Các phương pháp tạo hình cho trẻ mầm non

HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH VỚI TRẺ MẦM NON Giáo dục thảm mỹ cho trẻ mẫu giáo được thể hiện thông qua nhiều hình thức hoạt động đa dạng trong đó có hoạt động tạo hình. Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động đặc trưng gần giũ và hấp dẫn nhất đối trẻ. Mục đích của hoạt động tạo hình nhằm giúp trẻ tìm hiểu và thể hiện sản phẩm một cách tự nhiên, sinh động, sáng tạo từ góc nhìn của trẻ về thế giới xung quanh. Đặc biệt hoạt động tạo hình phát triển kĩ năng cảm nhận cái đẹp trong thiên nhiên, nghệ thuật, trong cuộc sống khơi gợi ở trẻ những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ và hứng thú tham gia vào hoạt động nghệ thuật. Hoạt động tạo hình của trẻ trong trường mẫu giáo chính là một phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ, để hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu về hoạt động học tập, trong các hoạt động vẽ, nặn, xé, dán... giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lý, và khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó phát triển tư duy và quá trình đó làm phát triển trí tưởng tượng và ham muốn tạo ra cái đẹp, sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường đối với từng nhóm lớp.           Hoạt động tạo hình có một ý nghĩa rất lớn với sự phát triển toàn diện của trẻ. Trước hết hoạt động này tạo điều kiện để trẻ phát triển khả năng tri giác đồ vật về hình dáng cấu trúc, màu sắc, hình thành ở trẻ các thao tác tư duy, phát triển khả năng sáng tạo của trẻ.           + Về đạo đức, hoạt động tạo hình giúp hình thành ở trẻ các đức tính tốt như: Yêu thích cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp.           + Về thể chất lao động giúp trẻ phát triển các khớp ngón tay, cổ tay,các cơ bàn tay…… Giúp trẻ ngày càng khéo léo linh hoạt.           + Về thẩm mỹ, giúp trẻ hình thành xúc cảm và thị hiếu thẩm mỹ khi trẻ tạo hình.       Đặc biệt hơn nữa hoạt động tạo hình của trẻ mầm non còn là nền tảng để trẻ tiếp tục sáng tạo hơn nữa trong những bậc học tiếp theo.           Vì vậy, hoạt động tạo hình là phương tiện giáo dục toàn diện rất tích cực không thể thiếu được trong chương trình giáo dục trẻ. Kết quả của hoạt động tạo hình phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ tích lũy trong các hoạt động khác nhau.

          Sau đây là một số hình ảnh về hoạt động tạo hình của các bé 5 tuổi A3 Trường mầm non Liên Trung, Đan phượng, Hà nội

Các phương pháp tạo hình cho trẻ mầm non
    
Các phương pháp tạo hình cho trẻ mầm non

Các phương pháp tạo hình cho trẻ mầm non
    
Các phương pháp tạo hình cho trẻ mầm non

Các phương pháp tạo hình cho trẻ mầm non
         
Các phương pháp tạo hình cho trẻ mầm non

 
Các phương pháp tạo hình cho trẻ mầm non
         
Các phương pháp tạo hình cho trẻ mầm non

 

 
 

                                                              Người viết bài: Hoàng Thị Thúy

Các phương pháp tạo hình cho trẻ mầm non

Tag: Tiết Tạo Hình Hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.25 MB, 85 trang )

Chương VGiáo án chương trình tạo hìnhở trường mầm nonKế hoạch khung tổ chức hoạt độngtạo hình và đánh giá kết quả hoạt động tạo hìnhcho trẻ lứa tuổi mầm nonI. Phần chungKhi xây dựng chương trình hay lập kế hoạc dạy - học cho hoạt độngtạo hình ở trường mầm non, các chuyên gia tâm lí học, giáo dục học, các nhàchuyên môn về tạo hình đã phối hợp nghiên cứu để có nội dung, phươngpháp tổ chức hoạt động , , các thiết bị cần thiết, đồng thời cả đào tạo bồidưỡng giáo viên nhằm làm cho dạy – học tạo hình có hiệu quả.1. Những vấn đề cơ bản về chương trình hoạt động tạo hìnhXây dựng chương trình hoạt động tạo hình ở trường mầm non dựa trêncác cơ sở sau:- Đặc điểm sự phát triển và khả năng nhận thức của trẻ em ( Xemchuong I, học phần 1 ). Từ đó đề ra:+ Mục tiêu giáo dục: hoạt động tạo hình nhằm phát triển những gì ở trẻvà phát triển như thế nào?+ Nôi dung cơ bản của chương trình: những kiến thức, kĩ năng nào vềhoạt động tạo hình của trẻ để đạt mục tiêu đã đề ra ( dạy trẻ kiến thức và kĩnăng nào ).+ Sắp xếp nội dung theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đếnphức tạp và lặp tại sao cho phù hợp với nhận thức, kĩ năng của trẻ ở các lứatuổi.+ Các phương pháp vận dụng trong hoạt động tạo hình có hiệu quả (cách dạy, cách học ).+ Cách tổ chức hoạt động tạo hình ( tổ chức các tiết học, môi trườnggiáo dục…)

- Các điều kiện và phongw tiện thiết bị ( đảm bảo cho thực hiện chươngtrình có kết quả ) như:+ Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.+ Cơ sở vật chất, thiết bị cho dạy – học: trường lớp, bàn ghế, tủ, đồdùng dạy – học, tài liệu,…Ngoài chương trình còn quy định các hoạt độngphục vụ dạy – học tạo hình như: tham quan, dã ngoại…2. Kế hoạch khung tổ chức hoạt động tạo hìnhTừ chương trình chung, trường mần non và giáo viên còn lập kế hoạchhoạt động tạo hình một cách cụ thể, chi tiết có tính lâu dài, định hướng chotừng thời gian, đó là kế hoạch khung,Kế hoạch khung bao gồm:- Thời gian cho từng chủ đề, từng hoạt động.- Nội dung chương trình ( chủ điểm, chủ đề ).- Hình thức và phương pháp tổ chức:+ Loại hình của hoạt động tạo hình ( vẽ, nặn,… ).+ Hình thức thể hiện ( bài dạy trên lớp hay tham quan …).+ Quy mô hoạt động ( trên tiết học hay theo nhóm )+ Môi trường hoạt động ( trong lớp hay ngoài lớp ).- Yêu cầu cần đạt :+ Bồi dưỡng khả năng cảm nhận.+ Cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng.+ Bồi dưỡng khả năng tìm tòi, sáng tạo.+ Nâng cao năng lực đánh giá, nhận xét cho trẻ.- Phối hợp hoạt động tạo hình với các hoạt động khác.Lưu ý: Phần chương trình và kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình giáoviên tham khảo ở chương trình cụ thể và các tài liệu khác để nắm được nhữngvấn đề chung của hoạt động tạo hình.a)Kế hoạch khung tổ chức hoạt động tạo hình( Có tính chất định hướng - kế hoạch dài hạn )b)Khả năng biểu cảmđộngkhácHình thanh xúc cảm vàhoạtcácvớihợpPhốiBồi dưỡng khả năng đánh giá)Cung cấp thông tinchủ đềQuy mô nhóm trẻ(chủđiểm,Hình thức thể hiệnThờigianLoại hình hoạt độngDungMôi trường hoạt độngNộiBồi dường khả năng sáng tạoChú ýBồi dưỡng khả năng thể hiệnHình thức hoạt độngKế hoạch khung tổ chức hoạt động tạo hình( kế hoạch ngắn )Thời gianChủ đề( đề bài )HìnhNội dungthức tổchứcPhối hợpĐiều kiệnvới cácthiết bịhoạt độngkhácII. Giáo án hoạt động tạo hình1.Khái niệmTrước đây, phần này họi là giáo án hay bài soạn – Khi có nội dung,giáo viên tìm cách trình bày nội dung đó thành văn bản sao cho có đầu cócuối ( có logic ) làm cơ sở cho giờ dạy để trẻ có thể hiểu và sau đó là thựchành được.- Giáo án có thể hiểu là văn bản chuẩn bị các cách thức, phương án dạymột bài của giáo viên.- Lập kế hoạch bài dạy.- Thiết kế bài dạy.Hiện nay các thuật ngữ trên đều được dùng ở các trường học. Chúngkhông có gì sai vì: giáo viên lên lớp là phải chuẩn bị bài dạy – biến cái chungchung thành cái cụ thể có trình tự trước sau; có chuẩn bị các phương tiện,thiết bị dạy học kèm theo để minh họa cho phần lời, có tổng kết….Vì thếchúng có dàn ý như nhau.- Tên bài.- Mục đích yêu cầu của bài.- Các bước lên lớp…Nhưng cách chuẩn bị nài dạy đôi khi chỉ thể hiện sự chủ động ở phíagiáo viên. Khái niệm dạy – học ngày nay nhấn mạnh hơn vai trò của ngườihọc – người học là trung tâm, bởi suy cho cùng, kiến thức phải được ngườihọc tiếp nhận, bằng không thì mới chỉ có dạy mà chưa có học. Do đó soạngiáo án hoặc lập kế hoạch bài dạy, hay thiết kế bài dạy cần kĩ càng; đầu tư vềnhiều mặt của giáo viên.2. Giáo án hoạt động tạo hìnhTrình tự giáo án thường có:- Tên bài dạy.- Mục đích, yêu cầu: những gì người học cần đạt sau bài dạy được đề racụ thể hơn, như:+ Kiến thức ( những kiến thức giáo viên cung cấp và trẻ cần đạt được ).+ Kĩ năng ( trẻ làm được những gì, mức độ nào sau bài học ).+ Thái độ ( những kiến thức, kĩ năng có được chẳng những hiểu và làmđược các dạng bài tập theo quy định của chương trình, mà còn biến thànhtình cảm, thái độ như thế nào trong cuộc sống đời thường. Ở đây chứa đựngnội dung giáo dục rất lớn).- Chuẩn bị+ Đồ dùng dạy – họcSự chuẩn bị của giáo viên: Giáo viên chuẩn bị những đồ dùngphục vụ cho bài học, như mầu vẽ tranh ảnh minh họa,…Sự chuẩn bị của học sinh: Ở mẫu giáo, trẻ cũng nên được báotrước về các bài học: quan sát ( con mèo, quả, cây…tìm tranh ảnh…) từ đónhắc và giúp trẻ chuẩn bị vật liệu, đồ dùng dạy – học. Có thể gia đình các emcộng tác cùng chuẩn bị hoặc giúp các em sưu tầm – đây là cách đánh động vềsự chuẩn bị bài học cho trẻ em.+ Phương pháp dạy – học: Các phương pháp chủ yếu được vận dụngtrong bài dạy của giáo viên và phương pháp học của trẻ em.- Tổ chức hoạt độngTrước đây, trong giáo án thường phân ra các bước một cách cứng nhắc,hết bước này sang bước khác. Hiện nay, ở giáo án có các hoạt động, đây làhoạt động dạy của giáo viên và hoạt động của trẻ. Hai hoạt động này phảiđồng hành, tránh được hiện tượng thầy nói – trò nghe; thầy đọc – trò chép;thầy hỏi – trò trả lời ( thường trả lời như sách hoặc như lời thầy dạy ). Cáchdạy, cách học thụ động còn khá phổ biến ở nhiều nơi, ở tất cả các loại trườngkhông riêng gì ở nước ta. Dạy – học thụ động cũng không phải là cách dạy –học truyền thống mà như mọt số người thường phê phán. Đó là cái nhìnkhông biện chứng, phủ định phương pháp dạy – học xưa của cha ông. Vì thếnói đổi mới phương pháp dạy – học là không thỏa đáng. Đúng hơn là đổi mớicách dạy của thầy, cách học của trò, chính là đổi mới cách vận dụng phươngpháp dạy – học. Bởi phuong pháp dạy – học bản thân chúng ta không có tộilỗi, mà lõi lại chính là ở người vận dụng. Từ lỗi của người dạy, tất dẫn đến lỗicảu hai người . Ví dụ ta học nấu ăn thì cách nấu ai cũng hiểu , nhưng cóngười nấu ngon, người nấu không ngon, thì đâu tại cách nấu, tại người nấukhông biết vận dụng những quy định chung hay không hiểu cách nấu mà thôi.Giáo viên dạy tạo hình ở trường mầm non cần được ghi rõ ràng , chi tiết cáchoạt động của giáo viên, của trẻ theo cột.Cột 1 ( bên trái )- Hoạt động của giáo viênỞ cột này ghi tóm tắt những công việc của giáo viên, gồm có:Hoạt động 1+ Giới thiệu nội dung bài thông qua các hình ảnh, phương tiện thiết bịnào? Ví dụ: tranh ảnh, vật thực, hình minh họa, băng, đĩa hình hoặc quan sátthiên nhiên…+ Các câu hỏi gợi ý trẻ quan sát, nhận xét.+ Ý tóm tắt nội dung…Mục đích của hoạt động 1Tạo không khí học tập – gây hứng thú cho trẻ thông qua các hìnhảnh đẹp của các phương tiện, thiết bị dạy – học.Cung cấp kiến thức và kĩ năng – nội dung bài học và cách tiếnhành làm bài tập.Hoạt động 2+ Tổ chức trẻ hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ của bài học, nhiệm vụcủa giáo viên như sau:Tổ chức cho trẻ em theo hình thức nào ( làm bài theo nhóm haycá nhân ).Sắp xếp vị trí cho các hoạt động ( ở bàn, ở nền lớp học, hoặc góchọc tập hay ngoài sân trường…).Gợi ý nguyên vật kiệu , đồ dùng học tập cần thiết phù hợp vớicác loại bài của cá nhân hay nhóm ( bút chì, bút dạ, sáp màu, giấy màu, hồdán, đất nặn,…).+ Quan sát hoạt động chung của trẻGợi ý trẻ tìm nội dung, cách làm bài tập: tìm và sắp xếp hìnhảnh, cách vẽ màu cho phù hợp với từng đối tượng ( yếu, trung bình, khá,…) ởmỗi bài cụ thể.Bổ sung kiến thức cho trẻ .Động viên khích lệ trẻ suy nghĩ, sáng tạo trong cách thể hiệnhoặc mạnh dạn neu ý kiến riêng ở mỗi bài tập của mình.Tìm sản phẩm chuẩn bị cho nhận xét, đánh giá kết quả học tậpvào cuối bài dạy.Mục đích của hoạt động 2Giúp trẻ đã hoàn thành nhiệm vụ.Củng cố, bổ sung kiến thức và kĩ năng cần thiết.Hoạt động 3+ Tổ chức nhận xét, đánh giá kết quả học tậpCác hình thức tổ chức ( treo, dán, dính bài, bày sản phẩm ).Sắp xếp nơi treo, bày, dán sản phẩm.Câu hỏi gợi ý cho cá nhân hoặc cho nhóm nhận xét, đánh giá.Bổ sung xếp loại, đánh giá sản phẩm động viên trẻ.Tổng kết bài dạy, có thể tổ chức trò chơi.Chọn sản phẩm đẹp để trưng bày hoặc làm đồ dùng dạy học.Mục đích của hoạt động 3:Củng cố bổ sung kiến thức, kĩ năng.Động viên, khích lệ trẻ học tậpCột 2 ( bên phải ) – Hoạt động của trẻỞ cột này cần ghi tóm tắt các hoạt động của trẻ song phải ghi nganghàng với hoạt động của giáo viên để dễ đối chiếu – Đây chính là các nhiệmvụ của trẻ trong giờ học ( trẻ phải hoạt động như thế nào? ). Không phải ghi “hoạt động 1,2,3” nữa, ví dụ:+ Quan sát, nhận xét+ Trả lời câu hỏi+ Làm bài tập ( trên bảng, trên giấy, xe, dán, chắp ghép hình….) cánhân hoặc theo nhóm.+ Trưng bày sản phẩm+ Nhận xét xếp loại.+ Tham gia trò chơi.+ Mục đích các hoạt động của trẻ.Tập quan sát, nhận xét.Hiểu và biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để hoàn thành nhiệm vụtheo yêu cầu của bài.Yêu thích cái đẹp và vận dụng vào cuộc sống của mìnhSau đây là sơ đồ của giáo án hoạt động tạo hình.Hoạt động của giáo viênHoạt động 1:……………………….Hoạt động của trẻ-------Hoạt động 2…………………………. ------Hoạt động 3…………………………. ----III. Tổ chức đánh giá kết quả hoạt động tạo hình1. Quan niệmđánh giá kết quả hoạt động tạo hình cũng là dạy và học. Tuy thời giandành cho hoạt động này không nhiều nhưng có ý nghĩa quan trọng đối vớidạy và học tạo hình. Vì:- Qua đánh giá, giáo viên và trẻ thấy được một cách tổng quát kết quảdạy và học. Từ đó nhận ra những gì đạt được hoặc những thiếu sót về kiếnthức, kĩ năng.- Có thể bổ sung hoặc làm phong phú thêm kiến thức tự nhận xét củagiáo viên và trẻ.- Động viên, khích lệ tinh thần học tập chung tạo niềm tin cho trẻ hoạtđộng.2.Tổ chức đánh giáCó nhiều cách tổ chức đánh giá kết quả hoạt động tạo hình. Ví dụ:a)Tổ chức- Chăng dây để treo, dính một số bài trên bảng hoặc bày sản phẩm ( cókhá, trung bình, yếu mà giáo viên đã “ để ý” ở hoạt động 2 ).- Cho trẻ cầm bài ngang ngực, đứng trước lớp.- Chăng dây, treo bài xung quanh lớp cho trẻ tự xem.- Có thể tổ chức đánh giá khác nhau: theo nhóm, theo nội dung hoặcloại bài ( xé, dán, nặn,…).- Thông qua trò chơi tạo hình, sắm vai.b)Hướng dẫn đánh giá có thể là:- Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý cho trẻ quan sát, nhận xét.- Yêu cầu trẻ tìm ra các bài hoặc sản phẩm mà mình thích, tự nhận xétvà xếp loại theo ý riêng.- Giáo viên bổ sung và động viên khen ngợi trẻ.Lưu ý:Các sản phẩm đẹp của trẻ cần lưu giữ để làm đồ dùng dạy – họcvà trưng bày ở góc lớp. Các bài vẽ xé, dán có thể trang trí ở lớp, ở hành langcủa trường.thuận lợi.Sản phẩm tạo hình nên giới thiệu với cha mẹ trẻ vào các dịpHướng dẫn học tập chương V1.Đọc tài liệu và tham luận.- Phần chung+ Những vấn đề cơ bản về chương trình hoạt động tạo hình ở trườngmầm non+ Kế hoạch khung tổ chức hoạt động tạo hình- Giáo án hoạt động tạo hình+ Khái niệm+ Giáo án hoạt động tạo hình- Tổ chức đánh giá kết quả hoạt động tạo hình+ Quan niệm+ Cách tổ chức đánh giá2. Soạn giáo án hoạt động tạo hình- Tham khảo giáo án của giáo viên mầm non- Soàn giáo án ( tự chọn nội dung và đối tượng ).- Chuẩn bị đồ dùng dạy – học và thiết bị cần thiết.Lưu ý:Không trùng bài trong nhóm1. Thảo luận góp ý về:+ Mục tiêu+ Các hoạt động.+ Đồ dùng dạy – học và thiết bị.Học phần IIPhương pháp tổ chức hoạt động tạo hình ở trường mầm nonChương ITổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm nghệ thuật tạo hình vàphát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ.I .Vai trò của tác phẩm nghệ thuật tạo hình trong giáo dục thẩm mĩ chotrẻ em1. Tác phẩm nghệ thuật tạo hình1.1. Các tác phẩm nghệ thuật tạo hìnhTác phẩm nghệ thuật tạo hình bao gồma)Tranh các thể loại ( hội họa đò họa )- Tranh phong cảnh ( các vùng miền nông thôn, miền núi,….)- Tranh các hoạt động ( đề tài về sản xuất, chiến đấu, lễ hội….).- Tranh tĩnh vật ( vẽ các vật ở dạng tĩnh: hoa, quả,….)- Tranh chân dung ( vẽ người ).- Tranh các con vật ( ngựa, voi, trâu, chim….)/- Tranh dân gian….- Tranh được vẽ trên mặt phẳng ( giấy, vải, gỗ, tường,…) bằng nhiềuchất liệu như sơn dầu, màu bột, màu nước,…và kĩ thuật thể hiện khác như:sơn mài ( vẽ sơn trên tấm vóc sau đó mài ), sơn khác ( khắc hình trên tấm vócsau đó mới vẽ bằng sơn. Tranh còn được khắc trên bản gỗ, phiến đã, cao su,thạch cao…sau đó in bằng màu trên giấy ( đồ họa ).Dưới một tác phẩm hội hạo bao giờ cũng ghi:Tên tác giảTên tác phẩm.Thời gian hoàn thànhChất liệu hoặc kĩ thuật thể hiện.Cách ghi chú thích có thể không ghi theo trật tự như trên. Ví dụ:Tô Ngọc Vân, thiếu nữ bên hoa huệ. Tranh sơn dầu, 1943, hoặc thiếunữ bên hoa huệ, 1943; Tranh sơn dầu của Tô Ngọc Vân.Có khi người ta ghi theo kĩ thuật thể hiện. Ví dụ: Hoa loa kèn. Tranhkhắc gỗ màu của Phạm Văn Đôn; kết nạp Đảng, 1963. Tranh sơn mài củaNguyễn Sáng…b)Tượng và phù điêu ( điêu khắc )- Tượng bán thân và toàn thân ( tượng người và các con vật ).- Phù điêu – đắp nổi.- Tượng phù điêu tạo nên hình khối, được làm bằng nhiều chất liêuhnhư: đất, gỗ, thạch cao, xi măng, đồng….c)Các công trình kiến trúc ( kiến trúc )Kiến trúc đình chùa, nhà ở, các công trình công cộng, cầu cống…d)Sản phẩm mĩ thuật ứng dụng ( mĩ thuật ứng dụng )Đồ vật trong cuộc sống hàng ngày, ô tô, vải, đò mây tre, gỗ, đồ chơi…1.2. Sự hình thành các tác phẩm nghệ thuật tạo hình- Các tác phẩm nghệ thuật tạo hình đều bắt nguồn từ thực tế thiên nhiênvà cuộc sống phong phú sinh động của loài người. con người thông minh vàsáng tạo, họ không những chỉ thưởng thức cái hay, cái đẹp của thiên nhiên,mà còn biết “ đưa thiên nhiên vào cuộc sống thường ngày của mình”. Từ xaxưa con người đã vẽ, khắc, đẻo tường ở hang động – nơi trú thân. Nhữnghình khắc, vẽ cỏ cây, hoa lá, con vật, con người của người nguyên thủy đếnngày nay vẫn có giá trị không chỉ về lịch sử mà còn về nghệ thuật tạo hìnhbởi tính thể hiện và sinh động của chúng. Như vậy,về mặt lịch sử, nghệ thuậttạo hình đã đi vào và trở thành một trong những nhu cầu của cuộc sống conngười ngay từ thuở hoang sơ.- Con người phản ánh thiên nhiên và cuộc sống của mình vào các tácphẩm tạo hình bằng nhiều loại hình, nhiều chất liệu ( xem mục 1 ). Song cáctác phẩm tạo hình không phải sao bản, sao chép nguyên mẫu ở thiên nhiên, từcuộc sống. Các hình ảnh ngoài đời tuy đã đẹp về hình, về màu, song tạo nêntác phẩm còn phải suy nghĩ, chắt lọc để có các hình ảnh mang tính điển hình,phải sắp xếp sao cho tác phẩm thể hiện được ý tưởng của mình như buồn,vui, nhớ thương, căm giận, làm cho người thưởng thức hồi tưởng lại kỉ niêmnào đó của mình, của cộng đồng, của dân tộc mình. Như vậy, tác phẩm tạohình đã mang tính sáng tạo vf điều đó phụ thuộc vào thế giới quan của tácgiả. Do đó có những tác phẩm nghệ thuật tạo hình sống mãi với thời gian haycó thể nói là đã đi vào lòng người. Ở đâu cũng có, ví dụ:+ Tượng:Tượng Phật bà quan âm nghìn mắt, nghìn tay, (chùa Bút thápBắc Ninh, Việt Nam, thời Lê )Vệ nữ mi-lô ( Hilap, thời cổ ).Đavít ( Mi-ken-lăng-giơ, thời phục hưng, Italia ).Tượng nhà mồ ( Các dân tộc Tây Nguyên )…+ TranhTranh dân gian Việt Nam ( Đông Hồ, Bắc Ninh và Hàng Trống,Hà Nội,…).La-giô-công-đơ ( Lê-ô-na đơ vanh- xi. Thời phục hưng, Italia).Thu vàng ( Lê- vi- tan. Thế kỉ XIX. Liên Bang Nga )…+ Kiến trúcKim tự tháp Kê-ốp ( Thời kì Cổ Đại, Ai Cập ).Tháp Chàm ( Ninh Thuận ); Cố đô Huế ( Thừa Thiên Huế );Chùa Một Cột; Văn Miếu Quốc Tử Giám ( Thời Lí, Hà Nội ).Ăng-co-Thom ( Thế kỉ XII, Campuchia ).+ Mĩ thuậ ứng dụngCác đồ vật trong cuộc sống hàng ngày của con người từ xa xưa cho đếnngày nay đều có vẻ đẹp về kiểu dáng, màu sắc khác nhau và kĩ thuật chế táctinh xảo:Đồ gốm, sứ, gỗ.Hoa trên vải, lụa…2. Vai trò và mục đích của tác phẩm nghệ thuậ tạo hình đối với sự hìnhthành và bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ cho trẻ.2.1 Vai trò của tác phẩm nghệ thuật tạo hình với đời sống con ngườiNgoài nhu cầu về ăn, mặc, ở thì việc làm đẹp cũng là một nhu cầu thiếtyếu của con người. Người ta không chỉ làm đẹp bản thân mà còn có nhu cầuvề thưởng thức cái đẹp, thể hiện ở chỗ sửa sang nơi ăn, chốn ở cho gọn gang,đẹp đẽ, dùng những vật đẹp để trang trí nơi ở, nơi làm việc…Các tác phẩm nghệ thuật hoạt động tạo hình phản ánh sinh động cuộcsống xã hội. Đó là hình ảnh con người và mọi hoạt động như lao động, họctập, vui chơi, chiến đấu,…; con vật và cuộc sống của chúng; cỏ cây hoa trái;đất nước, mây trời – tất cả những gì gần gũi thân thương và cần thiết cho mọingười. Có thể nói, các tác phẩm nghệ thuật tạo hình là những hình ảnh thunhỏ của thiên nhiên, cuộc sống và sinh hoạt muôn màu của xã hội. Chính vìthế mà chúng gắn bó và là món ăn tinh thần của con người. Cho nên, mọi giađình, trường học, công sở,…đều có treo, bày các tác phẩm nghệ thuật tạohình vào những nơi trang trọng vừa là trang trí cho căn phòng thêm đẹp, vừalà để thưởng thức làm cho tinh thần sảng khoái, bớt căng thẳng trong côngviệc đời thường. Tuy nhiên treo, đặt các tác phẩm nghệ thuật tạo hình chưaphải ai cũng hiểu, bởi cái đẹp của chúng sẽ được nhân lên khi hài hòa với môitrường. Ví du: tỉ lệ, kích thước ( to – nhỏ ); màu sắc, thể loại của tácphẩm…phải phù hợp với nơi chốn của nó, như : Tranh phong cảnh, tranh tĩnhvật thường treo ở phòng khách; ở phòng khánh tiết của các nơi công cộngthường treo tranh phong cảnh, tranh minh họa có kích thước lớn, nội dung cótính khái quát. Ở Viện bảo tang treo các tác phẩm đủ thể loại của nghệ thuậttạo hình. Tuy nhiên, treo các tác phẩm tạo hình còn phụ thuộc vào sở thíchcủa mỗi người. Thói quen treo tranh thể hiện nhu cầu về văn hóa. Song chọntác phẩm và treo, đặtở chỗ nào đẹp thì chưa hẳn ai cũng quan tâm.2.2 Mục đích của tác phẩm nghệ thuật tạo hình với sự hình thành Vfbồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ cho trẻCác tác phẩm nghệ thuật tạo hình là “ hiện thân” của cái đẹp đã đượccác họa sĩ, nghệ nhân đã chắt lọc từ cuộc sống mà trẻ đang sống thường ngày.Vì thế nội dung và hình ảnh ở các tác phẩm tạo hình ở trường mầm non còncó loại bài học xem và tập nhận xét tác phẩm tranh, tượng, các tác phẩm nghệthuật với mục đích:- Tạo điều kiện cho các em tiếp nhận thêm kiến thức và kĩ năng tạo hìnhở các tác phẩm, đó là:+ Cách sắp xếp hình ảnh, họa tiết.+ Cách tạo hình ( vẽ, nặn ).+ Cách vẽ màu,… giúp các em làm các bài tập dễ dàng hơn.- Bồi dưỡng khả năng cảm nhận cái đẹp ở các hình ảnh, màu sắc đãđược tác giả suy nghĩ, sáng tạo.- Bồi dưỡng tình cảm thông qua nhận biết cái đẹp ở các hình ảnh, màusắc của tác phẩm. Từ đó góp phần giáo dục trẻ:+ Tình yêu đất nước, con người..+ Có trách nhiệm, có ý thức với cái đẹp, tôn trọng bảo vệ cái đẹp ở mọinơi mọi chốn ( ở ngay quê hương mình ). Qua đây dần dần hình thành ở cácem thị hiếu thẩm mĩ đúng đắn và luôn hành động vì cái đẹp, từ những hành vinhỏ: ăn mặc gọn gàng ; sắp đặt nơi ăn chốn ở; lớp học, góc học tập ngăn nắp;biết chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở trường, ở nhà; có ý thức giũ gìn cảnhquan nơi công cộng: không dẫm chân lên thảm cỏ, ngắt hoa, vứt rác bừabãi…+ Nhận biết và quý trọng nềm văn hóa dân tộc.II. Yêu cầu cơ bản về các tác phẩm nghệ thuật tạo hình cho trẻLựa chọn tác phẩm tạo hình cho trẻ cần đảm bảo các yêu cầu sau:1. Tính thẩm mĩCác tác phẩm cần đảm bảo tính thẩm mĩ ( phái đẹp ). Thể hiện ở:- Sắp xếp các hình ảnh chính, phụ rõ ràng.- Các hình ảnh tiêu biểu, gần gũi với trẻ em;- Màu sắc tươi sáng, có đậm nhạt phù hợp với nội dung.2. Nội dung tác phẩmNội dung phong phú gần gũi với sinh hoạt, học tập vui chơi, dễ hiểuvới trẻ về kiến thức và tâm lí. Đồng thời tác phẩm phải có tính giáo dục, gópphần hình thành, phát triển ở trẻ phẩm chất đạo đức: yêu mến thiên nhiên,yêu mến lao động, con người….Ví dụ:- Tranh phong cảnh, tranh sinh hoạt, lễ hội, tranh chân dung, tranhtruyện…- Các sản phẩm mĩ nghệ đẹp gắn liền với sinh hoạt hàng ngày.Lưu ý : giáo viên cần ưu tiên và chú ý lựa chọn các tác phẩm tạo hìnhcó ở địa phương để trẻ em dễ dàng tiếp nhận hơn.3. Hình thức diễn tả- Hình thức diễn tả rõ ràng, dễ hiểu ở các hình ảnh, màu sắc.Kích cỡ vừa tầm nhìn của trẻ. Nếu là các tác phẩm có kích cỡ nhỏ nênsưu tầm ở số lượng nhiều để cho các nhóm quan sát, tìm hiểu.- Các tác phẩm nghệ thuật tạo hình có thể lựa chọn cho trẻ em quan sát:+ Vật thực: tượng nhỏ; các sản phẩm mĩ nghệ ( cái đĩa, cái bình, túi,khăn, áo…), các loại đò chơi.+ Tranh, tượng ở viện bảo tàng, phòng tranh, ở công viên, quảngtrường.+ Tranh, anht phiên bản ( chụp và in ở họa báo, tạp chí…); các tậptranh, tượng, truyện tranh…Tuy nhiên, giáo viên có thể lựa chọn một trong các thể loại tạo hìnhnhư: hội họa, điêu khắc, sản phẩm mĩ nghệ cho nội dung bài dạy. Ngay nhưtrong một thể loại, cũng có thể tập trung vào một loại. Ví dụ: tranh phongcảnh, tranh sinh hoạt; tượng chân dung hay tượng đài hoặc các con vật…Nhưvậy, sẽ tạo cho trẻ tập trung quan sát, nhận biết dễ dàng hơn không bị phântán, tản mạn, hời hợt về nội dung.III. Các phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm nghệ thuật tạo hình1.Hình thức trình bày tác phẩmKhi đã có nội dung, giáo viên cần lưu ý cách trình bày các tác phẩm đểbài dạy có hiệu quả.1.1.Đối với tranh ảnh- Nền của tranh, (nếu tranh nhỏ cần dán nền để thống nhất khuôn khổvới các tranh có kích cỡ lớn hơn ).- Vị trí của tranh: treo, dán trên bảng lớp hoặc xung quanh lớp học saocho phù hợp với nội dung và trình tự bài dạy ( trước, sau ). Giáo viên cần chúý đan xen giữa các tranh có màu đậm – nhạt, nóng- lạnh để tạo nên bố cụcđẹp. Đồng thời giáo viên quan tâm đến tầm nhìn của trẻ: khi ngồi hoặc đứngxem tranh để có cách treo tranh cao hay thấp.1.2.Đối với tượng- Đặt tượng ở vị trí thích hợp: có ánh sáng, cao – thấp, xa – gần như thếnào để trẻ dễ dàng quan sát khi ngồi xem hay đứng ngắm.- Nếu là tượng, đồ mĩ nghệ nhỏ nên đặt ở giữa lớp, trẻ em ngồi hoặcđứng xung quanh để quan sát.2.Các hình thức cho trẻ xem tác phẩm nghệ thuật tạo hìnhTùy theo nội dung bìa mà giáo viên có các tổ chức dạy – học khácnhau. Ví dụ:- Dạy – học trong lớp ( theo tiết học )- Dạy – học trong lớp theo nhóm.- Dạy – học ở môi trường: ngoài sân trường, ở phòng tranh, bảo tàng, ởcác di tích văn hóa; lích sử ( đình, chùa, danh lam thắng cảnh…)3.Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm nghệ thuật tạo hìnhĐể trẻ học loại bài này có hiệu quả giáo viên cần lưu ý;1.3.Nắm vững mục đích của loại bài dạyVì sao cần nắm vững mục đích của loại bài dạy này? Nếu giáo viên xarời mục đích trên thì bài dạy sẽ không đạt được yêu cầu. Thực tế cho thấy:một số bộ phận giáo viên chưa chú ý đến khả năng tiếp nhận và cảm thụ cảutrẻ, thường đi quá đà, làm cho bài dạy phức tạp, trở nên khó và trẻ thiếu hàohứng khi xem tác phẩm.1.4.Phương pháp hướng dẫn trẻ khai thác nội dung tác phẩmĐể trẻ có thể học tập một cách sôi nổi, có hiệu quả ở loạt bài này, giáoviên cần: vận dụng những Phương pháp dạy – học chung và phối hợp nhipnhàng, linh hoạt phù hợp với cách quan sát, tiếp nhận của trẻ, đó là:- Phương pháp quan sát.- Phương pháp trực quan.- Phương pháp vấn đáp.Thực hiện tiến trình bài dạy một cách mềm dẻo, không nhất thiết dàntrải thời gian đều ở các hoạt động hoặc chỉ tiến hành một cách dạy.Kinh nghiệm cho thấy: để dạy loạt bài này có hiệu quả , giáo viên cóthể tiến hành như sau:+ Tạo hứng thú cho trẻNgay từ đầu tiết học, giáo viên tổ chức cho trẻ quan sát toàn cảnh tranhhoặc tượng của bài dạy, đã được trình bày đẹp, như “ xem triển lãm”, trẻ sẽxôn xao, chỉ trỏ, khen chê, lớp học sôi động hẳn lên. Thời gian kéo dàikhoảng 1-2 phút.- Sau khi trẻ đã quan sát chung, giáo viên có thể tiến hành bài dạy nhưsau:Chung cho cả lớp+ Giáo viên nêu lên câu hỏi gợi ý trẻ quan sát, nhận xét theo trình tựnội dung. Ví dụ:Tên tác phẩm?Các hình ảnh?Các hình ảnh chính, hình ảnh phụ?Màu sắc nào có trong trang…?+ Trẻ suy nghĩ trả lời theo cảm nhận riêng.+ Giáo viên dựa vào nhận xét của trẻ để bổ sung làm cho bài phongphú hơnTheo nhóm ( tự nhiên )+ Giáo viên yêu cầu trẻ: Tìm tác phẩm mà mình thích nhất. Có thể hìnhthành các nhóm một cách tự phát: nhóm chỉ có 2-3 trẻ, nhóm có nhiều trẻhơn, bởi trẻ có sở thích riêng. Sau khi đã ổn định xong các nhóm, giáo viênnêu câu hỏi: Vì sao nhóm thích bức tranh đó? Trẻ suy nghĩ trả lời theo cáchcảm nhận riêng. Đa số trẻ chỉ trả lời ngắn gọn: Con thích vì nó đẹp hoặc hìnhvẽ đẹp, màu đẹp mà chưa nêu lên được nội dung. Giáo viên nêu gợi ý chungcho các nhóm theo các câu hỏi ở trên.Sau khi trẻ nhận xét, giáo viên có thể bổ sung ngay hoặc bổ sung ở cuốibài.Phân nhómGiáo viên phân nhóm theo tổ, theo bàn…và nêu cau hỏi gợi ý cho trẻnhận xét.Các cách tổ chức dạy – học đều có ưu điểm và hạn chế riêng. Ví dụ:Cách dạy chung cho cả lớp nên dành cho các lớp đầu như: mẫugiáo bé và nhỡ. Vì trẻ ở độ tuổi này cần những câu hỏi hướng dẫn cụ thể mớicó thể quan sát, trả lời được.Cách dạy theo nhóm dành cho lớp mẫu giáo lớn là thích hợp,bởi trẻ đã làm quen với xem các sản phẩm tạo hình. Do đó cần có những câuhỏi khái quát có tính chất định hướng trước tạo cho trẻ có cách nhìn tổng thể,từ đó mới xem xét đến bộ phận, chi tiết.Lưu ý:Ngoài làm việc chung với nhóm, với lớp, giáo viên còn lắng nghe ýkiến của từng trẻ. Thực tế cho thấy, nhiều trẻ có những nhận xét vừa ngộnghĩnh, vừa sát, rõ nội dung và ý mà người lớn không có được.