Cho thue ki ot là loại bất động sản gì năm 2024

Cho thuê lại nhà trọ có được xem là kinh doanh bất động sản không?

Cho thuê lại nhà trọ có được xem là kinh doanh bất động sản không? Dạ, em đang tính thuê lại nhà trọ của người bạn, nhà trọ có 10 phòng, em muốn cải tạo lại và cho một người khác thuê hướng đến khách hàng là sinh viên thuê với giá 2 triệu/phòng. Vậy hoạt động đó có được xem là kinh doanh bất động sản không?

Trả lời:

Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2014' onclick="vbclick('3F68A', '360325');" target='_blank'>Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định như sau:

Kinh doanh bất động sản là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản; dịch vụ sàn giao dịch bất động sản; dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi.

Như vậy, hoạt động của bạn khi thuê và cho thuê lại nhà trọ thì hoạt động này vẫn được xem là kinh doanh bất động sản theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản.

Cho thuê văn phòng không thường xuyên có phải lập doanh nghiệp?

Cho thuê văn phòng không thường xuyên có phải lập doanh nghiệp? Hiện tại gia đình tôi có 1 toà nhà tại Quận 8, dự định làm trụ sở thành lập công ty của gia đình trong năm 2021 nhưng vì trúng đợt dịch nên chúng tôi chưa thể hoạt động kinh doanh như dự định. Chúng tôi muốn cho thuê một tầng văn phòng không thường xuyên, không cố định thì có phải thành lập doanh nghiệp mới được thực hiện hoạt động cho thuê hay không?

Trả lời:

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 2 Điều 75 Luật Đầu tư 2020 thì:

Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp), trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.

Khoản 2 Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 76/2015/NĐ-CP đồng thời xác định:

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản thuộc sở hữu của mình quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Theo quy định này, trường hợp hộ gia đình cho thuê bất động sản thuộc sở hữu của mình theo hình thức không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp.

Do đó, hộ gia đình chị khi cho thuê 1 tầng làm văn phòng không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân từ cho thuê bất động sản khi mức thu nhập trong năm đáp ứng điều kiện phải nộp thuế (trên 100 triệu đồng).

Hợp đồng thuê mua nhà phải công chứng, chứng thực?

Hợp đồng thuê mua nhà phải công chứng, chứng thực? Cho hỏi trong kinh doanh BĐS, thì có phải khi thuê mua nhà thì hợp đồng phải công chứng, chứng thực không?

Trả lời:

Hợp đồng thuê mua nhà là một trong những hợp đồng kinh doanh bất động sản. Khoản 2 Điều 17 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 thì:

Hợp đồng kinh doanh bất động sản phải được lập thành văn bản. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng do các bên thỏa thuận, trừ hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên là hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này thì phải công chứng hoặc chứng thực.

Khoản 2 Điều 10 quy định:

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trong kinh doanh bất động sản thì hợp đồng thuê mua nhà không phải trường hợp nào cũng phải công chứng, chứng thực. Nếu không thuộc trường hợp khoản 2 Điều 10 thì không bắt buộc (do hai bên thỏa thuận).

Mặc dù các siêu thị, trung tâm thương mại ngày càng phát triển nhưng tại các phân khúc nhỏ hơn, kiot cho thuê đang là “miếng mồi béo bở” cho các nhà đầu tư trong những năm gần đây, nhất là các kiot chung cư giá rẻ. Vậy kiot là gì? Cùng Gamiecocharm tìm hiểu về kiot và các thủ tục pháp lý và khả năng sinh lời của mô hình này trong bài viết dưới đây nhé!

Quầy bán hàng (tiếng Pháp: kiosque) hay còn gọi là ki-ốt là một điểm bán hàng với quy mô nhỏ có cấu trúc hình tròn hoặc vuông, chuyên bày bán các mặt hàng khô, bánh kẹo, thuốc lá, kem, báo, tạp chí… (theo Wikipedia).

Mô hình kiot bắt nguồn từ Pháp, sau đó phổ biến ở các nước Ba tư, Ấn D(ộ, Pakstan và Đế quốc Ottoman từ thế kỷ thứ 13 trở đi. Trong tiếng Việt, Kios còn dùng để chỉ các trạm gác hoặc các chốt gác.

Tuy nhiên trong bài viết này, chúng ta chỉ đề cập đến hình thức kiot bán hàng: kiot chợ và kiot chung cư (sàn thương mại chung cư) hiện nay.

Kiot chợ có sổ hồng không?

Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với kiot chợ là không bị cấm. Nếu là kiot đã được cơ quan có thẩm quyền giao lại quyền sử dụng thì có thể tiến hành thủ tục xin cấp giấy CNQSDĐ cho kiot kinh doanh tại Nghị định 43/2014, và phải đáp ứng các điều kiện về đất như sau:

  • Thửa đất hiện tại đang sử dụng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện. Có nghĩa là cơ quan cấp huyện, tỉnh có quy hoạch, kế hoạch đối với đất dùng làm kiot kinh doanh tại khu vực bạn đang sinh sống sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện.
  • Thửa đất đó phải được Ủy ban nhân dân xã xác nhận là không có tranh chấp và đã sử dụng ổn định lâu dài theo quy định pháp luật.
  • Đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước (đóng thuế hàng năm đầy đủ, hoàn thành việc trả tiền thuê kiot..)

Cùng với việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cá nhân/ hộ gia đình cũng phải tiến hành thủ tục chuyển từ đất sản xuất, thương mại, dịch vụ sang đất ở. Vì đất kiot trước đó không phải là đất ở. Ngoài ra, theo quy định tại điều 57, Luật đất đai 2013 thì khi chuyển mục đích sử dụng bạn phải có sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Sàn thương mại chung cư có được sổ đỏ không?

Căn cứ theo Luật Đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai.

Tại điểm d, khoản 3 quy định về chế độ sử dụng đất chung cư như sau:

“…Diện tích đất thuộc dự án phát triển nhà ở còn lại ngoài phần diện tích quy định tại Điểm b Khoản 2 và Điểm a Khoản này thuộc quyền sử dụng của chủ đầu tư; chủ đầu tư được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Căn cứ theo quy định của pháp luật, diện tích mặt bằng kinh doanh, sàn thương mại chung cư… thuộc quyền sử dụng của chủ đầu tư và Giấy chứng nhận sẽ được cấp cho chủ đầu tư.

Trường hợp người đang thuê co nhu cầu muốn nhận chuyển nhượng thì phải xem trong dự án nếu chủ đầu tư xin được phê duyệt. Nếu phần diện tích đó để chuyển nhượng thì người nhận chuyển nhượng sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng sẽ được cấp giấy chứng nhận. Ngược lại, nếu phần đất đó chỉ dùng để cho thuê thì hình thức sử dụng là hợp đồng thuê với thời hạn thỏa thuận, tối đa là 50 năm.

Có nên đầu tư xây Kiot cho thuê?

Sở hữu kiot bán hàng giúp cho người kinh doanh nhỏ lẻ, bán tạp hóa có thể tự do buôn bán mà không phải chịu sự kiểm soát của đội trật tự, công an. Không phải tốn nhiều công sức thu dọn hàng hóa. Kiot cũng là nơi tránh nắng che mưa cho người bán, đồng thời giúp người bán mở rộng nhiều mặt hàng kinh doanh, có nơi dự trữ, trưng bày hàng hóa.

Trong năm 2018, 2019, các dự án cho thuê kiot kinh doanh tại khu chung cư được giớ đầu tư có vốn nhàn rỗi khá thích thú. Điển hình là các dự án cho thuê kiot chung cư của đại gia Lê Thanh Thản đại khu vực Hà Nội.

Những kiot này liên tục tăng giá thuê trong 2 năm trở lại đây nhờ dân số sinh sống trong khu dân cư ngày càng tăng lên. Những khu vực gần chợ hoặc đường lớn trong khu vực phía nam như Thủ Đức, Quận 12… cũng đang thu hút nhiều nhà đầu tư.

Có nhiều lý do để chọn đầu tư kiot cho thuê như:

Chi phí xây dựng thấp

Không đòi hỏi thiết kế cầu kỳ và bất kỳ tiện ích để ở như nhà chung cư, Kiot chỉ đơn giản là một mặt bằng bao gồm, sàn, tường và mái che. Chính vì vậy, nhà đầu tư có thể tiết kiệm rất nhiều cho phí và thời gian cho các việc khác.

Điểm đáng quan tâm trong khi xây dựng kiot chính là vị trí trung tâm hoặc gần khu vực đông dân cư.

Giá kiot cho thuê mềm hơn các mặt bằng khác

Thay vì thuê mặt bằng nhà nguyên căn để buôn bán, kinh doanh thì người bán có thể chọn kiot với giá thuê rẻ hơn. Như vậy, người bán có thể tiết kiệm chi phí thuê hàng tháng đáng kể. Bên cạnh đó, dãy kiot cũng là nơi tập trung nhiều khách hàng qua lại hằng ngày.

Đây là loại hình kinh doanh được nhiều người mới đến thành phố lập nghiệp ưa thích vì tiết kiệm được tối đa chi phí. Với những kiot có diện tích lớn, còn là nơi sinh hoạt của gia đình sau giờ kinh doanh.

Tuy nhiên, vì thiết kế quá đơn điệu, thậm chí không có toilet bên trong. Do đó, bạn cần phải đầu tư thêm nếu đó là mặt bằng tốt có thể kinh doanh lâu dài.

Giải quyết vấn đề mặt bằng kinh doanh cho nhiều nhà bán lẻ

Những khu vực tập trung kiot thường thu hút cả khách hàng lẫn những người bán buôn trong chợ nhưng chưa thuê được mặt bằng. Những đối tượng này thường phải “bán chui”, phải thu dọn thường xuyên để tránh công an.

Hiện nay, việc kinh doanh vẫn đang là lựa chọn của nhiều người. Chính vì vậy, đầu tư thuê kiot không chỉ mang lại lợi nhuận đều đặn hàng tháng mà còn tạo ra giải pháp mặt bằng cho nhiều hộ kinh doanh.