Chữa bệnh béo phì ở đâu

Theo thống kê, số người chữa khỏi béo phì chỉ chiếm 5% tổng số người mắc bệnh. Vì vậy, thừa cân béo phì đã trở thành nỗi ám ảnh nhất của tất cả mọi người. Ngoài việc làm sao để chọn đúng phương pháp điều trị thì việc tìm kiếm và lựa chọn bác sĩ nào cũng là vấn đề nan giải không kém của rất nhiều bệnh nhân. Không khó để lựa chọn bác sĩ điều trị nhưng để tìm được bác sĩ giỏi là không hề dễ dàng. Bởi một bác sĩ giỏi sẽ giúp người bệnh nhanh giảm cân một cách an toàn, khoa học và hiệu quả. Đặc biệt là ngăn ngừa biến chứng và tái phát. Sau đây là danh sách những bác sĩ hàng đầu Việt Nam về điều trị béo phì.

PGS.TS. BS Nguyễn Anh Tuấn – Phó viện trưởng viện phẫu thuật tiêu hóa bệnh viện TWQĐ 108. Chủ nhiệm khoa phẫu thuật tiêu hóa bệnh viện TWQĐ 108.

Phương pháp: Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày hình ống.

Hiện nay, tại Việt Nam cũng như trên thế giới có rất nhiều phương pháp giảm cân được áp dụng. Trong đó phải kể đến phương “pháp phẫu thuật thu nhỏ dạ dày hình ống” là phương pháp được chỉ định nhiều nhất trong điều trị bệnh béo phì trên thế giới.

PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực phẫu thuật tiêu hoá của Việt Nam, với trên 30 năm kinh nghiệm, từng được đào tạo chuyên sâu trong thời gian dài ở các đất nước có nền y học tiên tiến nhất thế giới như PHÁP, NHẬT BẢN, MỸ, SINGAPOR,… Ông cũng là người tiên phong và duy nhất tại Việt Nam được đào tạo chính quy tại Hàn Quốc để thực hiện phương pháp “Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày hình ống”. Nhờ đôi bàn tay khéo léo và tinh tế của mình, ông đã giúp bệnh nhân trên mọi miền tổ quốc không chỉ lấy lại vóc dáng mơ ước mà còn cải thiện về mặt sức khỏe. Nhờ ông mà rất nhiều bệnh nhân béo phì đã hòa mình trở lại với cuộc sống cộng đồng, lấy lại niềm tin và cuộc sống, là nơi khởi nguồn và hi vọng cho bệnh nhân béo trong và ngoài nước.

2. Bác sĩ Bùi Thanh Phúc

Bác sĩ Bùi Thanh Phúc là bác sĩ chữa béo phì được nhiều người biết đến, hiện bác sĩ đang công tác tại Trung tâm phẫu thuật Nội soi, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bác sĩ cho biết có nhiều phương pháp phẫu thuật chữa béo phì như: đặt vòng thắt dạ dày qua nội soi, phẫu thuật nối cắt dạ dày qua nội soi… Tất cả đều dựa trên nguyên lý đơn giản là giảm hấp thu thức ăn vào cơ thể.

Sau 24 tiếng phẫu thuật, bệnh nhân có thể ăn uống theo chế độ. Sau 3 ngày phẫu thuật, bệnh nhân có thể ra viện. Sau 1 tuần phẫu thuật, bệnh nhân giảm 5kg, có thể đi lại, ăn uống bình thường; vết sẹo khô, nhỏ và thẩm mỹ. Ngoài việc giảm béo, các bệnh lý kèm theo cũng được giải quyết, ví dụ như: Trước mổ, đường huyết của bệnh nhân N.K.Y rối loạn. Sau mổ, các chỉ số đánh giá tiểu đường bình thường, không phải dùng thuốc.

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức nơi bác sĩ công tác là cơ sở đầu tiên trong cả nước thực hiện phẫu thuật điều trị béo phì từ năm 2005. Với kinh nghiệm từ hàng trăm trường hợp phẫu thuật béo phì thành công các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khuyến cáo: Béo phì – Căn bệnh thời hiện đại ngày càng gia tăng với tốc độ báo động, là mối đe dọa làm giảm tuổi thọ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, kéo theo một loạt hệ lụy về các bệnh khác như: cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy tim, đái tháo đường, ung thư… Với những bệnh nhân trẻ tuổi cần điều trị sớm để không ảnh hưởng đến chế độ vận động, sức khỏe sinh sản sau này.

Bệnh nhân sau phẫu thuật giảm béo phải thực hiện chế độ ăn kiêng theo hướng dẫn. Với phẫu thuật đặt vòng thắt dạ dày qua nội soi, ưu điểm có thể tùy chỉnh được vòng sau mổ qua đó có thể điều chỉnh được lượng thức ăn đưa vào cơ thể và điều chỉnh được cân nặng của bệnh nhân tùy theo chế độ ăn uống và làm việc cho phù hợp với mỗi người bệnh.

Với 100 bệnh nhân phẫu thuật béo phì tại Bệnh viện Việt Đức, các kết quả đánh giá cho thấy cân nặng trung bình của mỗi người sau phẫu thuật một năm giảm khoảng 35 kg. Có trường hợp sau 2 năm cân nặng đã giảm từ 160 kg xuống còn 78 kg. Nhiều người sau phẫu thuật giảm béo thì các bệnh phối hợp gần như biến mất. Đặc biệt, 2 bệnh nhân nữ lập gia đình nhiều năm không có con nhưng 2 năm sau phẫu thuật đều đã làm mẹ.

Trên đây là top các bác sĩ hàng đầu Việt Nam điều trị thừa cân, béo phì mà toplist muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng với chia sẻ của toplist các bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm được một bác sĩ uy tín, chất lượng nhất để có thể giảm cân an toàn và hiệu quả.

Theo: toplist.vn

Orlistat ức chế lipase ruột, giảm hấp thu chất béo và cải thiện đường và các lipid huyết. Vì thuốc orlistat không bị hấp thu nên các ảnh hưởng toàn thân là rất hiếm. Đầy hơi, phân sống, và tiêu chảy là thông thường nhưng có khuynh hướng hết trong năm thứ hai của điều trị. Một liều 120 mg đường uống 3 lần một ngày được dùng với các bữa ăn bao gồm chất béo. Vitamin bổ sung nên được dùng ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi dùng orlistat. Chứng kém hấp thu và ứ mật là chống chỉ định; hội chứng ruột kích thích và các rối loạn GI khác có thể làm cho orlistat khó chịu đựng. Orlistat có sẵn không cần kê đơn.

Phentermine là chất tác động lên trung ương ức chế sự thèm ăn được dùng trong ngắn hạn [≤ 3 tháng]. Liều khởi đầu thông thường là 15 mg x 1 lần/ngày và có thể tăng liều lên 30 mg x 1 lần/ngày, 37,5 mg x 1 lần/ngày, 15 mg x 2 lần/ngày hoặc 8 mg x 3 lần/ngày trước bữa ăn. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm tăng huyết áp và nhịp tim, chứng mất ngủ, lo âu và táo bón. Không nên sử dụng Phentermine ở những bệnh nhân có các rối loạn tim mạch từ trước, kiểm soát huyết áp kém, cường giáp, hoặc có tiền sử lạm dụng thuốc hoặc nghiện. Dùng 2 lần/ngày có thể giúp kiểm soát sự thèm ăn tốt hơn suốt cả ngày.

Sự kết hợp của phentermine và topiramate [dùng để điều trị co giật và chứng đau nửa đầu] được cho phép sử dụng lâu dài. Sự kết hợp thuốc này làm giảm cân trong thời gian tới 2 năm. Liều khởi đầu của dạng phóng thích kéo dài [phentermine 3,75 mg/topiramate 23mg] có thể tăng lên 7,5 mg/46 mg sau 2 tuần; sau đó liều có thể dần dần tăng đến tối đa là 15 mg/92 mg nếu cần thiết để duy trì sự giảm cân. Bởi vì có nguy cơ gây ra các khuyết tật bẩm sinh, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chỉ nên dùng hợp chất này nếu họ đang sử dụng phương pháp tránh thai và được kiểm tra hàng tháng xem có thai không. Các tác dụng phụ tiềm tàng bất lợi khác bao gồm các vấn đề về giấc ngủ, suy giảm nhận thức, và tăng nhịp tim. Các tác động dài hạn lên hệ tim mạch vẫn chưa được biết, các nghiên cứu sau khi tiếp thị đang được tiến hành.

