Có nên cho bé ăn trứng gà công nghiệp

(VTC News) - Xét về an toàn thực phẩm, gà ta chạy lung tung, ăn tạp lại không an toàn bằng gà công nghiệp.

Trứng gà luôn được gọi là loại “thực phẩm dinh dưỡng toàn phần”. Thật vậy, trứng gà là một trong những nguồn cung cấp cao đạm tối ưu, trong đó có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, một lượng nhỏ axit béo omega-3, một lượng lớn các thành phần nâng thể lực như lecithin, lutein.

Nhưng người ta cũng chưa hiểu được nhiều lắm về loại thực phẩm giàu dinh dưỡng này. Xin cung cấp những kiến thức cần biết dưới đây.

Ăn trứng cách nào tốt nhất?

Có nên cho bé ăn trứng gà công nghiệp
Phạm Chí Hồng, phó giáo sư Học viện thực phẩm thuộc Đại học nông nghiệp Trung Quốc cho biết, xét về sự tổn thất vitamin và tỉ lệ hấp thu protein từ lòng đỏ, nếu không rán tới mức vàng giòn, thì sự khác biệt giữa các cách thức nấu như hấp, luộc, xào không lớn.

Tuy nhiên, xét theo mức độ oxy hóa và mức độ chịu nhiệt của cholesterol, sẽ sắp xếp sự khỏe mạnh cho cơ thể do cách nấu trứng đem lại như sau: Hạng A: hấp; hạng B: canh trứng, hạng C: trứng tráng.

Trứng muối có làm mất dinh dưỡng không?

Chất dinh dưỡng bị mất trong quá trình muối không nhiều, nhưng mức độ oxy hóa cholesterol lại khá lớn, sản phẩm oxy hóa cholesterol sẽ gây nguy hại cho tim mạch.

Một ngày ăn mấy quả trứng là vừa?

Giáo sư Trình Nghĩa Dũng, chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc cho biết, lượng ăn trứng gà ở những nhóm người khác nhau có phần khác nhau.

Trẻ em, phụ nữ mang thai, cho con bú và những người có lượng vận động lớn có thể ăn 1-2 quả trứng mỗi ngày.

Người lớn bình thường, người cao tuổi mỗi ngày ăn 1 quả là được. Những người mỡ máu bất thường hoặc béo phì, mỗi tuần ăn 2-4 quả là vừa.

Ăn 5 quả trứng một lúc có bị tăng cholesterol không?

Hiệp hội dinh dưỡng Trung Quốc khuyến cáo người lớn nói chung, lượng cholesterol nạp vào mỗi ngày không quá 300mg, người mỡ máu cao cần khống chế dưới 200mg. Một quả trứng gà 50g có hàm lượng cholesterol tới 290mg.

Nhưng thực tế sự hợp thành mỗi tế bào trong cơ thể đều cần đến cholesterol. Để cung ứng đầy đủ, người lớn mỗi ngày cần tổng hợp trên 1000mg cholesterol, vì vậy, người tiêu dùng không phải lo lắng về việc tiêu thụ quá nhiều trứng cùng một lúc.

Chỉ cần trong vài ngày tiếp theo giảm bớt lượng ăn các thực phẩm giàu cholesterol, là sẽ không xuất hiện nỗi phiền phức cholesterol tăng cao.

Bị cảm sốt có ăn trứng rán được không?

Khi bị cảm sốt, năng lương ở cơ thể bị tiêu hao nhiêu, sức đề kháng sẽ giảm, không ăn được thứ gì nên bị thiếu dinh dưỡng, nên bổ sung những thức ăn có protein tương đối cao như trứng gà... sẽ rất có ích cho phục hồi cơ thể.
Chuyên gia khuyến cáo tốt nhất nên ăn trứng hấp, canh trứng, không nên ăn trứng rán bởi đồ án dễ sinh vị nhiệt (dạ dày nóng), khó tiêu.

Trứng gà nhỏ dinh dưỡng tốt hơn?

Nhiều người tiêu dùng cho rằng trứng gà nhỏ hoặc vỏ trứng có màu sẫm sẽ có giá trị dinh dưỡng tốt, song Phạm Chí Hồng cho biết, trứng gà to nhỏ và màu vỏ trứng chưa hẳn có liên quan đến giá trị dinh dưỡng.

Còn có những người lại cho là trứng gà ta có giá trị dinh dưỡng cao hơn trứng gà công nghiệp. Thực ra xét về giá trị dinh dưỡng, sự khác biệt giữa chúng không lớn, hàm lượng phospholipid và acid béo omega 3 trong trứng gà ta cao hơn trứng gà công nghiệp, nhưng hàm lượng chất khoáng thì lại thấp hơn một chút.

