Có bao nhiêu người chết mỗi ngày tại việt nam năm 2024

Đó là thông tin được đưa ra tại lễ thành lập chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam diễn ra ngày 18-1 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức.

Có bao nhiêu người chết mỗi ngày tại việt nam năm 2024
Các đại biểu tham dự buổi lễ.

Ông Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người chia sẻ, ghép mô, tạng là một trong những thành tựu quan trọng của ngành Y tế, đặc biệt đối với các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, hiểm nghèo như: Suy thận mạn, gan, tim, tủy, hỏng giác mạc...

Việc thực hiện thành công các ca ghép tạng từ người cho chết não mở ra cơ hội cứu sống nhiều bệnh nhân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển ghép tạng của ngành Y tế Việt Nam. Tuy nhiên, tại Việt Nam (dân số khoảng 100 triệu dân), mỗi năm chỉ có khoảng 10 người chết não hiến tạng, thấp nhất thế giới. Con số này bằng 1/110 so với Hàn Quốc và 1/500 so với Tây Ban Nha.

Đồng quan điểm trên, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Chủ tịch Hội Vận động hiến mô, tạng Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cho rằng, trên thế giới, tỷ lệ người bệnh được ghép mô, tạng từ nguồn cho chết não rất lớn. Trong khi đó ở Việt Nam, tỷ lệ nguồn tạng hiến từ người cho chết và chết não chưa đến 0,1% tổng số nguồn hiến.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Tiến, công nghệ ghép tạng của Việt Nam ngang tầm khu vực và thế giới, nhưng “bản đồ” hiến tạng của thế giới và Đông Nam Á chưa thấy có Việt Nam. Điều đó phản ánh việc hội nhập của Việt Nam trong vấn đề này còn hạn chế.

“Chúng ta đang sửa Luật Hiến, lấy ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến xác theo hướng sửa đổi một số nội dung thuận lợi hơn cho vận động hiến tạng. Ngoài ra, hiện nay vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký hiến tạng chưa có sự đồng bộ”, bà Tiến nói.

Có bao nhiêu người chết mỗi ngày tại việt nam năm 2024
Các y, bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức thực hiện một ca lấy, ghép tạng từ người cho chết não.

Theo thống kê, nhu cầu ghép mô, tạng ở Việt Nam rất lớn. Hiện, cả nước có 78.000 người đăng ký hiến mô, tạng sau chết, chết não.

Tuy nhiên, theo ông Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức, Luật Hiến, lấy ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến xác hiện còn một số bất cập. Chẳng hạn, trong quy định bắt buộc một người phải đăng ký hiến tạng thì khi không may chết não mới hiến tạng được nhằm đảm bảo tính pháp lý. Thế nhưng, có những trường hợp bản thân công dân đã đăng ký hiến tạng nhưng người nhà không đồng ý, lúc đó thầy thuốc vẫn không được phép lấy tạng. Do đó, ông Dương Đức Hùng đề nghị phải sửa quy định hiện hành tại luật là bắt buộc phải có đăng ký hiến tạng sau chết, chết não.

Theo thống kê, trong một năm, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức có khoảng 300 người tử vong do chấn thương sọ não, đây là con số rất lớn. Một người chết não có thể hiến tạng cứu sống 8 người khác và một người chết não có thể giúp cải thiện cuộc sống cho 75-100 người khác.

Chính vì vậy, để tăng tỷ lệ người hiến tạng sau khi chết não tại nước ta, các chuyên gia cho rằng, nên có sự phối hợp giữa đơn vị hồi sức và một đơn vị độc lập, có thể là phòng công tác xã hội của bệnh viện trong vận động hiến tạng đối với người nhà bệnh nhân.

Theo đó, bác sĩ sẽ giải thích cụ thể về tình trạng của người bệnh, bộ phận độc lập còn lại sẽ đảm nhận việc tuyên truyền, vận động về hiến tạng sau khi người bệnh chết não. Đồng thời, cần có cơ chế tài chính cho gia đình người hiến.

Tính đến đầu tháng 10-2023, sau 31 năm ghép tạng và 13 năm lấy tạng từ người cho chết não, cả nước đã thực hiện gần 8.000 ca ghép tạng, trong đó, chỉ có gần 6% số ca được ghép từ nguồn tạng người cho chết não, chết tim (tương đương gần 500 ca). Cả nước có 25 trung tâm ghép tạng, 25% số ca ghép tạng ở Việt Nam được thực hiện ở Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức

Số trường hợp mắc mới bệnh ung thư liên tục gia tăng qua các năm. Nếu như năm 2000 có 68.000 ca mắc mới bệnh ung thư, đến năm 2010 con số này là 126.000 người và dự báo đến năm 2020 là hơn 190.000 ca.

Đáng lưu ý, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 115.000 người chết vì mắc bệnh ung thư, tương ứng với 315 người chết vì bệnh này mỗi ngày.

Phó giáo sư Bùi Diệu – Nguyên giám đốc Bệnh viện K cho hay tại hội nghị khoa học toàn quốc năm 2018 với chủ đề “Phòng chống các bệnh không lây nhiễm,” do Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức sáng 25/10 tại Hà Nội.

Theo phó giáo sư Bùi Diệu, những gánh nặng mà bệnh không lây nhiễm như bệnh ung thư gây ra không chỉ số lượng người bệnh ung thư gia tăng mà chi phí điều trị các bệnh ung thư cũng liên tục gia tăng.

Chính vì vậy, việc phát hiện sớm các trường hợp ung thư giúp cho công tác điều trị đơn giản hơn và chi phí chỉ bằng 20% so với điều trị muộn.

Tại hội nghị, giáo sư Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay, mặc dù Bộ Y tế đã có nhiều nỗ lực trong việc kiểm soát bệnh không lây nhiễm nhưng tình trạng gia tăng căn bệnh này tại Việt Nam vẫn ở mức báo động.

Nguyên nhân của tình trạng này là do nhiều người dân chưa có ý thức phòng ngừa bệnh, vẫn còn 45% dân số nam giới hút thuốc lá, 77% dân số uống rượu, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, số người thừa cân béo phì không ngừng tăng.

Bên cạnh đó, người dân Việt Nam sử dụng muối cao gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (9,4gram/ngày). Tỷ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, nguy cơ tim mạch, ung thư, tâm thần được phát hiện sớm và quản lý điều trị còn thấp, chỉ dưới 50%…

Phân tích về vấn đề này, phó giáo sư Nguyễn Thị Xuyên – Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam khẳng định, trong những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ nhân dân ở nước ta, đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển; nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; đổi mới hệ thống y tế, đổi mới cơ chế tài chính, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng; việc cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế đã được quản lý và sử dụng có hiệu quả.

Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là điểm sáng về thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc. Những năm gần đây, cùng với yêu cầu đổi mới toàn diện ngành y tế, vấn đề biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, chế độ dinh dưỡng, tỷ lệ người cao tuổi tăng và các dịch bệnh mới xuất hiện đã tạo ra những thách thức mới trong ngành y tế.

“Chúng ta đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng gánh nặng bệnh tật và tử vong do các bệnh không lây nhiễm,” bà Xuyên chỉ rõ.

Theo WHO, hiện nay bệnh không lây nhiễm đang trở thành gánh nặng lớn về kinh tế, dự báo trong 20 năm tới, toàn thế giới sẽ mất đi 47.000 tỷ USD do các bệnh không lây nhiễm gây ra. Trong khi ở các nước phát triển, tỷ lệ bệnh tim mạch, đột quỵ ngày càng giảm do họ kiểm soát tốt và sớm còn ở Việt Nam tỷ lệ người mắc hai căn bệnh này đang có xu hướng gia tăng và trở thành nguyên nhân chính gây tử vong trong số ác bệnh không lây nhiễm.

Các bệnh không lây nhiễm đang là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam, cứ 10 người tử vong thì có 7 người mắc và tập trung ở các bệnh như: tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi mạn tính. Ước tính, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, gần 3 triệu người bị bệnh đái tháo đường, 2 triệu người mắc bệnh tim, phổi mạn tính và gần 126.000 ca mắc mới ung thư…Các bệnh không lây nhiễm gây ra 73% các trường hợp tử vong hàng năm và trong số đó có đến 40% tử vong trước 70 tuổi.

Bên cạnh đó các bệnh không lây nhiễm còn gây tàn phế nặng nề và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị, theo dõi, chăm sóc lâu dài theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Có bao nhiêu người chết mỗi ngày tại việt nam năm 2024
Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: PV/Vietnam )

Hội nghị “Phòng chống các bệnh không lây nhiễm” được tổ chức trong một ngày. Hội nghị sẽ có 3 chuyên đề báo cáo về các bệnh: Ung thư, Sức khỏe tâm thần, Dinh dưỡng.

Hội nghị với sự tham gia của các giáo sư đầu ngành y tế, các hội viên chuyên khoa, hội viên Hội Y tế địa phương của cả nước. Đây là dịp để những người công tác trong lĩnh vực y tế chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, quản lý, phòng chống bệnh không lây nhiễm.

Để khống chế và đẩy lùi các bệnh không lây nhiễm, ngày 20/3/2015 TTgCP đã Quyết định “Phê duyệt chiến lược quốc gia phòng chống bệnh ung thư, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2015-2025.”

Quyết định đã đưa ra và mục tiêu chung: Khống chế tốc độ gia tăng tiến tới làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tàn tật và tử vong sớm do các bệnh không lây nhiễm trong đó ưu tiên phòng, chống các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản, tâm thần, nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước./.