Cầu Mỹ Thuận cách mặt nước bao nhiêu mét?

Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam

Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam

Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: [04] 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com

chiếc cầu dây văng đầu tiên ở Việt Nam, là một sản phẩm của tình hữu nghị hợp tác giữa nhân dân và Chính phủ hai nước Việt Nam – Australia

Ngày 21/5/2000, cầu Mỹ Thuận – một địa danh quan trọng trong khu vực và là niềm mơ ước của người dân – đã trở thành hiện thực. Đây là chiếc cầu dây văng đầu tiên ở Việt Nam và là công trình của sự kết hợp giữa nét kiến trúc và kỹ thuật tiên tiến nhất. Quan trọng hơn, cầu Mỹ Thuận là một sản phẩm của tình hữu nghị hợp tác giữa nhân dân và Chính phủ hai nước Việt Nam – Australia. Việc xây dựng thành công cầu Mỹ Thuận là một biểu tượng đầy ý nghĩa, là một bằng chứng của tình hữu nghị bền vững trong sự phát triển của đất nước trong thế kỷ XXI. 


Cầu Mỹ Thuận là một cây cầu bắc qua Tiền Giang ở Đồng bằng sông Cửu Long, được chính thức khởi công ngày 6 tháng 7 năm 1997. Mỹ Thuận là tên của một ngôi làng nhỏ nằm bên tả ngạn sông Tiền, nhánh phía bắc của sông Cửu Long, thuộc tỉnh Tiền Giang [cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 200 km về hướng tây nam. Quốc lộ 1 vượt qua sông Tiền ở Mỹ Thuận vì nơi đây sông chỉ rộng có 800 m, hẹp nhất trong suốt chiều dài của nó trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bắt đầu từ năm 1936, xe cộ và khách bộ hành phải dùng phà để qua hữu ngạn, thuộc tỉnh Vĩnh Long; và bến phà được gọi với cái tên quen thuộc là bắc Mỹ Thuận.

Cầu Mỹ Thuận chính thức khởi công ngày 6 tháng 7 năm 1997 ở một địa điểm cách bến bắc Mỹ Thuận khoảng 1 km về phía hạ lưu. Cầu thuộc loại cáp kéo có chiều dài khoảng 1.535 m và một tầm gió 37.5 m [khoảng cách từ mặt nước cao nhất đến sàn cầu]. Vày chính của cầu sẽ dài 350 m, được neo vào hai trụ tháp bê tông cao khoảng 121 m bởi 128 dây cáp [Sàn cầu rộng khoảng 23 m, đủ cho 4 lằn xe [2 lằn xe cho mỗi chiều lưu thông] và 2 lề đường ở hai bên cho người đi bộ.

Cầu dẫn có chiều dài 442,6 mét, gồm 11 nhịp, mỗi nhịp dài 40 mét. Nhịp sát trụ neo dài 43,8 mét và nhịp sát mố cầu dài 38,8 mét.

Nền đường đắp có chiều cao tối đa là 6 mét, được xử lý đặc biệt bằng công nghệ chống thấm do nền đường yếu.

Hai trụ chính cầu Mỹ Thuận 2 là hai trụ cầu dây văng hình chữ A cao nhất miền Tây được hoàn thành trước Tết Quý Mão, đang dần nối đôi bờ Vĩnh Long và Tiền Giang, hợp vào cao tốc Bắc - Nam.

[Dân trí] - Hai trụ chính cầu Mỹ Thuận 2 là hai trụ cầu dây văng hình chữ A cao nhất miền Tây được hoàn thành trước Tết Quý Mão, đang dần nối đôi bờ Vĩnh Long và Tiền Giang, hợp vào cao tốc Bắc - Nam.

Dự án cầu Mỹ Thuận 2 được khởi công từ tháng 2/2020, có tổng vốn đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng. Đây là cầu dây văng đầu tiên hoàn toàn do người Việt Nam thiết kế và thi công.

Cầu có tổng chiều dài 6,61km, trong đó phần cầu chính dài khoảng 1,9km, thiết kế 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80km/h. Đường dẫn hai đầu cầu dài 4,7km, phần thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang dài 4,3km và phía Vĩnh Long dài 0,4km.

Cùng vượt sông Tiền nối đôi bờ tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang, cầu Mỹ Thuận 2 nằm song song và cách cầu Mỹ Thuận hiện hữu khoảng 350m. Trong khi trụ tháp của cầu Mỹ Thuận có hình chữ H, trụ tháp của cầu Mỹ Thuận 2 được thiết kế hình chữ A. Với đỉnh trụ cao 125,5m so với mực nước biển, đây được coi là cầu dây văng trụ chữ A cao nhất Tây Nam Bộ sau khi hoàn thành.

