Cách chơi mai vàng

Sau Tết, cây mai cần được chăm sóc tốt để tạo nền tảng cho cây ra hoa vào năm sau. Việc chăm sóc mai khá đơn giản nhưng không phải ai cũng biết. Tham khảo ngay mẹo chăm sóc cây mai sau Tết để năm sau hoa mai lại nở rực rỡ nhé!

1Cách chăm sóc mai trong ngày Tết

Mai trồng trong chậu trong nhà

Bạn nên chăm lo tưới nước mỗi ngày hoặc tưới cách ngày 1 lần, nên tưới thẳng vào gốc và xịt nước tia nhỏ lên khắp tán lá. Tưới sáng sớm trước 9 giờ sáng hoặc lúc chiều mát để mai tươi tốt hơn.

Nếu có thể mỗi ngày đem mai ra ngoài càng sớm càng tốt nhưng phải để mai trong bóng râm chứ không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời để cung cấp năng lượng cho cây.

Mai trồng ở ngoài

Những chậu mai được chưng ngoài sân do được sống trong môi trường khá giống với tự nhiên nên sẽ không cần phải mất quá nhiều công sức để chăm sóc như chậu mai để chưng trong nhà, chỉ cần bón phân và chăm bón cho cây mỗi ngày để cây ra hoa đều và đẹp.

2Cách chăm sóc mai sau Tết

Mai trồng trong chậu

Sau Tết, việc đầu tiên mà người chơi mai cần làm là xử lý cây mai, phục hồi cho nó. Đem chậu mai ra ngoài sân nơi có ánh sáng nhẹ và thoáng mát để phơi khoảng 3-5 ngày. Lưu ý tránh để cây nơi ánh nắng gắt, bởi có thể làm cháy lá, khô cành.

Tiếp theo, cây mai nào có hoa chưa tàn hoặc nụ chưa nở thì dùng kéo bấm cắt bỏ, tránh hoa tạo hạt. Đồng thời, những cành quá dài hoặc nhiễm nấm, sâu bệnh cũng cần bị loại bỏ.

Sang đầu tháng 2, hãy dùng dụng cụ chuyên dụng tỉa bớt rễ già hoặc nhiễm nấm cho cây. Tỉa rễ bằng cách cắt móc xuống đất một vòng tròn quanh gốc, nhẹ nhàng để tạo bầu.

Sử dụng kéo bén để cắt những cộng rễ còn quá dài bên dưới bầu, chú ý giữ lại rễ cám để hút chất dinh dưỡng. Nên nhẹ tay đánh rơi bớt đất trong bầu cũ để rễ cây con mới có thể phát triển.

Bên cạnh đó, nên chuẩn bị chậu và đất trồng mới để thay chậu đổi đất cho cây. Chậu mới cần lớn hơn chậu cũ và là chậu cạn càng tốt.

Nếu trồng cây mai ngoài vườn thì nên lựa khoảng đất trên cao, thoáng và không bị ngập hay lẫn sạn, gạch đá.

Mai trồng ở ngoài

Tỉa cành cây

Cành mai nên được tỉa trước ngày 15 âm lịch và chậm nhất là ngày 20 tháng Giêng. Tùy vào hình dạng và kích thước của mai mà bạn có cách tỉa cho phù hợp, có thể là tỉa theo dáng cây thông - cành trên ngắn hơn cành dưới. Thông thường bạn sẽ cắt bỏ 1/3 cành mai đi.

Bạn dùng khoảng 1 thìa cà phê phân u-rê pha với 10 lít nước để phun lên cây và tưới quanh gốc cây. Nếu thấy cây hồi sức lại và đâm chồi xanh thì bạn không cần phun thuốc kích thích chồi lá nữa, còn nếu không thì bạn cần phun thuốc với liều lượng như hướng dẫn trên bao bì.

Khi thấy cành mai không phát triển nhiều, bạn dùng thêm 1g thuốc GA3 pha cùng 30-40 lít nước để phun lên cây và tưới quanh gốc.

Khi cây đã hồi lại thì bạn đưa cây ra nắng để cây thích nghi dần dần. Làm như vậy sẽ giúp mai ra lá và chồi rất nhanh.

Lưu ý: ở thời điểm này do mai có nhiều lá non cộng với thời tiết nắng ấm nên các loại sâu bệnh hại, đặc biệt là bọ trĩ rất dễ xâm nhập vào cây, vì vậy cần pha chung hai loại thuốc cóhoạt chất Hexaconazole[Anvil] và Fipronil [Regent] để phun lần đầu sau khi tỉa cành.

Việc tỉa tán rất quan trọng vì sẽ giúp tạo lại sáng, tán lá cho cây. Khi cành bị cắt đi, chồi non sẽ phát triển thành cành mới, mang theo chồi trên nách lá - chồi này có thể phát triển thành cành mới hoặc thành nụ.

Vệ sinh cây

Sau khi tỉa cành mai xong thì công việc tiếp theo chính là vệ sinh cây.

Cách làm rất đơn giản có thể dùng vòi nước phun mạnh vào cây cho bong tróc hết rong rêu nấm mốc hoặc dùng phân u-rê pha thật đặc để phun vào cây, đặc biệt là những chỗ có nhiều nấm mốc.

Chú ý: tuyệt đối không để phân u-rê chảy xuống gốc [bạn có thể dùng túi ni-long để che gốc]. Sau khi phun được khoảng 10 phút, dùng bàn chải chà thật mạnh lên cây để đánh bật nấm mốc ra.

3Một số mẹo để nuôi dáng mai đẹp

Tuyệt đối không bón phân khi vừa thay đất vì bộ rễ không thể hấp thụ được phân, thậm chí phân có thể làm hỏng bộ rễ.

Với số phân bón lót hoặc phun phân bón lá vô cơ một ít cũng đủ cho mai phát triển trong đầu mùa mưa, cộng với những cơn mưa đầu mùa, khí trời mát hẳn, sấm sét tổng hợp chất đạm tự nhiên trong không khí và đất làm cây phát triển mạnh hơn, làm mất đi dáng hình cũ.

Không được bỏ qua công đoạn thay đất khi chăm sóc cây mai, thay thế bằng loại đất mới cho cây. Việc làm này nhằm bổ sung hàm lượng Kali và hàm lượng đạm cần thiết cho cây trồng.

Bạn nên phủ một lớp cát và phân hữu cơ bao trùm toàn bộ mặt, sau đó cho một ít lớp đất trồng vào rồi mới tiến hành cho cây vào nén chặt.

Công việc chăm sóc mai sau Tết vậy là coi như hoàn chỉnh. Các việc trên các giúp chuẩn bị thật tốt cho cây mai để cây tích luỹ chất dinh dưỡng trong mùa mưa, tạo nụ hoa để cho những hoa thật đẹp vào Tết năm sau.

Khi trồng mai vàng để chơi kiểng, bạn cần phải thành thạo các kỹ thuật tỉa sửa như căng kéo, cắt tỉa uốn nắn, neo, cảo, quấn dây đồng, đục, khoét, làm lão hóa… để tạo ra một cây bonsai có tư thế đẹp và giá trị.

Cùng với đào hay quất thì mai vàng là một trong những loại hoa đang rất được ưa chuộng mỗi dịp Tết đến xuân về. Không những thế, nhiều người còn có sở thích trồng mai như một loại cây cảnh để chơi bonsai nữa. Tuy nhiên thì không phải ai cũng nắm được những kỹ thuật chăm sóc và cách tỉa mai vàng sao cho đẹp nhất. Hãy cùng tìm hiểu về cách tỉa, uốn, sửa cây mai kiểng để tạo nên giá trị cho cây.

Cách tỉa mai vàng để tự tạo thế bonsai tuyệt đẹp

1. Cách tỉa sửa rễ cho cây mai vàng

Có thể nói, tỉa sửa rễ là khâu quan trọng nhưng khó khăn nhất trong quá trình tạo thế bonsai cho cây mai kiểng vì phần rễ cây thường cứng, giòn và nằm sâu dưới đất. Tuy nhiên, với mai bonsai, bộ rễ cũng phải nổi hẳn lên trên nên bạn cần phải moi rễ lên và tiến hành chỉnh sửa theo kiểu xòe ra bốn phía hay kiểu lồi lõm ngoằn ngoèo trên miệng chậu. Nếu khéo tay và có kỹ thuật hơn, bạn còn có thể tự tạo ra những bộ rễ quý có dạng hình chân thú như chân long, ly, quy, phụng vô cùng đẹp mắt và quý hiếm.

2. Cách tỉa mai vàng ở phần gốc cây

Là loại cây đơn thân nên cây mai thường có gốc rất to, nhất là những cây mai được trồng lâu năm. Do đó, để đơn giản hơn trong khâu chỉnh sửa, bạn cần tiến hành cắt tỉa phần gốc này ngay từ khi cây còn nhỏ. Bằng cách cắt, gọt, đẽo, đục… bạn có thể tạo ra nhiều tư thế gốc khác nhau sao cho phù hợp với từng dáng cây, chẳng hạn như tư thế đứng hay tư thế nằm, thế nghiêng…

Gốc cây mai vàng được tạo thế bonsai đẹp

3. Sửa thân cây mai kiểng như thế nào?

Là bộ phận to thứ hai sau gốc, việc sửa thân cây mai kiểng cũng không hề đơn giản, đòi hỏi bạn phải có đủ các dụng cụ cần thiết như nòng sắt, cây nêm, cảo, dây đồng, dây kẽm… trước tiên, bạn cần phải mường tượng ra được thế uốn mà mình muốn. Sau đó dùng nòng sắt uốn theo thế đã định sẵn và dùng dây kẽm buộc ép sát thân cây mai vào nòng sắt dần dần từ gốc trở lên.

Sửa thân cây mai kiểng như thế nào cho đúng?

Lưu ý là trong quá trình uốn, bạn phải thực sự nhẹ tay vì thân cây rất ngắn và giòn, nếu cần thiết thì uốn từ từ trong nhiều ngày để cây thích ứng dần với hình dáng mới nhé. Cứ để lâu ngày như thế, thân cây mai kiểng sẽ dần cong theo thế uống của nòng sắt đúng như những gì mà bạn mong muốn. Nên nhớ rằng giá trị của mai bonsai phụ thuộc phần lớn vào cách tỉa mai vàng ở phần thân này đấy nhé.

4. Cách tỉa sửa cành mai sao cho đẹp

Sau khi uốn thân là đến cành, vì cành mai bé hơn nhiều so với thân nên việc uốn nắn cũng dễ dàng hơn, bạn chỉ cần dùng dây đồng hoặc dây kẽm quấn ôm sát vào từng cành và nắn nó theo hình dạng mong muốn là được. Tuy nhiên, thế cành cũng cần phù hợp với thế bonsai của thân nhé, nếu không thì tổng hòa cây mai kiểng trông sẽ không được đẹp.

Thế cành cũng cần phù hợp với thế bonsai của thân

Theo kiểng cổ thì khi bạn uốn một tán cây ở nguyên vị trí của nó thì gọi là tàn văn, còn nếu uốn tán cây kéo từ bên này sang bên kia thì gọi là tàn võ. Với những nhánh cây lớn không thể dùng dây kẽm để uốn thế được thì bạn có thể dùng nòng sắt để nắn như khi nắn thân cây vậy nhé.

5. Tỉa lá cũng là khâu quan trọng trong cách tỉa mai vàng

Với mai kiểng trồng trong chậu để chơi cảnh trong nhà thì cần phải tỉa lá cho thông thoáng. Mục đích chính của việc tỉa lá là để làm nổi lên thế bonsai của gốc, rễ, thân và cành mai. Bạn có thể dùng dụng cụ chuyên dụng cho việc cắt tỉa cây cảnh để cắt bỏ những chiếc lá xấu, lá dư thừa hay những chiếc lá chê khuất tầm nhìn vào mặt chính của cây.

Tỉa lá thông thoáng để nhường tầm nhìn cho thế cây bonsai

6. Kỹ thuật làm lão hóa khi tạo thế cho mai kiểng

Gốc và thân cây mai kiểng thường xù xì vì được trồng trong nhiều năm với sự ‘xếp lớp’ của những tầng vỏ đã bị lão hóa. Nếu không muốn mất nhiều thời gian chờ đợi, bạn có thể sử dụng dụng cụ đục khoét hay thậm chí là tác động bằng chất hóa học để cây nhanh chóng lão hóa hơn. Cụ thể là:

- dùng dụng cụ đập dài vào thân cây ở nơi mà bạn muốn bị lão hóa, tuy nhiên không được đập kín xung quanh thân mà phải để lại một rảnh nhỏ thông suốt để cây có thể dẫn nhựa đi nuôi ‘cơ thể’ nó.

- khi bị đập, cây sẽ phản ứng để chống lại và tự chữa lành vết thương của nó. Những chỗ bị dập sẽ phù lên, sần sùi tạo thành sẹo với vẻ già nua như bị lão hóa.

Kỹ thuật làm lão hóa khi tạo thế bonsai cho cây mai kiểng

- để kích thích cây chữa lành sẹo, bạn có thể dùng thuốc vaseline, hoặc tự chế thuốc bằng cách nấu mỡ bò với thuốc trừ nấm và thuốc ký ninh vàng.

- để tạo độ bóng sáng cho những chỗ bị lão hóa, bạn sử dụng giấy nhám để đánh trơn, sau đó thoa thuốc [oxy đồng, sulfur calci, axit cittic…] là được nhé.

Với cách tỉa mai vàng đơn giản trên đây, bạn có thể tự sửa thế bonsai cho cây mai của mình mà không cần phải thuê người làm

Chúc bạn thành công!

Ngọc Tạo: Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề