng giá trị của mỗi cuốn sách, lưu giữ và bảo tồn những giá trị ấy.

- Mở rộng: Tình hình thị trường sách đang ngày càng phong phú và phức tạp: sách in, sách điện tử,… ⇒ chất lượng không đảm bảo, sách lậu. Cần sáng suốt khi lựa chọn sách. Thực trạng đọc sách trong giới trẻ hiện nay [so sánh tương quan với các phương tiện cập nhật thông tin và giải trí khác tràn lan trên mạng xã hội].

Ghi nhớ :

- Muốn lập dàn ý bài văn nghị luận, cần nắm chắc yêu cầu của đề bài để tìm hệ thống luận điểm, luận cứ rồi sắp xếp, triển khai chúng theo thứ tự hợp lí, có trọng tâm.

- Dàn ý bài văn nghị luận gồm ba phần : Mở bài [giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề], thân bài [triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ] và kết bài [nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề].

III - Luyện tập

Câu 1 trang 91 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 : Sau đây là một đề làm văn :

Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ : “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.”.

Theo anh [chị], nên hiểu và vận dụng lời dạy đó của Người như thế nào?

Một bạn đã tìm được một số ý:

a] Giải thích khái niệm tài và đức.

b] Có tài mà không có đức là người vô dụng.

c] Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.

Hãy :

- Bổ sung các ý còn thiếu.

- Lập dàn ý cho bài văn

Trả lời :

a] Bổ sung các ý :

- Mối quan hệ giữa tài và đức.

- Tự hoàn thiện tài và đức trong quá trình rèn luyện của con người.

b] Lập dàn ý

* Mở bài :

- Tài và đức là những phẩm chất đáng quý của con người.

- Dẫn dắt câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Từ lời dạy của Người, có thể thấy tài và đức là hai phẩm chất cần có và cốt yếu của những người thành công.

* Thân bài :

- Giải thích khái niệm “tài” và “đức” :

+ Tài : tài năng, kiến thức, hiểu biết, kỹ năng, kinh nghiệm sống của con người để hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất.

+ Đức : đạo đức, tư cách, tác phong, lòng nhiệt tình, khát vọng “Chân, Thiện, Mỹ” trong mỗi con người.

- Giải thích câu nói của Hồ Chủ tịch : Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.

+ Một số người có tài mà không có đức thì chẳng thể làm được những việc có ích. Có tài mà hành động trái đạo đức còn có thể gây hại cho cộng đồng.

+ Những người có phẩm chất đạo đức tốt thì khó có khả năng hoàn thành tốt công việc, nhất là những việc khó khăn.Mối quan hệ giữa tài và đức: Là hai khái niệm riêng biệt nhưng luôn song hành và cần thiết trong mỗi con người.

=> Khẳng định ý nghĩa lời dạy của Bác đối với việc rèn luyện và tu dưỡng nhân cách của con người.

- Đề ra phương hướng phấn đấu, rèn luyện cả tài và đức của mỗi người, nhất là thế hệ thanh thiếu niên : phải rèn luyện cả tài và đức, để tài và đức được cân bằng.

* Kết bài :

- Khẳng định lại vấn đề được nói tới : Tài và đức luôn song hành và tồn tại mới tạo nên thành công của mỗi người.

- Khẳng định thế hệ trẻ cần phải được định hướng đúng đắn trong rèn luyện và tu dưỡng để hoàn thiện nhân cách là một người có tài, có đức và có ích.

Câu 2 trang 91 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 : Hãy lập dàn ý cho bài văn nghị luận với đề bài sau đây :

Trong lớp anh [chị] có một số bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập. Các bạn đó thường mượn câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn” để tự biện hộ. Theo anh [chị], nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ này như thế nào ?

Trả lời :

* Mở bài :

- Những khó khăn trong thực tế cuộc sống thường hạn chế việc phát huy khả năng của con ngời. Từ thực tế đó, tục ngữ có câu : "Cái khó ló cái khôn".

- Câu tục ngữ trên có giá trị như thế nào ? Ta cần hiểu và vận dụng vào cuộc sống như thế nào cho đúng ?

* Thân bài :

- Ý nghĩa câu tục ngữ :

+ "Cái khó" là những khó khăn trong thực tế cuốc ống; "bó" là sự trói buộc; "cái khôn" là khả năng suy nghĩ, sáng tạo.

+ Câu tục ngữ nêu bài học : Những khó khăn trong cuộc sống hạn chế việc phát huy tài năng, sức sáng tạo của con người.

- Bài học trên có mặt đúng những cũng có mặt chưa đúng.

+ Mặt đúng : Sự phát triển chủ quan bao giờ cũng chịu ảnh hưởng, tác động của hoàn cảnh khách quan. 

+ Mặt chưa đúng : Bài học trên còn phiến diện, chưa đánh giá đúng mức vai trò của sự nỗ lực chủ quan của con người.

- Câu tục ngữ cho ta nhiều bài học quý :

+ Khi tính toán công việc, đặt kế hoạch, .. cần tính đến những điều kiện khách quan nhưng không quá lệ thuộc vào những điều kiện đó.

+ Trong hoàn cảnh nào cũng đặt lên hàng đầu sự nỗ lực chủ quan, lấy ý chí và nghị lực vượt qua khó khăn.

* Kết bài :

Cần khẳng định :

- Hoàn cảnh khó khăn, ta càng phải quyết tâm khắc phục.

- Khó khăn chính là môi trường rèn luyện bản lĩnh, giúp ta thành công trong cuộc sống. 

Video liên quan

Chủ Đề