Có nên để PC dưới đất

Chuyện bị giật bởi thùng máy (case PC) từ lâu đã trở nên quá quen thuộc với mỗi chúng ta. Các bạn đến mua PC ở cửa hàng đểu hỏi mình về vấn đề này và làm sao để khắc phục nó. Các bạn cứ yên tâm. Hầu hết những ai sử dụng máy tính đểu đã bị giật ít nhất là một lần. Nhất là mấy bạn hay để thùng máy dưới sàn rồi lâu lâu lỡ chạm chân vào vào. Nhiều khi mình sửa máy tính, khi cắm dây vào main, card cũng phải cực kỳ cẩn thận. Lơ ngơ quên mang dép là nó giật cho tê người. Hôm nay mình sẽ chia sẽ cho các bạn cách để để không bị giật điện bởi Case PC. Phòng trường hợp khi lỡ chạm phải thùng PC nữa, các bạn sẽ không còn bị giật nữa. 

Có nên để PC dưới đất

Dùng phương pháp nối đất để chống giật

Nối đất là một giải pháp để giải quyết vấn đề rò rỉ điện của các thiết bị điện nói chung, và máy tính nói riêng. Về cơ bản thì nối đất không làm cho thiết bị hết bị rò điện. Tuy nhiên, nó đảm bảo rằng dù thiết bị có rò điện thì bạn cũng sẽ không bị giật.

Theo nguyên tắc thì điện sẽ đi theo con đường có điện trở thấp nhất. Nối một đầu dây điện vào thùng case rồi nối nối đầu còn lại xuống đất sẽ tạo ra con đường có điện trở thấp nhất này. Giúp cho điện dòng điện bị rò rỉ trong vỏ case đi trực tiếp xuống đất. Vì thế nếu không nối đất thì khi bạn lỡ chạm vào Case PC. Dòng điện rò rỉ sẽ truyền qua bạn rồi xuống đất. Đó chính là lý do tại sao chúng ta bị giật khi chạm vào case PC. Khi nối đất thì dòng điện sẽ có một con đường khác ít điện trở hơn để đi. Từ đó nó sẽ không truyền qua bạn và bạn sẽ không bị giật nữa.

Có nên để PC dưới đất

Cách làm

Nối đất sao cho thùng case không giật rất đơn giản. Đầu tiên các bạn kiếm cho mình một cọng dây điện lớn bằng cọng cáp sạc điện thoại là được rồi. Lượng điện bị rò từ thùng case PC rất ít, nên sẽ  nên không cần lấy dây quá lớn. Một đầu thì bạn tuốt vỏ dây cho trơ lõi đồng rồi nối phần đồng vào thùng case. Để chắc chắn hơn thì mấy bạn có thể dùng một con ốc để siết cứng đầu dây đồng vào. Không thì cứ tìm chỗ nối chắc một xíu là được. Mấy lỗ thông gió cũng là một lựa chọn không tồi. Các bạn phải cạo sạch sơn ở bề mặt tiếp xúc để dẫn điện tốt hơn nhé.

Có nên để PC dưới đất
Cách để không bị giật điện bởi Case PC

Sau đó, các bạn tìm 1 cái cọc kim loại nhỏ, tốt nhất là bằng đồng. Vàng thì tốt hơn nhưng nó đắt quá, nhà bạn nào có điều kiện thì cứ xài vàng nhé. Đóng cái cọc đó xuống đất sâu một chút rồi nối đầu dây còn lại vào. (Một đầu dây  đã nối ở Case PC trước rồi). Việc nối dây vào cọc này các bạn làm chắc chắn một xíu. Chấm mối hàn thiếc, rồi lấy băng keo điện băng lại là tốt nhất. Nếu không được thì bạn có thể lấy băng keo cách điện quấn thật kỹ hoặc dùng keo nến bắn lên mối nối. Việc này giúp nó có thể chịu được mưa nắng tốt hơn. Nếu không có cọc đồng thì các bạn có thể dùng đinh thép hoặc sắt để thay thế. Tốt nhất là đinh 10.

Dành cho những bạn “nhà mặt phố bố làm to”

Nếu quanh nhà của bạn đều là vỉa hè đổ bê tông hoặc đường nhựa. Không có nền đất để cắm cọc thì bạn có thể nối vào các phần bằng kim loại của nhà bạn như khung cửa kéo, khung cửa sổ, tay vịn cầu thang, lan can, các thanh xà… Bất kỳ thứ gì bằng kim loại có chân, chấu được chôn vào tường hoặc sàn nhà là được.

Nếu các bạn ở chung cư hoặc đặt case PC ở trên lầu, các bạn vẫn có thể làm theo cách để không bị giật điện bởi Case PC ở trên và đóng trực tiếp đinh xuống sàn nhà. Hoặc nếu nhà bạn có hệ thống chống sét thì cứ nối trực tiếp vào đó.

Để biết thêm nhiều mẹo hay, các bạn có thể theo dõi panpage của mình!

Ngoài ra, nếu bạn có các vẫn đề nan giải về máy tính, điện tử, hãy đến trưc tiếp của hàng tại 87 Đường Nguyễn Khuyến, Vĩnh Hải, Nha Trang để nhận được tư vẫn miễn phí!!!

Có nên để PC dưới đất

Anh em sử dụng máy tính chắc hẳn có nỗi ám ảnh rất lớn là việc đóng bụi. Máy càng kín thì càng nóng mà càng thoáng, càng đẹp thì lại càng bụi. Vậy có cách nào giải quyết tình trạng này không? Bài viết này sẽ giúp anh em khắc phục nhanh chóng trên dàn PC của mình nhé.

1. Sử dụng lưới lọc bụi

Lưới lọc bụi là điều không thể thiếu trên những chiếc PC, đặc biệt là PC có rất nhiều quạt. Lưới lọc bụi sẽ cản lại những hạt bụi được quạt hút không khi đi vào Case. Tuy nhiên, khi vệ sinh lưới lọc anh em nên chừa một lớp bụi mỏng lại. Bởi vì lỗ của lưới lọc không thể chặn tuyệt đối mọi kích thước bụi.

Có nên để PC dưới đất

2. Sắp đặt quạt cho hiệu quả

Anh em sử dụng máy tính, nhất là những chiếc PC to lớn chắc hẳn đã quá quen thuộc với thuật ngữ Airflow đúng không nào. Anh em hoàn toàn có thể kiểm soát Case sẽ hút gió ở đâu và thổi khí nóng ra ở đâu. Vì thế hãy cố gắng điều chỉnh Airflow hút vào chỉ thông qua tấm lọc bụi và thổi ra ở những vị trí còn lại để tránh bụi lọt vào qua những khe hở khác nhé.

Có nên để PC dưới đất

3. Nên để PC ở nơi khô ráo

Mặt đất hay sàn nhà là nơi tập trung của bụi, nơi sàn lắng của bụi bởi vì bụi nặng hơn không khí và chìm xuống. Chính vì thế anh em không nên để Case ở phía dưới sàn nhà bởi vì quạt hút sẽ hút toàn bộ bụi phía dưới sàn nhà vào Case. Đặc biệt là quạt của bộ nguồn sẽ ‘lãnh đủ’ bụi phía dưới case.

Có nên để PC dưới đất

Hãy để Case lên cao để hạn chế bớt bụi, một phần là do lưới lọc bụi không thể lọc tuyệt đối mọi loại bụi. Đồng thời điều này cũng giúp tránh ẩm cho các linh kiện khác.

Có nên để PC dưới đất

Lưu ý: Case của anh em mua phải có quạt.

Nếu không có quạt thì anh em không hề kiểm soát được luồng không khí đi vào Case. Mà không thể kiểm soát luồng không khí đi vào Case thì bụi trong không khí cũng bó tay. 2 trên 3 mẹo ở phía trên đã cần có quạt và anh em không thể sử dụng nếu Case của anh em không có quạt.

Anh em thấy những mẹo hạn chế bụi đi vào Case này như thế nào? Nếu thấy bài viết hữu ích cho mình xin một like và một share. Rất cảm ơn anh em đã xem bài viết.

Xem thêm:

  • 5 hiểu lầm kinh điển của mọi người về cách mua và sử dụng máy tính
  • Cách tạo báo động đỏ cho máy tính khi quá tải, giúp bạn ngăn chặn nhiều nguy hiểm

Máy tính đang trở thành thiết bị hỗ trợ không thể thiếu đối với công việc, tuy nhiên cũng giống như con người, máy tính không thể chịu được nhiệt độ cao. Khi đó, các linh kiện sẽ nhanh chóng hỏng hóc và không thể vận hành một cách bình thường.

Khi nhiệt độ ngoài trời quá nóng hoặc máy tính phải hoạt động liên tục sẽ dễ bị nóng và bạn cần áp dụng một số phương pháp làm mát cho chiếc máy tính của mình nếu không muốn nó đột nhiên “đổ bệnh”.

Máy tính là một khối bao gồm nhiều thiết bị thành phần như CPU, card đồ họa, main…, và chúng sẽ phát nhiệt khi vận hành. Một chiếc PC được cấu hình tốt thường có mức tản nhiệt cao nhờ sử dụng nhiều quạt làm mát và các giải pháp khắc phục hơi nóng. Nếu chiếc máy tính của bạn có mức tản nhiệt không đủ thì nhiệt độ hệ thống sẽ cao lên, đe dọa trực tiếp tới tuổi thọ của máy. Chính vì thế, làm mát máy tính PC luôn được coi là ưu tiên hàng đầu đối với người dùng máy tính. Nếu kiểm tra nhiệt độ máy tính và thấy nó vượt quá các giới hạn cho phép thì dưới đây là một giải pháp làm mát đơn giản cho PC mà bạn có thể áp dụng, giúp cho máy tính mát hơn. Một số cách trong bài này có thể dùng để làm mát laptop cũng khá tốt.

13 cách làm mát máy tính

  • Khơi thông dòng không khí
  • Không nên mở thùng case
  • Làm sạch máy tính
  • Đổi vị trí đặt máy tính, không đặt case dưới nền nhà
  • Tắt bớt ứng dụng không dùng tới
  • Tắt máy tính khi không sử dụng
  • Nâng cấp quạt chip
  • Lắp thêm quạt làm mát cho case
  • Không ép xung
  • Thay bộ nguồn cho máy tính
  • Thêm quạt phụ
  • Lắp đặt bộ làm mát bằng chất lỏng
  • Lắp đặt một bộ đổi pha

Khơi thông dòng không khí

PC sẽ “thở” dễ hơn nếu bạn dọn sạch các vật cản dòng nhiệt tỏa ra. Bạn hãy chắc rằng bên cạnh và nhất là đằng sau thùng máy (case) PC không có vật chắn nào. Case máy tính nên đặt cách vật chắn xung quanh ít nhất từ 5cm. Nếu chiếc máy tính của bạn đặt dưới gầm bàn thì hãy chắc rằng bạn không để nhiều đồ xung quanh bởi dòng không khí đối lưu sẽ trở nên nóng hơn nếu không thoát ra ngoài được.

Không nên mở thùng case

Đa số người dùng máy tính thường có suy nghĩ rằng mở thùng PC sẽ giúp tản nhiệt tốt hơn, nhất là trong những ngày nóng nực, nhưng các chuyên gia khuyên rằng bạn không nên làm điều này. Tại sao? Tuy mở thùng case giúp không khí tản ra nhanh hơn nhưng kèm theo đó là rất nhiều bụi và các vật thể nhỏ bay vào, khiến cho quạt làm mát bị kẹt, và theo thời gian chúng sẽ vận hành kém hơn, khiến cho hiệu quả tản nhiệt thấp hơn. Đó là chưa nói tới việc những linh kiện đắt tiền của máy tính cũng rất dị ứng với bụi. Quả thực cách làm này tỏ ra lợi bất cập hại, có thể thời gian đầu bạn sẽ được hưởng lợi nhưng sau đó sẽ hứng chịu nhiều hậu quả nặng nề hơn.

