Biện pháp to chức trò chơi đóng kịch cho trẻ 5 6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng trò chơi đóng kịch để nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại lớp 5 tuổi C trường mầm non Cù Vân

Ngày đăng:14/06/2020 - 08:08

Ngiên cưa sáng kiếnSử dụng trò chơi đóng kịch để nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại lớp 5 tuổi C trường mầm non Cù Vân là áp dụng các biện pháp đưa trò chơi đóng kịc lồng gép vào trong các hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ nhằm nâng cao chất lượng, khả năng cảm thụ các tác phẩm văn họccho trẻ

Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng trò chơi đóng kịch để nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại lớp 5 tuổi C trường mầm non Cù Vân

Trong năm học 2019 - 2020 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp 5 tuổi C. Ngay từ khi đầu năm học, qua quá trình tổ chức các hoạt động hằng ngày cho trẻ, tôi đã nhận ra rằng học sinh lớp tôi vẫn còn nhiều bạn nói ngọng, ngôn ngữ của trẻ vẫn chưa được phong phú, chính xác. Trong các hoạt động văn học trẻ chưa hứng thú, nhất là kỹ năng đóng kịch. Khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ chưa cao nên tôi cũng đã suy nghĩ và muốn tìm ra một số biện pháp nhằm giúp trẻ lớp tôi cảm thụ tác phẩm văn học được tốt hơn. Chính vì thế tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng trò chơi đóng kịch để nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại lớp 5 tuổi C trường mầm non Cù Vân

Đề tài này là lần đầu tiên tôi áp dụng tại lớp mẫu giáo 5 tuổi C trường mầm non Cù Vân

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực trạng việc sử dụng đề tài nghiên cứu Sử dụng trò chơi đóng kịch để nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại lớp 5 tuổi C trường mầm non Cù Vân là một vận dụng sáng tạo của bản thân qua việc trực tiếp giảng dạy, tổ chức các hoạt động và giao tiếp thường xuyên với trẻ. Các biện pháp đưa ra là do tôi tự tích lũy trong hoạt động hằng ngày cũng như trong quá trình công tác của bản thân.

Trò chơi đóng kịch là hình thức đặc biệt giúp trẻ nhập vai thành nhân vật trong tác phẩm văn học. Ngoài ra trẻ còn được hoá thân vào các vai chơi để thể hiện tinh thần của tác phẩm mà mình yêu thích.

Trò chơi đóng kịch còn mang đến cho trẻ một khoảng không rộng lớn để thể hiện óc sáng tạo của mình, được giao lưu với xã hội rộng lớn. Từ đó trẻ tích luỹ được vốn kiến thức phong phú đa dạng.

Đóng kịch vừa mang tính chất là chơi vừa là hoạt động nghệ thuật, vì thế nó giúp trẻ thực sự thấy thoải mái không gò bó trong khi chơi nhưng lại kích thích bản thân trẻ cố gắng hơn để hoàn thiện vai chơi của mình, mang lại niềm vui cho mọi người hình thành tính trách nhiệm ở trẻ.

Khi chơi đóng kịch trẻ nói bằng ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm văn học (đặc biệt là nhân vật trong truyện: Ngụ ngôn, cổ tích, thần thoại). Cung cấp cho trẻ những ngôn ngữ dân gian phong phú, đa dạng, lôi cuốn hấp dẫn trẻ. Từ đó trẻ cảm thụ lĩnh hội được sự giàu có của ngôn từ hiểu được ngôn ngữ không chỉ để giao tiếp mà còn là phương tiện để thể hiện mọi vấn đề, mọi suy nghĩ của con người. Điều này có ảnh hưởng tích cực để sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Vì vậy tôi nghiên cứu và sử dụng trò chơi đóng kịch để nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học cho trẻ, lần đầu tiên được áp dụng tại lớp. Chưa có tài liệu, sách báo viết đến và chưa được đăng trên các phương tiện đại chúng.

Qua trải nghiệm các nhân vật trong tác phẩm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ngôn ngữ xúc cảm và tình cảm thẩm mỹ của trẻ. Qua trò chơi đóng kịch trẻ lĩnh hội được ngôn ngữ giàu hình ảnh, học được giọng nói diễn cảm rõ ràng và trẻ hoàn thiện mình hơn về đạo đức, trẻ sẽ học ở đó lòng dũng cảm, tính trung thực, tình yêu quê hương đất nước, yêu những điều thiện, bênh vực những người yếu đuối, lên án những cái xấu, cái ác. Đặc biệt trò chơi đóng kịch phát triển ở trẻ tính tích cực cá nhân, tính độc lập, sáng tạo.

Bằng việc tổ chức trò chơi đóng kịch, tôi đã giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trẻ mạnh dạn tự tin hơn và khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ cũng được nâng cao rõ rệt.

Phụ huynh lớp tôi phần lớn là làm nông nghiệp, nên cuộc sống còn nhiều khó khăn. Vì vậy, việc hỗ trợ, đóng góp kinh phí để tạo góc hoạt động văn học cho trẻ chưa được cao. Phụ huynh chưa giành nhiều thời gian kể chuyện hay học lời thoại cùng con. Việc thuộc các lời thoại trong các tác phẩm văn học và biết cách hóa thân vào nhân vật ở trẻ còn gặp nhiều khó khăn, một số cháu còn nhút nhát không dám tham gia chơi đóng kịch cùng các bạn.

Đồ dùng đồ chơi tuy đã được trang bị nhưng chưa phong phú, hình thức chưa có tính thẩm mỹ nên chưa đáp ứng được nhu cầu chơi của trẻ nhất là các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi đóng kịch nên chưa tạo được hứng thú cho trẻ và chưa phát huy được tính tích cực độc lập, sáng tạo của trẻ.

Ví dụ: Khi cô dạy trẻ nói lại lời thoại của nhân vật, có khi cô đang nói thì cháu đã nói theo hoặc khi cô nói xong yêu cầu cháu nói lại thì cháu lại không thực hiện, có cháu nói theo nhưng không đúng theo ngữ điệu cô giáo hướng dẫn, có cháu nhớ lời thoại của nhân vật, nói đúng ngữ điệu nhưng cách biểu cảm trên khuôn mặt, cử chỉ, điệu bộ lại chưa thể hiện được. Chính vì lẽ đó, mà việc dạy trẻ đóng kịch theo tác phẩm văn học được đó là cả một vấn đề lớn và rất nhiều trở ngại.

Sau khi tìm hiểu thực trạng của trường, lớp từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi luôn trăn trở làm thế nào để khắc phục những khó khăn và phát huy những mặt thuận lợi để giúp trẻ bộc lộ hết những khả năng của trẻ. Và tôi đã tìm ra cho mình một số biện pháp phát huy tính tích cực, mạnh dạn, tự tin của trẻ khi tham gia vào trò chơi đóng kịch và các hoạt động khác.

Nhưng trước khi bắt tay vào thực hiện các biện pháp tôi đã tiến hành kiểm tra trẻ của lớp tôi về một số câu chuyện quen thuộc, gần gũi với trẻ. Sau đó, tôi đã khảo sát thực trạng và kết quả khảo sát chất lượng, khả năng cảm thụ tác phẩm văn học, kỹ năng tham gia trò chơi đóng kịch đầu năm học 2019 - 2020, qua đó thấy được thực trạng khả năng cảm thụ tác phẩm văn học, kỹ năng đóng kịch của trẻ như sau:

Bảng kết quả khảo sát chất lượng cảm thụ tác phẩm văn học, kỹ năng đóng kịch của trẻ tại thời điểm cuối tháng 9 năm 2019

TT

Nội dung khảo sát

Tổng số trẻ được khảo sát

Kết quả khảo sát

Số trẻ đạt

Tỉ lệ %

Số trẻ chưa đạt

Tỉ lệ %

1

Trẻ hứng thú

33

13

39,4

20

60,6

2

Trẻ tích cực tham gia trò chơi đóng kịch

33

10

30,3

23

69,7

3

Khả năng ghi nhớ cảm thụ tác phẩm

33

14

42,4

19

57,6

4

Khả năng diễn đạt, nhập vai, đóng vai.

33

12

36,4

21

63,6

Biện Pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện một cách khoa học, linh hoạt và phù hợp với lứa tuổi.

Biện pháp 2: Tạo môi trường hoạt động phong phú cho trẻ làm quen và cảm thụ tác phẩm văn học.

Biện pháp 3: Đọc và kể cho trẻ nghe các câu chuyện giúp trẻ thuộc truyện, cảm thụ tác phẩm văn học.

Biện pháp 4: Chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản.

Biện pháp 5: Tích cực tuyên truyền kết hợp với phụ huynh dạy trẻ thuộc truyện cũng như kịch bản truyện.

Biện pháp 6: Tổ chức cho trẻ phân vai và luyện tập đóng vai.

Biện pháp 7: Chuẩn bị sân khấu và đạo cụ hoá trang.

Sau 9 tháng áp dụng thực hiện các biện pháp tổ chức cho trẻ lớp mẫu giáo 5 tuổi C trường mầm non Cù Vân phát triển ngôn ngữ, nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học thông qua các trò chơi đóng kịch tôi đã có được kết quả như sau:

Bảng kết quả khảo sát chất lượng cảm thụ tác phẩm văn học, kỹ năng đóng kịch của trẻ tại thời điểm cuối tháng 05 năm 2020

TT

Nội dung khảo sát

Tổng số trẻ được khảo sát

Kết quả khảo sát

Số trẻ đạt

Tỉ lệ %

Số trẻ chưa đạt

Tỉ lệ %

1

Trẻ hứng thú

33

28

84,8

5

15,2

2

Trẻ tích cực tham gia trò chơi đóng kịch

33

30

90,9

3

9,1

3

Khả năng ghi nhớ cảm thụ tác phẩm

33

32

96,9

1

3,1

4

Khả năng diễn đạt, nhập vai, đóng vai.

33

28

84,8

5

15,2

Nhìn vào bảng tổng hợp trên ta thấy so với đầu năm học khả năng cảm thụ tác phẩm văn học thông qua trò chơi đóng kịch của trẻ đạt kết quả tốt hơn, ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, kỹ năng giao tiếp tốt hơn.

Trẻ được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về nội dung của các tác phẩm văn học, về trò chơi đóng kịch.

Trẻ rất hứng thú và yêu thích tham gia vào trò chơi đóng kịch.

Trò chơi đóng kịch còn giúp các trẻ trong lớp tôi thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của trẻ.

Trẻ biết lắng nghe, hiểu và thực hiện được các yêu cầu trong hoạt động tập thể, trong giao tiếp hằng ngày, ví dụ: Để đóng một đoạn kịch hay một vở kịch một cách tốt nhất Các bạn hãy lắng nghe cô kể câu chuyện, các bạn hãy cho cô biết tính cách của từng nhân vật trong câu chuyện cô vừa kể hay Tất cả các con hãy nói lại lời của nhân vật.

Trẻ cảm nhận và hiểu được diễn biến, nội dung câu chuyện, biết được đặc điểm, tính cách của từng nhân vật trong các câu chuyện trong chương trình giáo dục mầm non.

Trẻ đóng được vai của nhân vật trong các đoạn kịch, vở kịch được chuyển thể từ các tác phẩm văn học trong chương trình, có thể thay đổi một vài động tác, tên nhân vật, thêm, bớt sự kiện trong truyện mà không làm thay đổi cốt truyện trong chương trình giáo dục mầm non, biết điều chỉnh giọng nói phù hợp và tự tổ chức phân vai, nhận vai và diễn đoạn kịch vở kịch mà trẻ thích..

  • Chia sẻ:
  • Biện pháp to chức trò chơi đóng kịch cho trẻ 5 6 tuổi
  • Biện pháp to chức trò chơi đóng kịch cho trẻ 5 6 tuổi
  • Biện pháp to chức trò chơi đóng kịch cho trẻ 5 6 tuổi
  • |
  • Biện pháp to chức trò chơi đóng kịch cho trẻ 5 6 tuổi
    In bài viết