Bộ y tế hướng dẫn f0 điều trị tại nhà Informational năm 2024

Theo “Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà”có 3 tiêu chí lâm sàng đối với F0 được điều trị tại nhà đó là:

- Người mắc COVID-19 (được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên theo quy định hiện hành) không có triệu chứng lâm sàng; hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ: như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi; tiêu chảy, chảy mũi, mất mùi, mất vị;

Bộ y tế hướng dẫn f0 điều trị tại nhà	Informational năm 2024

Nhân viên y tế ở Yên Bái tư vấn, hướng dẫn chăm sóc cho F0 điều trị tại nhà

- Người mắc COVID-19 không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ô xy; nhịp thở < 20 lần/phút; SpO2 > 96% khi thở khí trời; không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào .

- Người mắc COVID-19 không mắc bệnh nền, hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.

Cùng đó người mắc COVID-19 điều trị tại nhà có thể tự chăm sóc bản thân như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh và có thể tự theo dõi tình trạng sức khỏe theo hướng dẫn của nhân viên y tế; Có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát và khi có tình trạng cấp cứu: Có khả năng giao tiếp và sẵn có phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính…

Bộ Y tế lưu ý trong trường hợp người mắc COVID-19 không có khả năng tự chăm sóc, gia đình phải có người chăm sóc đáp ứng các yêu cầu trên.

F0 điều trị tại nhà bị sốt dùng thuốc thế nào?

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nếu là người lớn: > 38,5 độ hoặc đau đầu, đau người nhiều: uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5 g, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 viên, uống oresol nếu ăn kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.

Nếu là trẻ em sốt > 38,5 độ, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 lần.

Bộ Y tế lưu ý nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, người mắc COVID-19 thông báo ngay cho Cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà để được xử trí.

BS Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, thành viên nhóm Bác sĩ quân y hỗ trợ chăm sóc F0 tại nhà cho biết sốt cao quá thì cơ thể mệt mỏi do mất nước, mất điện giải... Sốt gây đau đầu, mất ngủ, ăn kém, gây co giật ở trẻ em..., vì thế cần hạ sốt.

Để hạ sốt có thể dùng paracetamol, liều dùng tùy theo lứa tuổi. Về cơ bản thì paracetamol an toàn, nhưng với một số ít người thì paracetamol lại gây độc với gan và khi dùng nhiều có thể gây suy gan. Nếu không dùng được paracetamol thì có thể dùng ibuprofen, hàm lượng 200 hoặc 400mg.

Ngoài dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn, người bệnh cần bù đủ nước và điện giải để cơ thể đỡ mệt mỏi. Điện giải ở đây chủ yếu là kali, natri và clo, tức kali và muối ăn. Hiện có oresol, các gói bổ sung điện giải, nước dừa, nước cháo, chanh muối... là những sản phẩm thông dụng.

Trong Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 , những trường hợp F0 điều trị tại nhà sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà khi:

- Thời gian cách ly, điều trị đủ 7 ngày và kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính virus SARS-CoV-2 do nhân viên y tế thực hiện hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.

- Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vaccine theo quy định và 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vắc xin theo quy định.

- Trạm Y tế nơi quản lý người bệnh chịu trách nhiệm xác nhận khỏi bệnh cho người bệnh.

Theo quy định cũ ban hành trước đó, bệnh nhân COVID-19 tại nhà được dỡ bỏ cách ly khi đủ 10 ngày điều trị và xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Theo Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế, F0 đang điều trị tại nhà có thể tự theo dõi nhịp thở để sớm phát hiện các bất thường…

Số ca mắc COVID-19 đang gia tăng, tại nhiều địa phương đã triển khai cho F0 điều trị theo dõi sức khỏe tại nhà.

  • Tại Hà Nội đến nay có hơn 90.000 F0 đang điều trị tại nhà;
  • Tại Nghệ An, số F0 hiện đang điều trị là 18.805 người;
  • Toàn tỉnh Quảng Bình hiện có 3.365 F0 đang điều trị tại nhà;
  • Khánh Hòa có hơn 1.200 F0 điều trị tại nhà;
  • Tại Hải Phòng có 95% F0 điều trị tại nhà trong số 42.000 F0 đang điều trị trên toàn thành phố…

Nhiều F0 điều trị tại nhà băn khoăn về cách để theo dõi nhịp thở, sớm phát hiện dấu hiệu suy hô hấp? Theo Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế, cơ sở quản lý sức khỏe người mắc COVID-19 hướng dẫn người mắc COVID-19 thực hiện tự theo dõi sức khỏe và điền thông tin vào Phiếu theo dõi sức khỏe người mắc COVID-19 tại nhà, 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều hoặc khi có các dấu hiệu, triệu chứng cần chuyển viện cấp cứu, điều trị.

Bộ y tế hướng dẫn f0 điều trị tại nhà	Informational năm 2024
Mẫu phiếu theo dõi sức khỏe dành cho F0 điều trị tại nhà của Bộ Y tế.

F0 đang điều trị tại nhà có thể tự theo dõi nhịp thở để sớm phát hiện các bất thường. Theo đó,

  • Đối với người lớn: nhịp thở ≥ 20 lần/phút;
  • Đối với trẻ em từ 1 đến dưới 5 tuổi: nhịp thở ≥ 40 lần/phút; Trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi: nhịp thở ≥ 30 lần/phút cần báo ngay với cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời:

Bộ Y tế lưu ý ở trẻ em cần đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc.

Ngoài các dấu hiệu về nhịp thở, Bộ Y tế cũng hướng dẫn F0 điều trị tại nhà có bất cứ một trong các dấu hiệu sau đây cũng cần phải thông báo ngay với y tế;

– Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường như: Thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

– Chỉ số SpO2 ≤ 96% (trường hợp phát hiện chỉ số SpO2 bất thường cần đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).

– Mạch nhanh trên 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 nhịp/phút.

– Huyết áp thấp: Huyết áp tối đa dưới 90 mmHg, huyết áp tối thiểu dưới 60 mmHg (nếu có thể đo).

– Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu

– Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.

– Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

– Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban…

– Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng…

– Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người mắc COVID-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế.

Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng đưa ra các dấu hiệu suy hô hấp là:

– Khó thở, thở hụt hơi, hoặc khó thở tăng lên khi vận động (đứng lên, đi lại trong nhà) hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào, và/hoặc

– Nhịp thở (ở trẻ em đếm đủ nhịp thở trong một phút khi trẻ nằm yên không khóc):

≥ 20 lần/phút ở người lớn;

≥ 30 lần/phút ở trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi;

≥ 40 lần/phút ở trẻ em từ 1 đến dưới 5 tuổi;

Và/hoặc SpO2 ≤ 96% (khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến một phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).