Chi phí sửa xe cho vao tài khoản nào năm 2024

– Loại hình kế toán doanh nghiệp sửa chữa ô tô sẽ bao gồm cả hoạt động thương mại (Bán phụ tùng) và hoạt động dịch vụ (Dịch vụ sửa chữa).

– Đối với doanh nghiệp sửa chỗ ô tô có 2 hoạt động chính như sau:

+ Dịch vụ sửa chữa.

+ Bán phụ tùng.

– Thông thường thì khó phân biệt đâu là hoạt động thương mại, và đâu là hoạt động sửa chữa để xác định chi phí TK 621 cho chính xác.

– Thực tế, đối với phụ tùng thì khách hàng phải mua rồi mới thay thế, doanh nghiệp bán theo giá bán chứ không phải theo giá vốn => Cần phải tách rõ hoạt động này ra khỏi hoạt động sữa chữa, và xem đó như là một hoạt động thương mại.

– Có hai hướng chính như sau: Vật liệu tồn kho chia làm hai mảng “Một là tách và riêng rẽ TK 152 cho những phụ tùng phục vụ sữa chữa xe; Hai là sản phẩm trưng bán thì đưa vào TK 156 => Kho có hai dạng là hàng hóa và vật liệu.”

+ Đối với hoạt động sửa chữa, rắc rối nhất vẫn là khâu giá thành. Đối tượng tính giá thành có thể là: Từng chiếc xe cụ thể, công việc sửa chữa tính chung cho tất cả.

Tùy từng yêu cầu mà xây dựng các thức tập hợp chi phí và tính giá giá thành cho phù hợp => Thông thường thì muốn biết lãi/lỗ theo từng xe sửa chữa nên phải tính giá thành cho từng xe.

\=> Khi đó cần thiết lập để tính giá thành theo xe:

+ Chi phí trực tiếp: Chi phí nào phát sinh trực tiếp theo xe thì tập hợp đích danh cho xe.

+ Chi phí gián tiếp: Các chi phí dùng chung cho nhiều xe thì cần xây dựng tiêu chi phân bổ. Thông thường thì phân bổ theo doanh thu dịch vụ (Mỗi công việc sửa chữa đều có giá hết, và khi xây dựng giá sửa chữa thường căn cứ vào mức độ phức tạp của công việc)

– Khi có xe của khách hàng đến liên hệ/Thợ chính sẽ kiểm tra tình trạng xe hư hỏng, miêu tả công việc cụ thể cần làm và sửa chữa về tình trạng xe cho khách hàng biết => Khách hàng yêu cầu làm bảng báo giá cho các hạng mục sữa chữa hư hỏng đó => Khách hàng xem xong duyệt chấp nhận bàn giao xe cho sửa chữa => Tiền hành lập kế hoạch sửa chữa (Xác định phần nào gia công sửa chữa, phần nào phải thay mới phụ tùng thay thế, tháo dỡ theo đúng quy trình định trước tùy theo kinh nghiệm của thợ cả). Những bộ phận hư hỏng không thể sửa chữa được thì phải mua phụ tùng mới thay thế phụ tùng cũ đã bị hư hỏng => Sau khi sữa chữa xong làm bảng tổng hợp quyết toán vật liệu, nhân công cho xe đó giao cho khách hàng 04 (Mỗi bên giữ 2 bản) để làm căn cứ xuất hóa đơn; Còn nếu không thì làm hợp đồng và xuất theo hợp đồng tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp quản lý.

– Phụ tùng sửa chữa xe mua về nhập kho thì tiến hành nhập kho bình thường (Làm phiếu nhập kho):

+ Hóa đơn mua vào (Đầu vào) < 20 triệu đồng (Nếu thanh toán bằng tiền mặt): Phải kẹp với Phiếu chi + Phiếu nhập kho + Biên bản giao hàng hoặc Phiếu xuất kho + Giấy đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng phô tô, hợp đồng thanh lý phô tô (Nếu có).

+ Hóa đơn mua vào (Đầu vào) ≥ 20 triệu đồng: Phải kẹp với phiếu kế toán (Hay phiếu hoạch toán) + Phiếu nhập kho hoặc Biên bản giao hàng hoặc Phiếu xuất kho Bên bán + Giấy đề nghị chuyển khoản kèm theo Hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô (Nếu có) => Sau khi chuyển tiền trả khách hàng kẹp thêm: Giấy báo Nợ + Ủy nhiệm chi (Khi chuyển khoản đi), ghi:

Nợ TK 152

Nợ TK 1331

Có TK 111, 112, 331

– Khi xuất kho sử dụng sữa chữa xe thì làm Phiếu xuất kho; Phiếu xuất kho này dùng kẹp các chứng từ sau này:

+ Hóa đơn bán ra < 20 triệu đồng mà thu bằng tiền mặt: Kẹp theo Phiếu thu, đồng thời kẹp thêm Phiếu xuất kho hoặc Biên bản giao hàng (Thương mại) hoặc kẹp Biên bản nghiệm thu (Xây dựng) phô tô + Biên bản xác nhận khối lượng phô tô + Bảng quyết toán khối lượng phô tô (Nếu có), kẹp theo hợp đồng phô tô và thanh lý phô tô (Nếu có).

+ Hóa đơn bán ra ≥ 20 triệu đồng: Kẹp theo Phiếu kế toán (Hay phiếu hoạch toán), đồng thời kẹp thêm Phiếu xuất kho hoặc Biên bản giao hàng (Thương mại) hoặc kẹp Biên bản nghiệm thu (Xây dựng) phô tô + Biên bản xác nhận khối lượng phô tô + Bảng quyết toán khối lượng (Nếu có), kẹp theo hợp đồng phô tô và thanh lý phô tô (Nếu có) => Sau khi nhận được tiền khách hàng chuyển vào Tài khoản của Công ty kẹp thêm Giấy báo có, ghi:

Nợ TK 621 (Có mã chi phí theo dõi riêng cho từng biển số xe)

Có TK 152

– Chí phí nhân công sửa chữa xe: Để là chi phí hợp lý được trừ và xuất toán khi tính Thuế TNDN phải có đầy đủ các thủ tục sau:

+ Hợp đồng lao động + CMTND/Thẻ CCCD phô tô kẹp vào.

+ Bảng chấm công hàng tháng.

+ Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó.

+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi.

+ Tất cả có đầy đủ chữ ký.

Nợ TK 622

Có TK 334

– Chi chi phí sản xuất chung: Khấu hao tài sản, máy móc thiết bị phụ sửa chữa (Xe nâng, xe cẩu,...) phân bổ chi phí trả trước dài hạn và ngắn hạn công cụ dụng cụ: Cà lê, mỏ lết, đũa vặn,… các chi phí chung khác, điện nước khác,… ghi:

Nợ TK 627, 1331

Có TK 111, 112, 331, 242,…

– Nếu cuối tháng xe chưa sửa chữa xong và chưa xuất hóa đơn GTGT thì treo ở TK 154, ghi:

Nợ TK 154

Có TK 621

Có TK 622

Có TK 627

– Khi xe ra xưởng thì kết chuyển (Gửi khách hàng bảng Quyết toán chi phí sửa chữa + Hóa đơn GTGT + Phiếu giao xe), ghi: