Thuốc Easyal 4 giá bao nhiêu

Thoái hóa khớp gối là một vị trí thường gặp nhất của bệnh thoái hóa khớp. Trong những đợt cấp của bệnh, có thể dùng các thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau đơn thuần, nhưng các thuốc này có nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa. Một số thuốc chống viêm không steroid như indometacin về lâu dài lại có tác dụng có hại lên sụn khớp, làm trầm trọng thêm quá trình thoái hoá khớp [THK]. Biện pháp cuối cùng là phải phẫu thuật thay khớp giả, rất tốn kém. Để khắc phục những nhược điểm này, hiện nay, biện pháp sử dụng chất nhờn [như acid hyaluronic hay dẫn xuất của nó] đã được ứng dụng rộng rãi vì tính an toàn và hiệu quả kéo dài.

Acid hyaluronic và THK

Bình thường khớp gối chứa khoảng 2ml dịch khớp. Acid hyaluronic [AH] là một polysacharid có trong thành phần dịch khớp, với hàm lượng từ 2,5 - 4,0mg/ml. Nó bôi trơn mô mềm và phủ trên bề mặt sụn khớp và được tổng hợp bởi tế bào sụn. AH có nhiệm vụ đệm giảm xóc, bôi trơn và bảo vệ khớp. Nó có các tính chất nhớt và đàn hồi tùy thuộc vào lực tác động. Nếu lực tác động lên mạnh, nó có tính chất đàn hồi, còn nếu lực tác động nhẹ thì nó như là dầu bôi trơn. Khi khớp bị thoái hóa, số lượng acid hyaluronic và chất lượng chất này trong dịch khớp bị giảm. Ở bệnh nhân THK gối, lượng acid  hyaluronic chỉ còn một nửa đến hai phần ba so với bình thường, do đó có hiện tượng dịch khớp giảm độ nhớt, mất khả năng bảo vệ sụn khớp, dẫn đến tiến triển huỷ hoại khớp.

 Tiêm AH vào khớp.

Tác dụng điều trị của AH trong thoái hóa khớp

Sự bổ sung AH trong thoái hoá khớp dẫn đến tăng kéo dài nồng độ và trọng lượng phân tử của AH nội sinh, làm cải thiện đáng kể chức năng khớp, giảm đau và tác dụng này có thể kéo dài hàng tháng. Thuốc có tác dụng giảm đau do khi tiêm vào trong khớp, nó làm giảm sản sinh các hóa chất gây viêm trong dịch khớp [PE G2, bradykinin], ức chế cảm thụ đau ở bệnh nhân THK. AH có tác dụng kháng viêm do ngăn chặn tác dụng của cytokyne và ngăn chặn sinh tổng hợp PGE2. Tuy chỉ lưu trong dịch khớp 7 ngày nhưng duy trì tác dụng trong 6 tháng do kích thích sản xuất AH nội sinh. Các thử nghiệm trên lâm sàng đã chứng tỏ, ở người THK, việc bổ sung acid hyaluronic nội khớp có tác dụng giảm đau tốt hơn giả dược. Thuốc đạt hiệu quả tương tự khi tiêm corticoid nội khớp song tác dụng bền vững hơn. Trong thí nghiệm trên động vật, tiêm AH còn có tác dụng bảo vệ và sửa chữa lại các tế bào sụn. AH ức chế thoái hoá sụn khớp do gia tăng hoạt tính của men TIMP [tisue inhibitor metalloprotease], kết khối các proteoglycan và tăng sinh tổng hợp của tế bào sụn khớp. Thuốc có hiệu quả tác dụng rõ rệt đối với bệnh nhân THK trên nhiều mặt, đặc biệt là cải thiện chức năng khớp.

Những trường hợp THK nào được sử dụng AH?

Liệu pháp tiêm sodium hyaluronate vào khớp gối có tác dụng trong điều trị THK gối từ mức độ từ trung bình đến nặng vừa. Nó có ích lợi đặc biệt đối với những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị thông thường, không dung nạp được thuốc đặc biệt là thuốc chống viêm không steroid, cũng như  giúp trì hoãn thời gian thực hiện phẫu thuật thay khớp vốn khó khăn và tốn kém. Có nhiều loại thuốc chứa AH. Thường là hộp 5 ống chứa 2- 2,5ml AH, AH tiêm nội khớp gối 1 ống/tuần trong 5 tuần liên tục. Khi tiêm nội khớp AH cần đảm bảo vô khuẩn khi tiến hành thủ thuật. Khi đã bóc hộp bơm tiêm ra rồi phải tiêm ngay. Nếu khớp có dịch phải hút ra rồi mới tiêm. Thuốc chỉ có hiệu quả khi tiêm hết 3 lần [synvic] hoặc 5 tuần [hyalgan]. Thuốc có độ dung nạp khá tốt. Trong một số ít trường hợp chỉ gặp đau nơi tiêm, phản ứng viêm tại chỗ, đau cơ, đau khớp, cảm giác mệt mỏi. Các triệu chứng này chỉ thoáng qua, sau 2-3 ngày là biến mất và thường chỉ gặp trong lần tiêm đầu tiên.

