Cách họp công nhân

Bất cứ ai khi đi làm thì đều ít nhất một lần được tham gia các cuộc họp từ họp nhóm, phòng, họp công ty đến các cuộc họp với đối tác. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu thực tế cho thấy có đến hơn 67% các cuộc họp diễn ra không hiệu quả như mong muốn. Vậy để tiết kiệm thời gian và chi phí, các nhà quản lý cần biết cách để biến những cuộc họp nhàm chán trở nên sinh động và thành công.

Xác định mục tiêu cụ thể cho cuộc họp

Để có một cuộc họp hiệu quả, bạn cần xác định rõ mục tiêu cụ thể, các nhiệm vụ cần đạt được. Từ đó, bạn sẽ xác định được phương hướng và các công việc cần làm để chuẩn bị kĩ lưỡng cho cuộc họp. Điều này giúp cho buổi họp diễn ra đúng hướng, tiết kiệm thời gian cho các thành viên tham gia.

Chuẩn bị chu đáo chương trình cuộc họp

Để cuộc họp diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, một phần rất quan trọng phụ thuộc vào công tác chuẩn bị. Bạn cần chuẩn bị các văn phòng phẩm như giấy, sổ, bút để ghi chép các nội dung công việc cần thiết. Ngoài ra, các thiết bị như máy tính, máy chiếu slide cũng phải được chạy thử, nạp đủ năng lượng để đảm bảo hiệu quả trong suốt thời gian diễn ra buổi họp. Bên cạnh những trang thiết bị cần có, mỗi người tham gia cuộc họp cần tự trù bị sẵn những nội dung cần báo cáo, đặt câu hỏi hoặc thảo luận.

Gửi tiến trình cuộc họp cho những người tham gia

Để các thành viên nắm được nội dung cuộc họp và có thời gian chuẩn bị, người điều hành cần tóm tắt công việc và mục đích của cuộc họp cho các thành viên tham dự. Trong đó cần ghi rõ thời gian, nội dung cụ thể cho từng hạng mục thảo luận cùng với một lịch trình hợp lý.  Như vậy, mọi người sẽ có thời gian chuẩn bị các tài liệu, giấy tờ liên quan và có đóng góp hiệu quả hơn.

Chọn địa điểm và thời gian phù hợp

Thời gian và địa điểm cũng đóng góp một phần quan trọng cho sự thành công của cuộc họp. Thông thường, các buổi họp thường diễn ra vào giữa buổi để tránh thời gian bận rộn vào đầu ngày và tâm lý vội vàng lúc cuối giờ làm việc. Bên cạnh đó, thời gian và địa điểm phải được thông báo cụ thể đến từng người tham dự để tránh đến muộn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc họp.

Phát huy vai trò của người chủ trì

Là người điều hành, chủ trì cuộc họp, bạn phải giữ vai trò kiểm soát nội dung, không khí và thời gian một cách cụ thể, triệt để. Bạn cần linh hoạt xử lý các tình huống trong cuộc họp để tránh nảy sinh mâu thuẫn, tổng hợp ý kiến của các thành viên, đồng thời đưa kết quả cuộc họp như mong muốn.

Cử thư ký cuộc họp

Thư kí là người ghi lại những nội dung đã diễn ra trong cuộc họp, những vấn đề quan. Điều này sẽ giúp cho không chỉ những người tham gia mà cả những thành viên vắng mặt nắm vấn đề một cách rõ ràng nội dung chi tiết của cuộc họp. Bên cạnh đó, thư kí còn là người nhắc nhở các thành viên báo cáo các công việc còn tồn đọng hay công việc cần giải quyết.

Khuyến khích các thành viên đóng góp ý kiến

Một cuộc họp mà không có các ý kiến từ những thành viên tham gia được coi là một buổi họp thất bại. Bởi mục tiêu của cuộc họp là ghi nhận ý kiến của mọi người cho công việc chung. Như vậy, không khí cuộc họp sẽ thêm phần hào hứng và sôi nổi. Hơn nữa, bạn sẽ có cơ hội lắng nghe nhiều ý kiến nhân viên cũng như các yêu cầu của họ đối với công ty. Chính vì vậy, bạn nên đón nhận những ý tưởng độc đáo và mới lạ từ các thành viên, bởi biết đâu những ý kiến dù nhỏ nhất cũng có thể phát huy tác dụng to lớn mà bạn không ngờ tới.

Lắng nghe và tổng hợp ý kiến

Tham gia cuộc họp không có nghĩa là bạn thao thao bất tuyệt mà không chú ý tới ý kiến của người khác. Bởi mục tiêu của cuộc họp không chỉ là trình bày các quan điểm của từng thành viên, mà còn là cơ hội để mọi người được lắng nghe ý kiến của nhau. Vì vậy, bạn cần biết cách lắng nghe ý kiến của mọi người và đưa ra những đóng góp, nhận xét. Trong khi lắng nghe sẽ có những điểm bạn không hiểu, nếu có thể bạn hãy hỏi lại ngay để hiểu được vấn đề. Khi đó, bạn có thể cùng giải quyết vấn đề, góp phần nâng cao hiệu quả của buổi họp.

Tóm tắt và tổng hợp cuộc họp

Khi kết thúc cuộc họp, bạn hãy tổng kết lại những nội dung chính đã được giải quyết hay còn tồn đọng và nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Điều này sẽ giúp bạn và các thành viên tham gia một lần nữa thống nhất lại toàn bộ các vấn đề đã được đưa ra thảo luận. Hơn nữa, đây còn là cơ sở cho biên bản cuộc họp sẽ được gửi đến các thành viên tham gia họp và những người vắng mặt có liên quan được biết và thực hiện theo.


Để một cuộc họp diễn ra suôn sẻ và hiệu quả không quá khó. Vấn đề nằm ở vai trò của người điều hành và thái độ của các thành viên tham gia. Đã đến lúc bạn không lãng phí thời gian của mình vào những buổi họp nhàm chán và phát huy vai trò hiệu quả của các buổi họp. Chúc bạn thành công.

Phương Thảo

Trong mô hình tháp nhu cầu Maslow, cấp độ thứ 4 là nhu cầu được đóng góp và cảm thấy có giá trị của con người. Nhu cầu này bao gồm sự công nhận trong công việc, công nhận thành tích, sự phát triển và thăng tiến. Mặt khác, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc công nhận nhân viên sẽ giúp thúc đẩy sự gắn bó giữa nhân viên và tổ chức, giúp giữ chân nhân viên. Bạn hãy cùng GOALF tìm hiểu về sự công nhận trong công việc qua bài viết sau.

Sự công nhận trong công việc là hành động ghi nhận, phản hồi tích cực, một cách công khai, rõ ràng đối với những kết quả công việc vượt trội mà nhân viên đạt được.

Sự công nhận trong công việc có thể thể hiện qua nhiều cách khác nhau như phần thưởng, quà tặng, lời khen… ví dụ như:

  • Công ty bạn tổ chức trao giải thưởng Nhân viên xuất sắc tháng cho nhân viên có thành tích công việc vượt trội trong tháng đó kèm theo phần thưởng tiền mặt.
  • Vào dịp tổng kết cuối năm, công ty có thể trao danh hiệu Minh tinh năm cho các ứng cử viên đạt danh hiệu xuất sắc tháng. Phần thưởng có thể là cúp minh tinh kèm phần thưởng tiền mặt hoặc thậm chí là cơ hội mua cổ phần ưu đãi của công ty dành cho nhân viên.
  • Một ví dụ khác như nhân viên của bạn dành thời gian cả cuối tuần để giúp công ty hoàn thành hồ sơ đấu thầu. Vậy bạn có thể khen ngợi nhân viên và bố trí cho họ nghỉ phép bù sau khi hoàn thành hồ sơ.

Báo cáo nghiên cứu của Trung tâm Tiến bộ Hoa Kỳ chỉ ra rằng: khi nhân viên được công nhận và cảm thấy hạnh phúc trong công việc, họ sẽ giúp làm tăng mọi chỉ số của doanh nghiệp lên mức ấn tượng. So với một nhân viên bình thường, một nhân viên được công nhận và hạnh phúc sẽ giúp:

  • Tăng doanh số bán hàng hơn 37%
  • Tăng hiệu suất công việc hơn 31%
  • Tăng độ chính xác, hoàn thành mục tiêu hơn 19%.

Sự ghi nhận nơi công sở có thể đem lại nhiều lợi ích và có tầm quan trọng lớn với mọi doanh nghiệp.

Nghiên cứu của tác giả Todd Kunsman đăng trên trang Everyone Social đã chỉ ra những con số thú vị liên hệ giữa sự công nhận trong công việc và thúc đẩy tối ưu hóa. Nếu các tổ chức tăng gấp đôi số lượng nhân viên nhận được sự công nhận cho công việc của họ một cách định kỳ, công ty có thể giúp cải thiện 24% chất lượng công việc, giảm 27% thời gian vắng mặt và giảm 10% sự suy giảm hiệu suất của nhân viên.

Sự công nhận trong công việc có thể giúp tạo động lực để nhân viên liên tục tối ưu hóa công việc của họ. Nhân viên sẽ tập trung, dành nhiều năng lượng và cả cảm xúc để hoàn thành công việc thay vì làm việc một cách cơ học. 40% người Mỹ có việc làm nói rằng họ sẽ dồn nhiều năng lượng hơn vào công việc nếu họ được công nhận thường xuyên hơn.

Khi nhân viên liên tục tối ưu hóa công việc thì tương ứng với đó, hiệu quả, hiệu suất của doanh nghiệp cũng liên tục được tối ưu

Khi nhân viên được công nhận trong công việc, họ sẽ cảm thấy gắn kết hơn với công việc và công ty. Thậm chí, họ có thể cảm thấy công việc hiện tại là một phần cuộc sống, tạo nên cảm giác hạnh phúc cho họ. Họ sẽ làm việc trong sợi dây gắn kết chặt chẽ với công ty và thấy được những đóng góp của mình trong bức tranh chung thành công.

Một số biểu hiện của nhân viên được công nhận và có sự gắn kết chặt chẽ với công ty có thể kể đến như:

  • Nhân viên tự hào khi nói về công ty
  • Họ có thể giới thiệu người thân, bạn bè gia nhập công ty
  • Nhân viên xác định một lộ trình công việc lâu dài, bền vững tại công ty

Khi nhà quản lý công nhận những kết quả, thành tựu vượt trội trong công việc của nhân viên thì điều tất yếu là niềm tin của nhân viên với nhà quản lý và với tổ chức được cải thiện. Về mặt tâm lý, nhân viên sẽ tin tưởng những người đã tin tưởng và công nhận thành quả công việc của họ.

Nghiên cứu của Todd Kunsman chỉ ra rằng: gần 90% nhân viên nhận được lời cảm ơn hoặc công nhận từ quản lý cho biết họ cảm thấy tin tưởng cá nhân đó ở mức độ cao. Trong khi con số này chỉ là 48% ở những người lao động không nhận được bất kỳ sự công nhận nào.

Nếu công ty của bạn đang tràn ngập không khí của sự hoài nghi giữa quản lý với nhân viên hay giữa nhân viên với nhau, bạn có thể thử công nhận kết quả công việc của nhân viên. Hành động này có thể giúp các thành viên công ty của bạn dần tìm lại được niềm tin với nhau và với tổ chức.

Sẽ không có một khuôn mẫu văn hóa chung nào phù hợp với tất cả các công ty, tổ chức khác nhau. Tùy theo đặc thù, định hướng phát triển trong dài hạn của mỗi công ty, tổ chức mà người quản lý có thể thúc đẩy, vun đắp dần văn hóa phù hợp. Vậy nhưng, dù theo hình thức văn hóa công ty nào thì sự công nhận trong công việc cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần xây dựng văn hóa công ty.

Có thể nói, không có công nhận trong công việc với nhân viên thì công ty của bạn sẽ rất khó để có thể xây dựng văn hóa công ty thành công. Nếu ví văn hóa công ty như một ngọn lửa thì sự công nhận trong công việc với nhân viên chính là những thanh củi góp phần duy trì ngọn lửa đó.

Sự công nhận cũng như những thanh củi góp phần tạo nên “ngọn lửa” văn hóa làm việc của công ty bạn

Một nghiên cứu của Korn Ferry ước tính chi phí thay thế một nhân viên là từ 50 đến 150% tiền lương một tháng của nhân viên đó. Đối với các vị trí chuyên viên, cấp cao và điều hành, chi phí cho việc thay thế này tăng lên tới 213% lương. Biến động nhân sự quá lớn là một nỗi đau mà không nhà quản lý nào muốn gặp phải. Điều này sẽ khiến công ty của bạn gặp nhiều hệ lụy như:

  • Khó xây dựng được một đội nhóm ổn định để phát triển lâu dài
  • Tốn kém các chi phí tuyển dụng, đào tạo nhân viên
  • Suy giảm khả năng làm việc nhóm
  • Suy giảm hiệu suất, hiệu quả công việc

Khi nhân viên cảm thấy công việc họ thực hiện có giá trị và được đánh giá cao, họ sẽ có xu hướng gắn bó, phát triển lâu dài tại công ty. Sự công nhận trong công việc sẽ giúp bạn giảm thiểu được tối đa tỷ lệ biến động nhân sự. Các nghiên cứu về khả năng gắn bó giữa nhân viên với công ty cho thấy:

  • 68% công ty tiến hành công nhận nhân viên đã cải thiện tích cực khả năng giữ chân nhân viên [nghiên cứu của SHRM / Work Human].
  • Chỉ 25% nhân viên được công nhận trong công việc có ý định nghỉ việc. Con số này với những nhân viên không được công nhận cao gấp đôi, lên mức 51% [nghiên cứu của IBM’s Work Trends].

Bạn hãy tìm cách công nhận đúng, phù hợp với những thành quả nhân viên đạt được. Điều này sẽ cải thiện đáng kể khả năng giữ chân nhân viên, xây dựng đội ngũ nhân sự tài năng, trung thành cho công ty bạn.

Nhân viên của bạn sẽ nỗ lực học tập, cải thiện kỹ năng, kinh nghiệm, khả năng làm việc của họ để nhận được sự công nhận, phần thưởng tương xứng với thành quả công việc họ đạt được.

Sự công nhận trong công việc cũng như một chất xúc tác có khả năng kích hoạt, cải thiện khả năng học tập của nhân viên. Nó mang lại cho nhân viên của bạn cảm giác muốn cải thiện bản thân, liên tục học tập để đáp ứng tốt hơn công việc. Điều này không chỉ giúp ích cho nhân viên mà còn giúp cải thiện hiệu suất tổng thể của công ty bạn.

Kiến tạo một doanh nghiệp không ngừng học hỏi là nền tảng để doanh nghiệp của bạn tiến xa và vững chắc hơn

Một nghiên cứu của Trung tâm tư vấn và nghiên cứu M-Nic [M-Nic CRC] cho biết: Có sự tương quan chặt chẽ giữa sự công nhận trong công việc của nhân viên và năng suất làm việc của họ. Cụ thể:

  • Quản lý nói lời cảm ơn nhân viên có thể giúp cải thiện 82,9% năng suất làm việc của nhân viên
  • Khen ngợi về công việc giúp cải thiện 88,8% năng suất
  • Tặng những món quà giúp cải thiện 90,9% năng suất
  • Đánh giá cao công việc đã hoàn thành giúp cải thiện năng suất lên 86,4%
  • Làm cho nơi làm việc trở nên đặc biệt sẽ cải thiện 90% năng suất
  • Thiết lập lịch nghỉ lễ, nghỉ phép linh hoạt giúp năng suất tăng lên 95,7%

Qua nghiên cứu trên, bạn có thể thấy có khá nhiều cách ghi nhận nhân viên. Tuy nhiên, bạn có thể phân loại thành 4 cách phổ biến sau:

Ghi nhận công khai là cách ghi nhận những thành tựu trong công việc của nhân viên một cách rộng rãi, rõ ràng, trên phạm vi toàn team, toàn công ty, tổ chức. Ví dụ về cách ghi nhận công khai có thể kể đến như:

  • Cảm ơn công khai nhân viên
  • Động viên nhân viên như “làm tốt lắm”
  • Ghi nhận thành tích tốt của nhân viên qua một bài đăng trong nhóm Facebook công ty
  • Làm bản tin tuần chia sẻ những câu chuyện thành công của nhân viên
  • Email toàn công ty chúc mừng nhân viên
  • Một buổi lễ vinh danh, trao thưởng toàn công ty
  • Vinh danh nhân viên xuất sắc tháng
  • Vinh danh minh tinh xuất sắc năm

Tìm hiểu thêm: Những lời khen cho nhân viên – 20 cách khen HIỆU QUẢ

Ghi nhận công khai hướng đến việc lan tỏa thông tin thành tích của nhân viên đến tất cả các thành viên công ty

Trái với ghi nhận công khai là ghi nhận không công khai. Nếu ghi nhận công khai hướng đến việc thông tin, chia sẻ thành tích của nhân viên một cách rộng rãi, rõ ràng nhất có thể thì ghi nhận không công khai có tính riêng tư hơn. Bạn có thể ghi nhận không công khai với nhân viên bằng một số cách như:

  • Một buổi họp riêng với nhân viên và nói lời cảm ơn
  • Ăn trưa cùng nhân viên và nói lời động viên, cảm ơn
  • Video cảm ơn gửi nhân viên
  • Tin nhắn, email cảm ơn gửi đến nhân viên

Có một số trường hợp nhân viên đạt thành tích xuất sắc nhưng bạn không tiện công khai thì có thể sử dụng hình thức ghi nhận không công khai

Thăng chức là một trong những sự công nhận trong công việc thường thấy ở các công ty. Khi nhân viên được thăng chức, cả nhân viên và toàn công ty sẽ hiểu rằng nhân viên đó có thành tích công việc xuất sắc và xứng đáng nắm giữ vị trí, vai trò công việc mới, thậm chí là ở vị trí quản lý.

Một số cách thăng chức, điều chỉnh vị trí, vai trò công việc cho nhân viên có thể kể đến như:

  • Tổ chức buổi lễ bổ nhiệm vị trí công việc mới cho nhân viên. Hình thức này sẽ phù hợp với nhân viên được thăng chức lên quản lý, ví dụ như trưởng phòng, trưởng ban…
  • Bổ nhiệm nhân sự vào vị trí thực tập sinh các chức danh lãnh đạo. Ví dụ như thực tập phó tổng giám đốc…
  • Mời nhân viên tham gia cuộc họp ban điều hành với vai trò trợ lý, tư vấn, đóng góp ý kiến
  • Mời nhân viên tổ chức buổi đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng làm việc
  • Tin tưởng trao cho nhân viên quản lý, triển khai những dự án quan trọng của công ty…

Thăng chức là một trong những cách ghi nhận phổ biến đối với nhân viên

Phần thưởng cụ thể để công nhận những đóng góp của nhân viên có thể ở cả dạng vật chất và tinh thần hoặc phúc lợi, chế độ… Ví dụ như:

  • Thưởng nóng bằng tiền mặt
  • Tặng nhân viên khóa đào tạo phục vụ công việc
  • Tặng nhân viên thẻ tập gym
  • Tăng lương
  • Cho phép nhân viên có quyền mua cổ phần của công ty
  • Tặng nhân viên gói bảo hiểm sức khỏe dành cho họ và cả gia đình. Thực tế, nhiều công ty hiện nay đang áp dụng chính sách bảo hiểm sức khỏe cho quản lý, cho nhân viên có đóng góp, có thâm niên và cả gia đình của họ [tứ thân phụ mẫu, vợ con].

Bạn có thể thưởng nóng nhân viên bằng tiền mặt

Bạn có thể thực hiện ghi nhận nỗ lực, thành quả của nhân viên theo nhiều cách thức khác nhau, phù hợp với đặc thù doanh nghiệp và mục đích của mình. Tuy nhiên, để hướng tới một chương trình ghi nhận thành công, bạn nên đảm bảo một số tiêu chí sau.

