Có nên mua điện thoại cho trẻ 12 tuổi

Dùng smartphone từ sớm có ảnh hưởng xấu đến não bộ đang phát triển cho trẻ. Theo bác sỹ nhi Michael Cheng tại Ontario, Canada, các thiết bị điện tử khiến não bộ sớm nghiện dopamine, chất hóa học tạo cảm giác vui sướng. Kích thích liên tục từ màn hình khiến não tiết ra quá nhiều dopamine và adrenaline, vì thế smartphone dễ gây nghiện.

Có nên mua điện thoại cho trẻ 12 tuổi

Tiếp xúc với smartphone sớm gây hại tới não bộ của trẻ

Sử dụng smartphone còn khiến trẻ quên mất những nhu cầu thiết yếu như ngủ, ăn, hoạt động thể chất và giao tiếp. Hơn nữa, trẻ ở độ tuổi này cần học kỹ năng giao tiếp qua quá trình tiếp xúc với những người xung quanh, như nhìn vào đôi mắt để học cách đọc biểu cảm trên mặt và phát triển khả năng thấu cảm.

Hiệp hội Nhi khoa Canada khuyến nghị cha mẹ chỉ nên cho trẻ 4-6 tuổi sử dụng điện thoại thông minh trong 1h. Đồng thời, cha mẹ nên cảnh giác với những nội dung không phù hợp với lứa tuổi trên YouTube. Nguy hiểm nhất là khi cha mẹ trông con bằng smartphone mà không quản lý nội dung trẻ tiếp thu.

Khi cho phép trẻ dùng smartphone, cha mẹ nên hướng dẫn con cái sử dụng điện thoại có trách nhiệm. Phụ huynh cần tuân thủ những quy định này để làm gương cho con trẻ. - Không dùng sau 9-10h tối. Không dùng khi ăn, làm bài tập hoặc gặp mặt gia đình.

- Cả gia đình tắt smartphone vào cuối tuần.

7-9 tuổi

Không phải vô cớ mà những người dẫn đầu trong ngành công nghệ rất thận trọng khi cho phép con cái sử dụng các thiết bị mà chính họ góp phần sáng tạo. Steve Jobs từng cấm con mình dùng iPad khi sản phẩm này mới ra mắt. Con cái của tỷ phú Bill Gates không có điện thoại riêng cho đến năm 14 tuổi.

Chuyên gia người Canada, Judy Arnall, tác giả cuốn sách “Kiên nhẫn khi làm cha mẹ” nhấn mạnh rằng, trẻ 7-9 tuổi không nên sử dụng mạng xã hội. Kỹ năng phản biện của trẻ phát triển ở tuổi 13, do đó nhóm tuổi này không nhận thức được hậu quả lâu dài của những thứ trẻ đăng lên Internet. 

Nếu cha mẹ cần liên lạc với con cái thường xuyên, hãy mua những chiếc điện thoại không có kết nối mạng cho trẻ ở độ tuổi này.

10-12 tuổi

Cha mẹ nên quản lý nghiêm việc trẻ ở độ tuổi 10-12 sử dụng smartphone. Sử dụng các thiết bị màn hình quá thường xuyên gây ra những thói quen không lành mạnh như ăn nhiều đồ ăn vặt có hại cho sức khỏe, nghiện game, dẫn đến thừa cân, béo phì.

Không chỉ gây hại về thể chất, smartphone cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ. Mạng xã hội gây ra áp lực không đáng có với trẻ ở độ tuổi này. Khi phụ huynh phạt trẻ bằng cách tịch thu hay cấm dùng điện thoại, trẻ sẽ ít mở lòng với cha mẹ khi gặp các vấn đề trong cuộc sống.

Có nên mua điện thoại cho trẻ 12 tuổi

Nghiện smartphone ảnh hưởng đến mối quan hệ của trẻ với gia đình

Trước khi cho phép trẻ dùng smartphone, cha mẹ nên thỏa thuận với con những quy định cụ thể về thời gian, mục đích sử dụng và cài đặt tính năng quản lý của phụ huynh (Parental Control) lên một số ứng dụng.

13-18 tuổi

Khi quyết định mua điện thoại cho trẻ ở độ tuổi này, cha mẹ nên căn cứ vào sự trưởng thành của con mình. Mức độ trưởng thành của trẻ biểu hiện ở mối quan hệ lành mạnh với những người xung quanh, có trách nhiệm hơn, tích cực hoạt động trong nhóm, sẵn sàng nói chuyện với phụ huynh.

Có nên mua điện thoại cho trẻ 12 tuổi

Đừng mua cho con smartphone vì áp lực số đông

Cha mẹ cũng nên cân nhắc ảnh hưởng của màn hình điện tử lên thị lực của trẻ. Mỗi ngày, trẻ ở độ tuổi 13-18 chỉ nên sử dụng các thiết bị giải trí trong 2h, với ít nhất một lần giải lao khoảng 30 phút.

Trẻ chỉ nên sử dụng mạng xã hội để giữ liên lạc với những người bạn ngoài đời, giúp củng cố mối quan hệ với nhau. Cha mẹ nên cảnh giác với những người bạn lạ trên mạng của con cái và hiện tượng “bắt nạt trên mạng”, dễ khiến trẻ bị trầm cảm, lo âu.

Tham khảo thông tin tại bài viết: “Cắm mặt” vào smartphone khó thoát khỏi bệnh nguy hiểm này

Quỳnh Trang H+ (Theo Today's Parent) - Theo Healthplus

Chúng ta thường đưa cho những đứa trẻ mượn điện thoại khi muốn chúng giữ im lặng và vui vẻ trong khi chúng ta tới các cửa hàng tạp hóa, khi chờ đợi tại phòng khám hay đơn giản là cần một không gian yên tĩnh cho bản thân. Chính điều này đã dẫn tới kết quả không mấy ngạc nhiên là những đứa trẻ muốn sở hữu một chiếc smartphone của riêng chúng. Trước khi bạn quyết định mua một chiếc smartphone cho con bạn, hãy tự trả lời những câu hỏi sau để đảm bảo rằng bạn và con bạn đã sẵn sàng.

Độ tuổi nào trẻ mới nên sở hữu một chiếc smartphone?

Đây là một trong những câu hỏi khó nhận được câu trả lời thỏa đáng của các bậc cha mẹ nhất về việc cho con sử dụng smartphone. Nhiều tranh luận xoay quanh vấn đề này khi mà thế giới xung quanh đang phát triển mạnh mẽ cùng công nghệ.

Theo một thông kê trên Lookout thì kết quả cho thấy 77% trẻ độ tuổi từ 12 đến 17 tuổi hiện nay đang sở hữu chiếc điện thoại thông minh của riêng chúng. Và có 56% phụ huynh cho biết con họ có độ tuổi từ 8 đến 12 tuổi cũng đang sở hữu điện thoại thông minh.

Có nên mua điện thoại cho trẻ 12 tuổi

Độ tuổi nào cha mẹ mới nên cho trẻ sở hữu smartphone?

Không giống như con số cố định là 18 tuổi, độ tuổi giới hạn để trẻ đủ tư cách hợp pháp trở thành một người độc lập, trưởng thành, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, thì việc cha mẹ cho con một chiếc điện thoại thông minh để sử dụng lại không có một độ tuổi xác định. Những con số trên thu thập từ nhiều nơi nhưng chúng có thể là một mốc để bạn suy nghĩ đến việc đưa ra quyết định cho con sử dụng điện thoại riêng.

Tại sao trẻ lại cần Smartphone?

Một yếu tố quan trọng bạn cần xem xét đó là lý do tại sao con bạn cần một chiếc smartphone. Hầu hết các bậc cha mẹ mua điện thoại thông minh cho con vì muốn giữ liên lạc với con. Sự tiện lợi của các ứng dụng theo dõi giúp họ có thể biết được con họ đang ở đâu và làm gì. Điều này mang lại cho các bậc cha mẹ cảm giác an tâm.

Tuy nhiên trong thực tế, Consumer Reports đã khảo sát những cha mẹ có con ở độ tuổi 8 đến 12 tuổi đang sở hữu một chiếc điện thoại thông minh để hỏi lý do tại sao họ mua điện thoại cho con. Thống kê cho thấy 84% cha mẹ đưa điện thoại cho con vì lý do an toàn, 73% cha mẹ nói rằng họ muốn theo dõi các hoạt động của con sau khi tan trường và chỉ có 16% cha mẹ mua điện thoại cho con vì con đề nghị cha mẹ mua.

Tại sao trẻ muốn có Smartphone?

Nếu bạn hỏi 10 đứa trẻ về việc tại sao chúng muốn sở hữu một chiếc điện thoại thông minh thì rất có thể bạn sẽ nhận được 10 câu trả lời khác nhau. Một số trẻ sẽ trả lời rằng chúng cần điện thoại để gọi cho mẹ khi cần thiết, trong khi một số khác lại muốn có điện thoại riêng vì bạn bè chúng cũng đang sở hữu một chiếc điện thoại thông minh.

Bạn nên nói con ngồi suy ngẫm và viết một danh sách các lý do tại sao con lại muốn có một chiếc smartphone. Câu trả lời của con có thể đem đến cho bạn một cái nhìn sâu sắc trước khi bạn đưa ra quyết định và cũng để bạn tìm các ứng dụng, cài đặt và kiểm soát sử dụng để tránh cho con bạn gặp phải các rắc rối. Chẳng hạn, một số đứa trẻ có thể muốn có một chiếc smartphone để chúng tương tác với bạn bè thông qua các phương tiện truyền thông xã hội. Nghiên cứu của Nielsem đã cho kết quả rằng 80% trẻ độ tuổi từ 14 đến 17 tuổi thường sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội trên điện thoại thông minh. Biết được điều này có thể giúp bạn nhận định các trang mạng xã hội an toàn cho trẻ và cài đặt chúng cho trẻ sử dụng.

Con bạn đã đủ trách nhiệm với chiếc điện thoại thông minh?

Có nên mua điện thoại cho trẻ 12 tuổi

Con bạn đã đủ trưởng thành để sở hữu smartphone hay chưa?

Chúng ta muốn con em chúng ta trở thành những người có trách nhiệm. Vậy nên, khi đưa cho con một chiếc điện thoại, chúng ta cũng nên hướng cho con tới suy nghĩa rằng nó không chỉ đơn giản là một chiếc điện thoại mà nó còn là cả một khoản tiền lớn.

Thậm chí những chiếc smartphone còn có thể có giá rất đắt. Bạn muốn chắc chắn rằng con mình không đánh rơi điện thoại trong toalet ở trường hay làm rơi nó ở công viên. Chắc chắn, những tai nạn có thể xảy ra vì vậy chỉ bạn có thể biết liệu con bạn đã sẵn sàng hay chưa hay liệu trẻ có thường xuyên lặp lại những lỗi lầm như trong quá khứ với chiếc smartphone hay không?

Trước khi bạn mua một chiếc điện thoại thông minh và thêm một khoản chi phí hàng tháng vào nó thì bạn nên để các dữ liệu và các tin nhắn vào trong kế hoạch của bạn. Bạn cần biết rằng con bạn không dành quá nhiều thời gian vào smartphone bởi bạn sẽ thu lại chiếc điện thoại như là một hình phạt.

Nếu hiện tại con bạn chưa đủ trưởng thành thì bạn nên nói chuyện lại với con vào một ngày khác. Cho dù con bạn có nói gì thì bạn cũng nên lùi thời gian mua một chiếc điện thoại thông minh cho con.

Bạn có thường chia sẻ với con hay không?

Con bạn có thể đã trưởng thành và đủ trách nhiệm để mang điện thoại tới trường hay ra ngoài xã hội hay chưa? Thật không may, điện thoại thông minh có thể tạo nên một lý do để trẻ bắt nạt nhau.

Nếu con bạn sợ hãi vì bị người khác lấy mất điện thoại thì có thể con bạn sẽ không dám nói với bạn rằng chúng bị bắt nạt. Trước khi bạn đưa điện thoại cho con, bạn nên chắc chắn rằng bạn là người trẻ sẽ chia sẻ, tìm đến nếu gặp phải tình huống bị bắt nạt. Điều quan trọng bạn cần thường xuyên nói chuyện với con và cho con biết bạn luôn ở bên cạnh để giúp đỡ con.

Bạn có thể lấy lại chiếc điện thoại hay không?

Nếu con bạn đang lạm dụng điện thoại một cách quá mức thì bạn có thể thu hồi lại từ tay con bạn không? Nghe có vẻ đơn giản những thực sự khi con bạn đã có điện thoại rồi thì chúng sẽ cảm thấy chiếc điện thoại đó là một phần không thể thiếu được.

Bạn thử nghĩ lại xem. Bạn sẽ có cảm giác như thế nào nếu một ai đó lấy mất điện thoại thông minh của bạn? Bây giờ hãy thử đặt mình vào vị trí một đứa trẻ xem con bạn cảm thấy chiếc điện thoại quan trọng như thế nào nếu bạn lấy khỏi. Chắc chắn bạn sẽ phải suy nghĩ kỹ trước khi thực hiện quyết định của bạn. Và đó là điều con bạn nên biết nếu con bạn phá vỡ các quy tắc bạn đã đặt ra lúc đưa cho con dùng điện thoại.

Bạn có muốn con mình có một chiếc điện thoại thông minh hay không?

Điểm mấu chốt là bạn có muốn con mình sở hữu một chiếc điện thoại thông minh hay không? Có hàng tá lý do để bạn giải thích cho một đứa trẻ về việc này nên hay không nên làm.

Cho dù các bậc cha mẹ có làm như thế nào thì những gì bạn làm cũng là phù hợp với con bạn nhất. Không ai hiểu con bằng cha mẹ và người duy nhất có thể đưa ra quyết định quan trọng này chính là cha mẹ.

Minh Hường

(Theo stayathomemoms)

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam