Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống tội phạm

Công an tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Hội nghị bàn giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm về ma túy. Đại tá Dương Văn Tiến, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh chủ trì hội nghị.

Thời gian qua, tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh tiếp tục diến biến phức tạp. Nguồn ma tuý thâm nhập vào địa bàn tỉnh chủ yếu là từ biên giới tỉnh Hủa Phăn [Lào] và từ các tỉnh Sơn La, Hoà Bình, Nghệ An vào Thanh Hoá hoặc qua địa bàn Thanh Hoá đến các tỉnh khác tiêu thụ.

Qua rà soát của các lực lượng chức năng, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 38 điểm, tụ điểm phức tạp về ma tuý, với gần 5 nghìn người nghiện có hồ sơ quản lý.

Với mục tiêu kiềm chế và đấu tranh làm giảm tội phạm, tệ nạn ma tuý, thời gian qua lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý Công an tỉnh đã chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp xây dựng phương án, kế hoạch triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy. Chỉ tính từ năm 2021, lực lượng Cảnh điều tra tội phạm về ma tuý toàn tỉnh đã phát hiện, bắt giữ 1.266 vụ, 1.899 đối tượng phạm tội và vi phạm pháp luật về mà tuý; khởi tố 1.044 vụ, 1.416 bị can; triệt xóa 6 tụ điểm, 86 điểm phức tạp về ma túy; thu giữ gần 8 kg heroin, 14,5 kg thuốc phiện, hơn 44,7 kg và 214.416 viên ma tuý tổng hợp; 6,8kg các loại ma túy khác cùng nhiều vũ khí, tang vật khác có liên quan.

Tại hội nghị, sau khi nghe các báo cáo đánh giá khái quát tình hình, kết quả công tác phòng chống tội phạm về ma túy trong thời gian qua; các đại biểu đã thảo luận làm rõ hơn về những kết quả đạt được; chỉ ra những khó khăn vướng mắc và những vấn đề còn tồn tại, bất cập…từ đó đưa ra kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm ma túy thời gian tới.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Đại tá Dương Văn Tiến, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đạt được của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị Công an trong tỉnh, cần tiếp tục quán triệt, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Bộ Công an, của Tỉnh và Công an tỉnh về công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm ma túy; tham mưu cấp ủy, chính quyền, các ngành, các cấp huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tích cực tham gia phòng ngừa đấu tranh, tố giác tội phạm và tệ nạn về ma tuý; quản lý giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi, người nghiện tại gia đình; tạo công ăn việc làm cho người nghiện sau cai…

Đồng chí Phó Giám đốc nhấn mạnh: Trong thời gian tới, để kiềm chế và đấu tranh làm giảm tội phạm, tệ nạn ma tuý, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy phải nâng cao hiệu quả công tác nghiệp vụ cơ bản, đảm bảo chủ động kiểm soát tình hình, không đi sau đối tượng; áp dụng phương châm “chặn cung, giảm cầu”, tập trung đấu tranh, xác lập các chuyên án triệt xóa các đường dây, điểm, tụ điểm mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy; quản lý chặt chẽ số người nghiện ma túy, người sử dụng trái phép chất ma túy; tăng cường công tác lập hồ sơ đưa người nghiện đi cơ sở cai nghiện; tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo của người đứng đầu Công an các cấp và lực lượng nòng cốt là Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy phải nhận thức đẩy đủ, xuyên suốt tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ để chủ động, sẵn sàng đưa ra các giải pháp sáng tạo, hiệu quả góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên mặt trận phòng chống ma túy./.

Anh Phương

Mục lục bài viết

  • I. Mở đầu vấn đề
  • II. Nhiệm vụ và giải pháp trong công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới
  • 1. Nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác phòng, chống tội phạm
  • 2. Chủ động phòng ngừa tội phạm
  • 3. Tuyên truyền về công tác phòng, chống tội phạm
  • 4. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
  • 5. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật trong công tác phòng, chống tội phạm
  • 6. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tấn công trấn áp, điều tra, xử lý tội phạm
  • 7. Thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự
  • 8. Kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác phòng, chống tội phạm
  • 9. Ứng dụng khoa học công nghệ và huy động các nguồn lực phục vụ phòng, chống tội phạm
  • 10. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm

Cơ sở pháp lý liên quan và được sử dụng trong bài viết:

- Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

- Kết luận số 13-KL/TW ngày 16 tháng 8 năm 2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Chính trị [Khóa X] về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới;

- Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 13 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thực hiện Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án;

- Quyết định 1944/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

I. Mở đầu vấn đề

Vào ngày 18/11/2021, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã ký Quyết định 1944/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

Theo đó, một trong những mục tiêu, yêu cầu cụ thể của Chương trình là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm tham nhũng, cụ thể như sau:

- Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các vụ án về kinh tế, chức vụ, tham nhũng, tiêu cực.

- Nâng tỷ lệ giải quyết và kết thúc điều tra các vụ án tham nhũng năm sau cao hơn năm trước; nâng tỷ lệ thu hồi, kê biên, phong tỏa tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng đạt trên 60%.

- Đảm bảo 100% các vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đều được chuyển ngay đến cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Nâng tỷ lệ thu hồi, kê biên, phong tỏa tài sản tham nhũng đạt trên 60% [Ảnh minh họa]

Cũng theo Chương trình này, để đạt mục tiêu vừa nêu, cần thực hiện một số nhiệm vụ giải pháp sau:

- Thường xuyên mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng,...

- Nâng cao chất lượng công tác điều tra, đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án hình sự, nhất là các vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, những vụ án do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

- Tăng cường các biện pháp chống oan sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, nghiêm cấm bức cung, dùng nhục hình. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tư pháp trong điều tra, truy tố, xét xử các loại tội phạm đảm bảo kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật.

+Chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý nghiêm minh những hành vi tham nhũng, tiêu cực, bao che, dung túng, tiếp tay cho tội phạm và vi phạm pháp luật.

II. Nhiệm vụ và giải pháp trong công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới

TheoQuyết định 1944/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới có quy định chi tiết về nhiệm vụ và giải pháp trong nội dung này, theo đó Luật Minh Khuê húng tôi biên soạn tương ứng trên các mục dưới đây:

1. Nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác phòng, chống tội phạm

- Tổ chức quán triệt, thực hiện Kết luận số 13-KL/TW ngày 16 tháng 8 năm 2021 của Bộ Chính trị [Khóa X] về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới [Kết luận số 13- KL/TW ngày 16 tháng 8 năm 2021 của Bộ Chính trị], gắn kết chặt chẽ giữa phòng, chống tội phạm với triển khai hiệu quả Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch Covid-19, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; xác định công tác phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên và lâu dài; thực hiện mọi nơi, mọi lúc, mọi địa bàn, lĩnh vực, có trọng tâm, trọng điểm.

- Phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, trách nhiệm nêu gương của mỗi cán bộ, đảng viên; sự chỉ đạo, điều hành của thủ trưởng các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội; trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự. Củng cố, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức trong công tác phòng, chống tội phạm.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện cụ thể, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng bộ, ngành, địa phương; lồng ghép với việc thực hiện các nghị quyết, chương trình, kế hoạch phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự của Quốc hội, Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh ở trung ương và địa phương.

- Củng cố, kiện toàn các Ban Chỉ đạo có liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm từ trung ương đến địa phương bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên, gắn với trách nhiệm quản lý từng địa bàn, lĩnh vực.

- Xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu ở những nơi để tội phạm tăng, phức tạp, lộng hành, kéo dài nhưng không có biện pháp giải quyết kịp thời, triệt để gây bức xúc trong Nhân dân.

Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách trong công tác phòng, chống tội phạm, luôn nỗ lực hành động vì mục đích chung theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 14-KL/TW ngày 22 tháng 9 năm 2021.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện; định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, kịp thời giải quyết những vấn đề nổi lên trong công tác phòng, chống tội phạm.

2. Chủ động phòng ngừa tội phạm

Cụ thể đó là giải pháp: "Chủ động phòng ngừa tội phạm, kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ; phòng ngừa từ sớm, từ xa, từ cơ sở là chính, lấy cơ sở là địa bàn trọng tâm nhằm giảm bền vững các loại tội phạm và giảm tỷ lệ phạm tội lần đầu." Theo đó:

- Tổ chức giải quyết tốt những vấn đề về an sinh xã hội, an dân, có giải pháp cụ thể ổn định và nâng cao đời sống Nhân dân, đặc biệt là đối với các nhóm đối tượng bị tác động, ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19; các vấn đề xã hội trong và sau dịch bệnh là nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm [như: vấn đề việc làm, thu nhập, dịch chuyển dân cư và người lao động v.v..].

- Phát huy vai trò các tổ hòa giải, các tổ chức chính trị xã hội kịp thời phát hiện, giải quyết các mâu thuẫn, xung đột xã hội, nhất là liên quan đến vấn đề đất đai, môi trường, thực hiện chế độ chính sách, quan hệ lao động, không đề phát sinh vụ việc phức tạp, hình thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự; xây dựng “thế trận lòng dân”.

- Tổ chức rà soát, khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước, không để tội phạm lợi dụng các chủ trương, chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và phòng, chống dịch bệnh để trục lợi, vi phạm pháp luật.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và người dân tham gia phòng ngừa tội phạm, huy động sức mạnh của Nhân dân trong phòng, chống tội phạm.

- Tăng cường phối hợp quản lý, giáo dục đối tượng ở địa bàn cơ sở, nhất là nhóm đối tượng có nguy cơ phạm tội hoặc tái phạm tội, như: người sử dụng trái phép chất ma túy, đối tượng “ngáo đá”, người bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, số mới được đặc xá, tha tù v.v... Thực hiện phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” trong công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống dịch bệnh.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng ngừa nghiệp vụ của các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm thuộc lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Hải quan, Kiểm lâm...

3. Tuyên truyền về công tác phòng, chống tội phạm

- Thực hiện có hiệu quả các hình thức tuyên truyền phòng, chống tội phạm, nâng cao nhận thức pháp luật cho Nhân dân, nhất là thanh thiếu niên, người lao động, học sinh, sinh viên... ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, biển đảo.

- Đấu tranh phản bác mạnh mẽ những quan điểm, tư tưởng sai trái, xuyên tạc, thông tin không đúng sự thật về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kết quả công tác phòng, chống tội phạm bảo đảm an ninh, trật tự.

- Chú trọng truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, công nghệ số, các trang mạng xã hội, hệ thống thông tin cơ sở; huy động sự tham gia của các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin, người có uy tín, có ảnh hưởng trong cộng đồng dân cư... để phối hợp tuyên truyền, phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau và đặc điểm của từng địa phương, từng lĩnh vực.

- Triển khai các đợt cao điểm truyền thông phòng, chống tội phạm nói chung, từng loại tội phạm nói riêng, như: tội phạm mua bán người, tội phạm về ma túy... Tổ chức truyền thông phòng, chống tội phạm trong các cơ sở giáo dục, đào tạo phù hợp với quy định hiện hành.

4. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

- Tổ chức thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với các phong trào, cuộc vận động khác, như: Phong trào thi đua yêu nước; phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.

- Tiếp tục xây dựng, nhân rộng các mô hình tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải tham gia phòng, chống tội phạm, phát huy vai trò lực lượng Công an cấp xã trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo đảm an ninh, trật tự ngay từ cơ sở.

- Nâng cao hiệu quả giám sát và thực hiện giải quyết các kiến nghị, khiếu nại của Nhân dân ở địa bàn cơ sở. Xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng phong trào; tổ chức hiệu quả, thiết thực Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 19/8 hằng năm.

- Thực hiện hiệu quả Luật Thi hành án hình sự, Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng, góp phần hạn chế tình trạng tái phạm tội. Tổ chức nghiên cứu có giải pháp phù hợp, nhất là trong hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giáo dục các đối tượng tại địa bàn cơ sở...

5. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật trong công tác phòng, chống tội phạm

Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo hành lang pháp lý phù hợp, đầy đủ phục vụ công tác phòng, chống tội phạm; Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, hướng dẫn thi hành pháp luật có liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo đảm các quy định mới được thi hành kịp thời, thống nhất, phù hợp với thực tiễn.

6. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tấn công trấn áp, điều tra, xử lý tội phạm

- Tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả 15 đề án thuộc Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030; các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác đấu tranh chống tội phạm mua bán người, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen”, tội phạm giết người...

- Làm tốt công tác nắm tình hình, thống kê, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình tội phạm. Xây dựng, thực hiện hiệu quả các phương án, kế hoạch đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, nhất là trong và sau đại dịch bệnh Covid-19, các loại tội phạm gây bức xúc trong Nhân dân, tạo môi trường xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh.

- Thường xuyên mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, tội phạm lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để hoạt động, tội phạm về ma túy, tội phạm xâm hại phụ nữ, trẻ em, tội phạm trên không gian mạng, tội phạm về môi trường, tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng, tội phạm liên quan đến kinh doanh đa cấp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản...

- Tổ chức tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo đúng quy định của pháp luật. Tăng cường việc thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

- Nâng cao chất lượng công tác điều tra, đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án hình sự, nhất là các vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, những vụ án do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo. Tăng cường các biện pháp chống oan sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, nghiêm cấm bức cung, dùng nhục hình. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tư pháp trong điều tra, truy tố, xét xử các loại tội phạm đảm bảo kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật.

- Chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý nghiêm minh những hành vi tham nhũng, tiêu cực, bao che, dung túng, tiếp tay cho tội phạm và vi phạm pháp luật.

7. Thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự

- Tổ chức khai thác, phát huy giá trị, hiệu quả của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Căn cước công dân để chuyển đổi phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý xã hội, quản lý cư trú, quản lý người nước ngoài phục vụ phòng, chống tội phạm; tổ chức kết nối, khai thác hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư với các hệ thống dữ liệu có liên quan phục vụ xây dựng, hoạch định chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần phòng ngừa tội phạm.

- Thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự. Tăng cường quản lý, kiểm tra, hướng dẫn, rà soát các cơ sở kinh doanh ngành nghề đầu tư có điều kiện về an ninh, trật tự, như: Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ lưu trú [nhà nghỉ, nhà trọ, khách sạn], nhà hàng, quán bar, karaoke, massage, vũ trường; các địa bàn khu công nghiệp, khu chế xuất, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, địa bàn giáp ranh nơi tội phạm thường lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội.

- Đẩy mạnh thực hiện các phương án thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tàng trữ trái phép ngoài xã hội. Thực hiện nghiêm Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 tháng 2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo.

8. Kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác phòng, chống tội phạm

- Tổ chức kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác phòng, chống tội phạm từ trung ương đến địa phương, đảm bảo gọn đầu mối, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng lực lượng Công an nhân dân đến năm 2030 cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

- Tăng cường lực lượng, cơ sở vật chất cho lực lượng trực tiếp đấu tranh với tội phạm thuộc Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Hải quan, Kiểm lâm... để kịp thời giải quyết các vấn đề phức tạp về tội phạm nảy sinh ngay từ đâu và tại cơ sở.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan bảo vệ pháp luật đảm bảo yêu cầu công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; có cơ chế sàng lọc, thay thế, luân chuyển những người không đủ năng lực công tác, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật trong phòng, chống tội phạm. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật... cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác phòng, chống tội phạm.

9. Ứng dụng khoa học công nghệ và huy động các nguồn lực phục vụ phòng, chống tội phạm

- Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phòng, chống tội phạm, nhất là quản lý thông tin, dữ liệu phục vụ hoạch định chính sách có liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm trong giai đoạn mới.

- Ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước, đồng thời tổ chức huy động các nguồn lực hợp pháp khác phục vụ công tác phòng, chống tội phạm.

- Tổ chức quản lý, sử dụng hiệu quả Quỹ phòng, chống tội phạm trung ương và các địa phương, đảm bảo đúng quy định pháp luật; tổ chức vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tạo nguồn vốn cho Quỹ phòng, chống tội phạm trung ương; kịp thời có hình thức biểu dương, nhân rộng các tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong phòng, chống tội phạm.

10. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm

- Tiếp tục tổ chức tham gia, ký kết, thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống tội phạm, tương trợ tư pháp về hình sự... mà Việt Nam là thành viên.

- Thực hiện hiệu quả công tác đối ngoại, ngoại giao Nhân dân và hợp tác với các nước có chung đường biên giới đất liền ở cả 4 cấp [Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã] để chủ động phòng ngừa tội phạm từ sớm, từ xa và đấu tranh ngăn chặn hiệu quả với tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm trên không gian mạng, tội phạm ma túy, tội phạm mua bán người v.v...

- Củng cố hệ thống sĩ quan liên lạc ở nước ngoài phục vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm.

[MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.]

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật Minh Khuê [Sưu tầm và biên tập].

Video liên quan

Chủ Đề