Nếu bạn đã thử tất cả các phương pháp điều trị không phẫu thuật mà cơn đau khớp gối vẫn tiếp diễn và gây hạn chế các hoạt động, thì phương pháp tiêm chất nhờn vào khớp gối là một lựa chọn không phẫu thuật hiệu quả cao. Tuy nhiên, bệnh nhân cần nắm rõ ưu nhược điểm, lưu ý của phương pháp này để hiệu quả được tối ưu nhất!

Mục lục

Tiêm chất nhờn vào khớp gối là gì?

Tiêm chất nhờn vào khớp gối là biện pháp tiêm axit hyaluronic có tác dụng bôi trơn đầu gối. Axit hyaluronic vốn đã có trong dịch khớp ở đầu gối khỏe mạnh, nhưng khi đầu gối bị viêm, nồng độ axit hyaluronic thấp hơn bình thường sẽ gây ra đau nhức nghiêm trọng.

Những mũi tiêm chất nhờn bằng axit hyaluronic thường được khuyến nghị thay thế cho tiêm cortisone và có thể được tiêm nhắc lại 6 tháng một lần hoặc lâu hơn.

Thuốc sẽ được tiêm trực tiếp vào khớp gối bị đau, nhằm bổ sung chất nhờn cho khớp

Tiêm chất nhờn vào khớp gối có tốt không?

Tiêm chất nhờn vào khớp gối mục đích chính là tăng cường axit hyaluronic tạo độ nhớt cho các cử động linh hoạt hơn, có các ưu và nhược điểm khác nhau:

Ưu điểm

Thủ thuật tiêm chất nhờn vào đầu gối giúp giảm đau, giảm cứng khớp và cải thiện phạm vi chuyển động. Và các lợi ích khác như:

  • Tiêm axit hyaluronic vào khớp gối sẽ giúp làm giảm đau.

  • Ngăn sinh cytokine là các yếu tố tiền viêm, từ đó giúp kháng viêm tốt.

  • Tiêm hyaluronic còn có tác dụng kết nối những proteoglycan, tăng độ đàn hồi cho sụn và giúp tăng sinh tổng hợp tế bào sụn khớp.

  • Cải thiện khả năng vận động

  • Khôi phục mức hoạt động thể chất thông thường

  • Làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm khớp

  • Có thể giảm được tỷ lệ phải phẫu thuật đầu gối xâm lấn

Do đó, sau khi tăng cường dịch khớp từ axit hyaluronic có thể giúp người bệnh dễ dàng phục hồi chức năng đầu gối bằng các bài tập nhẹ nhàng, tăng sức mạnh cho đầu gối… mà không bị đau nhức.

Nhược điểm

Mặc dù tiêm dịch nhờn vào khớp gối mang lại nhiều lợi ích, nhưng điều quan trọng là phải hiểu rủi ro của phương pháp điều trị này. Tiêm chất nhờn vào đầu gối có một số nhược điểm như:

  • Không phải người bệnh nào cũng phù hợp với thủ thuật tiêm này. Thủ thuật chỉ phù hợp với người bệnh viêm khớp gối có mức độ ở nhẹ đến trung bình.

  • Chi phí cao vì phải thực hiện 6 tháng 1 lần

  • Các mũi tiêm như bổ sung dịch nhờn có thể giúp giảm đau tạm thời, nhưng nên tập thể dục và phục hồi chức năng đầu gối để giảm đau trong thời gian dài. Những biện pháp này có thể cải thiện chức năng đầu gối và sức mạnh cơ bắp để hỗ trợ đầu gối.

  • Ngoài ra, bệnh nhân có thể nhận thấy các phản ứng tại chỗ như đau, nóng và sưng nhẹ ngay sau khi tiêm.

Tiêm dịch nhờn vào khớp gối có nguy hiểm không?

Tiêm chất nhờn vào khớp khớp thường khá an toàn và mang lại hiệu quả cao. Hầu hết các tác dụng phụ chỉ là tạm thời và biến mất sau 2-3 ngày tiêm.

Khi nào thì cần tiêm dịch nhờn vào khớp gối

Tiêm chất nhờn vào đầu gối của bạn sẽ phục hồi khả năng bôi trơn và đệm thích hợp cho khớp gối vốn đã dần bị thoái hóa hoặc bị viêm khớp. Việc điều trị cũng có thể làm giảm viêm và bảo vệ sụn khớp khỏi hao mòn thêm.

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi với việc dùng thuốc theo toa hoặc thuốc giảm đau không kê đơn, vật lý trị liệu, tập thể dục…, thì thuốc tiêm tạo chất nhờn cho khớp có thể trở thành thủ thuật hiệu quả. Đối tượng phù hợp cho liệu pháp tiêm dịch nhờn vào đầu gối bị đau là người có mức độ đau từ trung bình đến nặng khi đi bộ, leo cầu thang hoặc chơi thể thao. Để được tiêm chất nhờn, đầu gối không có vấn đề nghiêm trọng về cơ học vì tình trạng này chỉ được khắc phục bằng phẫu thuật.

Can thiệp biện pháp tiêm chất nhờn vào khớp gối khi cơn đau tăng lên và kéo dài

Chống chỉ định tiêm dịch nhờn trong trường hợp nào?

Thuốc tiêm tạo chất nhờn vào khớp gối chống chỉ định trong một số trường hợp như:

  • Người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng với thành phần của thuốc acid hyaluronic.

  • Phụ nữ đang mang thai, cho con bú nếu bị đau nhức khớp gối cần có sự chỉ định từ bác sĩ.

Một số lưu ý khi tiêm chất nhờn vào khớp gối

Trong quá trình tiêm chất nhờn vào khớp gối, người bệnh cần lưu ý:

  • Các chỉ định tiêm dịch vào khớp gối chỉ được thực hiện khi các biện pháp điều trị nội khoa không hiệu quả

  • Tùy thuộc vào nồng độ axit hyaluronic được sử dụng, bạn sẽ nhận được 1 đến 5 mũi tiêm trong vài tuần.

  • Trong quá trình phẫu thuật, nếu đầu gối của bạn bị sưng tấy, bác sĩ có thể loại bỏ [hút] chất lỏng dư thừa trước khi tiêm axit hyaluronic. Thông thường, việc hút và tiêm được thực hiện chỉ bằng một kim tiêm đâm vào khớp.

  • Tất cả các quy trình tiêm chất nhờn vào khớp gối cần đảm bảo vô trùng và thực hiện bởi các bác sĩ đúng chuyên ngành.

  • Trong 48 giờ đầu tiên sau khi tiêm, bạn nên tránh hoạt động quá mức, chẳng hạn như chạy bộ hoặc nâng vật nặng.

Cẩn trọng tương tác với các thành phần của thuốc

Có thể xuất hiện một số tác dụng phụ

  • Các tác dụng phụ tiềm ẩn của các mũi tiêm vào khớp đầu gối bao gồm sưng và đau khớp.

  • Những người bị nhiễm trùng da hoặc khớp không thể sử dụng thuốc tiêm trực tiếp vào khớp.

  • Thay đổi màu da

  • Hoại tử mỡ

  • Bùng phát các triệu chứng trong một hoặc hai ngày

  • Tăng lượng đường ở bệnh nhân tiểu đường. Nếu xảy ra, cần theo dõi cẩn thận mức độ trong khoảng hai ngày

Kết hợp bổ sung dưỡng chất sau khi tiêm

Tăng cường dinh dưỡng sau khi tiêm chất nhờn vào khớp gối được xem là biện pháp hỗ trợ phục hồi nhanh, gia tăng hiệu quả của biện pháp tiêm chất nhờn, đồng thời giúp cung cấp dưỡng chất cho khớp gối linh hoạt và dẻo dai hơn. Bên cạnh đó, để nhanh hết đau, đi lại dễ dàng, các chuyên gia thường khuyến nghị người bệnh nên tích cực quan tâm đến chế độ dinh dưỡng tốt cho khớp.

Để chăm sóc xương khớp sau tiêm chất nhờn, mỗi người cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất, chỉ vận động nhẹ nhàng khi có chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau nhanh. Đặc biệt, hãy duy trì thói quen uống 2 viên JEX thế hệ mới mỗi ngày để hạn chế hình thành các yếu tố gây viêm khớp, bảo vệ xương khớp chắc khỏe.

Hợp lực của nhiều tinh chất có trong JEX thế hệ mới giúp nuôi dưỡng và bảo vệ xương khớp vững vàng

JEX thế hệ mới là sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn thiên nhiên và được chiết xuất từ các tinh chất quý như: Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… mang đến hiệu quả hỗ trợ giảm đau bền vững, tăng cường tái tạo sụn khớp, nuôi dưỡng sụn khớp và xương dưới sụn, bảo vệ hệ xương khớp toàn diện. Kết hợp tiêm dịch nhờn và bổ sung JEX giúp tăng hiệu quả hỗ trợ giảm đau và tăng cường sức mạnh cho khớp gối.

Tiêm chất nhờn vào khớp gối ở đâu tốt nhất?

Hiện nay, thủ thuật tiêm chất nhờn vào khớp gối là kỹ thuật phổ biến, được thực hiện tại các bệnh viện uy tín. Trong đó, không thể kể đến Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh [cơ sở Hà Nội & TP. HCM], là nơi có đội ngũ chuyên gia đầu ngành, các bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm như GS.TS.TTND Nguyễn Việt Tiến, TS.BS Tăng Hà Nam Anh, Ths.BSCKII Trần Anh Vũ…

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình tại BVĐK Tâm Anh cũng được trang bị hệ thống trang thiết bị hiện đại, chẩn đoán hình ảnh chính xác như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, robot Artis Pheno, hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện tình trạng viêm đầu gối và đưa mũi tiêm vào vị trí chính xác trên đầu gối người bệnh.

Bác sĩ tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình thực hiện mũi tiêm chất nhờn vào khớp gối cho người bệnh. Ảnh: [BVĐK Tâm Anh]

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách có thể liên hệ:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Hà Nội:

108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội

Hotline: 1800 6858 – 024 7106 6858

TP.HCM:

2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Hotline: 0287 300 6858 – 0287 102 6789

Fanpage: //www.facebook.com/benhvientamanh

Website: //tamanhhospital.vn

Chi phí tiêm chất nhờn vào khớp gối giá bao nhiêu tiền?

Giá thành hiện tại của 1 mũi tiêm cho khớp gối thường dao động từ 500 nghìn – 1 triệu, tùy vào loại chế phẩm. Thông thường, người bệnh cần tiêm 3-5 mũi trong một lần tiêm, khoảng cách giữa các lần tiêm được sắp xếp theo chỉ định bác sĩ. Bạn có thể đến khám và điều trị bằng phương pháp này tại các cơ sở y tế có chuyên khoa Cơ xương khớp để được kiểm tra, thực hiện chuẩn xác và an toàn.

Đồng thời, người bệnh cũng nên tăng cường dưỡng chất bổ khớp, từ đó hạn chế đau nhức và số lần tiêm chất nhờn vào khớp gối, duy trì sức khỏe khớp gối cũng như các khớp khác trên cơ thể.

Cập nhật lần cuối: 18:53 13/06/2023

Chia sẻ:

Bài viết khác

Thực phẩm bổ sung chất nhờn giúp khớp hoạt động “trơn tru”

Trật khớp gối: Nguyên nhân,dấu hiệu và cách điều trị

Biến chứng xương khớp thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường

Tê đầu ngón chân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Chọc hút dịch khớp gối có tốt không? Khi nào nên thực hiện?

Đau cổ tay trái: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị


Tin nổi bật

Bệnh gout [gút] – Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Thoái hóa đốt sống cổ: Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Thoái hóa cột sống: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Đau mỏi vai gáy cổ là biểu hiện của những bệnh gì?

Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM ECO

Giấy chứng nhận ĐKKD số 0102637020 do sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 29/01/2008

Địa chỉ: 148 Hoàng Hoa Thám, phường 12, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

180 Trường Chinh, phường Khương Thượng, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 028 7102 6089 - Email: cskh@jex.com.vn

Bản quyền © 2014 thuộc về CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM ECO.

THÔNG TIN

  • Giới thiệu

  • Điều khoản sử dụng

  • Hình thức giao hàng

  • Chính sách bảo mật thông tin

  • Liên Hệ

LIÊN KẾT VỚI CHÚNG TÔI

Đăng ký để nhận những thông tin mới nhất

Chính sách bảo mật thông tin

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chủ Đề