Cách reset lại card màn hình Win 10

Reset Win 10 là tính năng cực kỳ hữu ích giúp bạn cài đặt lại hệ điều hành mà không làm mất bất kỳ dữ liệu nào trên máy tính của bạn bao gồm hình ảnh, video hay bất cứ dữ liệu quan trọng nào của bạn. Trong bài viết này, Canhrau.com sẽ hướng dẫn cho bạn 4 cách reset máy tính Windows 10 về trạng thái gốc ban đầu mà không bị mất dữ liệu đơn giản nhất.

Khi nào bạn cần reset Windows 10?

Lý do thường gặp nhất chính là hiệu suất của chiếc máy tính không còn ổn định nữa, trong quá trình sử dụng bạn cảm thấy máy tính chạy quá chậm, thường xuyên bị giật, lag gây khó chịu trong khi sử dụng. Nếu nhận thấy Windows 10 xuất hiện nhiều lỗi hơn so với trước đó, hoặc máy tính cài đặt quá nhiều phần mềm không cần thiết. Cách nhanh nhất để xử lý các vấn đề này chính là bạn hãy thực hiện factory reset Windows 10.

Xem thêm: Hướng dẫn 9 cách dọn rác máy tính Windows 10

Trước khi muốn thực hiện chạy lại chương trình máy tính Windows 10, có một vài vấn đề mà bạn cần lưu ý:

  1. Reset Win 10 sẽ xóa tất cả mọi dữ liệu có trong máy tính và giúp máy tính trở lại như lúc mới cài đặt Windows 10.
  2. Tất cả những ứng dụng đang có sẽ sẽ được xóa khỏi máy tính, vì vậy bạn cần phải cài đặt lại từng ứng dụng sau khi quá trình khôi phục Windows 10 hoàn tất.
  3. Tài khoản người dùng sẽ bị xóa.
  4. Dữ liệu sẽ được xóa một phần hoặc xóa toàn bộ tùy theo lựa chọn mà bạn đưa ra.

Hướng dẫn cách reset Windows 10 giữ nguyên dữ liệu

Để có thể khôi phục Windows 10 về trạng thái ban đầu và không làm mất bản quyền cũng như dữ liệu quan trọng, bạn cần làm theo các bước hướng dẫn bên dưới:

Bước 1: Trên Start Menu, bạn hãy nhấn vào nút Settings hoặc nhấn phím tắt Windows + I để mở cửa sổ Windows Settings.

Bước 2: Tại giao diện Settings, bạn chọn Update & Security.

Bước 3: Bạn chọn Recovery nằm ở Menu bên tay trái. Trong phần Reset this PC, bạn nhấp vào nút Get started.

Bước 4: Bạn chọn tùy chọn Keep my files để giữ lại dữ liệu sau khi làm mới lại hệ điều hành Windows 10 của mình.

Bước 5: Click vào nút Next. Nhấp vào tùy chọn List of apps to be removed để xem danh sách ứng dụng sẽ bị xóa.

Bước 6: Kiểm tra các ứng dụng bạn sẽ cần cài đặt lại sau khi reset máy tính Windows 10 về cài đặt gốc. Nhấn Next.

Bước 7: Nhấp chuột vào nút Reset.

Bước 8: Chờ cho máy tính tự khởi động lại và reset lại mọi dữ liệu trên máy tính Windows 10.

Hướng dẫn cách khôi phục Windows 10 về trạng thái ban đầu

Để có thể khôi phục Win 10 về trạng thái ban đầu như lúc vừa mới mua máy thì bạn cần làm theo các bước hướng dẫn như bên dưới:

Bước 1: Mở Settings bằng cách nhấn phím tắt Windows + I. Chọn tính năng Update & Security.

Bước 2: Nhấp chọn Recovery ở danh sách tính năng bên trái. Bên dưới phần Reset this PC, hãy nhấp vào nút Get started.

Bước 3: Lần này, bạn hãy chọn Remove everything để reset Win 10 và xóa toàn bộ dữ liệu.

Bước 4: Nhấp tiếp vào tùy chọn Change settings.

Bước 5: Chuyển chế độ sang On trên cả hai mục là Bật công tắc Data erasure, Data drives để đồng thời xóa file và dọn dẹp toàn bộ dữ liệu có trong những ổ cứng của máy tính. Nhấp vào nút Confirm.

Bước 6: Click vào lựa chọn Show me the list of drives that will be affected để xem những ổ đĩa sẽ bị xóa trong quá trình cài đặt lại Windows.

Bước 7: Như vậy thì chúng ta có thể thấy được ổ cứng E sẽ bị xóa toàn bộ dữ liệu. Nhấn Back để quay lại màn hình chính.

Bước 8: Nhấn vào nút Reset để ngay lập tức khôi phục máy tính, laptop Windows 10 của bạn trở về trạng thái ban đầu như lúc mới mua.

Bước 9: Sau khi bạn đã hoàn thành các bước ở trên thì Windows 10 của bạn sẽ được reset về trạng thái mặc định ban đầu.

Phương pháp reset máy tính Windows 10 này đặc biệt hữu ích khi bạn không thể đăng nhập vào tài khoản của mình trên thiết bị.

Bước 1: Hãy khởi động lại máy tính PC của bạn để đi đến màn hình đăng nhập, nhấn vào biểu tượng Power ở phía góc dưới bên phải của màn hình. Sau đó nhấn và giữ đồng thời phím Shift và chọn Restart.

Bước 2: Sau khi đã đã khởi động lại hệ điều hành Windows, bạn hãy lựa chọn Troubleshoot.

Bước 3: Trong màn hình tiếp theo, chọn Reset This PC.

Nếu bạn muốn giữ các tệp cá nhân của mình, bạn cần lựa chọn “Keep my files [Removes apps and settings, but keeps your personal files]”.

Chọn tài khoản người dùng mà bạn muốn để thực hiện reset lại PC.

Bước 4: Chờ trong vòng vài phút để để Windows 10 kiểm tra máy tính. Khi hoàn tất thì hãy nhấn vào nút Reset.

Bước 5: Chờ một vài phút để Windows 10 tự động thiết lập lại. Tùy thuộc vào tốc độ của chip xử lý và ổ cứng máy tính của bạn, bước này có thể mất thêm một chút ít thời gian.

Cách khôi phục cài đặt gốc Windows 10 bằng công cụ Fresh Start

Để có thể reset máy tính Windows 10 bằng tính năng Fresh Start, bạn hãy làm theo các bước hướng dẫn bên dưới:

Bước 1: Bạn hãy mở Windows Security bằng cách click vào Start Menu và nhập Windows Security vào ô tìm kiếm rồi chọn kết quả hiển thị tương ứng.

Bước 2: Click vào Device performance & health. Bên dưới phần Fresh start, bạn nhấp vào tùy chọn Additional info.

Bước 3: Nhấp vào nút Get started.

Bước 4: Nhấp vào nút Next.

Bước 5: Kiểm tra danh sách các ứng dụng bạn cần cài đặt lại sau khi thực hiện reset máy tính Windows 10. Nhấp vào nút Next.

Bước 6: Chọn vào nút Start để bắt đầu quá trình khôi phục lại Windows 10 về cài đặt gốc.

Sau khi bạn đã hoàn thành những bước này, hệ điều hành Windows 10 của bạn sẽ tự động khôi phục về cài đặt gốc mà vẫn giữ nguyên dữ liệu trước đó của bạn.

Qua bài viết này thì Canhrau đã hướng dẫn các bạn 4 cách reset Windows 10 không bị mất dữ liệu đơn giản và nhanh chyóng nhất. Nếu gặp khó khăn khi thực hiện thì mọi người có thể để lại bình luận hoặc liên hệ với Canhrau.com thông qua trang Liên Hệ ở phía dưới nhé. Chúc các bạn thành công

4.4 đánh giá 5 [7 Vote]

Nếu máy tính đang dùng bình thường đột nhiên bị "cứng đơ" và nguyên nhân đến từ driver card đồ họa [GPU], hãy thử phím tắt này trước khi khởi động lại vì nó có thể giúp bạn.

Có thể nhiều bạn chưa biết rằng Windows có một tổ hợp phím "bí ẩn" giúp nạp lại driver cho GPU khi cần thiết.

Theo How-To Geek, tổ hợp phím nạp lại driver GPU dùng được cho Windows 10 và Windows 8, không áp dụng cho Windows 7 hoặc cũ hơn.

Hướng dẫn nạp lại driver GPU bằng phím tắt

Để khởi động lại driver GPU trên máy của bạn, nhấn Win+Ctrl+Shift+B trên bàn phím.

Bạn sẽ thấy màn hình tối đen trong vài giây đồng thời nghe tiếng "bíp". Mọi thứ sau đó sẽ trở về trạng thái nguyên vẹn trước đó, tất cả ứng dụng đang mở tiếp tục chạy bình thường và bạn có thể yên tâm làm việc tiếp.

Chúng tôi thậm chí đã thử phím tắt khi đang chơi game, kết quả sau đó là game vẫn tiếp tục chạy bình thường. Lý do vì Windows chỉ khởi động lại hệ thống đồ họa, hoàn toàn không động chạm đến ứng dụng hay game mà bạn đang mở.

Đây là phím tắt có sẵn trong Windows 10 nên bạn có thể dùng nó với mọi loại GPU từ NVIDIA, AMD hay Intel Graphics.

Làm sao để thoát khỏi tình trạng "đóng băng"?

Đây chỉ là một trong những cách khắc phục cơ bản, và không phải lúc nào cách này cũng áp dụng được. Nếu vấn đề bắt nguồn từ driver GPU bất kể khi đang chơi game nặng hay dùng PC bình thường, phím tắt trên có thể giúp bạn. Windows 10 sử dụng phần cứng đồ họa để tăng tốc độ hiển thị nội dung, một số trình duyệt web hiện đại cũng cần GPU để tăng tốc độ hiển thị trang web.

Nếu thấy màn hình vẫn tối đen hoặc game đang chơi vẫn bị đứng, hãy thử cụm phím Ctrl+Alt+Delete sau khi nạp lại driver GPU. Bạn cũng có thể nhấn Ctrl+Shift+Ecs để mở luôn Task Manager, hoặc Alt+Tab hay Win+Tab để chuyển sang cửa sổ khác.

Nếu đã thử tất cả phím tắt trên nhưng vẫn không phản hồi, có lẽ bạn phải khởi động lại toàn bộ hệ thống bằng cách nhấn giữ nút nguồn trong khoảng 10 giây, sau đó chờ thêm vài giây rồi nhấn lại nút nguồn để mở máy. Cách đây không hề tốt nhưng trong trường hợp không thể điều khiển máy, đó là giải pháp duy nhất.

Tất nhiên, nếu nhìn thấy "màn hình xanh chết chóc", phím tắt này cũng không giúp ích gì cho bạn. Màn hình xanh cho biết toàn hệ thống đã bị lỗi và bạn buộc phải khởi động lại để giải quyết.

Phúc Thịnh

Video liên quan

Chủ Đề