Chế độ chính trị của Pháp là gì

Đặc san 01/2014

Mục lục

  • 0.Dẫn nhập
  • 1.Về tiêu đề của chương
  • 2.Về tên nước và chính thể [Điều 1]
  • 3.Về nguồn gốc và bản chất của Nhà nước [Điều 2]
  • 4.Về mục đích của Nhà nước [Điều 3]
  • 5.Về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội [Điều 4]
  • 6.Về chính sách dân tộc [Điều 5]
  • 7.Về phương thức thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dân [Điều 6]
  • 8.Về nguyên tắc bầu cử [Điều 7]
  • 9.Về nguyên tắc tập trung dân chủ [Điều 8]
  • 10.Về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam [Điều 9]
  • 11.Về Công đoàn Việt Nam [Điều 10]
  • 12.Về Tổ quốc Việt Nam [Điều 11]
  • 13.Về đường lối đối ngoại [Điều 12]
  • 14.Về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh,Thủ đô [Điều 13]
  • 15.Tài liệu tham khảo

Những điểm mới cơ bản của chế độ chính trị trong Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992

PGS-TS VŨ VĂN NHIÊM*

Đặc san 01/2014 - 2014, Trang 10-16

Ngày đăng:

  • Trích dẫn
  • Share

    • Twitter
    • Facebook
    • Zalo

TÓM TẮT

“Bài viết này giới thiệu những nội dung cơ bản chương I “Chế độ chính trị” trong Hiến pháp mới năm 2013 nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phân tích nội dung, ý nghĩa những điểm mới của chế định này so với Hiến pháp năm 1992”.


ABSTRACT:

“This article introduces the basic contents of Chapter I “political regime” in the new 2013 constitution republic socialist Vietnam, content analysis, the new meaning of this statutory versus 1992 Constitution”

TỪ KHÓA: không có,

KEYWORDS: no,

Trích dẫn:

×

PGS-TS VŨ VĂN NHIÊM*, Những điểm mới cơ bản của chế độ chính trị trong Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, Đặc san 01/2014, Trang 10-16

//tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=e3068a95-cb5c-44ce-854c-23c894a0c209

Đăng ký để tải miễn phí Đăng ký

Bài viết đã được lưu vài tài khoản.

×

Vui lòng vào mục "Quản lý tài khoản" -> "Bài viết đã lưu" để có xem tiếp ngay lần đăng nhập sau.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013. Hiến pháp đã kết tinh được trí tuệ, ý chí, nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân, thể hiện được ý Đảng, lòng dân và sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị. Với bố cục 11 chương, 120 điều, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực sự là Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới.

Là những quy định mang tính định hướng, chi phối các chương điều của Hiến pháp, chế định “Chế độ chính trị” trong Hiến pháp năm 2013 một mặt kế thừa các quy định trong chương I “Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Chế độ chính trị” của Hiến pháp năm 1992 [sửa đổi năm 2001], mặt khác bổ sung nhiều nội dung quan trọng, thể hiện một bước phát triển mới trong lịch sử lập hiến Việt Nam.

Bài viết này giới thiệu những nội dung cơ bản chương I “Chế độ chính trị” trong Hiến pháp năm 2013 nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phân tích nội dung, ý nghĩa những điểm mới của chế định này so với Hiến pháp năm 1992.

1. Về tiêu đề của chương

Tên chương I “Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Chế độ chính trị” như Hiến pháp năm 1992 có thể được hiểu theo hai nghĩa: 1] Đây là chương “Chế độ chính trị” của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [xét về nội dung]; 2] “Chế độ chính trị” là nội dung cần nhấn mạnh, bổ nghĩa thêm cho danh từ “Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [xét về ngữ nghĩa, vì cụm từ “Chế độ chính trị” đứng sau gạch ngang [-] của cụm từ “Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam].

Nếu hiểu theo nghĩa thứ nhất, thuật ngữ “Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trong cụm từ “Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Chế độ chính trị” là thừa, nên cắt bớt mà vẫn không ảnh hưởng đến nội dung của chương này.

Nếu hiểu theo nghĩa thứ hai, nội dung của chương này là “Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, nhưng nhấn mạnh theo nghĩa “Chế độ chính trị”. Tuy nhiên, nội dung của Chương I thực chất là quy định những nguyên tắc chung nhất về chế độ chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm nguồn gốc của quyền lực nhà nước, bản chất của quyền lực nhà nước, chủ quyền quốc gia, chính thể, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị, nguyên tắc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân[1].

Vì thế, tiêu đề của chương I là “Chế độ chính trị” không những ngắn gọn, mà còn chuẩn xác hơn tên “Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Chế độ chính trị” như Hiến pháp năm 1992.


* PGS-TS Luật học, Trưởng khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh

[1]Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Bảng tham chiếuso sánh và giải trình các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, tháng 10/2012.


2. Về tên nước và chính thể [Điều 1]

Qua tổng hợp ý kiến của nhân dân, ý kiến của đại biểu Quốc hội, đại đa số ý kiến tán thành việc giữ tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bên cạnh đó, vẫn có một số ý kiến đề nghị lấy lại tên nước là “Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Qua nghiên cứu, xem xét nhiều mặt, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 thấy rằng, việc giữ tên nước “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” là cần thiết để thể hiện nhất quán mục tiêu, con đường mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Hơn nữa, tên gọi này đã được Quốc hội lựa chọn ngay sau ngày nước nhà thống nhất, đã trở nên gần gũi và quen thuộc với nhân dân Việt Nam, được bạn bè và các nước công nhận, trân trọng[2]. Do đó, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề nghị Quốc hội cho giữ tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Qua phát biểu của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp và tỉ lệ biểu quyết khi thông qua Hiến pháp, hầu hết các đại biểu Quốc hội tán thành phương án này[3].

Điều 1 quy định về quyền dân tộc cơ bản kế thừa Hiến pháp năm 1992, khẳng định chính thể của nước ta là Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.


[2]Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Báo cáo “Một số nội dung cơ bản giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên cơ sở ý kiến của nhân dân và của các vị đại biểu Quốc hội, số 315/BC-UBDTSĐHP ngày17 tháng 10 năm 2013.

[3]Trong tổng số 488/500 đại biểu có mặt, 486 đại biểu [97,39%] biểu quyết thông qua Hiến pháp mới, số đại biểu không tán thành là 0; số đại biểu không biểu quyết là 2.


3. Về nguồn gốc và bản chất của Nhà nước [Điều 2]

Điều 2 quy định về nguồn gốc, bản chất của quyền lực nhà nước tách thành 3 khoản chi tiết, cụ thể và rõ nghĩa hơn. Ngoài việc kế thừa một nội dung rất quan trọng của Hiến pháp năm 1992 “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”, Điều 2 còn khẳng định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ”:

“1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

3. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.”

Khoản 3 có một điểm mới rất quan trọng, là bổ sung từ “kiểm soát” vào sau từ phân công và phối hợp, thành “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” để phù hợp với Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 [bổ sung, phát triển năm 2011], tiếp thu từng bước một cách hợp lý, có chọn lọc nguyên tắc phân chia quyền lực, thể hiện sự đổi mới quan trọng trong cơ chế tổ chức và vận hành của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bên cạnh đó, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, danh từ “Nhân dân” được viết hoa [với hàm nghĩa chỉ “nhân dân Việt Nam”, hoặc nhân dân trong một địa phương, một đơn vị bầu cử của Việt Nam], chính xác, trang trọng và ý nghĩa hơn các bản Hiến pháp trước đây.

Về bản chất nhà nước, qua thảo luận, cũng có ý kiến đề nghị thay cụm từ “nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” bằng cụm từ “nền tảng là khối đại đoàn kết toàn dân tộc”; một số ý kiến khác đề nghị chỉ quy định ngắn gọn “Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”. Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cho rằng Nhà nước ta là Nhà nước xã hội chủ nghĩa nên Hiến pháp cần thể hiện rõ bản chất giai cấp của Nhà nước. Vì vậy, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề nghị Quốc hội cho tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, kế thừa các quy định của Hiến pháp năm 1992, tiếp tục quy định: “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Quy định như vậy là phù hợp với Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 [bổ sung, phát triển năm 2011] và các văn kiện chính trị khác của Đảng khi xác định bản chất giai cấp của Nhà nước ta. Kết quả là đa số các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết tán thành [97,39%].


4. Về mục đích của Nhà nước [Điều 3]

Trên cơ sở nội dung của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 sửa đổi, bổ sung theo hướng: Một là, phát triển chuyển từ “dân chủ” lên trước từ “công bằng” theo tinh thần Văn kiện Đại hội XI; Hai là, bổ sung “công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân” làm tiền đề xuất phát điểm cho chương 2 “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” và bảo đảm tính thống nhất, chặt chẽ của Hiến pháp; Ba là, chuyển nội dung “nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân” vào ở Điều 11 cho phù hợp.

“Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.”

5. Về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội [Điều 4]

Qua tổng hợp ý kiến nhân dân và đại biểu Quốc hội về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cho thấy, tuyệt đại đa số ý kiến nhân dân và các đại biểu Quốc hội tán thành việc khẳng định trong Hiến pháp vai trò lãnh đạo của Đảng và những nội dung thể hiện tại Điều 4 của Dự thảo[4]. Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị nên viết gọn lại theo hướng chỉ ghi vai trò lãnh đạo của Đảng, còn bản chất, trách nhiệm của Đảng không nên quy định trong Hiến pháp mà quy định trong Điều lệ Đảng; một số ý kiến đề nghị cần khẳng định rõ Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội; đề nghị quy định Đảng phải chịu trách nhiệm về sự lãnh đạo của mình.

Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho rằng, quy định về Đảng trong Dự thảo Hiến pháp lần này đã thể hiện đầy đủ những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh năm 1991 [bổ sung, phát triển năm 2011], đó là: Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; bản chất giai cấp của Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc; trách nhiệm của Đảng là phải gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, phục vụ nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình; Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Quy định như vậy là phù hợp với thực tiễn tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam; là sự tiếp tục kế thừa các bản Hiến pháp trước đây của nước ta [Hiến pháp 1980, Hiến pháp năm 1992 - sửa đổi năm 2001]; phù hợp với truyền thống lịch sử của cách mạng Việt Nam, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước. Vì vậy, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề nghị Quốc hội cho giữ quy định về nội dung này như trong Điều 4 của Dự thảo[5].

Kết quả là, về cơ bản Quốc hội đã nhất trí quy định tại Điều 4 của Hiến pháp năm 1992 và bổ sung một số nội dung theo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 [bổ sung, phát triển năm 2011] theo hướng: 1] Thể hiện đầy đủ hơn bản chất của Đảng: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam”; 2] bổ sung quy định “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”; 3] Không chỉ quy định các tổ chức của Đảng, mà các đảng viên phải “hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.


[4]Theo kết quả phiếu xin ý kiến của đại biểu Quốc hội về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tại kỳ họp thứ 5 có 328/357 đại biểu Quốc hội tán thành với Điều 4 của Dự thảo trình Quốc hội.

Xem: Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Báo cáo “Một số nội dung cơ bản giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên cơ sở ý kiến của nhân dân và của các vị đại biểu Quốc hội, số 315/BC-UBDTSĐHP ngày17 tháng 10 năm 2013.

[5]Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Báo cáo “Một số nội dung cơ bản giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên cơ sở ý kiến của nhân dân và của các vị đại biểu Quốc hội, số 315/BC-UBDTSĐHP ngày17 tháng 10 năm 2013.

Về cơ bản giữ các nội dung được quy định tại Điều 5 của Hiến pháp năm 1992, chuyển nội dung tại các Điều 36* [Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên bảo đảm phát triển giáo dục ở miền núi, các vùng dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn], Điều 39 [Nhà nước ưu tiên thực hiện chương trình chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào miền núi và dân tộc thiểu số] vào Điều 5 để phù hợp với tinh thần Cương lĩnh và bổ sung quy định “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt” vàođầu khoản 3; bổ sung khoản 4“Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”. Về kỹ thuật lập hiến, tách Điều 5 thành bốn khoản cho rõ nghĩa:

“1.Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.

4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.

đầu khoản 3; bổ sung khoản 4 “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”. Về kỹ thuật lập hiến, tách Điều 5 thành bốn khoản cho rõ nghĩa:

đầu khoản 3; bổ sung khoản 4 “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”. Về kỹ thuật lập hiến, tách Điều 5 thành bốn khoản cho rõ nghĩa:

“1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.


4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.”


đầu khoản 3; bổ sung khoản 4 “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”. Về kỹ thuật lập hiến, tách Điều 5 thành bốn khoản cho rõ nghĩa:

“1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

  1. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
  2. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.
  3. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.”

đầu khoản 3; bổ sung khoản 4 “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”. Về kỹ thuật lập hiến, tách Điều 5 thành bốn khoản cho rõ nghĩa:

“1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.


4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.”đầu khoản 3; bổ sung khoản 4 “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”. Về kỹ thuật lập hiến, tách Điều 5 thành bốn khoản cho rõ nghĩa:

“1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

  1. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
  2. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.
  3. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.”

đầu khoản 3; bổ sung khoản 4 “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”. Về kỹ thuật lập hiến, tách Điều 5 thành bốn khoản cho rõ nghĩa:

“1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.


4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.”đầu khoản 3; bổ sung khoản 4 “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”. Về kỹ thuật lập hiến, tách Điều 5 thành bốn khoản cho rõ nghĩa:

“1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

  1. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
  2. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.
  3. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.”đầu khoản 3; bổ sung khoản 4 “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”. Về kỹ thuật lập hiến, tách Điều 5 thành bốn khoản cho rõ nghĩa:


    “1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

    2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

    3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.

    4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.”

7. Về phương thức thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dân [Điều 6]

Trong quá trình xây dựng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, có nhiều ý kiến đề nghị quy định cụ thể hơn về các hình thức dân chủ trực tiếp để bảo đảm tính cân đối trong quy định về hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Do vậy, Điều 6 được sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định rõ hơn, đầy đủ hơn các phương thức để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước [Điều 6] mà không chỉ thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân như Hiến pháp năm 1992. Nội dung này được thể hiện nhất quán trong toàn bộ Hiến pháp năm 2013.

8. Về nguyên tắc bầu cử [Điều 7]

Các quy định tương ứng trong Hiến pháp năm 1992 vẫn được giữ nguyên vì vẫn thể hiện được các nguyên tắc cơ bản của chế độ bầu cử ở nước ta. Tách Điều 7 thành 2 khoản: khoản 1 quy định về các nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, khoản 2 quy định các hình thức bãi nhiệm các đại biểu dân cử khi họ không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

1. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

2. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

9. Về nguyên tắc tập trung dân chủ [Điều 8]

Bên cạnh đa số ý kiến đồng ý với việc tiếp tục xác lập nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước, cũng có ý kiến đề nghị không quy định nguyên tắc này trong Hiến pháp[6]. Rõ ràng, đây không những là một nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước ta, đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992, mà còn là nguyên tắc mang tính đặc thù của các nhà nước xã hội chủ nghĩa. Vì thế, Hiến pháp năm 2013 giữ quy định này, nhưng chuyển từ Điều 6 [Hiến pháp năm 1992] sang Điều 8 để bảo đảm tính logic.

Mặt khác, Điều 8 và Điều 12 của Hiến pháp năm 1992 được biên tập lại trong Điều 8 của Hiến pháp năm 2013 để thể hiện rõ hơn tính chất pháp quyền của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đó là tổ chức và hoạt động theo pháp luật, quản lý xã hội theo pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, khẳng định các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.

“1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

2. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.”


[6]Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Báo cáo “Một số nội dung cơ bản giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên cơ sở ý kiến của nhân dân và của các vị đại biểu Quốc hội, số 315/BC-UBDTSĐHP ngày17 tháng 10 năm 2013.


10. Về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam [Điều 9]

Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định và thể hiện rõ hơn tư tưởng phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, coi đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Điều này không những được quy định trong Lời nói đầu, mà còn được thể hiện các điều khoản cụ thể của Hiến pháp [Điều 9, Điều 10]. Chính vì thế, ngoài việc kế thừa Điều 9 Hiến pháp năm 1992 [sửa đổi năm 2001], Điều 9 Hiến pháp năm 2013 tách thành 3 khoản, sửa đổi, bổ sung theo tinh thần Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 [bổ sung, phát triển năm 2011]: bổ sung vai trò của Mặt trận trong việc tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [khoản 1]; làm rõ vai trò của Mặt trận, Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích của các thành viên [khoản 2]; bổ sung “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” [khoản 3]. Qua thảo luận, có ý kiến đề nghị nêu tên gọi của các tổ chức chính trị - xã hội hiện nay vào Điều 9 để thể hiện rõ hơn vị thế của các tổ chức chính trị - xã hội trong Hiến pháp[7]và đã được thể hiện trong Hiến pháp [khoản 2].

“1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động.”


[7]Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 ngày17 tháng 10 năm 2013.

