Chủ tịch quỹ học bổng là ai

Sau 3 năm thành lập “Quỹ học bổng Tô Hiệu”, đã có hàng nghìn học sinh ở các cấp học trong toàn tỉnh được tặng học bổng; động viên, cổ vũ phong trào học tập, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, phấn đấu trở thành công dân có ích cho xã hội.


Các học sinh nhận học bổng Tô Hiệu.

Ảnh: PV

Chúng tôi đến thăm gia đình Nhà giáo ưu tú Trần Luyến, nguyên Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Khuyến học Sơn La, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ học bổng Tô Hiệu, tại xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn. Trong câu chuyện về Quỹ học bổng Tô Hiệu, ông cho biết: Ngày 10/1/2019, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 82/QĐ-UBND cấp phép thành lập Quỹ học bổng Tô Hiệu. Ngày 5/3/2019, nhân dịp tưởng niệm 75 năm ngày nhà cách mạng Tô Hiệu hy sinh [7/3/1944 - 7/3/2019], UBND tỉnh đã tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Quỹ học bổng Tô Hiệu.

Quỹ mang tên đồng chí Tô Hiệu với mục đích tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ, thể hiện lòng biết ơn Nhà cách mạng Tô Hiệu và các chiến sỹ nhà ngục Sơn La. Đồng thời, cũng là tâm huyết của các đồng chí lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo tỉnh, cùng dòng họ nhà cách mạng Tô Hiệu đối với công tác “khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập” của tỉnh, góp phần đào tạo những công dân có đức, có tài xây dựng quê hương, đất nước trong tương lai.

Nguồn Quỹ học bổng Tô Hiệu được sử dụng để trợ giúp học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học, vượt khó, vươn lên trong học tập đạt thành tích cao; khen thưởng học sinh đỗ thủ khoa tại các kỳ thi cấp tỉnh, cấp quốc gia; học sinh, sinh viên đạt giải cao tại các kỳ thi cấp tỉnh, quốc gia, quốc tế; các trường hợp có năng khiếu đặc biệt, để có điều kiện tiếp tục học tập, phát huy tài năng; những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, khuyết tật, mồ côi không nơi nương tựa. Quỹ học bổng Tô Hiệu đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh, của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh, với tổng số tiền ủng hộ trên 2 tỷ đồng.

Ngay tại Lễ công bố thành lập Quỹ, đã chuyển trao 80 suất học bổng cho Hội Khuyến học các huyện để trao cho học sinh có thành tích học tập, rèn luyện tốt tại địa phương. Cùng với đó, gia đình ông Tô Quyết Tiến [thân nhân của đồng chí Tô Hiệu] cũng đã trao 40 suất học bổng cho học sinh của 4 huyện [Mộc Châu, Mai Sơn, Mường La và Thành phố], mỗi suất trị giá 1 triệu đồng. Trong 2 năm [2020-2021], Quỹ đã chi 255 triệu đồng tặng học bổng cho học sinh, mỗi suất trị giá 500 nghìn đồng. Riêng năm 2021, còn hỗ trợ thêm học sinh lớp 12 có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em có thêm điều kiện để chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2020-2021.

Chúng tôi kết nối điện thoại với em Điêu Thị Hải Yến, lớp chuyên Địa [niên khóa 2018-2021], Trường THPT Chuyên Sơn La, được nhận học bổng Tô Hiệu vào tháng 3/2020. Yến đã đoạt giải Ba tại Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia [tháng 12/2019] và đoạt giải Nhì tại Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia [tháng 12/2020] và được tuyển thẳng vào Trường đại học sư phạm Hà Nội. Hải Yến tâm sự: Em rất tự hào khi được nhận học bổng mang tên Người chiến sỹ cộng sản Tô Hiệu. Đây là động lực để em tiếp tục phấn đấu học tập tốt hơn nữa, tích lũy nhiều kiến thức để sau này góp sức xây dựng quê hương, đất nước.

Quỹ học bổng Tô Hiệu ngày càng lan tỏa, được sự ủng hộ của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh để hỗ trợ, động viên, khuyến khích các em học sinh, nhất là những em có hoàn cảnh khó khăn có thêm động lực nỗ lực vươn lên học tập, rèn luyện, góp sức cho sự nghiệp “trồng người” của quê hương Sơn La phát triển.

