Có nên đi sĩ quan chuyên nghiệp

Bộ đội chuyên nghiệp là gì? Bậc lương của 1 bộ đội chuyên nghiệp theo quân hàm? quân nhân chuyên nghiệp và sĩ quan có bảng lương ra sao? Những bất cập trong pháp lệnh quân nhân chuyên nghiệp

Nói đến bộ đội, ai trong chúng ta cũng cảm kích và yêu mến bởi hình ảnh trấn giữ ngày đêm tổ quốc, bởi sự hy sinh cao đẹp và những đức tình rèn rũa ngày đêm trong môi trường quân đội. Vậy học bộ đội chuyên nghiệp hay làm sĩ quan như thế nào? Con đường đi của từng ngành nghề ra sao? Cùng tìm hiểu bạn nhé!

Để đảm bảo quốc phòng an ninh, hầu hết các quốc gia đều có lực lượng vũ trang. Đó là lực lượng có tổ chức, được trang bị vũ khí, phương tiện, kỹ thuật quân sự và huấn luyện quân sư. Quân đội nhân dân (gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng) là một trong những lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Bộ đội là những người có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu đánh bại kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc.

Quân nhân chuyên nghiệp là gì:
Là những người làm việc, phục vụ lâu dài trong quân đội có hệ số lương thấp hơn sĩ quan số được áp dụng theo quy định hiện hành. Quân nhân chuyên nghiệp cũng như sĩ quan số, họ đều là những người bộ đội chuyên nghiệp thực hiện những mục tiêu, lý tưởng và nhiệm vụ được giao cụ thể (theo từng chuyên ngành)

Ngày 27 tháng 11 năm 2014, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 2014 và thống nhất quy định về chế độ tiền lương đối với sĩ quan là hưởng lương được tính theo chức vụ, chức danh đảm nhiệm, cấp bậc quân hàm, phụ cấp thâm niên và các khoản phụ cấp khác tùy theo đặc thù của từng ngành nghề (thay vì hưởng lương theo quân hàm, phụ cấp chức vụ)

Năm 2010, Bộ Quốc phòng ban hành thông tư 07/2010/TT–BQP ngày 27/1/2010 quy định xếp loại, nhóm đối với Quân nhân chuyên nghiệp và xếp nhóm đối với công nhân viên chức quốc phòng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Theo đó, Quân nhân chuyên nghiệp có 3 loại: Cao cấp có 2 nhóm, Trung cấp có 1 nhóm, Sơ cấp có 1 nhóm. Theo đó bảng lương của Quân nhân chuyên nghiệp cũng theo nhóm cao nhất của Trung cấp và Sơ cấp là nhóm 1

Có nên đi sĩ quan chuyên nghiệp
Có nên đi sĩ quan chuyên nghiệp
Có nên đi sĩ quan chuyên nghiệp

3. Bộ đội chuyên nghiệp và sĩ quan

Ngày 14 tháng 12 năm 2004, Chính phủ Việt Nam cải cách chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang nhân dân. Theo đó, cơ chế tiền lương trong Quân đội Nhân dân Việt Nam được quy định và cụ thể hóa tại hai bảng lương chính là Bảng tiền lương của sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp. Đối với sĩ quan, hưởng lương theo cấp bậc quân hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo đảm nhiệm. Đối với Quân nhân chuyên nghiệp, hưởng lương theo thang bảng lương 12 bậc, phân ra theo 3 loại (cao cấp, trung cấp, sơ cấp). Đối với Hạ sĩ quan–Binh sĩ thì là hưởng phụ cấp. Đối với công nhân viên chức quốc phòng là hưởng lương theo bảng lương công chức, viên chức Nhà nước

Quân đội nhân dân VN chỉ có sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp chứ không có sĩ quan chuyên nghiệp. Từ sĩ quan chuyên nghiệp chỉ là từ thường gọi của những quân nhân chuyên nghiệp., do một số người ngoài QĐ nhầm lẫn. Sự khác nhau cơ bản: - sĩ quan: được đào tạo trình độ cao đẳng trở lên (trường trong Quân đội). Hoặc đào tạo Đại học ngoài QĐ nhưng được học thêm 1 năm bồi dưỡng kiến thức quốc phòng tại Trường Sĩ quan Lục quân 1. - quân nhân chuyên nghiệp: đào tạo từ Trung cấp trở xuống, hoặc đào tạo các trường ĐH, CĐ ngoài QĐ, không qua lớp bồi dưỡng 1 năm kiến thức QP tại SQLQ 1.

