Cách nuôi lươn không bùn tại nhà

Kỹ thuật xây bồn nuôi lươn

Do đây là loài động vật máu lạnh nên khi xây dựng bồn nuôi lươn, các bạn cần phải lựa chọn khu vực đất cao ráo, kín gió và có thể cung cấp được nguồn nước với chất lượng tốt. Việc xây dựng bồn nuôi lươn cũng vô cùng đơn giản và không đòi hỏi chi phí quá cao. Bạn chỉ cần thực hiện một bồn chứa có diện tích khoảng 10 – 30 m2, chiều cao mỗi bồn từ 1 – 1,3 m và phủ trên là tấm bạt nylon không thấm nước là hoàn tất chiếc bồn cơ bản.

Sau khi xây dựng bồn nuôi lươn cơ bản, bạn hãy đổ đất vào trong bồn. Lưu ý, đất nên chiếm khoảng 1/2 – 2/3 diện tích để lươn có thể chui vào đó cư trú. Tiếp đến, bạn hãy đổ nước có chiều sâu 20-30cm, không để nước sâu quá sẽ ảnh hưởng đến tốc tộ tăng trưởng của lươn. Ngoài ra, loài động vật này thường chui rúc vào những chỗ tối, ít ánh sáng nên bạn có thể thả thêm lục bình, rau dừa để tạo bóng râm. Bạn cũng thể trồng thêm một số cây bên ngoài bồn để tạo bóng mát, giúp quá trình nuôi lươn được thuận lợi hơn.

Kỹ thuật chọn con giống

Nếu như trước kia, lươn chủ yếu sinh sản ngoài tự nhiên với số lượng lớn thì ngày nay, do diện tích đất ruộng ngày một thu hẹp dẫn đến việc lươn ngày càng cạn kiệt. Khi tìm được địa chỉ cung cấp nguồn giống để thực hiện việc nuôi lươn, bạn nên chú ý đến màu sắc của lươn để có được con giống tốt nhất.

Về cơ bản, lươn sẽ được chia thành 3 loại cơ bản. Bạn nên lựa chọn loại thứ nhất, đặc trưng bởi màu vàng sẫm sẽ mang đến khả năng phát triển tốt nhất. Trong khi đó, lươn có màu màu vàng xanh sẽ cho tốc độ phát triển kém hơn. Cuối cùng, loại lươn có màu xám tro thường khá chậm lớn, bạn không nên lựa chọn loại này khi muốn nuôi lươn cho năng suất cao.

Sau khi lựa chọn được con giống, bạn cần phải lưu ý đến kích thước lươn con để có thể thả nuôi tốt nhất. Khối lượng phù hợp sẽ là 40 – 60 con/kg, kích cỡ lươn tương đương với nhau, khỏe mạnh và nên thả nuôi với mật độ 60 – 80 con/m2.

Kỹ thuật cho lươn ăn

Khi bắt đầu nuôi lươn, loại động vật này cần mất một thời gian để quen với thức ăn hàng ngày.  Vì vậy, trong tuần đầu tiên nuôi, bạn chỉ nên cho lươn ăn giun đất và chỉ ăn vào buổi tối. Sau này, khi lươn đã quen với điều kiện nuôi thả của gia đình, bạn có thể cho lươn ăn ngày 2 bữa và có thể ăn các loại thức ăn khác nhau như cá, ốc, cua…. được nghiền nhỏ.

Để đảm bảo tốc độ phát triển cũng như sức khỏe, khi nuôi lươn bạn cần phải lưu ý không cho lươn ăn thức ăn ôi, với thức ăn thừa bạn nên vớt ra khỏi bồn tránh làm ô nhiễm nguồn nước.

Kỹ thuật vệ sinh bồn chứa

Với lươn mới thả, bạn sẽ phải thay nước 7 ngày một lần. Sau đó, khi nuôi lươn được từ 2 tháng trở ra, bạn sẽ phải thay nước 4 ngày một lần. Nếu để nước bẩn, lươn sẽ chết, mắc một số bệnh như lở loét,  nấm thủy mi, bệnh tuyến trùng, bệnh đĩa … hoặc không phát triển như ý muốn.

Một số cách điều trị bệnh cơ bản

Như đã nhắc đến ở trên, một số bệnh mà lươn thường gặp phải gồm có bệnh sốt nóng, lở loét, nấm thủy mi…. Khi nuôi lươn, tùy thuộc vào triệu chứng bệnh mà các bạn có thể khắc phục bằng những cách dưới đây.

  • Bệnh lở loét: Để phòng ngừa bệnh lở loét, bạn hãy sử dụng khoảng 5 g Oxytetra trộn vào thức ăn cho khoảng 50 kg lươn ăn trong thời gian 5 – 7 ngày. Với những vết loét, bạn có thể sử dụng thuốc bôi permanganat kali.
  • Bệnh tuyến trùng: Khi nuôi lươn, bạn có thể sử dụng một số thuốc như Vemedim, Bayer, Annova… trộn vào thức ăn và cho lươn ăn trong thời gian từ 4-5 ngày.
  • Bệnh sốt nóng: Bạn hãy giảm mật độ nuôi lươn vào khoảng 80 – 100 con/m2 và đảm bảo nguồn nước sạch bằng cách thay nước thường xuyên.

Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi

[Sở NN&PTNT Ninh Thuận]

Mô hình này cũng đoạt giải thưởng Lương Định Của năm 2020 của T.Ư Đoàn.

“Vì nhận thấy giá trị tiềm năng của con lươn ngày càng lớn, thị trường đa dạng nên mình đã quyết định đầu tư và phát triển mô hình nuôi lươn không bùn”, anh Thắng chia sẻ về ý tưởng bước đầu nuôi lươn của mình.

Tận dụng phần diện tích 5.000 m2 đất của gia đình vốn khô cằn, cỏ dại nên không thu được nguồn hoa lợi gì từ nhiều năm nay, năm 2016 anh Thắng đã xây dựng 20 bể lươn [6 m2/bể] và tiến hành nuôi thử nghiệm hơn 10.000 con lươn giống. Sau 8 tháng đã cho kết quả khả quan, bình quân mỗi bể thu được 200 kg lươn thương phẩm [trọng lượng loại 200 gr/con]. Sau khi trừ mọi chi phí kể cả đầu tư, lứa đầu tiên anh đã thu được hơn 100 triệu đồng.

Thừa thắng xong lên, anh tận dụng hết phần diện tích đất hiện có tiến hành đầu tư mô hình kết hợp giữa nuôi lươn và nuôi cá giống. “Bên cạnh những thuận lợi của trại lươn có nguồn nước dồi dào, có thể cho lươn ăn 100% cám viên của cá, mang lại lợi nhuận cao hơn cách truyền thống là cho ăn cá xay”, anh nói.

Nói về ưu điểm của mô hình này, anh Thắng cho biết: “Nuôi lươn không bùn thì mật độ nuôi có thể cao hơn, đồng nghĩa năng suất thu hoạch cao hơn so với cách nuôi truyền thống. Bể 6 m2 chúng ta có thể thu hoạch được 200 kg lươn. Hơn nữa, nuôi lươn theo cách này dễ kiểm soát dịch bệnh và hầu như trong quá trình nuôi tỷ lệ lươn sống đạt trên 90%, trong khi với cách nuôi truyền thống thì tỷ lệ này chỉ đạt khoảng 60%”.

Không những thế, theo anh Thắng, hiệu quả của việc nuôi lươn trong bể không bùn sẽ giảm thời gian chăm sóc và thu hoạch, giúp hộ nuôi lươn phát triển kinh tế một cách rõ rệt so với cách nuôi cũ. “Thêm vào đó là chúng ta còn tận dụng được nguồn thức ăn công nghiệp của cá để nuôi lươn thay thức ăn tươi sống, giảm chi phí, nhưng hiệu quả mang lại rất cao. Cụ thể là chất lượng lươn thịt khi đưa ra thị trường được khách hàng ưa chuộng”, anh giải thích thêm.