Ba gương mặt tiêu biểu nhận bằng khen

Bằng và kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” được trao cho 3 cá nhân tiêu biểu là ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương [IPPG], Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu”; Bà Trương Mỹ Hoa, Nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Nguyên Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Quỹ học bổng "Vừ A Dính", Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu”; Tiến sĩ Nguyễn Thị Sơn, Chủ tịch HĐQT trường THCS - THPT Duy Tân, Phó Giám đốc Quỹ học bổng "Vừ A Dính".

Thay mặt Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trao bằng khen và kỷ niệm chương, ghi nhận những kết quả mà Quỹ học bổng "Vừ A Dính" đã đạt được qua hành trình 21 năm đồng hành với sự nghiệp trồng người, góp phần thay đổi hàng trăm số phận của học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số.

Hành trình “lên rừng xuống biển” của Quỹ học bổng "Vừ A Dính" và Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu” là hành trình xứng đáng được ghi nhận và vinh danh, qua đó lan tỏa thông điệp nhân văn và sâu sắc những việc làm thầm lặng, đầy tâm huyết đã xây dựng, phát triển Quỹ đến hôm nay.

Tại buổi lễ, bà Trương Mỹ Hoa, ông Nguyễn Hạnh và Tiến sĩ Nguyễn Thị Sơn đã bày tỏ niềm vinh dự khi được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm, đánh giá cao những hoạt động của Quỹ và Câu lạc bộ.

Đây là động lực mạnh mẽ để mỗi thành viên của Quỹ sẽ tiếp tục cố gắng bằng tất cả tâm huyết, nguồn lực tiếp tục phát triển Quỹ và Câu lạc bộ ngày càng lớn mạnh, giúp đỡ thêm nhiều em học sinh, sinh viên dân tộc, vùng biển đảo được nuôi dưỡng, học tập, trở thành nguồn nhân lực chủ chốt cho các địa phương, đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

Bà Trương Mỹ Hoa, Nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Nguyên Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Quỹ học bổng "Vừ A Dính", Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu”

Bà Trương Mỹ Hoa cho biết, năm 2020, dù khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19 nhưng Quỹ học bổng Vừ A Dính và Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu” vẫn nhận được sự quan tâm, đóng góp của nhiều đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân [trong đó có 128 đơn bị, doanh nghiệp, cá nhân mới].

“Từ nguồn đóng góp này, Quỹ đã tổ chức đoàn công tác đến 10 tỉnh thành trên cả nước, nhưng đặc biệt, đã dành sự hỗ trợ kịp thời cho các em học sinh thuộc khu vực miền Trung bị ảnh hưởng bới thiên tai lũ lụt vừa qua”, bà Trương Mỹ Hoa chia sẻ.

Ông Johnathan Nguyễn Hạnh - Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu

Theo ông Johnathan Nguyễn Hạnh - Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương, Trung tâm đào tạo trí tuệ nhân tạo [AI] do tập đoàn tài trợ xây dựng tại Đại học Quốc gia TP.HCM [dự kiến sẽ khánh thành và đưa vào hoạt động vào tháng 3/2021], sẽ ưu tiên đào tạo cho các em học sinh, sinh viên thuộc Quỹ học bổng Vừ A Dính đang được nuôi dạy tại 22 trường trên địa bàn TP.HCM.

“Đây là một chương trình mới của IPPG dành cho Quỹ học bổng Vừ A Dính với mong muốn đào tạo những thế hệ công dân toàn cầu, góp phần thực hiện mục tiêu mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đặt ra là Việt Nam sẽ trở thành nước phát triển vào năm 2045”, ông Johnathan Hạnh Nguyễn thông tin.

Ra mắt Hội đồng quản lý Quỹ học bổng Trần Văn Khê - Ảnh: PHƯƠNG NAM

Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên Quỹ học bổng Trần Văn Khê không thể tổ chức lễ ra mắt quỹ và xét trao học bổng năm đầu tiên theo kế hoạch đã công bố đúng dịp ngày sinh giáo sư Trần Văn Khê [24-7-1921 - 24-7-2021].

Cho đến thời điểm này, Quỹ học bổng Trần Văn Khê mới chính thức được công bố. Ban sáng lập và Hội đồng quản lý Quỹ Trần Văn Khê cũng được ra mắt.

