Cách xin thay đổi chỗ

Những câu hỏi liên quan

[2 điểm] Lớp 3A ngồi đủ 9 bàn học, mỗi bàn 4 chỗ ngồi. Bây giờ cần thay bàn 2 chỗ ngồi thì phải kê vào lớp đó bao nhiêu bàn 2 chỗ ngồi như vậy để đủ chỗ ngồi cho cả lớp học?

X là một học sinh có học lực yếu trong lớp. Cô chủ nhiệm đã phân công A ngồi cạnh và giúp đỡ X trong học tập. Theo em, A nên làm như thế nào để giúp bạn tiến bộ và thể hiện được tinh thần hợp tác?

A. Không nhận lời giúp bạn và xin cô đổi chỗ ngồi.

B. Hướng dẫn bạn cách học và làm bài hiệu quả.

C. Làm bài tập giúp bạn để bạn không mắc lỗi.

D. Cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra để đạt điểm cao.

Lớp 3A có 37 học sinh, xếp mỗi bàn ngồi hai học sinh. Vậy lớp 3A cần ít nhất .................. bàn để đủ chỗ ngồi cho học sinh.

Các đối tượng phải xin phép khi thay đổi nơi cư trú gồm:

- Người từ đủ 12 – 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu tội rất nghiêm trọng do cố ý được quy định tại Bộ luật Hình sự

- Người từ đủ 14 – dưới 16 tuồi thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm nghiêm trọng do cố ý trong Bộ luật Hình sự

- Người từ đủ 14 – dưới 18 tuổi 02 lần trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự

- Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định

- Người từ đủ 18 tuổi trở lên trong 06 tháng thực hiện 02 lần các hành vi xâm phạm tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, vi phạm trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

[Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012]

Theo đó, các đối tượng này sẽ bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Điều 34 Nghị định 111/2013/NĐ-CP quy định, những người này phải xin phép thay đổi thay đổi nơi cư trú khi:

- Đi học tập

- Có việc làm ổn định

- Thay đổi nơi đăng ký thường trú

- Theo gia đình chuyển đến địa phương khác

- Có lý do chính đáng khác

Nội dung của đơn xin phép thay đổi nơi cư trú

Mẫu này được sử dụng trong trường hợp người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn xin phép thay đổi nơi cư trú theo quy định tại Điều 34 Nghị định 111/2013/NĐ-CP.

Khi thay đổi nơi cư trú, người được giáo dục, cha mẹ hoặc người giám hộ của người được giáo dục là người dưới 16 tuổi phải có trách nhiệm làm đơn xin phép Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trong đó ghi rõ lý do, nơi đến thường trú hoặc tạm trú. Đơn đề nghị phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức được giao quản lý, giáo dục.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản; Trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.

Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được chuyển đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giáo dục đến cư trú. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giáo dục đến cư trú có trách nhiệm tiếp nhận và phân công cơ quan, tổ chức quản lý, giáo dục.

Mẫu Đơn xin phép thay đổi nơi cư trú mới nhất [Ảnh minh họa]

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

ĐƠN XIN PHÉP

Thay đổi nơi cư trú*

Kính gửi: Chủ tịch UBND [1] …………………………………..

Tôi tên là: ………………………………………………. Giới tính: ......................................

Ngày, tháng, năm sinh: ………../ …..

Nơi sinh: ..........................................................................................................................

Quê quán: .......................................................................................................................

Nơi thường trú: ................................................................................................................

Nơi ở hiện tại: ..................................................................................................................

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ………..; ngày cấp: …./…./…..; nơi cấp: .........

Dân tộc: ……………….. Tôn giáo: ……………….. Trình độ học vấn:.............................

Nghề nghiệp: ..................................................................................................................

Nơi làm việc/học tập: .....................................................................................................

Hiện nay, tôi đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Quyết định số ……/QĐ-UBND ngày …./…./…. của Chủ tịch UBND [1] ..........

Kính đề nghị Chủ tịch UBND [1] …………..... cho phép tôi được thay đổi nơi cư trú, cụ thể như sau:

1. Lý do thay đổi nơi cư trú [2] ..........................................................................................

2. Địa phương sẽ chuyển đến cư trú ổn định [3]..............................................................

3. Thời điểm bắt đầu chuyển đến nơi cư trú mi: kể từ ngày …./…./……

 Ý KIN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC                   [1] ……. ngày .... tháng .... năm …….
ĐƯỢC GIAO QUẢN LÝ, GIÁO DỤC                                NGƯỜI LÀM ĐƠN
………………………………………                                    [Ký, ghi rõ họ tên]
……………….……………………
[1] ……….. ngày .... tháng .... năm …………
TM [4] ……………………….
[Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu]

Hướng dẫn cách viết đơn xin phép

[1] Tên xã/phường/thị trấn nơi người được giáo dục đang chấp hành biện pháp.

[2] Nêu rõ lý do chuyển nơi cư trú

Ví dụ: đi học, đi làm hoặc gia đình chuyn đến địa phương khác sinh sng....

[3] Tên xã/phường/thị trấn, huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nơi người được giáo dục sẽ chuyn đến.

[4] Tên của cơ quan, tổ chức được giao quản lý, giáo dục.

Trên đây là Đơn xin phép thay đổi nơi cư trú của người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Để tìm hiểu thêm các biểu mẫu khác, độc giả vui lòng bấm vào đây.

Nguyễn Hương

>> Bật mí cách xác định nơi cư trú của cá nhân

Mục lục bài viết

  • 1. Định nghĩa Đơn xin chuyển vị trí công việc
  • 2. Hướng dẫn là Đơn xin chuyển vị trí công việc
  • 3. Mẫu Đơn xin chuyển vị trí công việc
  • 4. Quy định pháp luật về trường hợp doanh nghiệp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng
  • Như thế nào làcông việc khác so với Hợp đồng lao động [HĐLĐ]?
  • Cáctrường hợp Doanh nghiệp được tạm thời chuyển Người lao độnglàm công việc khác so với HĐLĐ, đó là:
  • Về thời gian tạm thời chuyển theo quy định:
  • Về thời gian báo trước cho người lao động về việc chuyển:
  • Về tiền lương:
  • Về thẩm quyền:
  • Trường hợp đặc biệt:

Người gửi : Triệu Tòn Pham

Luật sư trả lời:

Luật Minh Khuê xin gửi bạn mẫu đơn xin chuyển vị trí công việc:

Đơn xin chuyển đổi vị trí công việc, nơi công tác, bộ phận làm việc thể hiện quan điểm, mong muốn, nguyện vọng của người lao động trong quá trình công tác tại cơ sở, nhằm lựa chọn vị trí phù hợp, phát huy cao nhất khả năng, trình độ của mình và nâng hiệu suất làm việc.

Trong quá trình làm việc, công tác, không phải lúc nào sự sắp đặt của người sử dụng lao động cũng làm cho người lao động cảm thấy thoải mái. Vì thế việc xin chuyển vị trí làm việc, phòng làm việc rất thường xuyên xảy ra.

Đơn này được gửi tới bộ phận lãnh đạo hoặc phòng chuyên môn có trách nhiệm quản lý điều động nhân sự và được xem xét dựa trên tình hình thực tiễn công ty và các vị trí mà người lao động mong muốn. Vì vậy không phải lúc nào đơn xin chuyển vị trí làm việc này cũng được chấp nhận.

1. Định nghĩa Đơn xin chuyển vị trí công việc

Đơn xin chuyển vị trí công việc là văn bản do cá nhân xác lập, qua đây cá nhân này trình bày quan điểm, lý do cũng như các yếu tố chủ quan, khách quan khác làm cho họ nhận thấy rằng công việc hiện tại có phần không phù hợp, họ không thể phát huy hết khả năng bản thân và đóng góp cho tập thể. Cũng dựa trên nhận định của chính mình, họ lựa chọn được một vị trí khác phù hợp hơn và đưa ra kiến nghị, mong muốn mình được điều chuyển qua vị trí mới đó.

2. Hướng dẫn là Đơn xin chuyển vị trí công việc

Đơn xin chuyển vị trí công việc không khó để viết, tuy nhiên khi sử dụng mẫu đơn này, người viết cần lưu ý cung cấp những căn cứ, lý do xác thực, khách quan, cũng như phải cân nhắc, xem xét kỹ trước khi quyết định làm đơn. Bởi lẽ, một tập thể luôn có cách vận hành riêng để đem lại lợi nhuận chung cao nhất, không phải lúc nào cũng là có lợi riêng biệt cho từng cá nhân, hơn nữa một bộ máy ngoài việc hoạt động phù hợp ra thì các vị trí cũng cần phải đảm bảo người chịu trách, không thể vì nhất thời cảm thấy vị trí khác phù hợp hơn là lại làm đơn để xin điều chuyển. Điều này sẽ nhìn chung gây ảnh hưởng tới quyền lợi của tập thể và rất có thể bạn sẽ không đạt được nguyện vọng mà mình mong muốn.

3. Mẫu Đơn xin chuyển vị trí công việc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

Hà Nội, ngày … tháng 02 năm 2021

ĐƠN XIN CHUYỂN VỊ TRÍ CÔNG VIỆC

Căn cứ: – Hợp đồng lao động số …….

– …… [Phần này ghi các căn cứ văn bản cho đề nghị thay đổi vị trí công việc, ví dụ Nội quy công ty, Thông báo của Ban lãnh đạo, Phòng Nhân sự]

Kính gửi: Công ty ………..

Đồng kính gửi:– Phòng Nhân sự

– Ban Giám đốc

– Phòng Chuyên môn cụ thể ….

Tôi là: ………………………

Đang làm việc tại bộ phận:………………

Từ năm: ……………………………..

Nội dung:……………………………

………………

[Phần nội dung này trình bày về thực trạng công việc, lý do nhằm thuyết phục người sử dụng lao động rằng việc thuyên chuyển vị trí, bộ phận cho người lao động là hợp lý]

Đề nghị, quý công ty/ quý ông/ quý bà ……………

[Phần này đưa ra nhưng yêu cầu, đề nghị, mong muốn của người lao động về một vị trí, bộ phận làm việc mới mong muốn cụ thể nhất có thể]

Người làm đơn

[Ký và ghi rõ họ tên]

4. Quy định pháp luật về trường hợp doanh nghiệp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng

Tại điều 29 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng, cụ thể như sau:

Điều 29. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.

Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

3. Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.

4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật này.

Như thế nào làcông việc khác so với Hợp đồng lao động [HĐLĐ]?

Để xác định điều này, có 1 cách đơn giản là xem lại HĐLĐ đang có hiệu lực giữa 2 bên, ngoài ra xem nội quy hoặc hoặc thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp [nếu có]

Nếu HĐLĐ không nói rõ hoặc bạn cũng ko xác định được[có thể do HĐLĐ làm theo mẫu nên khá chung chung và sơ sài dẫn đến việc có thể hiểu theo nhiều cách]thì lúc đó bạn cần căn cứ vào tính chất công việc của mình và của doanh nghiệp để xác định. Nếu như doanh nghiệp chuyển người lao động sang bộ phận khác mà vẫn đúng công việc như HĐLĐ thì không phải trường hợp này.

Cáctrường hợp Doanh nghiệp được tạm thời chuyển Người lao độnglàm công việc khác so với HĐLĐ, đó là:

  • Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh;
  • Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Sự cố điện, nước;
  • Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Lý do phổ biến của các công ty, doanh nghiệp làDo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.Đó là lý do dễ dàng nhất, vì lý do này thực tế rất đa dạng và đặc thù từng doanh nghiệp nên luật lao động không quy định cụ thể hơn, tuy nhiên nếu có ra Tòa thì Tòa án cũng sẽ căn cứ theo những lý do hợp lý và đúng là nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Đồng thời luật lao động cũng quy định là: “Công ty phải quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ.”

Như vậy việc quy định cụ thể trong nội quy lao động là bắt buộc, do đó bạn có thể xem lại nội quy lao động của công ty để biết chi tiết hơn về lý do này.

Về thời gian tạm thời chuyển theo quy định:

Như bạn cũng đọc thấy trong quy định có từ “tạm thời”, như vậy việc điều chuyển này sẽ có một thời hạn nhất định chứ không được chuyển vĩnh viễn và thời hạn đó làkhông được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động

Nếu như doanh nghiệp đã chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, nếu tiếp tục muốn chuyển thì phải được sự đồng ý của người lao độngbằng văn bản.

Nếu như muốn người lao động làm việc luôn tại vị trí mới đó, thì doanh nghiệp nên thanh lý HĐLĐ cũ và ký lại HĐLĐ mới với người lao động. Tất nhiên phải có sự đồng ý của người lao động.

Tất nhiên, doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương án khác như: văn bản đồng ý của người lao động, ký phụ lục HĐLĐ… Tuy nhiên phương án tôi khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện nếu như muốn chuyển hẳn người lao động sang vị trí mới vẫn là ký lại HĐLĐ.

Về thời gian báo trước cho người lao động về việc chuyển:

ít nhất 03 ngày làm việcvà phải thông báo rõ thời hạn làm tạm thời là trong bao lâu và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

Tất cả nội dung này nên có trong cùng 1 thông báo hoặc quyết định chuyển việc gửi cho người lao động, cố gắng hạn chế làm thành nhiều văn bản khác nhau.

Về tiền lương:

Doanh nghiệp được trả lương theo công việc mới nhưng nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Về thẩm quyền:

Người có quyền chuyển việc người lao động là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp hoặc người ủy quyền hợp pháp bằng văn bản[có thể là Giấy ủy quyền, Quyết định hoặc quy định trong nội quy, văn bản hợp pháp do doanh nghiệp ban hành]. Đó có thể chính là người ký HĐLĐ với người lao động hoặc người được ủy quyền. Vấn đề này phải tùy từng doanh nghiệp để xác định cụ thể

Và phải đúng thẩm quyền thì việc chuyển người lao động mới có hiệu lực pháp lý.

Trường hợp đặc biệt:

Sau thời hạn 60 ngày nêu trên nếungười lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với HĐLĐ mà phải ngừng việc thì cty phải trả lương ngừng việc theo quy định. Tiền lương ngừng việc được quy định như sau:

  • Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;
  • Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
  • Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề