Cách nấu xôi bắp miền Tây

Miền Tây nổi tiếng với nhiều món xôi khác nhau như xôi bắp, xôi vò, xôi sầu riêng rất được tín đồ mê ẩm thực. Cùng tham khảo những món xôi miền Tây thú vị hấp dẫn khó cưỡng cho mọi người mọi lúc mọi nơi.

Xôi là món ăn sáng dằn bụng rất nhanh gọn ở miền Tây, các loại xôi được bầy bán ở các chợ khác nhau. Nếu như bạn có dịp đến miền Tây thì khi thức dậy sáng sớm bạn có thể bắt gặp được hình ảnh những chiếc xe đạp nhỏ chở những mẹt xôi đầy, khói nghi ngút, cùng với màu sắc bắt mắt và thường có giá dao động ở khoảng 5.000 đồng.

1. Xôi bắp

Được chế biến từ những hạt bắp dẻo thơm, màu trắng của xôi hòa quyện cùng màu ngà vàng của bắp khiến cho món xôi bắp trở nên bắt mắt hơn. Tuy nhiên cách nấu xôi rất kỳ công và được trải qua nhiều công đoạn khác nhau.

Bắp được ngâm cùng với nước rồi cho lên nấu cho bong vỏ ngoài ra đến khi hạt mềm là được. Từng miếng bắp được nấu chín và có mùi thơm rất cuốn hút cho bắp cùng với gạo nếp đem đồ lên cho chín khi thấy khói nghi ngút mùi hương bốc ra thì có thể thưởng thức món xôi bắp dân dã này. Theo phong tục ẩm thực miền Tây thì ăn xôi bắp cho thêm ít hành khô phi lên trên và muối đậu phộng để làm tăng thêm sự đẹp mắt.

2. Xôi vò

Tại sao lại đặt tên là xôi vò vì trước khi bạn thưởng thức món xôi này bạn phải dùng tay vò từng hạt nếp béo ngậy thành những hạt nhỏ như hột nhãn. Đối với món xôi này thì lại nấu rất đơn giản chỉ gồm đậu xanh và nếp cùng với nước cốt dừa.

Khi xôi được hoàn thành thì nó có màu vàng pha chút trắng của xôi trông rất cuốn hút người thưởng thức. Gạo được lấy gạo nếp cái dẻo thơm đem đồ chung với đậu xanh và nấu mềm nhừ ra, sau đó cho đường cùng chút muối, cốt dừa vào thưởng thức.

3. Xôi sầu riêng

Xôi sầu riêng là loại xôi được rất nhiều người miền Tây yêu thích, bởi nó mang vị của sầu riêng mà trái này là loại trái đặc trưng nhất của miền Tây sông nước. Ngoài dùng làm hoa quả ăn hàng ngày hay xay sinh tố ra thì sầu riêng còn được làm nấu xôi được rất nhiều gánh hàng rong bày bán ngoài đường.

Nguyên liệu dùng để nấu xôi cũng rất đơn giản bạn chỉ cần sầu riêng, nếp và nước cốt dừa. Lấy nếp dẻo vo sạch và ngâm với nước lạnh khoảng 4 tiếng sau đó thì bắc lên xửng hấp.

Trong quá trình nấu xôi bạn hãy xới chúng cho đều, khi nếp chín thì đổ ra thau và trộn cùng một ít nước cốt dừa nêm thêm ít muối cho xôi có vị mặn mặn. để làm được sốt sầu riêng thì bạn hãy cho ít nước cốt dừa lên bếp khi nóng đều thì bạn cho thịt sầu riêng vào khuấy đều nêm ít đường cho vừa ăn đun đến khi thu được hỗn hợp sột sệt là được. Khi xôi chín thì bạn cho chút đường vào trộn đều xới xôi ra đĩa và múc sốt sầu riêng phủ lên bề mặt xôi là bạn đã hoàn thành xong món ăn này.

4. Xôi mít lá cẩm

Trong số các món xôi ngon ở miền Tây thì xôi mít lá cẩm loại xôi này thì nó có mùi thơm hấp dẫn thêm vào đó là màu sắc tím của lá cẩm rất đẹp cuốn hút thị giác của người đối diện.

Nguyên liệu gồm có gạo nếp, mít, và nước cốt dừa, lá cẩm. Gạo nếp khi được nấu chín với cốt lá cẩm thì cho từng chút xôi vào múi mít to và dày, phía trên bạn rưới ít nước cốt dừa lên trên cùng ít vừng và sợi dừa rất ngon miệng.

Nếp và đậu xanh nên đãi qua rồi mới đem ngâm nước 6-8 tiếng hoặc ngâm qua đêm. Muốn nhanh thì ngâm nước ấm khoảng 60 độ 2-3 tiếng. Trong lúc ngâm nếp và đậu xanh bạn nên thay nước 2-3 lần để nếp và đậu không bị chua.

Ngâm nếp

Có thể dùng nếp sáp hoặc nếp cái hoa vàng tùy theo sở thích. Nếp sáp phổ biến ở miền Tây còn nếp cái hoa vàng phổ biến ở miền Bắc.

Nếp và đậu xanh sau khi ngâm đủ thời gian thì vớt ra đãi sạch và để ráo.

Bắp Mỹ và bắp nếp lột vỏ, bỏ râu ngô đi rồi rửa sạch. Sau đó bào lấy hạt. Phần râu ngô và lõi bắp bạn có thể giữ lại đem nấu lấy nước uống, có tác dụng giải nhiệt rất tốt.

Nếu dùng lá dứa thì bạn rửa sạch, sau đó buộc gọn lại.

Hành tím bóc vỏ, thái thành những lát mỏng có độ dày vừa phải. Cố gắng thái hành có độ dày đều nhau. Như vậy khi phi hành sẽ chín đều. Tránh tình trạng lát mỏng thì đã cháy trong khi các lát hành dày hơn chưa kịp chín.

Xem cách làm hành phi tại đây.

Muốn thái hành đỡ bị xốc vị hăng làm cay mắt, bạn nên làm ướt dao trước khi thái. Ngoài ra, bạn có thể nhai kẹo hoặc làm động tác nhai khi thái hành, trạng thái cay mắt cũng giảm đáng kể.

Cho dầu ăn vào chảo. Để chiên hành phi được giòn, vàng ruộm và đặc biệt không bị ngấm dầu, bạn nên dùng nhiều dầu ăn. Tốt nhất nên dùng 1 lượng đủ để hành ngập trong dầu.

Ngoài ra bí quyết để hành phi chín giòn đều và giữ được độ giòn lâu chính là bạn nên cho hành vào từ lúc dầu nguội và chiên hành ở mức độ lửa vừa. Từ đó hành sẽ chín dần đều. Nếu như cho vào lúc dầu nóng già, sẽ hay gặp phải trường hợp hành dễ bị chín 'vội', nghĩa là bên ngoài thì vàng nhưng bên trong vẫn chưa chín.

Khi hành gần chuyển sang màu vàng sẽ rất nhanh cháy nên bạn cần nhanh tay và chú ý ở thời điểm này. Không nên chiên hành quá kỹ. Nếu hành phi trong chảo dầu có màu vàng vừa ý thì khi vớt ra nó rất dễ bị cháy đen. Bởi vì lúc này dầu bám vào hành vẫn đang ở nhiệt độ lớn nên sẽ tiếp tục tình trạng làm nóng mặc dù đã vớt ra ngoài. Tốt nhất, khi hành bắt đầu ngả sang màu vàng nhạt, bạn đảo đều rồi vớt ra.

Khi hành chín, vớt ra đĩa lót giấy thấm dầu. Hành nguội bạn có thể cho vào hộp hoặc túi, bọc kín lại và để nơi thoáng mát.

Các nguyên liệu đã được sơ chế xong. Trước khi đồ xôi bắp bạn tiến hành trộn đều các nguyên liệu lại với nhau trong 1 chiếc tô lớn như sau:

  • Nếp đã ngâm và đãi sạch
  • Đậu xanh
  • Bắp 
  • 1/2 thìa ăn cơm muối hạt
Trộn các nguyên liệu

Để nấu xôi bắp ngon nhất bạn nên sử dụng chõ 2 tầng để đồ xôi. Mặc dù có thể làm xôi bắp bằng nồi cơm điện vẫn thành công nhưng thành phẩm không thể khô, tơi được như sử dụng chõ. 

Thực tế, nếu nấu xôi bằng nồi cơm điện về bản chất đó là nấu cơm nếp. Xôi phải được đồ [nấu] bởi dụng cụ hấp, làm chín bằng cách hấp cách thủy để nếp chín dẻo thành xôi.

Để đồ xôi bắp trước tiên bạn đổ nước vào tầng 1 của chõ. Nếu có lá nếp bạn cho vào và đun sôi cùng nước cho thơm. Hoặc nếu không có lá dứa nếp, bạn cho 2-3 thìa ăn cơm nước cốt dừa cũng tạo được hương vị thơm ngon bùi ngậy cho món xôi bắp.

Về lượng nước cho vào chõ hấp, bạn ước tính bằng 1/3 khoảng cách từ đáy chõ đến vị trí xửng hấp là phù hợp. Cẩn thận hơn, bạn có thể đặt 1 chiếc thìa vào đáy nồi. Để phòng trường hợp nước bị cạn, thìa sẽ va vào thành nồi và phát ra những tiếng leng keng báo hiệu.

Nấu sôi nước mới cho hỗn hợp nếp, bắp và đậu xanh vào để đồ. Làm như vậy thì các lớp nếp sẽ chín đều, không bị tình trạng lớp nếp dưới cùng bị nhão trong khi lớp nếp bên trên còn sống sượng.

Đồ xôi bắp

Để thuận tiện cho việc đồ xôi, bạn nên cho nếp vào 1 túi khăn mỏng [vải màn hoặc vải xô]. Cho vào túi bạn dễ nhấc xôi ra cũng như rất thuận tiện trong việc vệ sinh dụng cụ chõ hấp vì không bị xôi dính vào.

Khi cho nếp vào, bạn không nên ấn chặt mà nên dàn đều, đồng thời dùng đũa chọc một vài lỗ hở để hơi nước từ dưới bốc lên dễ dàng, như vậy xôi mới không bị nhão và chín đều.

Để nấu xôi bắp và các loại xôi khác được ngon, xôi dẻo thơm và không bị lại nếp, Cookbeo khuyên bạn nên đồ xôi thành 2 lần. Lần 1 từ 20-25 phút và lần 2 từ 15-20 phút. Mức lửa đồ xôi nên để sôi liu riu, lăn tăn. Tùy vào vào độ cứng của bắp mà bạn có thể tăng thời gian đồ lên 1 chút.

Ở lần đồ thứ 1, khi xôi bắp đã chín được 80-90%, bạn nên đảo nhẹ qua 1 lần để các lớp nếp được chín đều. 

Sau khi đồ lần 1, bạn nhấc túi xôi ra. Lúc này cho thêm ít dầu ăn [nên dùng dầu chiên hành phi để xôi thơm ngậy] , trộn nhẹ nhàng. Để xôi nghỉ 10 phút rồi bật bếp, nấu sôi lại nước và tiếp tục cho xôi vào để đồ lần 2.

Tất cả các món xôi đều nên đồ 2 lần

Sau khi xôi bắp đã hoàn thành, bạn cho túi xôi ra. Nếu muốn ăn xôi có vị ngọt thì bạn trộn thêm với 1 ít đường trắng. Còn nếu để ăn kèm với hành phi và ruốc bông thì không cần cho đường.

Thành phẩm món xôi bắp

Xôi bắp cho ra đĩa hoặc bát, nên ăn lúc nóng. Cảm giác được thưởng thức xôi bắp nóng hổi, vừa thổi vừa ăn rất thú vị. Xôi thơm nức mũi, bắp nếp dẻo dẻo, bắp ngọt giòn giòn, nếp và đậu xanh thơm ngọt ngậy cộng thêm hành phi bùi bùi, ruốc bông đậm vị, ăn hoài không thấy ngán.

Video liên quan

Chủ Đề