Cách kiểm tra socket của main

Có thể bạn muốn nâng cấp CPU của mình và cần biết bo mạch chủ[mainboard] và chipset nào mà mainboard bạn hỗ trợ, để đảm bảo bạn không mua phải CPU không tương thích với mainboard đó. Dưới đây là 4 cách đơn giản và cơ bản nhất giúp bạn thực hiện việc kiểm tra thông tin của mainboard.

Đây là cách đầu tiên, cũng là cách trực quan nhất dành cho các bạn, thường thì các nhà sản xuất mainboard họ thường in số hiệu, model trên mainboard, tuỳ theo mainboard cũng như hãng sản xuất mà vị trí in khác nhau, dưới đây sẻ là một số ví dụ cho bạn hiểu rõ hơn.

Thông tin main x470 aorus ultra gaming Thông tin main gigabyte b450m ds3h

Dưới đây sẻ là một số nhà sản xuất mainboard phổ biến và các dòng chipset phổ biến

  • MSI
  • ASUS
  • GIGABYTE
  • ASrock
  • Biostar

Các dòng chipset mainboard phổ biến

  • B360
  • H370
  • Z370
  • Z390
  • B450
  • X470
  • B550
  • X570

Chắc chắn việc bạn mở case máy tính để xem thông số mainboard sẽ khá khó khăn và bạn còn phải loay hoay với mớ dây cáp xung quanh làm mất thời gian của bạn, thì phương pháp sau đây của mình sẽ giúp bạn tránh khỏi rắc rối không đáng có đó. 

  1. Đầu tiên các bạn vào ô search ở thanh taskbar gõ CMD
  2. Sau đó hiện lênh  chương trình dòng lệnh, thì các bạn gõ:wmic baseboard get product,Manufacturer và nhấn enter
    Kiểm tra thông tin mainboard bằng CMD
  3. Sau đó bạn sẽ thấy thông số Manufacturer và phần Product chính là thông tin mainboard của bạn.

Nếu bạn không thích dùng dấu nhắc lệnh[Command Prompt] để kiểm tra thông tin mainboard của bạn, thì chúng ta sẽ dùng cách kiểm tra “Thông tin hệ thống” để có thể tìm tất cả thông tin phần cứng máy tính của chúng ta như Cpu, ram,HDD.. không chỉ đơn giản là mainboard. Dưới đây sẽ là hướng dẫn chi tiết cách làm cho bạn.

  1. Đầu tiên bạn vào ô search trong thanh taskbar và gõ lệnh System Information
  2. Ở mục “system information” bạn kéo xuống dưới sẽ thấy 2 dòng:Baseboard manufacturer [hiển thị thương hiệu mainboard của bạn] và Baseboard product [đây là chipset và tên model của bo mạch chủ bạn đang sử dụng ]
    system information kiểm tra mainboard

    Tuy nhiên, một điều đáng nói là phương pháp này không hiệu quả với tất cả người dùng. Đôi khi, vì bất kỳ lý do gì, một số thông tin nhất định không được hiển thị trong phần “system information”. Nếu bạn gặp phải trường hợp này, thì các bạn có thể xem lại các cách khác phía trên.

Phương thức cuối cùng mình muốn giới thiệu tới các bạn là tải xuống một phần mềm của bên thứ ba, nó giúp bạn hiển thị tất cả thông tin phần cứng máy tính của bạn. Mặc dù, có nhiều chương trình giúp bạn làm điều này, nhưng CPU-Z không chỉ nó là miễn phí mà nó còn hoàn hảo ở chức năng của nó. Dưới đây là cách sử dụng CPU-Z cho các bạn.

  1. Đầu tiên bạn tải xuống phần mềm CPU-Z tại đây
  2. Sau khi tải về, bạn click đúp vào file setup và tiến hành cài đặt, sau đó bạn click vào icon CPU-Z trên màn hình desktop của bạn.
  3. Sau đó chuyển qua tab Mainboard
  4. Ở tab mainboard, bạn có thể xem nhà sản xuất bo mạch chủ, số kiểu máy và toàn bộ số liệu thống kê khác liên quan đến thông số kỹ thuật mainboard của bạn.
    CPU-Z kiểm tra thông tin mainboard

Phía trên là 4 phương pháp cực kỳ đơn giản giúp bạn kiểm tra thông tin mainboard của mình, nếu bạn có thắc mắc, hay có phương thức nào hay hơn thì vui lòng để lại bình luận phía dưới cho mình biết nhé, xin chào và hẹn các bạn trong các bài viết tiếp theo.

