Chế độ chức danh phụ trách kế toán

Tuy nhiên cơ quan BHXH không đồng ý vì cho rằng đây là mức phụ cấp trách nhiệm chứ không phải phụ cấp chức vụ.

Bà Thủy hỏi, căn cứ Thông tư liên tịch số 50/2005/TTLT/BTC-BNV ngày 15/6/2005 của liên Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ thì phụ trách kế toán có được hưởng phụ cấp chức vụ không?

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Trong thời gian từ tháng 7/2010 đến tháng 5/2014 việc tính phụ cấp cho phụ trách kế toán của đơn vị kế toán nhà nước được căn cứ vào các quy định sau:

Từ tháng 7/2010 đến tháng 12/2013

Điểm 1, điểm 2, Mục I, Thông tư liên tịch số 50/2005/TTLT-BTC-BNV ngày 15/6/2005 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ về hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bãi miễn, thay thế và xếp phụ cấp kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước quy định: “Đối tượng áp dụng Thông tư này gồm:

1. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí NSNN,...

2. Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí NSNN, gồm:

2.1. Đơn vị sự nghiệp tự cân đối thu - chi;...”

Đồng thời tại Điểm 1, Mục V, Thông tư liên tịch số 50/2005/TTLT-BTC-BNV quy định về phụ cấp của Kế toán trưởng, phụ trách kế toán như sau:

“1. Kế toán trưởng của các đơn vị kế toán quy định tại mục 1 phần I, điểm 2.1 mục 2 phần I của Thông tư này được hưởng mức phụ cấp chức vụ tính bằng mức phụ cấp chức vụ của Trưởng phòng (Trưởng ban) của đơn vị, cộng thêm phụ cấp trách nhiệm công việc ở mức 1 hệ số 0,1 so với mức lương tối thiểu chung theo quy định tại tiết d2 điểm d mục 7 Điều 6, Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

2. Phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán quy định tại mục 1 phần I, điểm 2.1 mục 2 phần I của Thông tư này được hưởng mức phụ cấp chức vụ của Trưởng phòng (Trưởng ban) của đơn vị”.

Từ tháng 1/2014 đến tháng 5/2014

Kể từ ngày 1/1/2014 Thông tư liên tịch số 50/2005/TTLT-BTC-BNV được thay thế bởi Thông tư liên tịch số 163/2013/TTLT-BTC-BNV ngày 15/11/2013 hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bố trí, miễn nhiệm, thay thế và xếp phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước.

Khoản 1, Khoản 2, Điều 2, Thông tư liên tịch số 163/2013/TTLT-BTC-BNV quy định “Đối tượng áp dụng của Thông tư liên tịch này bao gồm:

1. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, ...

2. Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, gồm:

  1. Đơn vị sự nghiệp công lập tự cân đối thu, chi;...”

Khoản 1, Điều 16 quy định về phụ cấp trách nhiệm công việc phụ trách kế toán: “Người được bố trí phụ trách kế toán ở các đơn vị quy định tại Khoản 1 Điều 2 và Điểm a Khoản 2 Điều 2 của Thông tư liên tịch này được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc là 0,1 so với mức lương cơ sở”.

Căn cứ theo quy định tại hướng dẫn Luật kế toán, có quy định: Đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán đảm bảo các quy định của Luật kế toán, số lượng người làm kế toán tùy theo quy mô hoạt động, yêu cầu quản lý, chức năng nhiệm vụ hoặc biên chế của đơn vị. Đơn vị kế toán có thể bố trí người làm kế toán kiêm nhiệm các công việc khác mà pháp luật về kế toán không nghiêm cấm.

\=> Như vậy, Sở có thể bố trí kế toán viên kiêm nhiệm việc kế toán ở Trung tâm trực thuộc.

Đồng thời, Căn cứ theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Thông tư 04/2018/TT-BNV, cụ thể:

Điều 10. Phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng

1. Người được bổ nhiệm kế toán trưởng ở các đơn vị quy định tại các Khoản 1, 3, 4, 5, 8 Điều 2 của Thông tư này được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng 0,2 so với mức lương cơ sở.

2. Người được bổ nhiệm kế toán trưởng ở các đơn vị quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều 2 của Thông tư này được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng theo quyết định của cấp có thẩm quyền trên cơ sở vận dụng mức phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với hoạt động của đơn vị mình.

Điều 11. Phụ cấp trách nhiệm công việc phụ trách kế toán

1. Người được bổ nhiệm phụ trách kế toán quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 hoặc người được bố trí làm phụ trách kế toán quy định tại Khoản 3 Điều 6 của Thông tư này (trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này) được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng 0,1 so với mức lương cơ sở.

2. Người được bố trí phụ trách kế toán ở các đơn vị quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều 2 của Thông tư này được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc phụ trách kế toán theo quyết định của cấp có thẩm quyền trên cơ sở vận dụng mức phụ cấp trách nhiệm công việc phụ trách kế toán quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với hoạt động của đơn vị mình.

\=> Từ những phân tích trên, theo yêu cầu nhiệm vụ kế toán, quy mô hoạt động và tình hình ngân sách của cơ quan, Giám đốc Sở có thể vận dụng, quyết định đối với kế toán viên của Sở kiêm nhiệm việc kế toán tại đơn vị trực thuộc được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.

Trường hợp của chị Gia Nhi đang thuộc biên chế trả lương tại cơ quan Sở, nếu có quyết định hưởng phụ cấp thì cơ quan Sở có trách nhiệm trả phụ cấp cho chị cùng lúc với tiền lương hàng tháng.

Trên đây là nội dung tư vấn về đơn vị trả phụ cấp kiêm nhiệm kế toán. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng tìm hiểu thêm tại Nghị định 174/2016/NĐ-CP. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

2. Những người không được làm kế toán?

Tại Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP có quy định những người không được làm kế toán như sau:

1. Các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều 52 Luật kế toán.

2. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc hoặc tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3. Người đang làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.