Bu lông ốc vít săm lốp gọi là đồ gì năm 2024

Bu lông ốc vít không phải một linh kiện mới mẻ đối với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, chúng được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp cơ khí, giúp cố định các chi tiết với nhau để tạo thành một khối hợp nhất. Để tìm hiểu kỹ hơn về bu lông, ốc vít, các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Bu lông ốc vít là gì?

Bu lông ốc vít tên tiếng anh là bolts and screws, bu lông, ốc vít là các linh kiện lắp xiết, thường được làm bằng kim loại và có thiết kế đặc trưng rãnh xoắn dùng để kẹp chặt các vật liệu với nhau bằng cách gắn ren vít với một rãnh ren tương tự trong một bộ lắp nối.

Đặc điểm cấu tạo bu lông: gồm 3 phần:

– Đầu bu lông: có đường kính lớn nhất, được vặn hoặc điều khiển bởi một bộ dụng cụ. Nó cung cấp một phần bề mặt chịu lực cho khi bắt vít.

– Thân bu lông: là phần dài nhất, có các ren xoắn ngoài theo vòng tròn. Phần này chịu trách nhiệm liên kết các bộ phận.

– Đít bu lông: cung cấp một cạnh hơi vát để hỗ trợ chèn lưỡi vào các lỗ và ốc.

Bu lông ốc vít săm lốp gọi là đồ gì năm 2024

Phân biệt bu lông, ốc vít:

Bu lông: Chỉ dùng được khi đã có 1 lỗ được taro ren sẵn, cách nhận diện bu lông là phần đuôi thường phẳng (không nhọn), bước ren dày.

Ốc vít:

  • Ốc: chính là đai ốc hay thường gọi là ê cu
  • Vít: dùng để khoan lên các vật chưa có lỗ ren sẵn, đuôi vít phải nhọn hoặc dạng đuôi cá và bước ren thưa

Các loại đai ốc

Đai ốc là một mẩu kim loại nhỏ, được tạo hình bên ngoài để cầm nắm, bắt và một đường rãnh xoắn ốc chạy quanh một lỗ xuyên qua trung tâm. Sau đây là 6 loại đai ốc thường được sử dụng:

  1. Ốc lục giác: có 6 cạnh, được giữ hoặc xoay bằng theo tiêu chuẩn bắt ren. Độ dày của ốc lục giác thường bằng kích thước bên ngoài của ren. Loại này cho phép bu lông mở rộng một nửa độ dày qua phần cuối của đai ốc.
  2. Ốc lục giác dài: mỏng và dài hơn ốc lục giác, được dùng để kết nối 2 bu lông với nhau.
  3. Ốc mũ (hạt óc chó): có đặc điểm là có 1 cái mũ để che ren hở của bu lông. Ốc mũ được sử dụng trong các khu vực hở nhằm cải tạo tính thẩm mỹ hoặc để tránh tổn thương gây ra bởi các ren sắc.
  4. Ốc tai hồng, ốc hai cánh: có hai tai rộng, phẳng hoặc có cánh. Loại ốc này có thể xoay bằng cách giữ nó giữa ngón tay cái và ngón trỏ. Nó được sử dụng chủ yếu ở các khu vực cần tháo gỡ thường xuyên và được thiết kế để thắt chặt mà không có dụng cụ. Nếu muốn thắt chặt hoặc nới lỏng hơn thì có thể dùng kìm.
  5. Đai ốc dạng đũa: Tương tự ốc lục giác dài. Có thể điều chỉnh chiều dài tổng thể nhờ đầu đai đũa có một mặt ren theo hướng đối diện ở mỗi đầu.
  6. Ốc khóa: loại này được thiết kế đặc biệt để khó có thể tháo ra và được sử dụng phổ biến trong các vị trí có thể bị rung hoặc xoay.

Bu lông ốc vít săm lốp gọi là đồ gì năm 2024

Các loại bu lông

Bu lông có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, để phân biệt các loại bu lông thường dựa vào phần đầu bu lông.