CPU [Central Processing Unit] được ví như là bộ não của máy tính, nhưng nếu không được lắp đặt vào đúng vị trí thì nó sẽ không thể “cai trị” cả bộ máy tính của bạn. Vậy để tránh điều đó xảy ra, hãy cùng chúng tôi đến với chủ đề: Socket CPU là gì và những thứ liên quan.

Socket CPU là gì?

Socket CPU [hay ổ cắm CPU] là vị trí để bạn lắp đặt CPU vào trong mainboard. Nhưng phải đặc biệt lưu ý, không phải tất cả các socket đều có thể chấp nhận tất cả các bộ vi xử lý, và điểm khác biệt lớn nhất bắt đầu từ sự cạnh tranh kinh điển giữa Intel và AMD, hai thương hiệu rất lớn về CPU cho máy tính Windows.

Loại socket được tích hợp trong mainboard không thể thay đổi, và mọi bộ phận của mainboard đều được điều chỉnh để hoạt động với các thế hệ bộ vi xử lý Intel hoặc AMD cụ thể. Vì vậy, việc lựa chọn giữa Intel và AMD sẽ ảnh hưởng lớn đến những mẫu mainboard nào đang có sẵn cho bạn.

Socket CPU nằm ở đâu?

Tùy thuộc vào loại mainboard bạn đang sử dụng, vị trí tìm thấy socket CPU có thể sẽ khác nhau. Loại mainboard ATX tiêu chuẩn [cũng như Micro ATX và EATX] có socket ở phía gần trên cùng, trong khi trên bo mạch Mini-ITX, nó nằm gần trung tâm hơn một chút.

Nói chung, bạn rất dễ dàng để nhận biết socket CPU là gì và nằm ở đâu, vì nó là một hình vuông trống lớn và chiếm nhiều không gian trên mainboard.

Intel và AMD Socket: Cách phân biệt

Bạn đã tìm thấy socket CPU, nhưng tiếp theo bạn cần phải phân biệt sự khác nhau giữa Intel và AMD. CPU giao tiếp với phần còn lại của hệ thống thông qua các kết nối điện được thực hiện thông qua các bộ chân cắm. Tùy thuộc vào bộ vi xử lý, các chân đó nằm trên socket [Intel] hoặc ở luôn mặt dưới của chính CPU [AMD].

Đối với AMD, các chân cắm ở trên CPU, còn socket là một tập hợp các lỗ mà các chân cắm CPU đi vào. Trong khi đó, Intel để lại các chân cắm trên mainboard và CPU có một bộ tiếp điểm ở phía mặt dưới của bộ vi xử lý.

Để dễ hình dung hơn, bạn hãy xem một vài ví dụ hình ảnh cụ thể, Intel sử dụng một khung giữ và chốt che đi một phần CPU được đặt vào.

Intel CPU socket. Hãy để ý tới các chân nhô ra khỏi socket, và giá đỡ lớn hơn sẽ được hạ xuống CPU để giữ cho nó ở đúng vị trí.

Không giống như Intel, AMD sử dụng một đòn bẩy duy nhất. Bộ vi xử lý AMD được đặt ở vị trí đó sẽ không được che một phần bởi giá đỡ.

AMD CPU socket. Hãy để ý tới các lỗ cắm trên socket, và cần gạt nhỏ hơn được sử dụng để cố định CPU.

Thế hệ CPU rất quan trọng

Khi bạn đã biết đặc điểm của cả hai loại socket, thật khó để nhầm lẫn giữa hai loại. Tuy nhiên, có nhiều thứ bạn phải quan tâm hơn so với chỉ Intel và AMD. Việc bạn sử dụng thế hệ vi xử lý nào rất quan trọng. Nếu bạn có một con CPU Intel, chỉ như vậy thì không thể đảm bảo rằng nó sẽ phù hợp với bất kỳ mainboard cũ nào tương thích với Intel, phía AMD thì cũng chẳng khác.

Ví dụ, bạn không thể lắp CPU Intel thế hệ thứ 11 mới nhất vào một chiếc mainboard đời cũ từ 10 năm trước được [mặc dù đó là loại mainboard tương thích Intel]. Nếu cứ cố lắp, một trong hai thiết bị sẽ bị hỏng.

Lý do cho điều này là thiết kế và số lượng chân cắm ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống. Mỗi chân đều có dây để giao tiếp với một phần cụ thể của hệ thống. Thông thường, một thiết kế chân cũ không thể chứa các tính năng mới. Vì lý do đó, thiết kế socket thường có thể thay đổi giữa các thế hệ.

Khoảng bao lâu thì ra mắt các loại Socket CPU mới?

Tất nhiên, Intel và AMD phải đi trên một lộ trình tốt. Nhiều người muốn mua những CPU mới nhất và tốt nhất cho máy tính của họ, nhưng họ không nhất thiết muốn mua cả mainboard mới mỗi khi CPU thế hệ mới ra mắt.

Tuy hai công ty vẫn cố gắng đáp ứng người dùng khi có thể, nhưng họ cũng sẽ không ngần ngại chuyển sang loại socket mới nếu họ cần. Tại thời điểm của bài viết này là tháng 8 năm 2021, dòng CPU đầu bảng gần đây nhất của AMD là Ryzen 5000. Nó sử dụng socket AM4, cũng như các thế hệ CPU Ryzen trước đó. Nhưng Ryzen 5000 chỉ hỗ trợ các mẫu mainboard được xây dựng cho Ryzen 5000, cũng như hầu hết các mainboard tương thích với Ryzen 4000. Quay trở lại xa hơn thế, Ryzen 5000 sẽ không hoạt động mặc dù thực tế là các mainboard Ryzen cũ hơn đang sử dụng cùng một socket.

Cũng có một tình huống tương tự ở phía bên kia – đội xanh Intel. Bản phát hành gần đây nhất của Intel, Rocket Lake, sử dụng socket LGA 1200, cũng như “người tiền nhiệm” của nó, Comet Lake. Mặc dù có vẻ tương thích như vậy, nhưng có một số bo mạch Comet Lake cũ sử dụng socket LGA 1200 sẽ không hoạt động với bộ vi xử lý Rocket Lake.

Trong cả hai trường hợp, sự không tương thích này ít liên quan đến chính socket vật lý, mà chủ yếu liên quan đến các công nghệ xung quanh hỗ trợ CPU, chẳng hạn như chipset. Intel cũng dự kiến sẽ ra mắt dòng CPU máy tính để bàn đầu bảng mới, vào cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022 có tên là Alder Lake. Một lần nữa, thế hệ mới này dự kiến sẽ sử dụng một socket khác để chứa các công nghệ mới.

Như bạn có thể thấy, đôi khi, một socket cụ thể sẽ tồn tại trong hàng nhiều năm, trong khi những socket khác chỉ tồn tại trong một hoặc hai thế hệ. Trên hết, đôi khi, ngay cả tên socket cũng không phải là một hướng dẫn tốt về khả năng tương thích, như cả ví dụ về Rocket Lake và Ryzen 5000 đều đã chứng minh.

Cách kiểm tra CPU và Mainboard của bạn có tương thích với nhau không?

Với tất cả những thông tin ở trên, việc nắm bắt hoàn toàn tính tương thích giữa mainboard và CPU trong đầu chắc chắn không phải là một nhiệm vụ đơn giản. May mắn thay, có nhiều giải pháp thay thế dễ dàng hơn khi bạn mua sắm các bản nâng cấp hoặc PC build mới, một trong số đó là sử dụng website như PC Part Picker để có thể xác minh khả năng tương thích giữa CPU và mainboard, trước khi bạn ra quyết định xuống tiền.

Hãy truy cập vào website PC Part Picker, chọn phần System Builder để kiểm tra tính tương thích giữa CPU và Mainboard của bạn.

Tuy socket CPU ban đầu là một khái niệm khá đơn giản để hiểu, nhưng nó có thể nhanh chóng trở nên khó hiểu do các loại model mainboard và các vấn đề về tương thích. Nếu bạn có thể xác định được socket của Intel và AMD, điều đó là đủ tốt. Đối với mọi thứ khác, hãy cứ chăm chỉ tìm tòi và học hỏi một thời gian, chắc chắn bạn hoàn thành được chặng đường còn lại.

Lời cuối cùng trước khi kết thúc bài viết, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý về nội dung chúng tôi đã đề cập trong “Socket CPU là gì? Hướng dẫn cách phân biệt các loại Socket CPU“, hãy chia sẻ ý kiến của bạn bằng khung bình luận bên dưới nhé.

Chúc bạn một ngày tốt lành !!!

Video liên quan

Chủ Đề