Các đề thi học sinh giỏi tin học

Đề thi học sinh giỏi quốc gia  , 2020,2019,2018,2017,2016,2015,2014,2013,2012,2011,2010,2009,2008,2007 ,  Đề thi Olympic 30.4 môn Tin học ...

Trang chủ Trang chủ Giới thiệu lớp học Chương trình học Khóa học Online Luyện giải đề Lớp tin tiểu học Ebook CHUYÊN TIN

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP QUẬN – VÒNG 1

NĂM HỌC 2019 – 2020

Môn: Tin học

Thời gian: 120 phút

(Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: TÌM SỐ LỚN NHẤT

Cho trước dãy số A gồm N số nguyên dương A1, A2, …, AN. Bạn Nam cần tìm số lẻ lớn nhất có trong dãy. Em hãy giúp bạn Nam nhé!

Yêu cầu: Xác định bài toán và mô tả thuật toán tìm số lẻ lớn nhất trong dãy A, nếu trong dãy không có số lẻ thì kết quả là 0.

Ví dụ:

  • N=5
  • Dãy A:            5        7        2        1        9
  • Kết quả:          9

Câu 2: NGÀY CẬP CẢNG

Căn cứ theo lịch trình tại cảng Cát Lái: Tàu SG1 cứ n ngày cập cảng một lần, tàu SG2 cứ m ngày cập cảng một lần.

Yêu cầu: Em hãy viết chương trình nhập vào hai số nguyên dương m, n và cho biết tàu SG1 và SG2 sẽ cùng cập cảng sau ít nhất bao nhiêu ngày kể từ khi hai tàu rời cảng.

Câu 3: SỐ T-PRIME

Bạn Xuân rất yêu thích toán học, đặc biệt là thích tìm hiểu về số học. Một ngày nọ, trong lúc giải một bài toán số học, bạn Xuân phát hiện ra trong các số mà mình tìm được có rất nhiều số có đặc điểm là chúng có đúng 3 ước số nguyên dương khác nhau, và bạn Xuân gọi những số này là số T-PRIME.

Yêu cầu: Hãy lập trình giúp bạn Xuân đếm xem có bao nhiêu số T-PRIME có giá trị không vượt quá số nguyên N được nhập từ bàn phím.

Ví dụ: N=6 – Kết quả: 1.

Giải thích: Có 1 số nhỏ hơn 6 là số T-PRIME, đó là số 4 vì 4 có đúng 3 ước số nguyên dương khác nhau là 1, 2, 4.

Câu 4: LỖ TRỐNG

Mỗi con số từ 0 đến 9 có chứa những lỗ trống nhất định. Số lỗ trống của các số được tính như sau: số 8 có 2 lỗ trống, số 0, 4, 6, 9 có 1 lỗ trống, những số 1, 3, 5, 7 không chứa lỗ trống. Vậy một số có nhiều chữ số thì sẽ có tổng cộng bao nhiêu lỗ trống?

Yêu cầu: Nhập vào một số nguyên dương N (N<105). Hãy tính số lỗ trống được chứa trong N.

Ví dụ: N=6789 – Kết quả: 4.

Câu 5: XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CỦA BIẾN

Em hãy cho biết giá trị của biến t, k là bao nhiêu sau khi thực hiện từng đoạn chương trình sau:

a)      

t:=0; k:=0; n:=20;

while t<=n do

      t:=t+3;

k:=k+1;

b)   
t:=0; k:=0; n:=10;

for i:=1 to n do

if i mod 2=0 then

begin

t:=t+i;

k:=k+1;
end;

k:=t/k;

  PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                 KỶ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8

            HUYỆN DIÊN KHÁNH                               CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2014-2015

                                                                                                  MÔN THI: TIN HỌC

                                                                                                    Ngày thi: 31/05/2015

                                                                      Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)

                (Đề thi gồm 02trang)

Tổng quan đề thi:

Bài

Tên tệp chương trình

Dữ liệu vào

Kết quả ra

Bài 1

Bai1.pas

Nhập từ bàn phím

Xuất ra màn hình

Bài 2

Bai2.pas

Nhập từ bàn phím

Xuất ra màn hình

Bài 3

Bai3.pas

XAU.INP

XAU.OUT

Bài 4

Bai4.pas

DAYSO.INP

DAYSO.OUT

Lưu ý:

-          Thí sinh tạo thư mục Số báo danh SBD trong ổ đĩa D. Ví dụ: Thí sinh của Số báo danh là 101 thì tạo thư mục 101 trong ổ đĩa D.

-          Lưu bài theo đường dẫn: D:\SBD\Bai*.pas. Trong đó SBD là Số báo danh của thí sinh; * là bài làm của thí sinh. Ví dụ: D:\101\Bai1.pas

Hạn chế kĩ thuật: Thời gian thực hiện chương trình không quá 5 giây.

Câu 1: (5 điểm)

         Viết chương trình nhập vào một số nguyên dương N và thực hiện:

a.  Số nguyên dương N có bao nhiêu chữ số?

b. Tính tổng các chữ số của N.

c.  In ra chữ số lớn nhất của N.

-    Yêu cầu: N là một số nguyên dương (0≤N≤10000000000000000000). Hãy thực hiện các yêu cầu trên

-    Dữ liệu vào: Nhập từ bàn phím số nguyên dương N. Giả thiết dữ liệu được nhập đúng đắn, không cần kiểm tra

-    Kết quả:

+ Dòng 1: Ghi N có bao nhiêu chữ số.

+ Dòng 2: Ghi tổng các chữ số của N.

+ Dòng 3: Ghi chữ số lớn nhất của N.

         Ví dụ:

Nhập từ bàn phím

Xuất ra màn hình

132

Số nguyên N có 3 chữ số

Tổng các chữ số của N là: 6

Chữ số lớn nhất: 3

Lưu bài: D:\SBD\Bai1.pas

Câu 2: (2 điểm)

         Viết chương trình tính diện tích và chu vi của hinh chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là b (a,b được nhập từ bàn phím).

-    ­Yêu cầu: a,b là hai số nguyên dương khác 0. Hãy tính chu vi và diện tích hình chữ nhật đó.

-    Dữ liệu vào: Nhập từ bàn phím hai số nguyên dương a và b (a>b). Giả thiết dữ liệu được nhập đúng đắn, không cần kiểm tra

-    Kết quả:

+ Dòng 1: Ghi chu vi của hình chữ nhật

+ Dòng 2: Ghi diện tích của hình chữ nhật

         Ví dụ:

Nhập từ bàn phím

Xuất ra màn hình

4

3

Chu vi: 14

Diện tích: 12

Lưu bài: D:\SBD\Bai2.pas

Câu 3: (5 điểm)

         Viết chương trình có một chuỗi kí tự gồm chữ cái, chữ số và khoảng cách và thực hiện:

a.  Trong chuỗi kí tự có bao nhiêu kí tự số?

b. Tính tổng các chữ số.

c.  Xuất ra tất cả kí tự chữ có trong chuỗi theo thứ tự vừa nhập.

-    Yêu cầu: Cho trước một chuỗi kí tự S chỉ gồm chữ cái, chữ số và khoảng cách trên một dòng. Hãy thực hiện các yêu cầu trên.

-    Dữ liệu vào: Cho từ tệp văn bản có tên XAU.INP gồm một dòng ghi chuỗi kí tự S (có độ dài không quá 255 ký tự). Giả thiết dữ liệu được nhập đúng đắn, không cần kiểm tra

-    Kết quả: Ghi ra tệp văn bản có tên XAU.OUT theo cấu trúc sau:

+ Dòng 1: Ghi có bao nhiêu kí tự số

+ Dòng 2: Ghi tổng các chữ số

+ Dòng 3: Ghi tất cả các kí tự chữ cái trong chuỗi

         Ví dụ:

XAU.INP

XAU.OUT

Ky2thichon5hoc5sinhgioi3lop719

7

32

Kythichonhocsinhgioilop

Lưu bài: D:\SBD\Bai3.pas

Câu 4: (8 điểm)

         Một dãy số gồm N số nguyên dương . Tính tổng các phần tử có trong dãy số, in ra số lần xuất hiện các phần tử có trong dãy số.

-    Yêu cầu: Cho một dãy số gồm N số nguyên dương. Hãy thực hiện các yêu cầu trên. Giả thiết dữ liệu được nhập đúng đắn, không cần kiểm tra

-    Dữ liệu vào: Cho từ tệp văn bản có tên DAYSO.INP có dạng như sau:

+ Dòng 1: Ghi số nguyên dương N (1≤N≤100000)

+ Dòng 2: Ghi dãy N số nguyên dương a1, a2,..., an (1≤ai≤1000,i=1..n)

-    Kết quả: Ghi ra tệp văn bản có tên DAYSO.OUT theo cấu trúc sau:

+ Dòng 1: In ra tổng các phần tử trong dãy số.

+ Dòng tiếp theo: In ra phần tử và số lần xuất hiện của nó.

         Ví dụ:

DAYSO.INP

DAYSO.OUT

8

6 7 8 1 8 9 2 1

42

6:1

7:1

8:2

1:2

2:1

Lưu ý: Giám thi không giải thích gì thêm. Thí sinh không được xem tài liệu.

HẾT