- Khi tóm tắt, bổ sung, giáo viên nên dùng cách kể chuyện, không nêndùng cách trả lời từng câu hỏi gợi ý.- Nên khuyến khích trẻ kể về tác phẩm hơn là cưa đứt đục suốt từng câuhỏi. Trẻ nói về tác phẩm theo cảm nhận riêng, có thể không theo đúng trật tựcâu hỏi gợi ý giáo viên.Hướng dẫn học chương I1.Đọc tài liệu và thảo luận- vai trò của tác phẩm nghệ thuật tạo hình+ Tác phẩm nghệ thuật tạo hình+ Vai trò và mục đích của tác phẩm nghệ thuật tạo hình đối với việchình thành và bồi dưỡng năng lực thẩm mĩ cho trẻ.- Yêu cầu cơ bản về tác phẩm nghệ thuật tạo hình của trẻ+ Tính thẩm mĩ.+ Nội dung tác phẩm.+ Hình thức diễn tả.- - Các phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm nghệ thuật tạo hình+ Hình thức trình bày.+ Các phương thức cho trẻ xem tác phẩm nghệ thuật tạo hình+ Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm nghệ thuật tạo hình2.Soạn giáo án- Soạn một bài xem tranh hoặc tượng ( tùy chọn )- Tổ chức cho trẻ xem.- Phân tích kết quả, dựa vào:+ Bài soạn của giáo viên.+ Chuẩn bị đồ dùng dạy – học và thiết bị cần thiết.+ Phương pháp hướng dẫn của giáo viên.+ Kết quả học tập của trẻ.+ Đánh giá, xếp loại.-Chương IITỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẼ CHO TRẺLỨA TUỔI MẦM NONI. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG VẼ1. Hoạt động vẽ với hoạt động tạo hìnhHoạt động vẽ có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động tạo hình ởtrường mầm non. Vì:- Hoạt động này chiếm nhiều thời lượng trong chương trình tạo hình.- Thông qua hoạt động vẽ phát triển ở trẻ:+ Khả năng quan sát, nhận xét thế giới xung quanh.+ Kĩ năng thể hiện đối tượng về hình dáng, tỉ lệ, đường nét, màu sắc...Có thể nói hoạt động vẽ là hoạt động cơ bản cả về kiến thức và rènluyện kĩ năng tạo hình, qua hoạt động này trẻ không chỉ vẽ được các dạng bàivẽ theo mẫu ( vẽ hoa quả, đồ vật, người....) mà còn tạo điều kiện thuận lợicho chúng khi trang trí, vẽ tranh, nặn, xé dán...2. Hoạt động vẽ với bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩThông qua hoạt động vẽ, trẻ dần dần nhận ra vẻ đẹp của đối tượng vềhình dáng, đường nét, cấu trúc và màu sắc, bồi dưỡng cho trẻ thị hiếu thẩmmĩ lành mạnh, đúng đắn.3. Hoạt động vẽ với giáo dục tình cảm đạo đứcTừ hiểu biết cái đẹp, trẻ biết yêu quý trân trọng và bảo vệ cái đẹp trongcuộc sống hang ngày, hình thành tình cảm đạo đức – hành động theo cái đẹpvà tỏ thái độ không hài lòng, bất bình với những hành vi sai trái với cái đẹp.II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VẼ CHO TRẺ LỨA TUỔI MẦM NON1. Đặc điểm của hoạt động vẽHoạt động vẽ là hoạt động tạo ra sản phẩm trên giấy bằng nhiều chấtliệu khác nhau. Ở hoạt động này trẻ phải quan sát đối tượng, nhận xét, thôngqua ước lượng bằng mắt về hình dáng tỉ lệ...và diễn tả lại trên nền giấy bằngcảm nhận riêng của mình. Vì thế bài vẽ của trẻ chỉ diễn tả được “hao hao”với mẫu thực, nhưng cần rõ đặc điểm và hồn nhiên, trong sáng. Màu sắc củabài vẽ thường tươi sáng, có thể như thực, hoặc vẽ màu theo ý thích ( khônggiống thực), nhưng cần có sự thay đổi về độ đậm nhạt.2. Nội dung của hoạt động vẽHoạt động vẽ bao gồm nhiều nội dung như:2.1. Vẽ mẫu ( vẽ theo mẫu): trẻ nhìn mẫu có thực hoặc nhớ lại những gìthấy và vẽ lại cho rõ đặc điểm. Mẫu để cho trẻ vẽ là đồ vật (cái bát, cái lọ...),quả cây (quả táo, cây cam, xoài....), con vật (con vật nhồi bông hoặc bằngnhựa).2.2. Vẽ trang trí: Trẻ quan sát hình minh họa hoặc đồ vật để tập vẽ nét,vẽ họa tiết theo cách nhắc lại, xen kẽ hoặc đối xứng và vẽ màu tự do. Cácloại bài tập thường là: trang trí cơ bản (đường diềm, trang trí hình vuông,hình tròn) và trang trí ứng dụng (trang trí đường diềm ở khăn áo, váy; trangtrí ở khăn vuông, cái lọ hoa....).2.3. Vẽ tranh: trẻ tập vẽ tranh các thẻ loại đơn giản như: tranh tĩnh vật(lọ hoa và quả); tranh phong cảnh, tranh chân dung, tranh đề tài sinh hoạt vàtranh các con vật quen thuộc. Tranh vẽ rõ nội dung (có hình ảnh chính, phụ)và vẽ màu tự do.3. Vật liệu, chất liệu của hoạt động vẽ3.1.Vật liệuBài vẽ trên giấy trắng khổ A4 hoặc Vở tập vẽ. Bài vẽ có thể vẽ trêngiấy màu bằng phấn trắng hoặc vẽ trên bảng hay nền sân bằng phấn màu.3.2. Chất liệu: Có thể vẽ bằng các loại màu sẵn có. Ví dụ:- Phấn trắng và phấn màu.