Chỉ số p/b bao nhiêu là tốt

Chỉ số P/B và P/E là công cụ giúp nhà đầu tư tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua.

Chỉ số P/B (Price-to-Book ratio) là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó.

Công thức tính như sau:

Giá cổ phiếu
P/B = ----------------------------------------------
Tổng giá trị tài sản – giá trị tài sản vô hình – nợ

Ví dụ: Giả sử một công ty có giá trị tài sản ghi nhận trên bảng cân đối kế toán là 200 tỷ đồng, tổng nợ 150 tỷ đồng, như vậy giá trị ghi sổ của công ty là 50 tỷ. Hiện tại công ty có 2 triệu cổ phiếu đang lưu hành, như vậy giá trị ghi sổ của mỗi cổ phiếu là 25.000 VND. Nếu giá thị trường của cổ phiếu đang là 75.000 VND, thì P/B của cổ phiếu được tính như sau:

P/B = 75.000/25.000 = 3

Chỉ số P/E (Price to Earning ratio) là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) với thu nhập trên một cổ phiếu (EPS).

Ý nghĩa của chỉ số này thể hiện mức giá mà bạn sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu. Hay, bạn sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho cổ phiếu của một doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận (thu nhập) của doanh nghiệp đó.

Công thức tính chỉ số P/E:

Giá thị trường của cổ phiếu
P/E = ----------------------------------------------
Thu nhập trên một cổ phiếu

Ví dụ: Giả sử giá thị trường tại thời điểm 31/12/2020 của cổ phiếu X là 22.000 đồng, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) trong năm của công ty này là 2.000 đồng. Như vậy, P/E của cổ phiếu X là 11.

Đối với các nhà đầu tư, P/B và P/E đều là công cụ giúp họ tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua.

Nếu cổ phiếu của một doanh nghiệp có thị giá thấp hơn giá trị ghi sổ (P/B < 1), về mặt lý thuyết, bạn có thể mua tất cả cổ phiếu đang lưu hành của công ty, thanh lý tài sản và kiếm được lợi nhuận vì tài sản ròng có giá trị cao hơn vốn hóa cổ phiếu.

Nhưng không hẳn lúc nào điều này cũng là món hời. Một cổ phiếu duy trì P/B<1, có thể thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức.

Tuy nhiên, cũng có thể doanh nghiệp đang trong giai đoạn hồi phục (của một chu kỳ kinh doanh), kết quả kinh doanh dần cải thiện, lợi nhuận gia tăng, giúp giá trị sổ sách tăng lên, tốc độ tăng nhanh hơn thị giá cổ phiếu. Lúc này, có thể thị trường chưa đánh giá đúng giá trị công ty, cổ phiếu có tiềm năng tăng giá.

Với doanh nghiệp có chỉ số P/B ở mức cao, điều này có thể do thị trường đang kỳ vọng về triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai rất tốt. Vì thế các nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho giá trị sổ sách doanh nghiệp.

Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi nhà đầu tư xem xét các doanh nghiệp có mức độ tập trung vốn cao hoặc các công ty tài chính, bởi giá trị tài sản của các công ty này tương đối lớn.

Với P/E, nếu chỉ số này cao, điều này có thể là sự kỳ vọng của nhà đầu tư về việc tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó sẽ cao hơn trong tương lai.

Nhưng ngược lại, cũng có khả năng thị giá cổ phiếu đã tăng quá nhanh so với tốc độ tăng của hoạt động kinh doanh, dẫn tới P tăng nhanh hơn E, đẩy tỷ lệ này lên cao. Trong trường hợp này, có thể giá cổ phiếu đã bị thổi phồng quá mức.

Trước khi đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư thường xem xét và phân tích thị trường dựa trên các chỉ số như P/B, P/E, P/S,… Trong đó, chỉ số P/B là gì và cách tính của nó như thế nào? Hãy cùng ngân hàng số Timo tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây! 

Xem thêm:

  • Chỉ số P/E là gì?
  • Chỉ số P/S là gì?
  • Hệ số Beta trong chứng khoán là gì?

Menu

Chỉ số P/B là gì?

Chỉ số P/B (Price to Book Value Ratio) còn gọi là hệ số P/B hay tỷ số P/B. Chỉ số này được dùng để so sánh giá trị thực tế của cổ phiếu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. 

Hệ số P/B phụ thuộc nhiều vào các yếu tố, chẳng hạn như: doanh thu, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, ngành nghề kinh doanh, độ an toàn về mặt tài chính và các điều kiện kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất, GNP, GDP,… 

Tỷ số P/B là một công cụ hữu ích giúp nhà đầu tư thực hiện phán đoán cổ phiếu có đang bị định giá thấp hơn so với giá trị thực của nó không, từ đó đưa ra quyết định bán ra hoặc mua.

Ví dụ: 

Giá cổ phiếu Vinamilk ngày 27/5/2021 là 90.500 VND/cổ phiếu và có giá trị ghi sổ là 14.990 VND/cổ phiếu. Vậy tỷ số P/B = Giá cổ phiếu/Giá trị ghi sổ = 90.500/14.990 = 6.04.

Với tỷ số này, ta thấy được cổ phiếu của Vinamilk có tốc độ tăng trưởng cao. Các nhà đầu tư vô cùng kỳ vọng vào nó và sẵn sàng bỏ ra 6 đồng để có được 1 đồng vốn. 

Chỉ số p/b bao nhiêu là tốt
Chỉ số P/B để so sánh giá trị thực tế của cổ phiếu với giá trị ghi sổ của nó (Nguồn: Internet)

Ý nghĩa của chỉ số P/B

Trên thị trường chứng khoán, chỉ số P/B có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhà đầu tư. 

  • Hệ số P/B cho nhà đầu tư biết được giá cổ phiếu cao hay thấp hơn giá trị ghi sổ tại doanh nghiệp bao nhiêu lần. 
  • Nếu chỉ số P/B cao có nghĩa là thị trường đang kỳ vọng nhiều vào cổ phiếu này, công ty có thể kinh doanh tốt trong tương lai. Vì vậy, nhà đầu tư luôn sẵn sàng bỏ ra số tiền cao hơn giá trị ghi sổ của doanh nghiệp để sở hữu nó. 
  • Khi chỉ số P/B thấp nghĩa là các nhà đầu cảm thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không mấy khả quan. Vì thế họ chỉ có thể bỏ ra mức vốn thấp để mua cổ phiếu. Hoặc công ty đang trong quá trình hồi phục sau khủng hoảng, tình hình kinh doanh ngày càng tăng lên khiến giá trị ghi sổ cũng tăng. Vậy trong trường hợp này, cổ phiếu đang bị định giá thấp hơn so với giá trị thực. Đây là cơ hội giúp các nhà đầu tư mua và và thu lại lợi nhuận trong tương lai.

Cách tính chỉ số P/B

Các nhà đầu tư có thể dễ dàng tính được chỉ số P/B dựa trên công thức sau:

P/B = Giá trị thị trường của cổ phiếu/Giá trị sổ sách của cổ phiếu = Giá trị thị trường của cổ phiếu/[(Tổng tài sản – Tài sản vô hình – Nợ phải trả) ÷ Số lượng cổ phiếu đang lưu hành]

Trong đó: 

  • Giá trị ghi sổ của cổ phiếu được tính bằng công thức (Tổng giá trị tài sản – Tài sản vô hình – Nợ phải trả) / Số lượng cổ phiếu hiện đang lưu hành.
  • Thường giá trị tài sản vô hình không thể hiện ở phần báo cáo tài chính của công ty, vì thế có thể tạm coi giá trị ghi sổ của cổ phiếu = Vốn chủ sở hữu / Số lượng cổ phiếu hiện đang lưu hành = (Tổng giá trị tài sản – Nợ phải trả) / Số lượng cổ phiếu hiện đang lưu hành.
  • Giá thị trường của cổ phiếu tức là giá đóng cửa ở phiên gần nhất. 

Ví dụ: Một doanh nghiệp có giá trị ghi nhận là 200 tỷ đồng, tổng nợ là 150 tỷ đồng, vậy giá trị ghi sổ của doanh nghiệp là 50 tỷ. Doanh nghiệp có 2 triệu cổ phiếu đang lưu hành, vậy giá trị ghi sổ của mỗi cổ phiếu là 25.000 đồng. Giá trị thị trường của cổ phiếu là 100.000 đồng. Chỉ số P/B = 100.000/25.000 = 4.

P/B = 4 tức là giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên sàn chứng khoán cao gấp 4 lần giá trị sổ sách của nó. 

Chỉ số p/b bao nhiêu là tốt
Cách tính chỉ số P/B (Nguồn: Internet)

Chỉ số P/B bao nhiêu là tốt và hợp lý?

Trên thị trường chứng khoán vốn không có giá trị nào cụ thể để biết được P/B bao nhiêu là tốt. Tuy nhiên, các nhà đầu tư có kinh nghiệm đầu tư lâu năm cho rằng: 

  • Những doanh nghiệp có mức tăng trưởng cao, cổ phiếu mang lại thu nhập ổn định thì tỷ số P/B càng cao càng tốt. 
  • Ngược lại, nếu doanh nghiệp hướng về chất lượng nhiều hơn thì chỉ số P/B không cần quá cao. 

Nếu như bạn là nhà đầu tư mới, chỉ dựa vào chỉ số P/B để đầu tư thì bạn nên lựa chọn các doanh nghiệp có P/B nhỏ hơn 1,5. Như thế mức độ rủi ro sẽ được giảm đáng kể khi doanh nghiệp gặp phải biến động thị trường. Các doanh nghiệp có hệ số P/B thấp thường là những công ty chất lượng, khả năng xoay sở khi gặp rủi ro sẽ ổn định hơn.

Bên cạnh đó, nếu công ty có tình hình kinh doanh ở mức trung bình, tăng trưởng năm thua lỗ nhưng chỉ số P/B lại ở mức cao thì đây không phải là sự lựa chọn tốt. Vì vậy, bạn nên cân nhắc và tránh xa khi đầu tư.

Chỉ số p/b bao nhiêu là tốt
Tùy vào bản chất của từng công ty mà xem xét chỉ số P/B khác nhau (Nguồn: Internet)

Như vậy, ở bài viết này Timo đã giải đáp thắc mắc P/B là gì và cung cấp các thông tin cần thiết về chỉ số này. Với các nhà đầu tư, việc tìm hiểu các chỉ số là vô cùng cần thiết khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Tuy vậy, khi mới tìm hiểu và chưa có nhiều kinh nghiệm, muốn đầu tư mang về lợi nhuận cao và an toàn thì có thể tìm hiểu về việc đầu tư Quỹ mở tại VinaCapital. Xem thêm Đầu tư Quỹ mở là gì?

Với các danh mục đầu tư đa dạng, tiềm năng cao thì lợi nhuận mà VinaCapital mang đến cho các nhà đầu tư luôn thuộc mức cao ổn định và vượt trội theo từng năm. Dưới đây là bảng hoạt động của các Quỹ của VinaCapital:  

Tại ngày 02-12-2021Lợi nhuận từ đầu năm (2021) (%)Lợi nhuận 1 năm (%)Lợi nhuận trung bình 3 năm (%)Lợi nhuận trung bình 5 năm (%)Lợi nhuận trung bình từ ngày thành lập VFF (Thành lập ngày 01-04-2013)6,87,17,07,37,6VIBF (Thành lập ngày 02-07-2019)37,042,4––19,6VEOF (Thành lập 01-07-2014)57,069,224,217,214,1VESAF (Thành lập ngày 18-04-2017)68,083,231,1–23,2Nguồn: VinaCapital

Xem thêm: Danh mục đầu tư Quỹ mở VinaCapital.

Để tiện lợi và dễ dàng theo dõi quá trình đầu tư vào VinaCapital, bạn có thể mở tài khoản miễn phí và tham gia đầu tư tại app Timo Digital Bank. Với sự minh bạch và an toàn của Timo, việc đầu tư vào VinaCapital của bạn vừa nhanh chóng lại mang lại hiệu quả cao. Tải app ngay nhé!

Chỉ số P trên B là gì?

Chỉ số P/B (Price-to-Book ratio) là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó.

P B thể nào là cao?

3. Ý nghĩa của chỉ số P/B.

Chỉ số P S bao nhiêu là tốt?

Không có con số tuyệt đối nào chính xác để khẳng định rằng P/S là tốt nhất, bản chất sử dụng P/S trong phân tích là phương pháp định giá tương đối. Nhiều chuyên gia cho rằng, nên so sánh chỉ số P/S qua từng thời kỳ, kết hợp với các chỉ số khác để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau.

Thể nào là chứng khoán tốt?

Cổ phiếu tốt là cổ phiếu có tiềm năng tăng giá, đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Với định nghĩa này, dù là cổ phiếu vốn hóa lớn hay nhỏ cũng có thể là cổ phiếu tốt.