- Về cầu vai: sĩ quan gạch thẳng, qncn thì gạch chữ V (năm 2009 Thay đổi quân phục thì chưa biết nha).

- Về mức lương: sĩ quan hưởng lương cao hơn. - Về thời gian thăng cấp hàm: SQ từ thiếu úy lên trung úy 2 năm lên các cấp úy còn lại 3 năm lên cấp tá 4 năm (các cấp hàm phải có chức danh tương đương mới được thăng. VD: Đại đội trưởng được thăng quân hàm đến đại úy) cấp tướng không quy định thời hạn mà căn cứ vào chức danh, đạo đức, phẩm chất, năng lực để đề nghị Chủ tịch nước phong.

Quân nhân chuyên nghiệp thì 3 năm nâng lương một lần, 2 lần nâng lương thì lên 1 cấp hàm. Riêng cấp thượng úy lên đại úy trở lên thì nâng lương lên quân hàm luôn

Sáng ngày 26-11-2015, các đại biểu Quốc hội đã nhấn nút thông qua dự thảo Luật Quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng với tỷ lệ đồng ý là 84,82%. Luật gồm bảy chương, 52 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2016

Theo đó: Cấp bậc quân hàm của QNCN được xác định tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và mức lương để đáp ứng yêu cầu công tác phục vụ, bảo đảm chỉ huy, quản lý trong quân đội nhân dân. Theo dự thảo Luật Chính phủ trình, hệ thống cấp bậc quân hàm của QNCN quy định từ Thiếu úy đến Thượng tá là kế thừa pháp luật hiện hành, bảo đảm tương quan với sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong Công an nhân dân và đang thực hiện ổn định.

Đối với người có học hàm giáo sư, phó giáo sư, học vị tiến sĩ là QNCN từ trước tới nay Bộ Quốc phòng đã ưu tiên tuyển dụng, bổ sung vào đội ngũ cán bộ quân đội và phong quân hàm theo quy định của Luật sĩ quan. Vì vậy, đề nghị Quốc hội cho giữ như dự thảo Luật Chính phủ trình

Quân nhân chuyên nghiệp muốn chuyển sang sĩ quan thì cơ chế ra sao? Cách chuyển như thế nào?

- Theo NGHỊ ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 238-HĐBT NGÀY 3-8-1991BAN HÀNH ĐIỀU LỆ QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP thì:

Điều 7: Quân nhân chuyên nghiệp đã hết thời hạn đăng ký phục vụ tại ngũ thì được xuất ngũ và chuyển sang phục vụ ở ngạch dự bị theo Điều 18 của Luật nghĩa vụ quân sự; quân nhân chuyên nghiệp muốn đăng ký tiếp tục phục vụ tại ngũ, cần báo cáo với người chỉ huy trực tiếp trước 3 tháng để được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định

Điều 14:  Khi đơn vị có nhu cầu, quân nhân chuyên nghiệp tự nguyện thì được đào tạo thành sĩ quan. Trong thời chiến, việc chuyển quân nhân chuyên nghiệp thành sĩ quan thực hiện theo nhu cầu của quân đội.

Tổng hợp

Nhiều bạn trẻ có câu hỏi tư vấn như sau khi học và chuyển chuyên nghiệp có được học lên hay bảo lưu học lại chuyển sang thành sĩ quan số...

Quân nhân chuyên nghiệp muốn chuyển sang sĩ quan thì cơ chế ra sao? Cách chuyển như thế nào?

- Theo NGHỊ ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 238-HĐBT NGÀY 3-8-1991BAN HÀNH ĐIỀU LỆ QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP thì:

Điều 7: Quân nhân chuyên nghiệp đã hết thời hạn đăng ký phục vụ tại ngũ thì được xuất ngũ và chuyển sang phục vụ ở ngạch dự bị theo Điều 18 của Luật nghĩa vụ quân sự; quân nhân chuyên nghiệp muốn đăng ký tiếp tục phục vụ tại ngũ, cần báo cáo với người chỉ huy trực tiếp trước 3 tháng để được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định

Điều 14:  Khi đơn vị có nhu cầu, quân nhân chuyên nghiệp tự nguyện thì được đào tạo thành sĩ quan. Trong thời chiến, việc chuyển quân nhân chuyên nghiệp thành sĩ quan thực hiện theo nhu cầu của quân đội.

Như vậy, để được tiếp tục đi học sĩ quan khi bạn đang là quân nhân chuyên nghiệp khá khó khăn. Ngoại trừ trường hợp đơn vị, cơ quan trực thuộc có nhu cầu thiếu quân số theo dạng cử tuyển đi học. Nếu bạn muốn đi học sĩ quan chỉ có cách đi học lại Đại Học khối các trường quân đội chính quy ở trình độ từ Cao Đẳng trở lên./.

Có nên đi sĩ quan chuyên nghiệp
Có nên đi sĩ quan chuyên nghiệp
Có nên đi sĩ quan chuyên nghiệp
Tổng hợp

Quân nhân chuyên nghiệp (Professional military personnel) là gì? Quân nhân chuyên nghiệp tiếng Anh là gì? Thành phần của quân nhân chuyên nghiệp? Quyền và nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp? Những việc quân nhân chuyên nghiệp không được làm?

Hiện nay, những ngành nghề liên quan đến lĩnh vực quốc phòng-an ninh đang được nhận được nhiều sự quan tâm, trong đó có quân nhân chuyên nghiệp.

Có nên đi sĩ quan chuyên nghiệp

Luật sư tư vấn pháp luật về quân nhân chuyên nghiệp: 1900.6568

1. Quân nhân chuyên nghiệp là gì?

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 2, Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thì quân nhân chuyên nghiệp được định nghĩa như sau:

“Quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp”.

Quân nhân chuyên nghiệp là lực lượng nòng cốt của đội ngũ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo đảm cho công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý; thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu và các nhiệm vụ khác của quân đội.

Nguyên tắc tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp là dựa vào những căn cứ sau:

1. Theo yêu cầu nhiệm vụ và biên chế của Quân đội nhân dân.

2. Bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật và bình đẳng giới.

3. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

Xem thêm: Nâng bậc lương đối với quân nhân chuyên nghiệp hệ trung cấp

4. Đúng vị trí việc làm, chức danh và đủ điều kiện, tiêu chuẩn.

5. Ưu tiên tuyển chọn, tuyển dụng hạ sĩ quan, binh sĩ có thành tích xuất sắc phục vụ trong Quân đội nhân dân; người có chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ giỏi; người có tài năng; người dân tộc thiểu số.

Khi đánh giá quân chuyên nghiệp, sẽ dựa vào những cơ sở và xếp loại vào từng loại đánh giá sau:

1. Đánh giá quân nhân chuyên nghiệp để xác định phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp.

2. Căn cứ vào kết quả đánh giá quân nhân chuyên nghiệp được phân loại đánh giá theo các mức sau:

a) Hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ;

b) Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ;

c) Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ;

Xem thêm: Chế độ, chính sách mới dành cho quân nhân chuyên nghiệp

d) Không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết.

Hiện nay nhiều người vẫn còn đang nhầm lẫn giữa quân nhân chuyên nghiệp và sỹ quan bởi đây đều là quân đội, đều mặc quân phục và có quân hàm. Vậy cơ sở để phân biệt quân nhân chuyên nghiệp và sỹ quan là gì?

