Cách so sánh điện năng tiêu thụ năm 2024

Đời sống ngày càng phát triển nên nhu cầu sử dụng các thiết bị điện cũng tăng cao rõ rệt. Hầu hết các thiết bị trong gia đình đều sử dụng nguồn điện năng. Chính vì thế việc nắm được công thức tính điện năng tiêu thụ sẽ giúp người tiêu dùng chủ động tính được lượng điện tiêu thụ hàng tháng của gia đình, từ đó đưa ra phương án tiết kiệm điện tối đa.

Trong bài viết này, Điện Lạnh Bách Khoa DC sẽ cùng với bạn đọc đi tìm hiểu cách tính điện năng tiêu thụ hàng tháng của các thiết bị trong gia đình nhé. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Điện năng tiêu thụ là gì?

  • Hiểu một cách đơn giản thì điện năng tiêu thụ chính là nguồn năng lượng điện được chuyển hóa thành công để giúp các thiết bị điện có thể hoạt động được. Điện năng tiêu thụ có 2 dạng cơ bản đó là điện năng tiêu thụ của thiết bị điện và điện năng tiêu thụ của đoạn mạch. Mỗi loại sẽ có công thức tính khác nhau, tuy nhiên đối với các gia đình hiện nay thì chúng ta chỉ cần quan tâm tới lượng điện tiêu thụ thiết bị điện là được.
  • Các thiết bị điện trong nhà rất đa dạng, bao gồm như: máy lạnh (điều hòa), tivi, tủ lạnh, máy giặt, quạt, lò vi sóng, bình nóng lạnh, bếp từ, nồi cơm điện, máy sấy tóc…

Công thức tính điện năng tiêu thụ của các thiết bị điện

Công thức chung tính điện năng tiêu thụ điện của các thiết bị điện như sau:

A = P.t (KWh).

Trong đó:

  • A: chính là tổng lượng điện tiêu thụ trong thời gian t
  • P: chính công suất của thiết bị điện (đơn vị KW)
  • t: chính là thời gian sử dụng (tính theo giờ)

Và 1 số điện = 1KWh = 1000(W). 3600(s) = 3600000(J)

Ví dụ 1: Nhà bạn có bóng đèn công suất là 100W thì điện năng tiêu thụ của nó trong 4h là:

A = P.t = 100. 4. 3600 = 1, 44, 53 (J), tương đương gần 1,5 số điện.

Cách so sánh điện năng tiêu thụ năm 2024
Cách tính điện năng tiêu thụ các thiết bị

Công suất tiêu thụ điện này sẽ được công bố chi tiết trong thông số kỹ thuật của các thiết bị điện nên bạn dễ dàng tham khảo. Dưới đây là mức tiêu thụ điện năng của một số thiết bị điện cơ bản có trong các hộ gia đình để bạn tham khảo:

+ Máy lạnh (điều hòa): 1 máy điều hòa có công suất tầm 800 – 850 W (9.000 BTU). Nếu dùng 1 tiếng đồng hồ sẽ hết 0,85KWh (gần 1 số điện). Riêng máy lạnh 12000BTU sẽ tiêu tốn tầm 1,5 số điện sau khoảng 1 giờ sử dụng.

+ Tủ lạnh: công suất tủ lạnh tầm 120W nên 1 ngày (24h) nó sẽ tiêu thụ tầm 2.88 KWh (0.12KW x 24h). Nếu trên sản phẩm có ghi điện năng tiêu thụ thì bạn có thể dựa vào đó để tính toán được số điện hàng ngày, hàng tháng.

+ Ti vi: tùy từng công suất tivi mà có lượng điện năng cụ thể. Ví dụ tivi 14 inh có công suất 40W nếu dùng 25 giờ sẽ tiêu thụ 1 KW. Với tivi 18 inh công suất 65W nếu dùng 15,4 giờ sẽ tiêu thụ khoảng 1KW/giờ…

+ Nồi cơm điện: nổi có công suất 500W tiêu thụ 1KW giờ nếu dùng 2 giờ, nồi công suất 750W dùng 1,3 giờ sẽ tiêu thụ hết 1 KW giờ.

+ Máy giặt cửa trước: công suất 1.240W sẽ tiêu thụ 1,24kw điện trong tầm 1 giờ giặt….

Lưu ý: Lượng điện tiêu thụ thực tế của các thiết bị điện có thể ít hơn bởi mức công suất ghi trên thiết bị là công suất tối đa. Hơn nữa không phải lúc nào các thiết bị điện này cũng chạy hết công suất tối đa, nhất là các thiết bị có ứng dụng công nghệ Inverter.

Kinh nghiệm lựa chọn thiết bị điện giúp tiết kiệm điện năng

– Thứ nhất, bạn nên ưu tiên dùng các thiết bị điện có nhãn dán chi tiết về mức độ tiêu thụ năng lượng điện. Ở nước ta hiện tại có 3 loại tem năng lượng dán trên thiết bị điện là:

  • Tem năng lượng xác nhận: có hình tam giác và in ngôi sao năng lượng Việt, thường dùng cho thiết bị có hiệu suất đạt mức hoặc trên hiệu suất năng lượng tối đa.
  • Tem năng lượng không sao: dùng cho thiết bị hiệu suất năng lượng dưới mức tối thiểu.
  • Tem năng lượng so sánh: có hình chữ nhật, được dán cho những thiết bị điện có mức hiệu suất tiết kiệm năng lượng khác nhau, gồm 5 bậc và mỗi bậc là 1 ngôi sao.

– Thứ hai, lựa chọn thiết bị điện có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng. Không phải cái gì quá cao cũng đều tốt, chỉ cần phù hợp là được. Bạn cần căn cứ vào nhu cầu của mình để chọn sản phẩm thích hợp, đáp ứng nhu cầu và tiết kiệm điện, tránh lãng phí.

– Thứ ba, ưu tiên chọn những thiết bị có tích hợp thêm công nghệ hiện đại như công nghệ Inverter hay Plasmaster…sẽ giúp tiết kiệm tối đa năng lượng điện tiêu thụ.

– Thứ tư, chọn thiết bị điện có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, chính hãng, có bảo hành, không nên sử dụng thiết bị nhái, bán trôi nổi sẽ rất tốn điện.

Mong rằng chia sẻ trên sẽ giúp khách hàng biết được công thức tính điện năng tiêu thụ của các thiết bị điện trong gia đình mình để chủ động sử dụng cho tiết kiệm. Ngoài ra để tiết kiệm điện hơn, bạn nên tắt điện khi không cần thiết, nhất là khi ra ngoài. Nếu có thể hãy tắt luôn nguồn điện, ví dụ như máy lạnh hay tivi để tránh tốn điện hơn.