Lorcaserin ức chế sự thèm ăn qua chủ vật chọn lọc chủ động các thụ thể serotonin 2C [5-HT2C] não. Không giống như các thuốc serotonergic trước đây được sử dụng để giảm cân, lorcaserin hướng chọn lọc tới các thụ thể 5-HT2C trong vùng dưới đồi, trong đó, khi nhắm mục tiêu, gây ra sự chán ăn; nó không kích thích các thụ thể 5-HT2B ở van tim. Trong các nghiên cứu lâm sàng, tỷ lệ mắc bệnh van tim không tăng đáng kể ở những bệnh nhân dùng lorcaserin so với dùng giả dược. Liều thông thường và tối đa của lorcaserin là 10 mg uống mỗi 12h. Các tác dụng phụ thường gặp nhất ở những bệnh nhân không măc đái tháo đường là nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, khô miệng và táo bón; những tác dụng phụ này thường tự giới hạn. Không nên sử dụng Lorcaserin cùng với các thuốc serotonergic, chẳng hạn như các chất ức chế thu lại serotonin chọn lọc [SSRIs], chất ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine [SNRI], hoặc chất ức chế monoamine oxidase [MAOI], bởi vì hội chứng serotonin Hội Chứng Serotonin là một nguy cơ.

Các viên nén phóng thích Naltrexone/bupropion kéo dài có thể được sử dụng như một chất giảm cân bổ sung. Naltrexone [được sử dụng để giúp cai rượu] là một chất đối kháng opioid và được cho là ngăn chặn phản hồi tiêu cực đối với các con đường cảm giác no trong não. Bupropion [được sử dụng để điều trị chứng trầm cảm và để giúp cho việc cai thuốc lá] có thể gây ra chứng chán ăn qua hoạt động adrenergic và dopaminergic ở vùng dưới đồi. Liều khởi đầu là một viên duy nhất naltrexone 8 mg/bupropion 90mg; liều được chuẩn độ trên 4 tuần tới liều tối đa 2 viên 2 lần/ngày. Các tác dụng phụ thường gặp nhất gồm buồn nôn, nôn, nhức đầu, và tăng huyết áp tâm thu và tâm trương từ 1 đến 3 mmHg. Các chống chỉ định đối với thuốc này bao gồm tăng huyết áp không kiểm soát và có tiền sử hoặc đang có các yếu tố nguy cơ gây co giật bởi vì bupropion làm giảm ngưỡng co giật.

Liraglutide là một chất chủ vận GLP-1 được sử dụng ban đầu của điều trị đái tháo đường týp 2. Liraglutide làm tăng giải phóng insulin trung gian glucose từ tuyến tụy để tạo ra kiểm soát đường huyết; liraglutide cũng kích thích cảm giác no và giảm khối lượng thực phẩm ăn vào. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng liraglutide 3mg hàng ngày dẫn đến giảm 12,2% cân nặng sau 56 tuần. Liều khởi đầu là 0,6mg một lần/ngày; tăng liều 0,6 mg/tuần tới liều tối đa 3mg x 1 lần/ngày. Liraglutide phải được dùng bằng đường tiêm. Các tác dụng phụ bao gồm buồn nôn và nôn; liraglutide có các cảnh báo bao gồm viêm tụy cấp và nguy cơ của khối u tế bào C tuyến giáp.

Nên ngừng dùng thuốc giảm cân nếu các bệnh nhân không thấy giảm cân rõ sau 12 tuần điều trị.

Hầu hết các thuốc giảm cân không kê đơn đều không được khuyến cáo bởi vì chúng không chỉ ra hiệu quả. Các ví dụ cho loại thuốc này là brindleberry, l-cititine, chitosan, pectin, chiết xuất từ hạt nho, hạt dẻ ngựa, chromium picolinate, fucus vesiculosus, và gingko biloba. Một số [ví dụ, caffeine, ephedrine, guarana, phenylpropanolamine] có nhiều tác dụng bất lợi hơn là lợi ích của chúng. Ngoài ra, một số loại thuốc này được pha hoặc chứa các chất độc hại bị FDA cấm [ví dụ, ephedra, cam đắng, sibutramine].

Video liên quan

Chủ Đề