11. Về Công đoàn Việt Nam [Điều 10]

Dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 có hai phương án. Qua thảo luận, có 2 loại ý kiến như sau: Loại ý kiến thứ nhất tán thành phương án không quy định một điều riêng về Công đoàn Việt Nam mà chuyển nội dung về Công đoàn tại Điều 10 vào quy định cùng các tổ chức chính trị - xã hội khác tại Điều 9[8]. Loại ý kiến thứ hai tán thành phương án tiếp tục quy định về Công đoàn tại Điều 10 của Dự thảo để đề cao vai trò tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam và vị trí, vai trò đặc biệt của Công đoàn ở nước ta[9].

Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề nghị Quốc hội cho tiếp tục giữ Điều 10 trong Dự thảo như các Hiến pháp năm 1959, 1980 và 1992 để khẳng định vị trí, vai trò to lớn của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn trong lịch sử cũng như trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời, Hiến pháp năm 2013 cũng đã bổ sung quy định về các tổ chức chính trị - xã hội khác tại khoản 2 Điều 9.


[8]Theo kết quả phiếu xin ý kiến của đại biểu Quốc hội về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tại kỳ họp thứ 5 có 175/357 đại biểu Quốc hội tán thành với phương án này.

Xem: Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Báo cáo “Một số nội dung cơ bản giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên cơ sở ý kiến của nhân dân và của các vị đại biểu Quốc hội, số 315/BC-UBDTSĐHP ngày17 tháng 10 năm 2013.

[9]Theo kết quả phiếu xin ý kiến của đại biểu Quốc hội về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tại kỳ họp thứ 5 có 153/357 đại biểu Quốc hội tán thành với phương án này.

Xem: Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Báo cáo “Một số nội dung cơ bản giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên cơ sở ý kiến của nhân dân và của các vị đại biểu Quốc hội, số 315/BC-UBDTSĐHP ngày17 tháng 10 năm 2013.


12. Về Tổ quốc Việt Nam [Điều 11]

Về cơ bản, quy định tại Điều 13 của Hiến pháp năm 1992 được giữ nguyên, đồng thời thay từ “âm mưu” và từ “hành động” được thay bằng từ “hành vi” cho phù hợp. Mặt khác, quy định “nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân” trong Điều 3 của Hiến pháp năm 1992 được tích hợp vào ở Điều 11 Hiến pháp năm 2013 cho phù hợp.

“1. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

2. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị.”

13. Về đường lối đối ngoại [Điều 12]

Điều 12 Hiến pháp năm 2013 biên tập lại Điều 14 Hiến pháp năm 1992 để phù hợp với nội dung về chính sách đối ngoại được thể hiện trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 [bổ sung, phát triển năm 2011]; mặt khác, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình mới; khẳng định nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với tất cả các nước, là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; bổ sung tránh nhiệm của Việt Nam trong việc “tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc”.

“Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.”

14. Về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh,Thủ đô [Điều 13]

Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh, Thủ đô là những nội dung quan trọng gắn liền với chế độ chính trị của quốc gia[10]; mặt khác, kế thừa kinh nghiệm lập hiến của Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước ta, các quy định tại các Điều 141, 142, 143 và 145 của Chương XI Hiến pháp năm 1992 được tổng hợp vào Điều 13 Hiến pháp năm 2013.

“1. Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

2. Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

3. Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài “Tiến quân ca”.

4. Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày Tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945.

5. Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.”

Tóm lại, chế định “Chế độ chính trị” trong Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định mô hình tổng thể của chế độ chính trị đã được xác lập trong Hiến pháp năm 1992, đồng thời làm rõ, đầy đủ hơn bản chất giai cấp và tính chất xã hội, thể hiện sâu sắc hơn chủ quyền nhân dân theo tinh thần của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 [được bổ sung, phát triển năm 2011] và các văn kiện khác của Đảng, làm nền tảng vững chắc cho các chế định khác của Hiến pháp, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới.


[10]Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, ngày 05 tháng 01 năm 2013.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

©

Bài viết được đăng tải dưới sự cho phép của Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, mọi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến bài viết được bảo lưu. Chi tiết xin vui lòng liên email

Vui lòng đăng nhập tài khoản để tải miễn phí.

Gmail

Đăng ký

Quên mật khẩu?

Đặt mua

Bản giấy tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam

Bài viết liên quan trên

Google scholar

Trích dẫn bài viết qua

Google scholar Crossref

  • Bài báo mới

Video liên quan

Chủ Đề