  • Bu lông đầu tròn cổ vuông
  • Bu lông lục giác chìm chỏm cầu
  • Bu lông lục giác chìm đầu bằng
  • Bu lông lục giác chìm đầu trụ
  • Bu lông lục giác ngoài
  • Bu lông tua vít đầu bằng
  • Bu lông tua vít đầu chỏm cầu

– Vật liệu làm bu lông gồm có: thép đen black oxit (BO), thép mạ kẽm (WZ), inox (201), inox (304),… ngoài ra một số loại bu lông có lớp mạ đặc biệt dùng cho các nhu cầu khác nhau

– Cấp bền: thể hiện độ cứng của bu lông, thường có các tiêu chuẩn cấp bền như 4.8, 8.8, 10.9, 12.9…cấp bền càng cao, bu lông càng cứng

– Kích thước bu lông có 2 thông số chính:

– Cỡ M : thể hiện phần đường kính thân của bu lông, thường theo tiêu chuẩn chung gồm có M2, M3, M4, M5, M6, M8, M10, M12, M14, M16, M18, M20, M22, M24,…

– Chiều dài : thể hiện chiều dài của thân bu lông (không tính phần đầu)

Kích thước bu lông ốc vít

Tùy vào mục đích sử dụng mà các bạn có thể chọn bu lông ốc vít cho phù hợp, các thông số kỹ thuật của bu lông ốc vít như sau:

Chiều dài bu lông: từ 100-300mm.

Cấp bền: 4.8, 5.6, 5.8, 6.8, 8.8, 10.9

Về bước ren: ren được tiện theo hệ ren inch hoặc ren mét.

Bề mặt: nhuộm đen, xi trắng, xi vàng, mạ kẽm nhúng nóng, sơn.

Xuất xứ: Việt Nam, Japan, Taiwan, China, Korea, USA, Malaysia.

Bảng giá bu lông ốc vít bạn có thể tham khảo:

Bu lông ốc vít săm lốp gọi là đồ gì năm 2024

Lưu ý: Bulong dùng trong môi trường bị ăn mòn, hóa chất thì dùng bulong inox 201 , bulong inox 304 hoặc bulong inox 316.

Giá của bulong inox là đắt nhất thông thường rơi vào khoảng từ 80.000 – 200.000/1kg.

Giá Bulong mạ điện phân thông thường = giá bulong hàng đen + 2.500đ/kg – 3.500đ/kg.

Giá bulong mạ nhúng nóng = giá bulong hàng đen + 8.000đ/kg – 12.000đ/kg.

Một câu hỏi đặt ra bây giờ là bulong hàng đen giá là bao nhiêu, đai ốc và vòng đệm giá bao nhiêu ?

  1. Đối với bulong lục giác cấp bền thường, hàng đen loại từ M6-M12: Giá hàng đen giao động từ 17.000đ/kg – 21.000đ/kg tùy từng thời điểm.
  2. Đối với bulong lục giác cấp bền thường hàng đen từ M14- M30: giá giao động từ 15.000đ/kg – 20.000đ/kg.
  3. Đối với bulong lục giác cấp bền 8.8 giá giao động từ 25.000đ/kg -28.000đ/kg.
  4. Đối với bulong neo móng cấp bền thường dưới 6.8 giá giao động từ: 14.000đ/kg – 20.000đ/kg.
  5. Đối với bulong neo móng cấp bền 8.8 giá giao động từ 25.000đ/kg – 30.000đ/kg.

Đại lý uy tín bán bu lông ốc vít tại Hà Nội.

Bạn có thể lựa chọn một cơ sở, đại lý bán vật tư uy tín để tìm hiểu thêm về chính sách bảo hành, giao hàng cho từng sản phẩm. Để chắc chắn hơn, bạn có thể tìm đến những nguồn hàng tin cậy, không bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng…Vật liệu Hùng Cường tự tin để trở thành đối tác uy tín của quý khách hàng với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.