Trước khi bạn bắt đầu triển khai hoạt động ghi nhận nhân viên, bạn cần đảm bảo quá trình ghi nhận sẽ được diễn ra trung thực và chính xác. Chỉ trên cơ sở đảm bảo trung thực và chính xác, quá trình ghi nhận mới đạt được hiệu quả thành công.

Nếu bạn ghi nhận không chính xác, thiếu khách quan về quá trình làm việc của nhân viên thậm chí có thể dẫn đến áp lực, suy giảm hiệu quả, hiệu suất và tinh thần làm việc của nhân viên.

Nhân viên ở vị trí, vai trò công việc như thế nào thì cần được ghi nhận, đánh giá dựa trên tiêu chí, yêu cầu của vị trí, vai trò đó. Đây chính là yếu tố đảm bảo công bằng khi ghi nhận, đánh giá nhân viên.

Mặt khác, đảm bảo sự công bằng khi ghi nhận nhân viên còn giúp công ty của bạn dần xây dựng được văn hóa làm việc minh bạch, công bằng, hạn chế những mâu thuẫn nội bộ.

Bản chất cốt lõi, mục tiêu của sự công nhận là giúp tạo động lực để nhân viên gia tăng hiệu suất, hiệu quả công việc. Do đó, trong quá trình ghi nhận, nhà quản lý cần đảm bảo thiết lập được luồng tương tác – hài lòng với nhân viên.

Quản lý tương tác với nhân viên để hiểu rõ nhu cầu, nguyện vọng của nhân viên trong công việc. Từ đó, quản lý có thể ghi nhận chính xác, kịp thời những thành quả công việc của nhân viên.

Trong một nghiên cứu gần đây của Gallup, các nhân viên đã được yêu cầu nhớ lại ai đã cho họ sự công nhận có ý nghĩa và đáng nhớ nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy: sự công nhận đáng nhớ nhất thường đến từ người quản lý trực tiếp [28%], tiếp theo là lãnh đạo cấp cao hoặc Giám đốc điều hành [24%].

Cách công nhận nhân viên truyền thống thường gắn với các đợt đánh giá hiệu suất 1 hoặc 2 lần mỗi năm. Tần suất ghi nhận như vậy là quá dài và không đảm bảo thúc đẩy, tạo động lực làm việc mạnh mẽ cho nhân viên. Thay vào đó, bạn có thể xem xét ghi nhận công việc của nhân theo quý, theo tháng hoặc theo những thành tích, đóng góp xuất sắc, vượt trội của nhân viên.

Sáu quy tắc dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng có được định hướng khi triển khai ghi nhận cho nhân viên hơn.

Ví dụ team triển khai dự án của bạn đang triển khai xây dựng phần mềm tại khách hàng. Vậy thời điểm ghi nhận phù hợp sẽ là lúc khách hàng ký nghiệm thu phần mềm. Đó là lúc dự án đã được hoàn thành. Bạn hãy ghi nhận đúng thời điểm để nhân viên của bạn duy trì được sự tập trung cho công việc.

Thời điểm đúng sẽ giúp gia tăng hiệu quả khi bạn ghi nhận nhân viên

Mỗi nhân viên sẽ có một nhu cầu khác nhau. Người hướng đến phát triển công việc trong dài hạn sẽ cảm thấy hài lòng với phần thưởng là những khóa đào tạo miễn phí. Người hướng đến vấn đề tài chính sẽ cảm thấy hài lòng khi được giao thêm nhiều dự án mới. Người hướng đến việc gây dựng ảnh hưởng sẽ cảm thấy hài lòng khi được thăng chức.

Nhà quản lý nên xem xét đến nhu cầu riêng biệt của mỗi nhóm nhân viên để thiết lập phần thưởng phù hợp. Điều đó sẽ giúp gia tăng hiệu quả của sự công nhận trong công việc.

Tần suất ghi nhận phù hợp, kịp thời sẽ giúp quá trình ghi nhận đạt được hiệu quả cao nhất. Nhân viên được ghi nhận đúng lúc và sẽ có thêm động lực để cải tiến hiệu suất, hiệu quả công việc.

Sẽ không có một tần suất chung nào là chuẩn mực áp dụng cho mọi doanh nghiệp trong mọi trường hợp. Bạn hãy xem xét tính đặc thù của doanh nghiệp, mục đích ghi nhận để lựa chọn được tần suất ghi nhận phù hợp nhất.

Ví dụ như trong điều kiện hoạt động bình thường, doanh nghiệp của bạn có thể ghi nhận nhân viên xuất sắc theo từng tháng. Tuy nhiên, trong trường hợp tăng trưởng nóng, dự án gấp rút, bạn có thể tiến hành ghi nhận theo tuần hoặc thậm chí là theo ngày.

Nhân viên được ghi nhận cần hiểu rõ tại sao họ được ghi nhận và phần thưởng là gì một cách rõ ràng, cụ thể, công khai. Mục tiêu khi ghi nhận nhân viên mà người quản lý nên hướng tới là nhân viên cảm thấy hài lòng, thậm chí có cảm giác của người chiến thắng. “Chất men” tinh thần đó sẽ giúp nhân viên đạt được hiệu quả vượt trội hơn những gì họ đã đạt được.

Kết quả có thể đạt được thông qua những nỗ lực, sự tập trung cao độ nhưng cũng có thể đạt được thông qua các con đường tắt, bằng những cách không phù hợp chuẩn mực, nguyên tắc doanh nghiệp. Còn hành vi thực hiện công việc sẽ phản ánh chính xác về cả nỗ lực và sự tử tế, nguyên tắc làm việc của nhân viên. Do đó, bạn hãy ghi nhận, dành phần thưởng cho nhân viên có hành vi tốt thay vì chỉ xem xét kết quả.

Ví dụ một nhân viên luôn dùng mọi cách, kể cả gây xích mích, làm ảnh hưởng đồng nghiệp để đạt kết quả cao nhất team cũng không thật xứng đáng để ghi nhận kết quả công việc. Thành tựu công việc cá nhân của họ có thể có kết quả tốt nhưng kết quả chung của toàn team về lâu dài sẽ khó có thể vượt trội.

Hành vi trong công việc nhiều khi sẽ quan trọng hơn cả kết quả đạt được

Phần thưởng và sự ghi nhận không nên chỉ đến từ người quản lý. Bạn có thể thiết lập cơ chế để chính những người đồng người có thể đánh giá và khen thưởng lẫn nhau. Bởi vì, đồng nghiệp là những người làm việc cùng nhau hàng ngày và họ sẽ rất hiểu về những nỗ lực của đối phương.

Bạn có thể xem xét áp dụng phương pháp đánh giá 360 độ. Với phương pháp này, nhân viên của bạn sẽ được đánh giá, ghi nhận từ cả cấp trên, đồng nghiệp, cấp dưới, đối tác, khách hàng… Dữ liệu đánh giá vì vậy đa chiều và nhân viên cũng sẽ được công nhận trong công việc một cách chính xác.

KẾT LUẬN

Sự công nhận trong công việc như một chất xúc tác cần thiết để giúp nhân viên và cả doanh nghiệp của bạn tiến xa, vững chắc hơn. Có điều đó là vì sự công nhận có thể tạo nên động lực làm việc cho nhân viên. Khi đã có động lực, bài toán hiệu suất, hiệu quả công việc của doanh nghiệp sẽ được giải quyết triệt để.

Để tiến hành công nhận nhân viên một cách chính xác, khách quan, phù hợp, bạn có thể tham khảo sử dụng phần mềm GoalF. GoalF được thiết kế với đa dạng các công cụ hữu ích giúp bạn có thể thúc đẩy việc ghi nhận diễn ra liên tục, theo thời gian thực. Bạn có thể liên hệ với các chuyên gia của GoalF để được tư vấn nhanh chóng, chính xác về phần mềm cũng như tư vấn về công nhận trong công việc.

Ứng dụng phần mềm GoalF vào vận hành doanh nghiệp, bạn có thể tăng gấp đôi năng suất và động lực làm việc của nhân viên sau 5 tuần làm việc

GoalF

  • Trụ sở chính: 25 Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 0904232369
  • Email:

Video liên quan

Chủ Đề