Cách nhân hai lũy thừa cùng cơ số

Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021
Site Search
Toggle Mobile Menu

Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân-chia hai lũy thừa cùng cơ số

Cách nhân hai lũy thừa cùng cơ số

I. Các kiến thức cần nhớ

1. Lũy thừa với số mũ tự nhiên

Lũy thừa bậc $n$ của $a$ là tích của $n$ thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng $a :$

${a^n} = a.a \ldots ..a$ ($n$ thừa số $a$ ) ($n$ khác $0$ )

$a$ được gọi là cơ số.

$n$ được gọi là số mũ.

${a^2}$ gọi là $a$ bình phương (hay bình phương của $a$ );

${a^3}$ gọi là $a$ lập phương (hay lập phương của $a$.)

Quy ước: ${a^1} = a$; ${a^0} = 1\left( {a \ne 0} \right).$

Ví dụ: \({2^3} = 2.2.2 = 8\)

2. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số

${a^m}.{a^n} = {a^{m + n}}$

Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ.

Ví dụ: \({3^2}{.3^5} = {3^{2 + 5}} = {3^7}.\)

3. Chia hai lũy thừa cùng cơ số

${a^m}:{a^n} = {a^{m - n}}$ \(\left( {a \ne 0;\,m \ge n \ge 0} \right)\)

Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số (khác 0), ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ cho nhau.

Ví dụ: \({3^5}:{3^3} = {3^{5 - 3}} = {3^2} = 3.3 = 9.\)

4. Mở rộng

a) Lũy thừa của lũy thừa

\({\left( {{a^m}} \right)^n} = {a^{m.n}}\)

Ví dụ: \({\left( {{2^3}} \right)^4} = {2^{3.4}} = {2^{12}}\)

b) Lũy thừa của một tích

\({\left( {a.b} \right)^m} = {a^m}.{b^m}\)

Ví dụ: \({\left( {2.3} \right)^4} = {2^4}{.3^4}\)

II. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Viết gọn một tích, một phép tính dưới dạng một lũy thừa

Phương pháp giải

Áp dụng công thức: $\underbrace {a.a.a.....a}_{n\,{\rm{thua}}\,{\rm{so}}}$$ = {a^n};$${a^m}.{a^n} = {a^{m + n}};{a^m}:{a^n} = {a^{m - n}}\left( {a \ne 0,m \ge n} \right).$

Dạng 2: Nhân; chia hai lũy thừa cùng cơ số

Phương pháp giải

Áp dụng công thức:${a^m}.{a^n} = {a^{m + n}};{a^m}:{a^n} = {a^{m - n}}\left( {a \ne 0,m \ge n} \right).$

Dạng 3: So sánh các số viết dưới dạng lũy thừa

Phương pháp giải

Để so sánh các số viết dưới dạng lũy thừa, ta có thể làm theo:

Cách 1: Đưa về cùng cơ số là số tự nhiên, rồi so sánh hai số mũ

Nếu \(m > n\) thì \({a^m} > {a^n}\)

Cách 2: Đưa về cùng số mũ rồi so sánh hai cơ số

Nếu \(a > b\) thì \({a^m} > {b^m}\)

Cách 3: Tính cụ thể rồi so sánh

Ngoài ra ta còn sử dụng tính chất bắc cầu: Nếu \(a < b;b < c\) thì \(a < c.\)

Dạng 4: Tìm số mũ của một lũy thừa trong một đẳng thức.

Phương pháp giải

-Đưa về hai luỹ thừa của cùng một cơ số.

-Sử dụng tính chất : với \(a \ne 0;a \ne 1\) nếu ${a^m} = {a^n}$ thì $m = n\,\,(a,m,n \in N).$

Dạng 5: Tìm cơ số của lũy thừa

Phương pháp giải

- Dùng định nghĩa lũy thừa:

$\underbrace {a.a.....a}_{n\,{\rm{thừa}}\,{\rm{số}}\,a}$ $ = {a^n}$
- Hoặc sử dụng tính chất với \(a;b \ne 0;a;b \ne 1\)

nếu ${a^m} = {b^m}$ thì $a = n\,\,(a,b,m,n \in N).$

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN TOÁN Lớp 6

  • A.1. Tập hợp, phần tử của tập hợp
  • A.2. Tập hợp các số tự nhiên. Cách ghi số tự nhiên
  • A.3. Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con
  • A.4. Phép cộng và phép nhân
  • A.5. Phép trừ và phép chia
  • A.6. Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân-chia hai lũy thừa cùng cơ số
  • A.7. Thứ tự thực hiện phép tính
  • A.8. Tính chất chia hết của một tổng
  • A.9. Dấu hiệu chia hết cho 2;3; 5 và 9
  • A.10. Ước và bội
  • A.11. Số nguyên tố, hợp số
  • A.12. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
  • A.13. Ước chung và bội chung
  • A.14. Ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất
  • A.15. Ôn tập chương 1: Ôn tập, bổ túc về số tự nhiên
  • B.1. Tập hợp các số nguyên
  • B.2. Thứ tự trong tập hợp các số nguyên
  • B.3. Cộng hai số nguyên cùng dấu
  • B.4. Cộng hai số nguyên khác dấu
  • B.5. Tính chất của phép cộng các số nguyên
  • B.6. Phép trừ hai số nguyên
  • B.7. Qui tắc dấu ngoặc
  • B.8. Qui tắc chuyển vế
  • B.9. Nhân hai số nguyên và tính chất
  • B.10. Bội và ước của một số nguyên
  • B.11. Ôn tập chương 2: Số nguyên
  • C.1. Mở rộng khái niệm phân số. Phân số bằng nhau
  • C.2. Tính chất cơ bản của phân số
  • C.3. Qui đồng mẫu số nhiều phân số. So sánh phân số
  • C.4. Phép cộng phân số. Tính chất cơ bản của phép cộng phân số
  • C.5. Phép trừ phân số
  • C.6. Phép nhân phân số và tính chất cơ bản
  • C.7. Phép chia phân số
  • C.8. Hỗn số Số thập phân Phần trăm
  • C.9. Ba bài toán cơ bản của phân số
  • C.10. Ôn tập chương 3: Phân số
  • D.1. Điểm. Đường thẳng
  • D.2. Ba điểm thẳng hàng
  • D.3. Đường thẳng đi qua hai điểm
  • D.4. Tia
  • D.5. Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng. Khi nào thì AM+MB=AB?
  • D.6. Trung điểm của đoạn thẳng
  • D.7. Ôn tập chương 4: Đoạn thẳng
  • E.1. Nửa mặt phẳng
  • E.2. Góc. Số đo góc
  • E.3. Khi nào thì góc xOy+góc yOz bằng góc xOz?
  • E.4. Tia phân giác của một góc
  • E.5. Đường tròn
  • E.6. Tam giác
  • E.7. Ôn tập chương 5: Góc