Chất nào tham gia phản ứng với cuo hóa được

Phản ứng CuO + CO hay CuO ra Cu hoặc CO ra Cu hoặc CO ra CO2 thuộc loại phản ứng oxi hóa khử đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về CuO có lời giải, mời các bạn đón xem:

CuO + CO → Cu + CO2

Quảng cáo

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ cao.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho dòng khí CO đi qua bột CuO màu đen.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Bột CuO màu đen chuyển dần sang màu đỏ gạch là Cu.

Bạn có biết

Tương tự các oxit bazơ đứng sau oxit nhôm trong dãy hoạt động hóa học (như FeO, PbO….) bị khử bởi CO tạo thành kim loại và khí CO2.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho luồng khí CO dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn thu được gồm ?

  1. Cu, Fe, Al, Mg.
  1. Cu, FeO, Al2O3, MgO.
  1. Cu, Fe, Al2O3, MgO.
  1. Cu, Fe, Al, MgO

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Vì CuO, Fe2O3 đứng sau oxit nhôm bị khử bởi CO tạo thành các kim loại Cu, Fe và H2O. Còn Al2O3 và MgO là không bị khử bởi H2.

Quảng cáo

Ví dụ 2: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là:

  1. 0,8 gam. B. 8,3 gam.
  1. 2,0 gam. D. 4,0 gam.

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Gọi nCuO = x mol

CuO + CO → Cu + CO2

x mol x mol x mol x mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

mhỗn hợp oxit + mCO = mchất rắn + mCO2

9,1 + 28x = 8,3 + 44x ⇒ x = 0,05 mol ⇒ mCuO = 0,05. 80 = 4 g

Ví dụ 3: Khử 16 gam hỗn hợp các oxit kim loại: FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO và PbO bằng khí CO ở nhiệt độ cao, khối lượng chất rắn thu được là 11,2 gam. Thể tích khí CO đã tham gia phản ứng (đktc) là

  1. 2,24l B. 3,36l
  1. 4,48l D. 6,72l

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Áp dung ĐLBT khối lượng

nCO2 = nCO = x mol

moxit + mCO = mchất rắn + mCO2

28x – 44x = 11,2 – 16 ⇒ x = 0,3.

Vậy VCO = 0,3. 22,4 = 6,72 lit

Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:

  • CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
  • CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
  • CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
  • CuO + H2 → Cu + H2O
  • 3CuO + 2Al → 3Cu + Al2O3
  • CuO + C → Cu + CO2
  • 3CuO + 2NH3 → 3Cu + N2 + 3H2O
  • CuO + CH3OH → Cu + HCHO + H2O
  • CuO + C2H5OH → Cu + CH3CHO + H2O

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Cho các chất sau: propan, eten, but-2-in, propin, but-1-en, pent-1-in, butan, benzen , toluen. Số chất làm nhạt màu nước brom và số chất tạo kết tủa màu vàng khi cho tác dụng với dung dịch bạc nitrat trong amoniac lần lượt là

A

5, 3.

B

5, 2.

C

4, 3.

D

4, 2.

CuO + H2 → Cu + H2O là phản ứng oxi hóa khử. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... và kèm theo đó là một số bài tập về Cu, mời các bạn đón xem:

Phản ứng CuO + H2 → Cu + H2O

1. Phương trình phản ứng giữa CuO và H2

CuO + H2 Cu + H2O

2. Điều kiện để phản ứng CuO ra Cu

Ở nhiệt độ khoảng 400oC

3. Hiện tượng phản ứng CuO tác dụng H2

Bột CuO màu đen chuyển dần thành lớp đồng kim loại màu đỏ gạch và có những giọt nước tạo thành.

4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

4.1. Bản chất của CuO (Đồng oxit)

- Trong phản ứng trên CuO là chất oxi hoá.

- CuO là oxit bazo dễ bị khử về Cu khi tác dụng với các chất khử mạnh như hidro, CO, ...

4.2. Bản chất của H2(Hidro)

Trong phản ứng trên H2 là chất khử.

5. Tính chất hóa học của Hidro

5.1. Tác dụng với phi kim

Có thể tác dụng với một số phi kim: O2, Cl2, Br2

Tác dụng với oxi

Khí H2 cháy mãnh liệt trong oxi với ngọn lửa xanh mờ. Trên thành lọ xuất hiện những giọt H2O nhỏ. Chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra.

Phương trình hóa học:

2H2 + O2 2H2O

Hỗn hợp khí H2 và O2 là hỗn hợp nổ. Hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh nhất khi trộn 2VH2 với 1VO2

5.2. Tác dụng với CuO

Khi cho luồng khí hidro (sau khi đã kiểm tra sự tinh khiết) đi qua bột đồng (II) oxit CuO có màu đen.

Hiện tượng: Ở nhiệt độ thường không thấy có phản ứng hóa học xảy ra.

- Khi đun nóng ống nghiệm đựng bột CuO dưới ngọn lửa đèn cồn, sau đó dẫn khí H2 đi qua, ta thấy xuất hiện chất rắn màu đỏ gạch và có nước đọng trên thành ống nghiệm.

Giải thích: Ở nhiệt độ càng cao H2 dễ dàng tác dụng với CuO tạo thành kim loại Cu và nước.

Phương trình hóa học:

H2 + CuO (màu đen) Cu + H2O

Khí hiđro đã chiếm nguyên tố oxi trong hợp chất CuO. Hiđro có tính khử.

H2 không tác dụng với các oxit: Na2O, K2O, BaO, CaO, MgO, Al2O3

Ở nhiệt độ thích hợp, khí hidro không những kết hợp được với đơn chất oxi, mà nó có thể kết hợp được với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. Khí hidro có tính khử. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt.

6. Mở rộng kiến thức về CuO

6.1. Tính chất vật lí và nhận biết

- Tính chất vật lí: Là chất rắn, có màu đen, không tan trong nước, nóng chảy ở 1148độC.

- Nhận biết: Dẫn khí H2 dư qua bột oxit đồng có màu đen, đun nóng, sau một thời gian thấy xuất hiện chất rắn màu đỏ (Cu).

H2 + CuO H2O + Cu

6.2. Tính chất hóa học

- Có đầy đủ tính chất hóa học của một oxit bazơ.

- Dễ bị khử về kim loại đồng.

  1. Tác dụng với axít

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

  1. Tác dụng với oxit axit

3CuO + P2O5 → Cu3(PO4)2

  1. Tác dụng với các chất khử mạnh: H2, C, CO...

H2 + CuO H2O + Cu

CO + CuO CO2 + Cu

6.3. Điều chế

Đốt cháy kim loại đồng trong oxi:

Cu + O2 CuO

7. Bài tập trắc nghiệm liên quan

Câu 1. Dãy chất gồm các oxit bazơ là

  1. CaO, BaO, CuO, FeO
  1. SO2, ZnO, Na2O, BaO
  1. CO2, SO3, K2O, Fe2O3
  1. P2O5, MgO, NO2, Al2O3

Lời giải:

Đáp án: A

Oxit bazơ là: CaO, BaO, CuO, FeO

Câu 2. Dãy chất nào sau đây là oxit lưỡng tính?

  1. SO3, ZnO, NO, CO.
  1. Al2O3, ZnO, PbO, Cr2O3.
  1. CuO, CaO, BaO, CO.
  1. Al2O3, ZnO, CO2, FeO.

Lời giải:

Đáp án: B

Oxit lưỡng tính là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.