Chỉ Tiêu Quân nhân chuyên nghiệp Sĩ quan
Định nghĩa Là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp. Sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Vị trí Là lực lượng nòng cốt của đội ngũ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ. Là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội.
Lãnh đạo – Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam.

– Chủ tịch nước thống lĩnh lãnh đạo.

– Chính phủ thực hiện quản lý thống nhất.

– Bộ trưởng Bộ quốc phòng chỉ huy và quản lý trực tiếp.

Chức năng Bảo đảm cho công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý; thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu và các nhiệm vụ khác của quân đội. Đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Điều kiện tuyển chọn – Công dân Việt Nam không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng.

– Thường trú trên lãnh thổ Việt Nam và từ 18 tuổi trở lên.

– Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ quân đội;

– Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp.

– Công dân Việt Nam.

– Có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe và tuổi đời;

– Có nguyện vọng và khả năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự thì có thể được tuyển chọn đào tạo sĩ quan.

Cấp bậc, quân hàm Cao nhất là Thượng tá. Từ cấp Úy đến cấp Tướng, cao nhất là Đại tướng.
Thời hạn phục vụ tại ngũ/Tuổi phục vụ của sĩ quan – Trong thời bình:

+ Ít nhất 06 năm kể từ ngày quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp.

+ Phục vụ hết tuổi quy định.

– Thời hạn phục vụ tại ngũ:

+ Cấp úy: 52 tuổi đối với cả nam và nữ.

+ Cấp Thiếu tá, Trung tá: 54 tuổi đối với cả nam và nữ,

+ Cấp Thượng tá: Nm 56 tuổi, nữ 55 tuổi.

– Thời gian kéo dài tuổi phục vụ không quá 05 năm.

– Theo cấp bậc quân hàm:

+ Cấp Uý: tại ngũ 44, dự bị hạng một 46, dự bị hạng hai 48;

+ Thiếu tá: tại ngũ 46, dự bị hạng một 49, dự bị hạng hai 52;

+ Trung tá: tại ngũ 49, dự bị hạng một 52, dự bị hạng hai 55;

+ Thượng tá: tại ngũ 52, dự bị hạng một 55, dự bị hạng hai 58;

+ Đại tá: tại ngũ 55, dự bị hạng một 58, dự bị hạng hai 60;

+ Cấp Tướng: tại ngũ 60, dự bị hạng một 63, dự bị hạng hai 65.

– Theo chức vụ chỉ huy:

+ Trung đội trưởng 30;

+ Đại đội trưởng 35;

+ Tiểu đoàn trưởng 40;

+ Trung đoàn trưởng 45;

+ Lữ đoàn trưởng 48;

+ Sư đoàn trưởng 50;

+ Tư lệnh Quân đoàn 55;

+ Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân chủng 60.

Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ có thể cao hơn hạn tuổi cao nhất của chức vụ tương ứng quy định tại khoản này nhưng không quá 5 tuổi.

Thăng quân hàm – Cấp bậc quân hàm tương ứng với mức lương.

– Quân nhân chuyên nghiệp được thăng cấp bậc quân hàm khi được nâng lương.

– Sỹ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi đủ điều kiện, tiêu chuẩn sĩ quan.

– Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm.
– Đủ thời hạn xét thăng quân hàm quy định.

– Thời hạn thăng quân hàm xem chi tiết tại Khoản 4 Điều 1 Luật sĩ quan QĐNDVN sửa đổi 2014.

Chế độ lương – Cấp bậc quân hàm Thiếu úy tương ứng với mức lương có hệ số dưới 3,95.

– Cấp bậc quân hàm Trung úy tương ứng với mức lương từ hệ số 3,95 đến dưới 4,45.

– Cấp bậc quân hàm Thượng úy tương ứng với mức lương từ hệ số 4,45 đến dưới 4,90.

– Cấp bậc quân hàm Đại úy tương ứng với mức lương từ hệ số 4,90 đến dưới 5,30.

– Cấp bậc quân hàm Thiếu tá tương ứng với mức lương từ hệ số 5,30 đến dưới 6,10.

– Cấp bậc quân hàm Trung tá tương ứng với mức lương từ hệ số 6,10 đến dưới 6,80.

– Cấp bậc quân hàm Thượng tá tương ứng với mức lương từ hệ số 6,80 trở lên.

– Chế độ tiền lương và phụ cấp do Chính phủ quy định;

– Bảng lương của sĩ quan căn cứ vào cấp bậc quân hàm và chức vụ được quy định phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành lao động đặc biệt;

– Thâm niên tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ tại ngũ.

– Sĩ quan được hưởng phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức có cùng điều kiện làm việc và phụ cấp, trợ cấp có tính chất đặc thù quân sự.

Chế độ phụ cấp. – Phụ cấp thâm niên vượt khung;

– Phụ cấp khu vực;

– Phụ cấp đặc biệt;

– Phụ cấp độc hại, nguy hiểm;

– Phụ cấp trách nhiệm công việc;

Điều kiện, thời gian và mức hưởng của các loại phụ cấp trên Nghị định 204/2004/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể

– Phụ cấp công vụ:

– Áp dụng đối với công nhân quốc phòng hưởng lương từ ngân sách nhà nước;

– Điều kiện, thời gian và mức hưởng phụ cấp công vụ được hướng dẫn tại Nghị định 34/2012/NĐ-CP

– Phụ cấp, trợ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn

Hình thức thôi phục vụ tại ngũ – Nghỉ hưu.

– Phục viên.

– Nghỉ theo chế độ bệnh binh.

– Chuyển ngành.

– Nghỉ hưu;

– Chuyển ngành;

– Phục viên.

Điều kiện nghỉ hưu – Khi hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất

– Nam quân nhân chuyên nghiệp có đủ 25 năm, nữ quân nhân chuyên nghiệp có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng.

– Quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng và không thể chuyển ngành đối với chiến đấu viên khi đủ 40 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm là chiến đấu viên thì được nghỉ hưu.

– Đủ điều kiện theo quy định bảo hiểm xã hội của Nhà nước;

– Chưa đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy về bảo hiểm xã hội nhưng quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được, nếu nam sĩ quan có đủ 25 năm và nữ sĩ quan có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên thì được nghỉ hưu.

2. Quân nhân chuyên nghiệp tiếng Anh là gì?

Quân nhân chuyên nghiệp trong tiếng anh là Professional military personnel

Ngoài ra, một số thuật ngữ tiếng anh liên quan đến quân đội như sau:

+ Company (military): đại đội

+ Comrade: đồng chí/ chiến hữu

+ Combat unit: đơn vị chiến đấu

Xem thêm: Hưởng lương hưu đối với trung tá quân nhân chuyên nghiệp

+ Combatant: chiến sĩ, người chiến đấu, chiến binh

+ Combatant arms: những đơn vị tham chiến

+ Combatant forces: lực lượng chiến đấu

+ Combatant officers: những sĩ quan trực tiếp tham chiến

+ Combine efforts, join forces: hiệp lực

+ Commandeer: trưng dụng cho quân đội

+ Commander: sĩ quan chỉ huy

+ Commander-in-chief: tổng tư lệnh/ tổng chỉ huy

Xem thêm: Điều kiện nghỉ hưu và mức lương hưu của quân nhân chuyên nghiệp

+ Commando: lính com-măng-đô/ biệt kích/ biệt động/ đặc công

+ Commodore: Phó Đề đốc

+ Concentration camp: trại tập trung

+ Counter-attack: phản công

+ Counter-insurgency: chống khởi nghĩa/ chống chiến tranh du kích

+ Court martial: toà án quân sự

+ Crack troops: tinh binh/ đội quân tinh nhuệ

+ Crash: sự rơi (máy bay)

Xem thêm: Bảng lương, các khoản phụ cấp của lực lượng quân đội, quân nhân mới nhất

+ Curfew: lệnh giới nghiêm/ sự giới nghiêm

+ Chief of staff: tham mưu trưởng

+ Class warfare: đấu tranh giai cấp

+ Cold war: chiến tranh lạnh

+ Colonel (Captain in Navy); Đại tá

+ Combat fatigue: bệnh thần kinh (do chiến đấu căng thẳng)

+ Convention, agreement: hiệp định

+ Combat patrol: tuần chiến

Xem thêm: Tính thâm niên khi chuyển từ công nhân viên quốc phòng sang quân nhân chuyên nghiệp

+ Curtain-fire: lưới lửa

+ Deadly weapon: vũ khí giết người

+ Delayed action bomb/ time bomb: bom nổ chậm

+ Demilitarization: phi quân sự hoá

+ Deployment: dàn quân, dàn trận, triển khai

+ Deserter: kẻ đào tẩu, kẻ đào ngũ

+ Detachment: phân đội, chi đội (đi làm nhiệm vụ riêng lẻ)

+ Diplomatic corps: ngoại giao đoàn

Xem thêm: Thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng

+ Disarmament: giải trừ quân bị

+ Draft: phân đội, biệt phái, phân đội tăng cường

+ Defense line: phòng tuyến

+ Declassification: làm mất tính bí mật/ tiết lộ bí mật

+ Drill: sự tập luyện

+ Drill-ground: bãi tập, thao trường

+ Drill-sergeant: hạ sĩ quan huấn luyện

+ Drumfire: loạt đại bác bắn liên hồi (chuẩn bị cho cuộc tấn công của bộ binh)

Xem thêm: Các chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng

+ Drumhead court martial: phiên toà quân sự bất thường (ở mặt trận)

+ Front lines: tiền tuyến

+ Factions and parties: phe phái

+ Faction, side: phe cánh

+ Field hospital: bệnh viện dã chiến

+ Field marshal: thống chế/ đại nguyên soái

+ Field-battery: đơn vị pháo dã chiến, khẩu đội pháo dã chiến

+ Field-officer: sĩ quan cấp tá

Xem thêm: Tư vấn pháp luật an ninh quốc phòng, quân nhân chuyên nghiệp

+ Fighting trench: chiến hào

+ First Lieutenant (Lieutenant Junior Grade in Navy): Trung úy

+ Flag-officer: (hàng hải) sĩ quan cấp đô đốc

+ Flak: hoả lực phòng không

+ Flak jacket: áo chống đạn

+ Flight recorder: hộp đen trong máy bay

+ Garrison: đơn vị đồn trú (tại một thành phố hoặc một đồn bót)

+ General: Đại tướng

Xem thêm: Điều kiện nữ công dân trở thành quân nhân chuyên nghiệp

+ General headquarters: (quân sự) tổng hành dinh

+ General of the Air Force: Thống tướng Không quân

+ General of the Army: Thống tướng Lục quân

+ General staff: bộ tổng tham mưu

+ Genocide: tội diệt chủng

+ Grenade: lựu đạn

+ Ground forces: lục quân

+ Guerrilla: du kích, quân du kích

Xem thêm: Đối tượng và điều kiện tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp

+ Guerrilla warfare: chiến tranh du kích

+ Guided missile: tên lửa điều khiển từ xa

+ Heavy armed: được trang bị vũ khí nặng: heavy artillery

+ Heliport: sân bay dành cho máy bay lên thẳng

+ Improvised Explosive Device (IED): bom gây nổ tức thì/ mìn tự kích nổ

+ Insurgency: tình trạng nổi dậy/ tình trạng nổi loạn/ sự nổi dậy, sự nổi loạn

+ Intelligence bureau/ intelligence department: vụ tình báo

+ Interception: đánh chặn

Xem thêm: Hưởng bảo hiểm xã hội một lần với quân nhân chuyên nghiệp xuất ngũ

+ Jet plane: máy bay phản lực

+ Land force: lục quân

+ Landing craft: tàu đổ bộ, xuồng đổ bộ

+ Landing troops: quân đổ bộ

+ Liaison officer: sĩ quan liên lạc

+ Lieutenant Colonel (Commander in Navy): Trung tá

+ Lieutenant General: Trung tướng

+ Lieutenant-Commander (Navy): thiếu tá hải quân

Xem thêm: Điều kiện kết hôn với sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp

+ Line of march: đường hành quân

+ Major (Lieutenant Commander in Navy): Thiếu tá

+ Major General: Thiếu tướng

+ Master sergeant/ first sergeant: trung sĩ nhất

+ Mercenary: lính đánh thuê

+ Military attaché: tùy viên quân sự

+ Military base: căn cứ quân sự

+ Military operation: hành binh

Xem thêm: Chuyển sang chế độ quân nhân chuyên nghiệp sau khi thực hiện xong nghĩa vụ quân sự

+ Militia: dân quân

+ Minefield: bãi mìn

+ Molotov cocktail: (từ lóng) lựu đạn cháy chống xe tăng

+ Mutiny: cuộc nổi dậy chống đối, cuộc nổi loạn, cuộc binh biến

+ Non-commissioned officer: hạ sĩ quan

+ Overflight: sự bay trên vùng trời nước khác (để do thám)

+ Parachute troops: quân nhảy dù

+ Paramilitary: bán quân sự

Xem thêm: Điều kiện xét chuyển sang phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp

+ To boast, to brag: khoa trương

+ To bog down: sa lầy

+ To declare war on (against, upon): tuyên chiến với

+ To fall into an ambush: rơi vào một trận địa phục kích, rơi vào ổ phục kích

+ To postpone (military) action: hoãn binh

+ Warrant-officer: chuẩn uý

+ Vice Admiral: Phó Đô đốc

+ Vanguard: Quân Tiên Phong II

Xem thêm: Quân nhân chuyên nghiệp có được góp vốn vào công ty cổ phần không?

+ Veteran troops: quân đội thiện chiến

+ Ministry of defence: bộ Quốc phòng

+ Zone of operations: khu vực tác chiến

3. Quân nhân chuyên nghiệp gồm những đối tượng nào?

3.1. Thành phần của quân nhân chuyên nghiệp

Trong quân nhân chuyên nghiệp có quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ và quân nhân chuyên nghiệp dự bị:

– Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ là quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.

– Quân nhân chuyên nghiệp dự bị là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân theo quy định.

3.2. Quyền, nghĩa vụ và những việc quân nhân chuyên nghiệp được làm và không được làm

Xem thêm: Điều kiện hưởng trợ cấp một lần đối với quân nhân chuyên nghiệp

Quyền của quân nhân chuyên nghiệp

a) Được Nhà nước bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần, chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất nhiệm vụ của Quân đội nhân dân;

b) Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, quân sự, pháp luật và chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với vị trí, chức danh đảm nhiệm;

c) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp

a) Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao;

c) Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên; khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật, điều lệnh, điều lệ của Quân đội nhân dân thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó;

Xem thêm: Con quân nhân chuyên nghiệp có được miễn học phí?

d) Bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, quân đội, cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;

đ) Học tập chính trị, quân sự, pháp luật, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và thể lực, nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu phù hợp với từng đối tượng;

e) Quân nhân chuyên nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, thực hiện nghĩa vụ quốc tế, chấp hành điều lệnh, điều lệ của Quân đội nhân dân, các nghĩa vụ khác của quân nhân theo quy định của Hiến pháp, pháp luật;

Những việc quân nhân chuyên nghiệp không được làm

1. Chống mệnh lệnh; trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ được giao.

2. Lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao để xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Những việc trái với pháp luật, điều lệnh, điều lệ và kỷ luật của Quân đội nhân dân.

4. Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức, viên chức không được làm.