Chính sách phát triển kinh tế của Trung Quốc

Theo thông tin từ các trang mạng Trung Quốc, Quý 3 vừa rồi, kinh tế Trung Quốc có những điểm sáng, nhiều chỉ tiêu đã vượt dự báo, làm cho thị trường có những biến động đối với tâm lý lạc quan, dẫn đến nhiều dự báo cho kinh tế năm 2018. Theo thông lệ, Hội nghị kinh tế Trung ương vào cuối mỗi năm sẽ xác định mục tiêu tăng trưởng, cho dù mục tiêu này không hẳn đã mang tính chỉ định, cũng không phải mang tính ràng buộc nhưng lại mang lại sự định hướng cho xã hội và đặc biệt đối với chính quyền các cấp trong việc quyết định chính sách kinh tế vĩ mô cho cả năm. Trung Quốc bước vào giai đoạn phát triển kinh tế chất lượng cao, liệu rằng Trung Quốc có cần tiếp tục đặt ra mục tiêu dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế hay không? Từ năm 2018 có thể không công bố mục tiêu điều tiết dự báo tăng trưởng theo quý và nếu công bố thì nên suy nghĩ đến phương diện dẫn dắt dự báo của thị trường mà không nên đi vào cụ thể.

Bài viết cho rằng làm yếu đi mục tiêu tăng trưởng có ý nghĩa dẫn dắt quan trọng đối với chính sách định hướng kinh tế vĩ mô trong thời đại mới. Trong bối cảnh của thay đổi chất lượng, thay đổi hiệu quả và thay đổi động lực, những chính sách kinh tế vĩ mô tương ứng cần có những điều chỉnh, tóm lại là trên nguyên tắc: giảm bớt tốc độ, nâng cao chất lượng, ưu hóa kết cấu, ổn định dự báo. Về cụ thể thì chính sách kinh tế và hướng cải cách sẽ tập trung vào mấy điểm như sau:

- Một là cần thực sự thực hiện 5 quan điểm phát triển mới bao gồm: sáng tạo, hài hòa, xanh sạch, mở cửa và cùng hưởng, nâng cao khả năng chịu đựng đối với việc tốc độ tăng trưởng giảm xuống, nỗ lực thực hiện tăng trưởng kinh tế ổn định, lành mạnh bền vững. Cần thể hiện định lực của chính sách, giảm bớt quan điểm phát triển và quan điểm tăng trưởng với hạt nhân là GDP, mưu cầu phát triển kinh tế chất lượng cao, hiệu quả tốt, mưu cầu phát triển kinh tế với mục tiêu ấm áp lòng dân, có lợi cho nhân dân và bổ sung những thiếu sót, mưu cầu phát triển kinh tế xanh, các bon thấp. Theo đó cần tiếp tục thúc đẩy cải cách kết cấu theo hướng trọng cung với đại diện tiêu biểu là 5 nhiệm vụ trọng tâm "loại 3, giảm 1, bổ sung 1" nhằm thực hiện thay đổi kinh tế từ tốc độ cao sang chất lượng cao.

- Hai là tăng cường nghiên cứu, đồng thời trọng tâm giải quyết vấn đề không đầy đủ, không cần bằng trong phát triển, bao gồm: kinh tế xã hội mất cân bằng, môi trường sinh thái kinh tế mất cân bằng, kết cấu trọng điểm trong bản thân nền kinh tế mất cân bằng cũng như những vấn đề không đầy đủ trong phát triển như việc làm, giáo dục, y tế, chỗ ở, dưỡng lão.

- Ba là, nhu cầu và không gian của chính sách tài chính cần tiếp tục mở rộng, giảm bớt nợ của doanh nghiệp nhà nước, nâng cao điều tiết vĩ mô trong việc giảm thuế đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và coi đây là nhiệm vụ quan trọng. Cùng với đó, cần nghiêm túc khống chế nợ của chính quyền địa phương, tăng cường sự ràng buộc của dự toán, tăng cường kỷ luật tài chính, phá bỏ vấn đề đối phó. 

- Bốn là chính sách tiền tệ tiếp tục duy trì sự ổn định lành mạnh trung tính, nắm chắc giới hạn không để phát sinh rủi ro mang tính hệ thống tài chính. Đối với nền kinh tế đang trong giai động chuyển đổi, việc giảm lãi suất, mở rộng tiện tệ chưa chắc có lợi cho kinh tế thực, dễ rơi vào bẫy mang tính lưu động. Cân bằng dòng vốn là có lợi cho việc loại bỏ đòn bảy tài chính.