Có nên để PC dưới đất

Làm sạch máy tính

Như đã nói ở phần trên, theo thời gian, chiếc quạt làm mát chính của PC sẽ chạy chậm lại, mà nguyên nhân chủ yếu là do bụi bẩn. Một trong những cách làm mát PC hiệu quả nhất là vệ sinh máy tính: Làm sạch những chiếc quạt bên trong, bao gồm quạt chip, quạt nguồn và những quạt tản nhiệt phụ khác. Bạn chỉ cần tắt máy tính, mở thùng case, rồi sử dụng dụng cụ nén khí để làm sạch các quạt tản nhiệt. Nếu chiếc PC của bạn quá bẩn, có thể sẽ phải tháo rời của bộ phận để “tổng vệ sinh”.

Đổi vị trí đặt máy tính, không đặt case dưới nền nhà

Nếu vị trí đặt PC hiện tại quá nóng hoặc quá bụi thì có thể bạn sẽ phải tính tới việc di chuyển PC sang vị trí tốt hơn. Tuy nhiên, trong lúc di chuyển bạn nên cẩn thận với các thiết bị của máy tính. Việc tháo lắp cần nhẹ nhàng tránh hư hại không đánh có, nhất là phải cẩn trọng với những thành phần nhạy cảm như ổ cứng, bo mạch, CPU…

Mặc dù máy tính dạng thùng được thiết kế để có thể đặt ở nhiều vị trí khác nhau dễ dàng nhưng bạn cũng không nên đặt trực tiếp thùng máy dưới nền nhà, bởi như vậy sẽ khiến cho máy tính của bạn dễ dàng bám bụi bẩn. Hãy mua hoặc tự chế cho mình một dạng tấm kê để đặt thùng máy cao cách mặt đất khoảng 0,5m.

Một lưu ý nhỏ là hãy để ý xem tấm kê có che khuất mất lỗ thông hơi hay không để điều chỉnh lại cho phù hợp. Bạn cũng không nên để case sát tường sẽ làm giảm khả năng tản nhiệt của máy.

Tắt bớt ứng dụng không dùng tới

Có nên để PC dưới đất

CPU của máy càng ít việc thì máy của bạn càng chạy mát. Bởi thế bạn nên để ý tắt các chương trình chưa dùng tới để giảm tải cho hệ thống. Hãy để ý và tắt ứng dụng chạy nền thường ngốn nhiều tài nguyên hệ thống như phần mềm diệt virus.

  • Cách tắt ứng dụng chạy ngầm trên Windows 10

Tắt máy tính khi không sử dụng

Tốt nhất bạn nên tắt máy tính khi không sử dụng chúng hoặc ít nhất đưa chúng về trạng thái ngủ đông. Hãy cố gắng bỏ thói quen bật máy khi không làm gì. Ngoài ra, nếu có thể hãy tắt các thiết bị đang kết nối với máy tính như máy in, máy quét...

  • Quản lý chế độ Hibernate trong Windows 7
  • Hướng dẫn kích hoạt/vô hiệu hóa chế độ Hibernate trên Windows 10

Nâng cấp quạt chip

Chip máy tính (hay còn gọi là CPU) là thành phần quan trọng và đắt tiền nhất của chiếc máy tính. Khả năng chip bị nóng quá mức là hoàn toàn có thể xảy ra nếu bạn không chú ý tới nó. Thường thì quạt làm mát cho chip là thiết bị đồng bộ, nhưng theo thời gian chúng sẽ vận hành kém đi. Theo kinh nghiệm, bạn nên trang bị cho mình quạt CPU có công suất lớn hơn, và chắc chắn đó sẽ là khoản đầu tư đúng đắn.

Có nên để PC dưới đất

Lắp thêm quạt làm mát cho case

Quạt làm mát cho case thường là những chiếc quạt nhỏ được lắp đằng trước hoặc đằng sau vỏ máy, hoặc bên trong thùng máy. Những chiếc quạt này sẽ giúp tản nhiệt tốt hơn. Bạn nên sử dụng 2 chiếc quạt làm mát cho case, một chiếc dùng để làm mát PC, chiếc còn lại để thổi hơi nóng ra khỏi PC. Việc lắp đặt những chiếc quạt này cũng rất đơn giản, nên bạn sẽ không cần phải lo ngại gì.

Không ép xung

Ép xung máy tính sẽ giúp cho máy chạy nhanh hơn nhưng theo đó lượng nhiệt tỏa ra cũng lớn hơn. Nếu phần cứng máy tính cho phép bạn ép xung trong khi bạn chưa có các giải pháp làm mát tương ứng thì lời khuyên cho là bạn không nên sử dụng lựa chọn này. Bạn nên sử dụng cấu hình phần cứng mặc định của nhà sản xuất để tránh những nguy cơ đáng tiếc.

Thay bộ nguồn cho máy tính

Bộ nguồn thường được trang bị quạt làm mát lớn hơn, và lượng nhiệt thổi ra cũng nhiều hơn. Nếu bạn không sử dụng quạt cho case thì quạt nguồn sẽ là bộ phận làm mát duy nhất cho chiếc máy tính của mình, và điều này cũng tạo ra những nguy cơ nhất định. Nếu chiếc quạt làm làm việc kém, hoặc trục trặc, thì hơi nóng trong máy tính tỏa ra ra rất nhanh. Thật không may là bạn không thể thay thế chiếc quạt này nếu nó bị trục trặc mà phải thay cả bộ nguồn.

Thêm quạt phụ

Nhưng đã nói, quạt tản nhiệt trong máy tính không chỉ là quạt nguồn, quạt CPU, quạt case, mà còn nhiều bộ phận khác như ổ cứng, card đồ họa, bộ nhớ RAM… cũng có thể sử dụng quạt tản nhiệt gắn kèm. Nói cách khác, nếu bạn cảm thấy ổ cứng hay RAM của mình quá nóng thì có thể sử dụng giải pháp tản nhiệt riêng cho chúng. Còn nếu card đồ họa quá nóng khi chơi game thì bạn có thể nâng cấp quạt làm mát lên kích cỡ lớn hơn.

  • Cách làm quạt tản nhiệt mini để bàn siêu đơn giản

Lắp đặt bộ làm mát bằng chất lỏng

Đây là giải pháp khá tốn kém nhưng việc lắp đặt lại khá đơn giản. Thường thì giải pháp làm mát này hay được sử dụng cho những hệ thống máy chơi game tỏa nhiệt cao, hoặc những hệ thống ép xung cấp độ cao. Bởi những hệ thống máy tính này không thể mát hơn dù đã dùng đến những chiếc quản tản nhiệt nhanh nhất và hiệu quả nhất. Trong trường hợp náy lắp đặt bộ làm mát bằng nước hoặc chất lỏng khác sẽ thiết thực hơn. Nước chuyển nhiệt tốt và có thể làm giảm đáng kể nhiệt độ của CPU.

Có nên để PC dưới đất

Nước trong máy tính, nghe có vẻ không an toàn, nhưng đừng lo lắng. Nước hoặc chất lỏng khác, được đóng kín hoàn toàn trong hệ thống làm mát. Một máy bơm tuần hoàn sẽ đẩy chất lỏng xuống CPU để hấp thụ nhiệt và rồi bơm chất lỏng nóng ra khỏi máy tính.

Việc lắp đặt bộ làm mát bằng chất lỏng này rất dễ, khi đi mua bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể.

Lắp đặt một bộ đổi pha

Đây là công nghệ làm mát hiệu quả nhất. Bộ đổi pha được ví như "chiếc tủ lạnh" cho CPU. Nó sử dụng nhiều công nghệ tương tự để làm mát hoặc thậm chí đóng băng CPU. Vì sử dụng công nghệ hiện đại và hiệu quả làm mát rất cao nên giá thành của bộ đổi pha cũng không hề rẻ. Bộ dành cho máy tính cá nhân như hình, rơi vào khoảng 1.000 đến 2.000 đô la Mỹ, bộ dành cho máy tính ở cấp độ doanh nghiệp có thể từ 10.000 đô hoặc hơn.

Có nên để PC dưới đất

Trên đây là những giải pháp làm mát máy tính từ đơn giản đến phức tạp, từ tự thực hiện đến đi mua, tùy thuộc vào điều kiện và yêu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn cho mình một cách làm mát PC phù hợp nhất.

Xem thêm:

  • 8 cách dễ dàng để giải phóng RAM giúp máy chạy nhanh hơn
  • 5 mẹo sử dụng BIOS giúp bạn làm chủ máy tính
  • Làm thế nào để biết có ai đó đã truy cập và sử dụng máy tính của bạn?