- Màu bút bi hoặc chì đen trên giấy trắng ( nơi không có màu ).- Sáp màu, chì màu, bú dạ màu, màu nước hay màu bột.Lưu ý:Nội dung và chất liệu của hoạt động vẽ được ghi cụ thể ở chương trìnhhoạt động tạo hình ở trường mầm non.III. Tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ lứa tuổi mầm non1. Hình thành khả năng vẽ cho trẻ dưới 3 tuổi1.1.Về hoạt động vẽ của tre dưới 3 tuổi.- Trẻ dưới 3 tuổi khi tiếp xúc với thé giới xung quanh đều thấy mới lạ,tuy chưa diễn đạt đầy đủ những gì mình thấy bằng lời nói, nhưng trẻ luônthấy ngạc nhiên: mọi vật xung quanh sao lắm màu thế ( xanh, đỏ, vàng ....),sao lắm hình vậy ( vuông, tròn, dài, ngắn ), sao lại động đậy ( bay, chạy,nhảy...) làm cho chúng rất thích thú trước sự phong phú, nhiều vẻ của cuộcsống xung quanh.- Trẻ dưới 3 tuổi mới nhận biết được sự vật, hiện tượng gần gũi, thânquen và nhớ được tên một số đồ vật, cỏ cây hoa trái, con vật, như: hoa sen,quả bưởi, con mèo,..Đôi khi trẻ biết chỉ biết hoa chung chung, chưa gọi đúngtên và màu của chúng. Riêng đối với quả cây thì trẻ nhận biết được nhiềuhơn, vì chúng nhìn thấy và được ăn thường xuyên. Đối với các con vật, trẻnhớ vag gọi tên đúng vì chúng khác nhau về hình dáng ( to – nhỏ, dài- ngắnvà màu sắc ) cùng với những đặc điểm ( con mèo kêu meo meo; con trâu màuđen, to, có sừng; con gà trống có mào to, đỏ, có màu lông sặc sỡ và tiếng gáyò ó o...mà trẻ rất thích ). Với người thân, hàng ngày trẻ được tiếp xúc, nhất làtrong tình yêu thương của mọi người nên trẻ biết rõ ông – bà, cha- mẹ, anhchị.- Trẻ dưới 3 tuổi ưu hoạt động, một trong những hoạt động được trẻthích thú nhất là hoạt động vẽ. Tuy nhận thức thế giới còn hạn chế, hời hợt,song trẻ trong độ tuổi này muốn thể hiện những gì chúng nhìn thấy, mặc dùchưa ra hình hài gì. Trẻ vẽ rất nhanh và “ sợ” mọi vật biến đi mất. Hình nhưchỉ huy của não bị bất lực trước sự lôi cuốn của thế giới hình thể và màu sắc.Ngay cả vẽ màu, trẻ chỉ thích những màu tươi sáng mà chưa thể nghĩ xanh (là màu lá ), hay đỏ ( là màu hoa... ), thích là vẽ đại gì? Vì thế nhìn nét, hìnhvẽ, màu sắc ở “ bài vẽ” của trẻ ở độ tuổi này ta thấy khó hiểu, nhiều ngườicho rằng: hìn vẽ, màu sắc chẳng ra gì ( theo cách tư duy của người lớn )nhưng thực ra là một “ tác phẩm kì công” của trẻ. là tất cả sự hiểu biết nonnớt, ngây thơ, hồn nhiên, là sự thích thú vô tận của chúng trước thế giới xungquanh muôn màu muôn vẻ.1.2.Hình thành khả năng vẽ cho trẻ dưới 3 tuổiVới trẻ dưới 3 tuổi, giáo viên cần lưu ý:a)Tạo nếp hoạt động tạo hìnhHình thành và rèn luyện kĩ năng cơ bản sau:- Cách cầm bút vẽ, chì, phấn màu: Cầm nhẹ nhàng, thoải mái. Cầmbằng ba ngón tay: ngón giữa ở dưới đỡ bút, ngón trỏ ( ngón thứ hai ) và ngóncái ở trên; hai ngón còn lại chỉ làm điểm tì ( đỡ ) hay di chuyển trên mặt giấy.Đầu chì, bút vẽ cách các ngón cầm chừng 2cm. Bút vẽ ở tư thế nghiêng đểkhi vẽ cần nhìn thấy hình. Cầm chặt sát đầu bút hay ở thế dựng đứng vẽkhông thoải mái, làm cho nét hình khô cứng, gò bó và trông không đẹp. Cầndạy trẻ cách cầm bút ngay từ ở trường mầm non, trường tiểu hcoj. Vì trênthực tế nhiều người ( học sinh TH, THCS, THPT và cả người lớn ) cầm bútviết trong tư thế gò bó.- Cách quan sát+ Vật mẫu, hình minh họa không đặt, để quá gần hoặc quá xa, cao haythấp so với tầm nhìn của trẻ, nên vừa tầm. Ngoài ra còn chú ý đến không gianrộng – hẹp-, sáng- tối ,à có cách đặt, treo hình minh họa cho phù hợp.+ Tổ chức cho trẻ quan sát có thể đặt vật mẫu ở phía trên của lớp hcojcho cả lớp quan sát một phía của mẫu vẽ theo chiều ngang, theo nhóm trẻ,đứng hoặc ngồi theo hướng vòng cung, vòng tròn, xung quanh vật mẫu.+ Cách quan sát: Cần hướng dẫn trẻ tập trung nhìn vào phần chính củamẫu, hình minh họa, có nghĩa là từ bao quát đến bộ phận, vì trẻ thường bị lôicuốn bởi các chi tiết ngộ nghĩnh, màu sắc tươi sáng trước.b)Nhận biết vị trí, kích thước, nét, hình dáng, màu sắcCần cho trẻ nhận biết về:- Vị trí: trên – dưới, phải- trái và ở giữa của vật mẫu, của mặt giấy vẽ.- Kích thước: dài- ngắn của nét, to – nhỏ, cao- thấp của hình.- Nét: nét thẳng ( nét ở thế nằm ngang, thẳng đứng, nghiêng ); nét gấpkhúc; nét cong; nét lượn...- Hình dáng: Hình tam giác, hình tứ giác, hình tròn.- Màu sắc: một số màu chính như: đỏ, vàng, xanh dương, xanh lam,xanh lục ( xanh lá cây ), đen, nâu,...ở hộp sáp và bút chì màu.c)Hình thành kĩ năng vẽ, giáo viên cần lưu ý:- Các bài tập tạo hình cho trẻ dưới 3 tuổi nhằm mục đích rèn luyện cáckĩ năng tạo hình là chủ yếu ( đã giới thiệu ở phần a ).

Xem thêm các kết quả về Tiết Tạo Hình Hay

Nguồn : text.123docz.net

Nếu bài viết bị lỗi. Click vào đây để xem bài viết gốc.