Kỹ sư Bùi Quang Độ - chủ tịch Hội đồng sáng lập Trường đại học Văn Lang - là chủ tịch quỹ. Tuy nhiên, do bệnh nặng, ông đã mất vào đầu tháng 11-2021. Trong buổi ra mắt quỹ sáng nay, đại biểu và sinh viên dành một phút tưởng nhớ đến công lao, tâm huyết của ông dành cho việc ra đời quỹ học bổng này.

Nhà báo Nguyễn Thế Thanh làm phó chủ tịch, phó giám đốc quỹ; nhà báo Dương Trọng Dật - giám đốc quỹ, thành viên hội đồng quản lý quỹ; thạc sĩ Hoàng Sơn Điền - thành viên hội đồng quản lý quỹ kiêm trưởng ban kiểm soát quỹ và tiến sĩ Mai Mỹ Duyên làm thành viên hội đồng quản lý quỹ.

Nhà báo Nguyễn Thế Thanh công bố quyết định thành lập quỹ - Ảnh: PHƯƠNG NAM

Nhà báo Dương Trọng Dật - viện trưởng Viện Đào tạo văn hóa nghệ thuật và truyền thông, thành viên hội đồng trường Đại học Văn Lang - đã đọc diễn văn tưởng nhớ những đóng góp của giáo sư Trần Văn Khê trong việc đưa âm nhạc truyền thống nước ta ra thế giới.

Giáo sư Trần Văn Khê đã góp sức trực tiếp hoặc gián tiếp giúp nhiều loại hình nghệ thuật dân tộc được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới như: nhã nhạc cung đình Huế, ca trù, quan họ Bắc Ninh, đờn ca tài tử Nam Bộ, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên…

Thông qua clip gửi ban tổ chức chương trình, giáo sư Trần Quang Hải - con trai trưởng của giáo sư Trần Văn Khê - cũng bày tỏ: "Quỹ học bổng này là tâm huyết bao năm của thân phụ tôi với mục đích góp phần cổ vũ, phát triển âm nhạc dân tộc.

Tâm huyết ấy đã thành hiện thực sau 6 năm ròng rã với sự đóng góp công sức của chị Nguyễn Thế Thanh và nhóm thân hữu Trần Văn Khê. Đặc biệt là sự góp sức của ban lãnh đạo Đại học Văn Lang".

Nghệ sĩ Hải Phượng biểu diễn đàn tranh trong lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh giáo sư Trần Văn Khê - Ảnh: PHƯƠNG NAM

Dịp này, 2 quyển sách Trần Văn Khê - Đường đến dân tộc nhạc học, Trần Văn Khê - Trăm năm tâm và nghiệp do nhóm thân hữu Trần Văn Khê phối hợp với Nhà xuất bản Tổng Hợp TP.HCM phát hành cũng được giới thiệu.

Bà Nguyễn Thế Thanh - phó chủ tịch, phó giám đốc quỹ - chia sẻ: "Tác phẩm Trần Văn Khê - Đường đến dân tộc nhạc học được giáo sư Trần Văn Khê chuẩn bị bản thảo xong lúc sinh thời nhưng chưa kịp in thì ông đã qua đời.

Chúng tôi tiếp nhận bản thảo như một tâm nguyện mà giáo sư để lại cho những người quan tâm tới âm nhạc dân tộc. Tất cả lợi nhuận bán được từ các quyển sách đều dùng gây quỹ học bổng Trần Văn Khê".

Sách Trần Văn Khê - Trăm năm tâm và nghiệp - Ảnh: PHƯƠNG NAM

Quỹ học bổng Trần Văn Khê ra đời theo quyết định số 680/QĐ-UBND. Điều lệ Quỹ học bổng Trần Văn Khê được công nhận ngày 1-3-2021. Đây là thành quả của sự hợp tác giữa nhóm thân hữu Trần Văn Khê lãnh đạo Trường đại học Văn Lang.

Quỹ hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, không vì lợi nhuận, tự tạo vốn, tự trang trải kinh phí và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Hằng năm, quỹ sẽ xét trao giải thưởng và học bổng cho sinh viên, những đối tượng đam mê âm nhạc dân tộc, góp phần gìn giữ, phát huy các giá trị âm nhạc truyền thống theo di nguyện của giáo sư Trần Văn Khê.

Việc trao giải thưởng, học bổng Trần Văn Khê sẽ được thực hiện trong năm 2022.

Đưa tên GS Trần Văn Khê, ông Nguyễn Cơ Thạch vào quỹ tên đường

HOÀI PHƯƠNG

Video liên quan

Chủ Đề