Ngoài nuôi lươn thịt, anh còn nuôi cả lươn nhân giống để tự cung cấp cho trang trại của mình và bán khắp cả nước với giá hỗ trợ để giúp bà con nông dân có thể áp dụng mô hình nuôi lươn này. “Hiện tại mình đang quản lý, hỗ trợ cho hơn 5.000 hộ nông dân nuôi lươn trên toàn quốc với mô hình này”, anh Thắng nói và cho biết: “Khi chuyển giao con giống cho bà con nông dân, mình luôn kèm theo tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi bao gồm cách phòng bệnh cũng như cách cho lươn ăn làm sao hiệu quả để bà con nuôi lươn tốt hơn. Khi bà con gặp vấn đề chưa rõ trong quá trình nuôi thì điện thoại trực tiếp cho mình để có những chỉ dẫn tận tình”.

Cũng theo anh Thắng, hiện tại cơ sở lươn giống Sông Ray của anh đã áp dụng thành công hệ thống sản xuất lươn giống bằng công nghệ [RAS] - tuần hoàn với ưu điểm không cần thay nước và kiểm soát tốt dịch bệnh, chất lượng con giống tốt và hiệu quả kinh tế cao hơn.

“Với giá lươn thịt hiện tại dao động từ 185.000 - 200.000 đồng/kg, nếu chúng ta đầu tư xây dựng 100 hoặc 200 bể nuôi lươn [6 m2/bể, trung bình mỗi bể sau 8 - 10 tháng thu hoạch được gần 200 kg lươn thịt], thì đến vụ thu hoạch có phải giàu rồi đúng không”, anh nhẩm tính.

Lươn là loại thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng, hiện nay được nhiều người ưa chuộng và chọn mua để bổ sung vào bữa ăn hàng ngày của gia đình. Vì thế mà các mô hình nuôi lươn đang được triển khai mở rộng nhiều hơn. Hôm nay hãy cùng tìm hiểu kỹ thuật nuôi lươn không bùn qua bài viết sau đây nhé.

1. Chuẩn bị nuôi lươn không bùn

Nuôi lươn không bùn

Bể nuôi lươn

Diện tích bể nuôi từ 4 – 6m2 hoặc 10 – 20m2. Độ cao thành bể từ 0,8 đến 1m. Mức nước 30 – 40cm, trên mặt nước thả bèo tây hoặc lục bình khoảng 1/3 diện tích bể để tạo bóng mát cho lươn. Trên mặt bể, treo dây nilon thành từng chùm để cho lươn trú ẩn.

Bể nuôi lươn nên thiết kế ống cấp nước và thoát nước chủ động để dễ dàng thay nước. Lươn là một loài không ưa ánh sáng nên bể nuôi phải có mái che, hoặc làm giàn trồng cây leo tránh sự thay đổi nhiệt độ.

Chọn giống lươn

Kích thước lươn giống tốt nhất là cỡ 30 – 40 con/kg.

Bạn nên chọn những con có kích cỡ đồng đều, màu sắc tươi sáng, linh hoạt, không xây xát, mất nhớt.

Nên chọn những con lươn thân màu vàng có chấm lớn, loại này lớn rất nhanh; loại có thân màu vàng xanh, chỉ sinh trưởng trung bình. Không nên chọn lươn giống có màu xám tro, vì loại này thường chậm lớn.

Trước khi thả lươn giống vào bể nuôi, tắm qua dung dịch nước muối nồng độ 2 – 3% khoảng 1 – 2 phút. Cần kiểm tra kỹ, nếu phát hiện những con bị bệnh hay yếu, lờ đờ, xây sát thì phải loại ra.

2. Chăm sóc trong quá trình nuôi lươn

Ngày thứ nhất sau khi bố trí lươn vào bể nuôi dưỡng không nên cho ăn để lươn ổn định. Từ ngày thứ 2 trở đi bắt đầu cho lươn ăn trùn chỉ hoặc trùn quế để tăng cường sức đề kháng và khả năng chống chịu với bệnh. Khẩu phần ăn bằng 1 – 2% trọng lượng đàn.

Thức ăn rải trong sàng ăn để dễ quản lý thức ăn. Cần quan sát và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Nếu không có nguồn trùn thì cho lươn ăn thức ăn công nghiệp với khẩu phần ăn chiếm khoảng 1 – 3% trọng lượng đàn, hàm lượng đạm 42 – 44%, mỗi ngày cho lươn ăn 2 lần, lần 1 lúc 6 giờ sáng, lần 2 lúc 5 giờ chiều.

Do lươn có tập tính ăn lẫn nhau, nên khoảng 1 tháng nuôi hoặc thấy lươn có phân đàn cần tiến hành phân cỡ ra nuôi riêng để hạn chế lươn hao hụt. Trước khi phân cỡ cho lươn nhịn ăn 1 ngày, dùng sàng trơn láng để phân loại cỡ lươn hoặc dùng vợt để bắt lươn.

Trong quá trình nuôi chỉ nên cho ăn một loại thức ăn, nếu bắt buộc phải thay đổi thức ăn khác thì không nên thay thay đổi thức ăn đột ngột mà phải thay đổi từ từ để lươn tập quen dần với mùi vị của thức ăn mới.

Lươn nuôi trong bể với mật độ cao, nhưng mực nước trong bể nuôi chỉ từ 20 – 30 cm, nên rất mau bẩn, do đó 1 – 2 ngày nên thay nước một lần, mỗi lần thay từ 1/2 đến 2/3 lượng nước trong bể.

Trong giai đoạn nuôi dưỡng này nên thay nước toàn bộ hàng ngày và vệ sinh bể nuôi để kích thích lươn bắt mồi. Sau 2 – 3 tháng nuôi dưỡng lươn đạt cỡ giống lớn thì tiến hành phân cỡ và san bể nuôi để lươn trong mỗi bể có kích cỡ đồng đều.

Thay nước nhiệt độ nước mới và nước cũ không chênh lệch quá 3°C. Khi thay nước phải kết hợp xịt rửa vệ sinh và quan sát thấy lươn có dấu hiệu bệnh nên bắt và tách riêng lươn bệnh ra thau hoặc thùng để điều trị tránh bị lây lan mầm bệnh.

Kỹ thuật nuôi lươn

Áp dụng phương pháp phòng bệnh tổng hợp là làm sạch môi trường nước và bể nuôi, tăng sức đề kháng cho lươn, ngăn ngừa bệnh

Một số bệnh thường gặp

  • Bệnh sốt nóng: Bạn cần giảm mật độ nuôi, thay nước. Khi phát hiện bệnh có thể dùng dung dịch Sunphat đồng 0,07 % với lượng 0,5 – 0,7g/m3 nước, sau 24 giờ tiến hành thay nước.
  • Bệnh lở loét: Trước khi nuôi sát trùng bể bằng vôi, vào mùa hay mắc bệnh cần kết hợp dùng thuốc tím 2 – 3g/m3 hoặc Iodine 1 – 1,5g/m3 hòa tan vào nước tạt đều khắp bể nuôi.
  • Bệnh tuyến trùng: Dùng thuốc tím 2 – 3g/m3 hoặc Iodine 1 – 1,5g/m3 hoàn tan với nước tạt đều khắp bể nuôi.

4. Thu hoạch lươn

Sau thời gian nuôi, khi lươn đạt kích cỡ thương phẩm thì bạn có thể tiến hành thu hoạch, trước khi thu hoạch nên cho lươn nhịn ăn 1 ngày.

  • Thông thường, cỡ lươn giống thả từ 100 – 300 con/kg, thời gian nuôi từ 8 – 10 tháng lươn có thể đạt được 150 – 250g/con.
  • Cỡ lươn thả 300 – 500 con/kg thời gian nuôi từ 10 – 12 tháng đạt cỡ 150 – 250g/con.
  • Năng suất: Tùy theo mật độ nuôi lươn, năng suất có thể đạt từ 15 – 20kg/m2/vụ [mật độ 150 con/m2], năng suất có thể tăng gấp đôi nếu nuôi mật độ cao.

Sau khi thu hoạch cần vệ sinh bể sạch sẽ trước khi bước vào đợt chăn nuôi lươn tiếp theo.

Trên đây là kỹ thuật nuôi lươn không bùn mà Topcachlam gửi đến bạn, hy cọng nó sẽ giúp ích cho bạn. Ngoài ra bạn có thể tham khảo cách chăn nuôi vịt con tại đây nhé.

Chúc các bạn thành công.

Topcachlam

Video liên quan

Chủ Đề