- Năm là, đối với vấn đề nguồn lợi từ dân số đang dần mất đi, cần nhanh chóng kích thích nguồn lợi từ nguồn nhân lực, đẩy nhanh đầu tư cho giáo dục cơ bản và giáo dục việc làm, đẩy nhanh việc tích lũy nhân tài và đầu tư cho nguồn nhân lực nhằm bồi dưỡng động năng mới của kinh tế.

Sở Ngoại vụ tổng hợp tin các báo

Những yếu tố thúc đẩy kinh tế phát triển

Tổng sản phẩm quốc nội [GDP] của Trung Quốc đã tăng 8,1% vào năm 2021, vượt qua hầu hết các kỳ vọng về thị trường và mục tiêu ban đầu của chính phủ là “tăng trưởng trên 6%”. Xuất khẩu tăng 29,9% vào năm 2021, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP lên 1,7 điểm phần trăm.

Cảng nước sâu Sơn Dương ở Thượng Hải, Trung Quốc ngày 13/1. Ảnh: Reuters

Theo Tân Hoa xã, Trung Quốc bắt đầu “nhập cuộc” tốt hơn sau nhiều vòng đàm phán thương mại với Mỹ và châu Âu. Nước này đã có sự điều chỉnh chính sách tiền tệ, tài khóa theo hướng nới lỏng để tạo thêm động lực mới cho phát triển kinh tế.

Với sản lượng xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng khoảng 21% so với năm 2020, thương mại của Trung Quốc lần đầu tiên vượt 6.000 tỷ USD vào năm 2021.

Nhờ vào chuỗi công nghiệp phát triển mạnh mẽ, Trung Quốc đã xuất khẩu các sản phẩm cần thiết, từ nhu yếu phẩm hàng ngày đến thiết bị điện tử, thuốc điều trị, cho các đối tác thương mại trong khi nhiều nơi trên thế giới đang lao đao do các nhà máy đóng cửa và tình trạng tắc nghẽn hàng hóa. Dữ liệu chính thức cũng cho thấy nhập khẩu của Trung Quốc chiếm 12,1% tổng nhập khẩu của thế giới trong 9 tháng đầu năm 2021, tăng 0,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng phần lớn kiểm soát được tình trạng lạm phát trong năm 2021. Chỉ số giá tiêu dùng – thước đo chính của lạm phát, tăng 0,9% vào năm 2021, thấp hơn nhiều so với dự đoán ban đầu là xấp xỉ 3%.

GDP bình quân đầu người của quốc gia đông dân nhất thế giới này đã đạt 12.551 USD, trong khi mức trung bình toàn cầu năm 2021 là khoảng 12.100 USD, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia tỷ dân đầu tiên trên thế giới chính thức vượt qua ngưỡng thu nhập trung bình, bắt đầu bước sang ngưỡng thu nhập cao.

Thành công này có được phần lớn nhờ vào chính sách chiến lược của chính phủ Trung Quốc, trong đó có việc kiểm soát các doanh nghiệp tư nhân lớn, giảm phụ thuộc vào bất động sản, tập trung nâng cao năng lực sản xuất, chế tạo.

VOV.VN - Số liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc vừa công bố ngày 17/1 cho thấy, năm 2021, tổng sản phẩm quốc nội [GDP] của nước này đạt 114.367 tỷ Nhân dân tệ.

Nhiều thách thức chờ đợi

Theo Cục Thống kê Quốc gia [NBS] Trung Quốc, GDP năm 2021 của nước này ở mức 114,37 nghìn tỷ nhân dân tệ [18.000 tỷ USD] cao hơn mức 101,36 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm 2020. Song bức tranh không phải toàn màu hồng.

Tăng trưởng GDP trong quý 4 chỉ tăng 4%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020 và giảm so với mức 4,9% của quý 3. Điều này cho thấy kinh tế Trung Quốc sẽ đối mặt với nhiều thách thức vào năm 2022, trong bối cảnh lĩnh vực bất động sản tiếp tục suy thoái, sự bùng phát các ổ dịch Covid-19 mới, cũng như những bất ổn do chính sách đối đầu và thắt chặt lệnh trừng phạt của Mỹ.

Các vấn đề của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ phức tạp hơn do bức tranh nhân khẩu học ngày càng xấu đi. Tỷ lệ sinh tại Trung Quốc đang ở mức thấp nhất từ trước đến nay. Số liệu cho thấy chỉ có 10,62 triệu ca sinh vào năm 2021, ít hơn so với 12 triệu ca vào năm 2020.

Các nhà quan sát cho rằng, mặc dù dân số của Trung Quốc đại lục tăng lên đến hơn 1,4 tỷ người vào năm 2021, nhưng chỉ tăng nhẹ ở mức 0,03%, tương đương 480.000 người. Tỷ lệ sinh giảm sẽ cản trở nỗ lực của Bắc Kinh trong việc phục hồi thị trường nội địa, vốn bị ảnh hưởng tiêu cực do dịch Covid-19 trong 2 năm qua.

Ông Zhiwei Zhang, chuyên gia kinh tế trưởng tại Quỹ quản lý tài sản Pinpoint nhận xét: “Thách thức về nhân khẩu học đã được dự trù trước, nhưng tốc độ già hóa dân số rõ ràng là đang diễn ra nhanh hơn dự kiến. Điều đó cho thấy "tổng dân số của Trung Quốc có thể đã đạt đến đỉnh vào năm 2021, tốc độ tăng trưởng tiềm năng của nước này có thể sẽ chậm lại nhanh hơn dự kiến". 

Theo ông Zhiwei Zhang, nhiều dữ liệu trong tháng đã cho thấy xu hướng giảm tăng trưởng, sự suy yếu của thị trường lao động và lĩnh vực bất động sản. “Chúng tôi dự đoán tăng trưởng GDP trong quý đầu năm 2022 sẽ tiếp tục chậm lại và chính phủ sẽ đối mặt với nhiều sức ép hơn trong việc nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ”.

Cảnh mua sắm tại một khu trung tâm thương mại ở Thượng Hải ngày 24/9. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc được cho là đang bám sát kinh tế Mỹ - vốn được Ngân hàng thế giới đánh giá đã tăng trưởng 6% vào năm 2021. Trước đây, nhiều nhà phân tích nhận định, Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030, nhưng ông Yao Yang – chuyên gia về phát triển quốc gia tại Đại học Bắc Kinh cho rằng, kịch bản này có thể xảy sớm hơn từ năm 2028 đến 2030, viện dẫn đà tăng trưởng vượt kỳ vọng của Trung Quốc. 

Tuy vậy, một số quan chức đã hạ thấp khả năng cạnh tranh của nước này. Ông Ning Jizhe – người đứng đầu Cục Thống kê Quốc gia [NBS] cho biết: “Chúng tôi vẫn là quốc gia đang phát triển lớn nhất thế giới, với GDP bình quân đầu người chỉ bằng 1/5 của Mỹ và 1/3 của Nhật Bản”.

Tại một hội nghị về kinh tế vào tháng 12/2021, nhiều quan chức Trung Quốc cho biết nước này phải đối mặt với 3 áp lực lớn: sụt giảm nhu cầu, thu hẹp nguồn cung và kỳ vọng yếu hơn. Nhiều người cho rằng, chính phủ sẽ nỗ lực bảo đảm mức tăng trưởng GDP ít nhất 5% trong năm 2022.

Ảnh hưởng từ chính sách “zero covid"

Chuyên gia kinh tế chuyên nghiên cứu về các vấn đề Trung Quốc tại ngân hàng ING, ông Iris Pang, nhận định: “Viên ngọc quý ẩn mình trong những con số này là thành tựu trong hoạt động đầu tư vào công nghệ tiên tiến. Đây là lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng rất cao. Trái lại, một quả bom nổ chậm là cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc”.

Nhiều nghiên cứu cho rằng, mâu thuẫn giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới trên lĩnh vực thương mại, công nghệ, tài chính và các lĩnh vực khác có thể trở nên thường xuyên hơn và cần có nhiều biện pháp đối phó.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, chính sách “zero covid” của Trung Quốc đối với dịch bệnh Covid-19 đã trở thành chủ đề tranh luận mới của các nhà kinh tế. Eurasia Group, một công ty tư vấn có trụ sở tại Mỹ, đã đặt chính sách “zero covid” mà Bắc Kinh theo đuổi vào vị trí số 1 trong danh sách rủi ro chính trị năm 2022. Điều đó cho thấy, việc kéo dài chính sách này có thể gây phản tác dụng và ảnh hưởng nặng nề hơn đến kinh tế toàn cầu.

Louis Kuijs, Trưởng bộ phận phân tích kinh tế châu Á tại Oxford Economics cho rằng: “Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không nới lỏng chính sách này, ít nhất là đến cuối năm 2022. Vì thế chúng tôi dự báo mức tiêu dùng sẽ có sự tăng trưởng đáng thất vọng trong năm nay, đặc biệt là giai đoạn nửa đầu năm”.

Trung Quốc đã cam kết thực hiện một số chính sách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm nay. Nhà chức trách đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện 102 dự án lớn trong kế hoạch phát triển 2021-2025 và tăng cường phát hành trái phiếu để tài trợ cho việc xây dựng. Ông Louis Kuijs dự đoán, trong thời gian tới, ngoài việc tăng cường chi tiêu vào cơ sở hạ tầng, hỗ trợ lĩnh vực bất động sản, Trung Quốc có thể công bố thêm nhiều chính sách mới để thúc đẩy kinh tế./.

Video liên quan

Chủ Đề