Chi phí xây dựng sàn thương mại điện tử

Sở hữu một cửa hàng trực tuyến là việc mà bất kỳ doanh nghiệp hay nhà bán lẻ nào cũng nên cân nhắc. Trên thực tế, mua sắm trực tuyến là một trong những lý do phổ biến nhất mà mọi người sử dụng Internet. Vào năm 2019, báo cáo của Statista ghi nhận doanh số thương mại điện tử bán lẻ trên toàn thế giới lên tới 3,53 nghìn tỷ đô. Chưa dừng lại ở đó, doanh thu bán lẻ trực tuyến dự kiến sẽ tăng lên 6,54 nghìn tỷ đô vào năm 2022. Khi nghĩ đến việc xây dựng website bán hàng, chi phí là một trong những yếu tố bạn cần cân nhắc. Trong bài viết này, CO-WELL sẽ chỉ ra những yếu tố cần cân nhắc đó và cách tính chi phí làm website bán hàng của bạn.

Đọc thêm: Những tính năng mà một website bán hàng luôn phải có

A. Những yếu tố cần cân nhắc trước khi xây dựng website bán hàng

Chí phí là yếu tố quan trọng, nhưng trước khi tìm hiểu các khoản phí, bạn cần thực sự hiểu website của mình. Ít nhất, bạn cần đảm bảo rằng website có đủ những chức năng bạn cần. Nếu có thể hình dung và phác thảo lại website của mình, bạn thậm chí có thể tiết kiệm được những khoản không cần thiết hoặc tránh phải mua những extensions [tiện ích bổ sung] khác.

1. Bạn muốn một website bán hàng như thế nào?

Website của bạn bán hàng cho ai?

Hiểu rõ về website của mình rất quan trọng khi bạn muốn xác định chi phí làm website bán hàng. Một website bán sản phẩm sẽ khác một website bán dịch vụ. Nếu bạn cần bán sản phẩm, bạn cần xác định cửa hàng của mình sẽ có bao nhiêu sản phẩm. Cùng với đó, bạn cần phân bổ mặt hàng có sẵn, mặt hàng tồn kho,…Bạn cũng cần biết mình bán cho doanh nghiệp khác [B2B] hay cho người tiêu dùng [B2C].

Website bán hàng của bạn cần những tính năng gì?

Với bước này của quá trình lập kế hoạch xây dựng website bán hàng, hãy cụ thể nhất có thể. Một số dịch vụ hoặc sản phẩm có thể có các yêu cầu khác nhau về các tính năng trong cửa hàng trực tuyến của bạn. Những nhu cầu này sẽ giúp bạn thu hẹp danh sách các nền tảng thương mại điện tử cần xem xét. Ví dụ

  • Bạn sẽ cần một cửa hàng trực tuyến có nhiều ngôn ngữ, đa dạng cổng thanh toán?
  • Website của bạn có cần có các chức năng đăng nhập nâng cao?
  • Người dùng có thể kết nối với email hay tài khoản mạng xã hội?
  • Giao diện của website có cần tuân thủ theo nhận dạng thương hiệu của bạn [logo, màu sắc] hay không?

2. Bạn có dự định bán hàng trực tuyến không?

Trong bối cảnh dịch COVID-19, việc mua sắm trực tuyến lên ngôi, nhiều nhà bán lẻ cũng không nằm ngoài cuộc đua này.Việc dành một khoản chi phí làm website bán hàng giúp những cửa hàng truyền thống vươn ra những vùng đất xa hơn. Website bán hàng của bạn có thể đóng vào một cửa hàng trực tuyến, cũng có thể cho phép khách hàng mua hàng trực tuyến và nhận tại của hàng. Các lựa chọn này sẽ giúp mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp. Đây cũng là điều bạn cần lưu ý khi muốn mở một cửa hàng online.

3. Ngân sách phát triển website của bạn là bao nhiêu?

Khi bạn bắt đầu nghiên cứu các giải pháp thương mại điện tử, bạn sẽ rất dễ bị sa đà bởi tất cả các tùy chọn tính năng và thiết kế tùy chỉnh [customized templates] khác nhau. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải cắt giảm các khoản chi phí làm website bán hàng trước khi bạn bắt đầu triển khai. Hãy xem những tính năng nào bạn thực sự cần? Những tiện ích bổ sung [extensions] nào phù hợp với bạn? Tạo cho mình danh sách các hạng mục bạn cần và luôn bám sát vào đó trong phạm vi ngân sách của mình.

4. Những yếu tố khác cần xem xét

Bạn sẽ quản lý kho bãi, hàng tồn kho như thế nào?

Việc bán hàng trực tuyến cũng không chỉ đơn giản là đăng hình ảnh lên website và chờ người mua. Giống với cửa hàng truyền thống, bạn cũng phải quản lý hàng tồn kho. Đối với hàng tồn kho, bạn đã có không gian/ kho chứa hàng chưa. Nếu bạn đã sỡ hữu hệ thống quản lý hàng tồn kho, bạn có thể tìm một nền tảng thương mại điện tử có thể tích hợp hệ thống của bạn. Còn nếu bạn chưa sở hữu hệ thống quản lý của mình và đang nghĩ đến việc phát triển nó, hãy tìm hiểu dịch vụ Giải pháp doanh nghiệp của CO-WELL Asia.

Các tùy chọn vận chuyển của bạn là gì?

Bên cạnh quản lý hàng tồn kho, bạn cũng cần xem xét về các tùy chọn vận chuyển mà bạn muốn cung cấp cho khách hàng mua sắm trực tuyến ở website của bạn. Khả năng xử lý các nhu cầu về vận chuyển của bạn đến đâu? Bạn sẽ tự vận chuyển, thuê người vận chuyển, hay hợp tác với các đơn vị vận chuyển? Việc vận chuyển hàng quốc tế sẽ diễn ra như thế nào? Tất cả những lựa chọn vận chuyển mà bạn muốn áp dụng đều phụ thuộc vào bạn. Miễn là bạn xem xét kỹ quy mô cửa hàng, phạm vi bán hàng và khả năng quản lý của bạn.

Tùy chọn thanh toán của cửa hàng

Tương tự với việc vận chuyển, các tùy chọn thanh toán trong cửa hàng trực tuyến của bạn cũng cần phù hợp với nhu cầu bán hàng của bạn. CO-WELL Asia đã đề cập đến các cổng thanh toán đối với những website thương mại điện tử trước đây.

B. Xác định chi phí làm website bán hàng dựa trên những hạng mục nào?

Có nhiều biến số khác nhau ảnh hướng tới chi phí chung của việc xây dựng một cửa hàng trực tuyến. Một số cửa hàng thương mại điện tử tốn vài trăm đô la để thiết lập trong khi những cửa hàng khác có thể tốn hàng chục nghìn, thậm chí vài trăm nghìn đô la. Tuy nhiên, nhìn chung, khi xây dựng cửa hàng trực tuyến, bạn sẽ phải chi tiền cho một số hạng mục:

  • Phần mềm thương mại điện tử
  • Tên miền
  • Chí phí hosting
  • Chứng chỉ SSL
  • Chi phí xử lý thanh toán
  • Thiết kế cửa hàng trực tuyến
  • Tiện ích bổ sung [add-ons] và tiện ích mở rộng [extension]

C. Chi phí làm website bán hàng: Xây dựng hạ tầng website

1. Chi phí làm website bán hàng: Chọn nền tảng phù hợp

Các nền tảng TMĐT có nhiều mức chi phí tùy thuộc vào các tính năng có sẵn, dịch vụ mà các nền tảng này cung cấp. Lựa chọn nền tảng phù hợp là một bước quan trọng trong việc xây dựng website bán hàng. Hãy cùng xem qua một số nền tảng mà bạn có thể cân nhắc.

BigCommerce và các ưu điểm:

Dễ sử dụng

BigCommerce là một trong những nền tảng TMĐT phổ biến nhất. Nền tảng này có nhiều tính năng, dễ sử dụng và giúp các doanh nghiệp thiết lập và vận hành của hàng nhanh chóng. Với UX  rất tinh gọn, BigCommerce giúp bạn dễ dàng xây dựng các website  đẹp, ngay cả khi bạn chưa có kinh nghiệm. Khi bạn đã thiết lập xong website bán hàng, bạn sẽ dễ dàng đến với một trang cửa hàng để thêm sản phẩm và quản lý đơn đặt hàng.

Kết nối đa dạng nền tảng

Một lợi thế tiềm năng khác của BigCommerce chính là các plug-in được tích hợp sẵn cho các hệ thống quản lý nội dung [CMS] và hệ thống DXP như WordPress, Bloomreach, Drupal, v.v. Điều này có nghĩa là nếu bạn đã sử dụng một trong các hệ thống này để vận hàng trang web của mình, bạn có thể kết nối BigCommerce trên phần phụ trợ và tiếp tục sử dụng hệ thống mà bạn đã làm việc quen thuộc.

SaaS đa năng

BigCommerce là nhà cung cấp phần mềm dưới dạng dịch vụ [SaaS]. Có nghĩa là về cơ bản, bạn đang thuê phần mềm và dịch vụ hosting của họ. Nền tảng SaaS tự động cập nhật, vì vậy bạn luôn có phiên bản mới nhất mà không cần lo lắng về việc bảo trì.

Với SaaS, bạn không phải lo lắng về việc thay đổi nhà cung cấp dịch vụ hosting khi doanh nghiệp của bạn mở rộng quy mô. Tất cả đã được bao gồm trong phí hàng tháng của bạn.