Tuy nhiên, xét về an toàn thực phẩm, thì gà ta chạy lung tung, ăn tạp lại không an toàn bằng gà công nghiệp.

Giữ trứng gà được trong bao lâu?


Hạn bảo quản ghi trên bao bì trứng gà là 54-60 ngày, vì thế rất nhiều người yên tâm để trứng hàng tháng. Song chuyên gia nhắc nhở, trứng gà để lâu không những mang lại ẩn họa về độ an toàn, mà độ dinh dưỡng cũng kém đi.

Trứng gà tươi trong vòng 1 tuần là tốt nhất, nhưng nếu không có điều kiện thì để trong vòng nửa tháng cũng được.

Tâm Tâm

1. Đừng dại bỏ đi lòng đỏ trứng

Lòng đỏ trứng rất giàu protein cùng các acid béo không bão hòa đơn, lecithin, vitamin A, vitamin B1, canxi, kẽm và nhiều chất dinh dưỡng khác.

Sở hữu giá trị dinh dưỡng vượt xa lòng trắng, lòng đỏ được coi là phần dinh dưỡng cốt cốt lõi của trứng gà.

Bởi vậy, muốn hấp thu dinh dưỡng trọn vẹn từ loại thực phẩm này, chúng ta không nên bỏ qua lòng đỏ trứng.

2. Ăn quá nhiều - lợi bất cập hại

Mặc dù được coi là loại thực phẩm bổ dưỡng, nhưng cũng chính bởi sở hữu nhiều chất dinh dưỡng, việc ăn quá nhiều trứng gà sẽ dễ dẫn tới béo phì, tăng gánh nặng cho gan và thận.

Để ăn trứng một cách an toàn, người bình thường chỉ nên ăn không quá 4 quả/tuần. Những người thường xuyên làm việc nặng nhọc hoặc tập thể hình cũng chỉ nên ăn nhiều nhất 7 quả trứng/ tuần.

Lưu ý: Thời điểm tốt nhất để ăn trứng là buổi sáng. Lúc này, trứng sẽ phát huy tối đa công dụng, đồng thời cung cấp năng lượng cần thiết để chúng ta bắt đầu một ngày làm việc mới.

3. Nói không với ăn trứng sống

Trên thực tế, trứng sống không chỉ khó tiêu hóa mà còn chứa một số chất bất lợi cho việc hấp thụ protein và biotin (Vitamin H hay vitaminB7).

Chưa dừng lại ở đó, việc ăn trứng sống cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn thực phẩm, dễ bị nhiễm khuẩn hoặc mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Do đó, chúng ta chỉ nên ăn trứng đã được nấu chín, không nên ăn trứng sống.

Có nên cho bé ăn trứng gà công nghiệp

Ăn trứng gà sống không bổ dưỡng như mọi người thường nghĩ mà tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh ban đỏ, rụng tóc, chán ăn, đau nhức cơ bắp, khó chịu hoặc mất ngủ, thiếu máu...(Ảnh minh họa).

4. Chú ý thời gian chế biến trứng

Món trứng luộc "lý tưởng" chỉ nên được nấu trong khoảng 5-6phút và luộc bằng lửa nhỏ. Trứng luộc quá lâu sẽ bị xơ cứng, protein bị biến chất gây ảnh hưởng tới tiêu hóa và hấp thụ.

Tương tự như vậy, trứng rán trong thời gian quá lâu cũng sẽ bị cứng, mất hương vị và gây trở ngại cho quá trình tiêu hóa – hấp thu.

5. Muốn bảo quản trứng tốt, hãy chú ý nhiệt độ

Nhiệt độ thích phòng thích hợp để bảo quản trứng là 20 – 30 độ C. Nếu buộc phải dùng tủ lạnh để bảo quản trứng, chúng ta cũng không nên giữ trứng quá 1 tuần.

Nếu muốn bảo quản trứng gà lâu hơn, ta cần lau sạch trứng, thoa dầu thực vật, gói trứng vào 2 - 3 lớp giấy báo hoặc hộp carton rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Thực hiện đủ các bước này, trứng có thể bảo quản được từ 5-6 tuần.

Khi đã bảo quản trứng gà trong tủ lạnh, ta không nên cho trứng ra bên ngoài và để ở nhiệt độ thường quá lâu. Sau khi lấy trứng ra khỏi tủ lạnh, bạn nên sử dụng ngay trong vòng 2 tiếng để đảm bảo độ tươi ngon và thành phần dinh dưỡng.

Có nên cho bé ăn trứng gà công nghiệp

Khi bảo quản trứng, hãy nhớ đặt đầu nhỏ xuống dưới để trứng có "tuổi thọ" lâu hơn. (Ảnh: nguồn internet).

6. Trứng gà không phải "thần dược" chữa thiếu sắt

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng khá giàu sắt, nhưng hàm lượng chất sắt trong loại thực phẩm này lại rất khó để hấp thụ.

Nguyên nhân nằm ở chỗ: trong lòng đỏ trứng có chứa "Phosvitin"– chất ức chế hấp thu sắt của cơ thể. Bởi vậy, tỷ lệ hấp thu hàm lượng sắt trong trứng chỉ ở mức 3%.

Vì vậy, đối với những người bị thiếu sắt, chúng ta không nên lầm tưởng và sử dụng trứng như một loại thuốc bổ sung hàm lượng vi chất thiếu hụt này.

7. Màu sắc của vỏ trứng không quyết định chất lượng

Màu của vỏ trứng được tạo thành bởi một chất có tên "Porphyrin".Chất này chủ yếu do di truyền của giống gà quyết định, không liên quan tới hàm lượng dinh dưỡng.

Bởi vậy, trong quá trình chọn trứng, chúng ta không nên quá chú trọng vào màu sắc của vỏ ngoài.

Có nên cho bé ăn trứng gà công nghiệp

Khi lựa chọn trứng gà, ta nên chỉ nhìn màu sắc mà còn cần cầm lên và lắc nhẹ để xem xét độ "chắc" của trứng. (Ảnh minh họa).

8. Đừng phân biệt trứng gà thả vườn với trứng gà công nghiệp

Nhiều người thường tin rằng: trứng của loại gà được nuôi thả vườn tốt hơn so với trứng gà công nghiệp. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định quan niệm này hoàn toàn sai lầm.

Theo đó, thành phần protein cũng như, canxi, kẽm, đồng, mangan trong trứng gà thả vườn chỉ nhiều hơn một chút so với gà công nghiệp.

Tuy nhiên, các loại chất béo, vitamin A, vitamin B2, niacin, selen của loại trứng gà này lại hơi ít so với gà công nghiệp.

Trên thực tế, hàm lượng dinh dưỡng trong trứng của hai loại gà này không có sự khác biệt nhiều. Vì thế, khi chọn trứng gà, gốc gác thả vườn hay nuôi công nghiệp không phải là yếu tố quyết định chất lượng.

9. Trứng gà và sữa đậu nành - không hẳn là "xung khắc"

Nhiều người thường cho rằng trứng gà và sữa đậu nành là hai món ăn kiêng kỵ, bởi trứng gà giàu protein, còn đậu nành ức chế hấp thu protein.

Trên thực tế, đậu nành có chứa chất gây cản trở việc cơ thể hấp thu protein. Tuy nhiên, sau khi trải qua tác động của nhiệt độ trong quá trình chế biến, chất này sẽ bị phá vỡ và không còn tác dụng ức chế hấp thu protein.

Có nên cho bé ăn trứng gà công nghiệp

Nếu được chế biến kỹ, đậu nành hoàn toàn có thể kết hợp cùng trứng gà. (Ảnh minh họa).

Nếu chất này chưa bị phá vỡ, thì dù kết hợp đậu nành với bất cứ loại thực phẩm nào, việc hấp thu protein của cơ thể đều sẽ bị ảnh hưởng.

Do đó, trứng gà và đậu nành không hoàn toàn là hai thực phẩm kiêng kỵ. Chỉ cần chế biến kỹ đậu nành, ta hoàn toàn có thể kết hợp hai món ăn này cùng nhau.

10. Ăn trứng cũng có thể dị ứng

Mặc dù là một loại thực phẩm tương đối "lành tính", nhưng trứng gà vẫn không thể ăn một cách tùy tiện.

Một công trình nghiên cứu thực phẩm ở Trung Quốc tiến hành trên trẻ em từ 3-12 tuổi đã cho thấy: 8,4% trẻ em bị dị ứng với thức phẩm, trong đó số trường hợp bị dị ứng với trứng chiếm tới hơn một nửa.

Bên cạnh đó, những thực phẩm dễ gây dị ứng còn có hải sản và sữa tươi. Vì thế đối với những người thuộc thể trạng dễ dị ứng, ta nên hạn chế cho họ ăn trứng gà.

Theo Trí Thức Trẻ