Cầu Mỹ Thuận 2 có hai trụ tháp chính [T15 và T16] với chiều cao từ bệ tháp phần nổi lên đỉnh là hơn 119m và phần chân trụ chìm là 28m, chiều dài nhịp chính dây văng dài 650m. Mỗi tháp trụ do một nhà thầu chịu trách nhiệm thi công đồng thời là Công ty cổ phần Trung Nam E&C [thi công tháp T16] và Công ty Trung Chính [thi công tháp T15].

"Đây là dự án cầu dây văng lớn và phức tạp. Về mặt kỹ thuật, cầu dây văng thuộc dạng khó nhất trong các kiểu cầu, mọi thao tác yêu cầu chuẩn chỉnh không cho phép sai số. Do đó, các kỹ sư và công nhân thi công ở đây đều lành nghề và được đào tạo trước khi lên làm việc tại đây", kỹ sư Nguyễn Đình Tuẩn, cán bộ kỹ thuật trên trụ tháp T16 cung cấp thông tin cho Dân trí.

Đến thời điểm hiện tại, hai trụ chính của cầu đang được thi công tiến vào nhau. Trụ T16 [phía Vĩnh Long] hơn tiến độ trụ T15 [phía Tiền Giang] khoảng 10 ngày.

Theo Ban quản lý dự án 7 [đại diện cho chủ đầu tư Bộ Giao thông Vận tải], đến cuối năm 2022, phần cầu phía Vĩnh Long cùng 0,4km đường dẫn đã hoàn thành trên 90%. Trong khi đó đường dẫn phía tỉnh Tiền Giang dài 4,3km đến nay đã đạt 97,4%. Công trình đạt tổng giá trị xây lắp trên 2.253 tỷ đồng [gần 70% giá trị hợp đồng], vượt gần 3% kế hoạch.

Nhà thầu sử dụng 4.800 khối bê tông, 800 tấn thép để thi công mỗi bệ trụ tháp chính T15, T16.

Các loại vật liệu được tập kết tại một bãi đất trống trước đây từng là khu đất xây dựng cầu Mỹ Thuận. Sau đó đơn vị thi công sẽ dùng sà lan kéo vật liệu ra giữa sông rồi dùng cần cẩu nâng lên công trường.

Sau khi hoàn thành hai trụ chính T15-T16, các giai đoạn quan trọng tiếp theo là lắp dầm làm nhịp cầu và kéo dây văng sẽ được triển khai.

Đơn vị thi công cho biết việc nâng 4 xe đúc bằng thép lắp dựng vào 2 trụ tháp được hoàn thành trước Tết Nguyên đán, để phục vụ việc thi công các đốt dầm cầu chính. Mỗi xe dài 35m, rộng 23m, nặng khoảng 250 tấn.

Trong khi phần cầu giữa sông chưa hợp long, gói thầu thi công cọc khoan nhồi và bệ các trụ nhịp chính dây văng từ T14 đến T17 đã hoàn thành 100%.

Phần cầu dẫn cầu Mỹ Thuận 2 phía Vĩnh Long gồm 3 nhịp đúc hẫng, 14 nhịp Super T và toàn bộ kết cấu phần dưới từ trụ T18 đến mố M34, cùng 0,4km đường dẫn đã hoàn thành trên 90%.

Còn phía cầu dẫn thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang gồm 14 nhịp Super T và toàn bộ kết cấu phần dưới từ mố M0 đến trụ T13 đã đạt hơn 97%.

Khi cầu Mỹ Thuận 2 hoàn thành được mong đợi sẽ san sẻ dòng xe kẹt trên cầu Mỹ Thuận hiện hữu mỗi dịp cao điểm, đường đi và về miền Tây sẽ không còn ùn ứ.

Cầu Mỹ Thuận [khởi công năm 1997, thông xe năm 2000] - cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam - thuộc quốc lộ 1A đang là tuyến giao thông huyết mạch kết nối miền Tây.

Cầu Mỹ Thuận 2 là công trình quan trọng của dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ [thuộc cao tốc Bắc - Nam] cũng đang được đồng thời triển khai thi công, có điểm đầu nối dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, điểm cuối kết nối cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ.

Cây cầu thông cao tốc Bắc - Nam này sẽ giảm áp lực giao thông cho tuyến quốc lộ 1A, giúp giảm chi phí và thời gian di chuyển giữa các tỉnh miền Tây với TPHCM và các tỉnh miền Đông. Đây là một trong 11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 được trông đợi hoàn thành vào năm 2023.

Link gốc: //dantri.com.vn/xa-hoi/hinh-hai-du-an-cau-day-vang-tru-chu-a-cao-nhat-vung-tay-nam-bo-20230111163109343.htm?

Chủ Đề