Magento – cộng đồng TMĐT lớn nhất hiện nay

Magento là nền tảng TMĐT vô cùng mạnh mẽ và có độ tùy chỉnh vô cùng cao. Điều này có nghĩa là bạn có thể chỉnh sửa trang TMĐT của mình theo ý muốn. Các nhà phát triển ngay nay cũng đã phát hành rất nhiều templates, cùng với extensions miễn phí cho Magento. Tuy nhiên, sử dụng Magento cần nhiều kỹ năng lập trình và hiểu biết kỹ thuật. Mặc dù Magento là mã nguồn mở với cộng đồng sử dụng lớn, nhưng bạn vẫn nên nhờ tới những chuyên gia trong lĩnh vực TMĐT khi làm việc với Magento.

Shopify

Các thương hiệu mới bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử có thể chọn bắt đầu trên cửa hàng Shopify. Nhiều doanh nghiệp lớn hơn hơn, nhu cầu phức tạp hơn, thường lựa chọn Magento bởi tính linh hoạt.

Shopify được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ muốn tạo website thân thiện với người dùng. Nếu bạn không biết coding, lập trình, Shopify sẽ hỗ trợ bạn với việc kéo thả trên website. Với Shopify, bạn có thể nhanh chóng tạp một website bán hàng. Nhưng nếu muốn bổ sung nhiều tính năng, có thể bạn sẽ phải cài đặt/ mua thêm tiện ích. Hoặc phức tạp hơn, bạn sẽ cần đến các nhà phát triển để lập trình.

2. Chi phí tên miền

Tên miền có thể được trả theo năm hoặc vài năm một lần. Mua một tên miền thường tốn từ $ 2 đến $ 20 mỗi năm, theo GoDaddy. Giá phụ thuộc vào nơi bạn mua và những tiện ích mở rộng bạn nhận được. chẳng hạn như .com hoặc .shop. Nếu bạn mua qua bán tư nhân hoặc đấu giá, chi phí sẽ đắt hơn, nhưng khả năng cao là bạn sẽ có được tên miền bạn muốn.

Tham khảo: Những lưu ý khi chọn tên miền

3. Chi phí hosting/ máy chủ

Sau khi bạn đăng ký một tên miền, bước tiếp theo là tìm một máy chủ lưu trữ web. Các nền tảng TMĐT nói trên đều được lưu trữ trên đám mây [cloud] và cung cấp dịch vụ web hosting theo gói đăng ký. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ không phải tìm kiếm dịch vụ lưu trữ của bên thứ ba nữa.

Nếu bạn muốn tự mua hosting riêng, chi phí dao động từ $ 80- $ 730 mỗi tháng. Chi phí dao động lớn như vậy nó phụ thuộc vào lượng lưu lượng truy cập website của bạn. Cùng với đó là các tính năng của trang web và các dịch vụ tự động, chẳng hạn như sao lưu website.

4. Chi phí chứng chỉ SSL

Chứng chỉ SSL có giá dao động từ $ 20- $ 70 mỗi năm. Đây là phần ít tốn kém nhất trong chi phí làm website bán hàng. Nhưng nó cung cấp sự bảo mật qua mạng cần thiết để khách hàng truy cập và mua sắm trên trang của bạn. Đôi khi, SLL là yếu tố để các công cụ tìm kiếm xếp hạng trang web của bạn. Ngoài ra, một số nhà cung cấp dịch vụ hosting cũng cung cấp cả SSL đính kèm trong gói dịch vụ của họ.

5. Chi phí xử lý thanh toán.

Chi phí xử lý thanh toán phụ thuộc vào loại thanh toán bạn muốn cung cấp trong quá trình thanh toán – chẳng hạn như PayPal hoặc các thẻ tín dụng khác nhau – loại tiền tệ bạn sẽ chấp nhận và khu vực bạn sẽ bán.

Tham khảo: Những loại cổng thanh toán phổ biển ở Việt Nam

D. Chi phí làm website bán hàng: Đầu tư khôn ngoan cho thiết kếwebsite

Chi phí cho thiết kế là một phần của chi phí làm website bán hàng. Nếu bạn muốn tạo ra những trải nghiệm người dùng [UX] độc đáo, cùng với giao diện [UI] bắt mắt, phản ánh thương hiệu của bạn, bạn nên đầu tư cho thiết kế.

Một số phần căn bản của chi phí thiết kế website là:

1. Chi phí cho thiết kế và theme [chủ đề] của website

Tất cả các nền tảng thương mại điện tử nêu trên đều có các chủ đề thiết kếwebsite bán hàng để bạn lựa chọn. Một số chủ đề miễn phí hoặc phải trả phí. Chi phí cho các chủ đề cũng trải rộng từ $10 – $99.

Đối với Magento – vốn là cộng đồng khổng lồ, bạn có thể dễ dàng tìm được những chủ đề miễn phí. Ví dụ, bạn sở hữu một cửa hàng làm bánh và muốn mở website bán hàng. Bạn có thể tra “Free Magento theme for bakery” hay “Kitchen theme for Magento” để được gợi ý những mẫu thiết kế phù hợp với tiệm bánh online của bạn.

2. Chi phí cho các add-on, plugin và extension

Cho dù tối tân đến đâu, những dịch vụ, tiện ích có sẵn của các nền tảng TMĐT thường sẽ chỉ phục vụ được nhu cầu rất cơ bản của các cửa hàng trực tuyến. Vì vậy, một khoản các của chi phí làm website bán hàng mà bạn sẽ phải tính đến đó là chi phí cho các tiện ích bổ sung và tiện ích mở rộng. Với Magento, tương tự như kho chủ đề khổng lồ, ở marketplace của Magento, hàng nghìn nhà phát triển đã cho ra đời trăm nghìn bộ tiện ích, từ miễn phí đến trả phí cho bạn.

E. Chi phí bao nhiêu để có người xây dựng trang web thương mại điện tử?

Bên cạnh tự phát triển website bán hàng, bạn có thể nghĩ đến việc thuê đội ngũ phát triển website chuyên nghiệp. Chi phí thuê ngoài sẽ phụ thuộc nhiều vào tính năng của website và độ phức tạp mà bạn yêu cầu. 

Các nhà phát triển có thể làm những việc sau:

  • Phát triển web back-end
  • Thiết kế UI / UX
  • Các giải pháp, chiến lược marketing
  • Phát triển ứng dụng dành cho thiết bị di động
  • Phát triển phần mềm tùy chỉnh

Thuê nhà phát triển thương mại điện tử là một khoản chi phí làm website bán hàng không nhỏ. Tuy nhiên, với chuyên môn và kinh nghiệm, họ sẽ biết những gì bạn thực sự cần và tránh bỏ những khoản phí dư thừa.

F. Chi phí làm website bán hàng phải trả định kỳ

Một sốkhoản chi phí làm website bán hàng là phí trả trước, nhưng những chi phí khác là chi phí định kỳ theo tháng hoặc theo năm. Bạn nên nắm được những khoản phí này để chuẩn bị về tài chính.

Dưới đây là một số chi phí định kỳ liên quan đến chức năng của website bán hàng:

Bản sao lưu dữ liệu [backup data]

Điều này đảm bảo tất cả thông tin được lưu trữ trên trang web của bạn sẽ được giữ an toàn, không xảy ra vấn đề gì. Nếu không sao lưu dữ liệu thường xuyên, bạn có thể mất tiền và thậm chí là khách hàng. Chi phí liên quan đến việc sao lưu dữ liệu thường phụ thuộc vào kích thước tệp website của bạn.

Quản lý hàng tồn kho

Một cửa hàng trực tuyến cần có chi phí quản lý hàng tồn kho, cùng với chi phí vận chuyển, dù là tự vận chuyển hay thuê bên thứ ba.

Bảo mật

Ngoài chứng chỉ SSL, bạn sẽ cần phần mềm bảo mật để bảo vệ doanh nghiệp của bạn và thông tin của doanh nghiệp khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài. Đây thường là phí hàng tháng, dựa trên đăng ký của bạn.

E-mail Marketing

Giao tiếp thường xuyên với khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại có thể giúp duy trì nguồn doanh thu của bạn. Một số giải pháp marketing qua email có thể có gói miễn phí hoặc trả phí hàng tháng, tùy thuộc vào kích thước danh sách liên hệ email của bạn.

Tiếp thị sản phẩm

Các digital marketing như SEO, quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột [PPC] và sử dụng mạng xã hội sẽ tốn một khoản chi phí. Tiếp thị sản phẩm sẽ giúp khách nâng cao nhận thức về thương hiệu của bạn để hướng lưu lượng truy cập đến website bán hàng của bạn.

KẾT

Như vậy, mặc dù các khoản chi phí làm website bán hàng không cố định và có thể biến động trong một khoảng giá lớn, nhưng bạn có thể tạo lập và vận hàng một cửa hàng trực tuyến với giá dưới 1000 đô la, tùy thuộc vào các tính năng bạn cần để doanh nghiệp của mình thành công. Điều quan trọng là, bạn cần chọn chính xác những gì bạn cần và chỉ trả tiền cho những tính năng đó. Kết hợp hình thức bán hàng truyền thống và trực tuyến mang lại tiềm năng lớn để mở rộng phạm vi tiếp cận của bạn và tăng doanh số bán hàng. Hãy tính toán ngay bây giờ và quyết định xem hình thức kinh doanh này có đáng để đầu tư cho doanh nghiệp của bạn hay không.

Video liên quan

Chủ Đề