Bị vôi hóa cột sống nên ăn gì năm 2024

Hàu rất giàu chất tăng cường canxi có tác dụng giúp cho xương chắc khỏe giảm những bệnh thoái hóa xương. Ảnh: foodandwine.com

Ðau cột sống lưng là một bệnh lý thường gặp do rất nhiều nguyên nhân gây ra, ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề. Bệnh đau cột sống lưng gây đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt, làm giảm chất lượng cuộc sống. Hầu như ai cũng ít nhất bị đau lưng một lần trong đời. Đau lưng thường gặp ở lứa tuổi trung niên, người già nhưng hiện nay đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, mọi người lại chưa thực sự để ý đến vấn đề này.

1. Nhóm thực phẩm giàu Canxi và vitamin D: Canxi và vitamin D là 2 chất quan trọng trong việc hình thành và quyết định sự chắc khỏe của hệ xương khớp. Canxi là một khoáng chất cần thiết được lưu trữ trong xương, cơ thể cần vitamin D để hấp thụ canxi. Do đó hai chất này vô cùng cần thiết và quan trọng mà bạn cần bổ sung hàng ngày thông qua chế độ ăn uống. Không hấp thụ đủ canxi có thể dẫn đến tình trạng loãng xương, giòn xương, xương dễ gãy. Từ đó, khiến tình trạng thoái hóa cột sống trở nên càng nghiêm trọng hơn.

Hàu là thực phẩm rất ngon lại giàu chất dinh dưỡng, có chứa nhiều protein, kẽm, magie, glucid… Đặc biệt trong hàu rất giàu chất tăng cường canxi có tác dụng giúp cho xương chắc khỏe giảm những bệnh thoái hóa xương khi ăn. Những người mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ thì nên ăn loại thực phẩm này hai lần một tuần nếu có thể và tối đa là năm con trong mỗi bữa.

Nước hầm từ xương ống và các loại sườn được đánh giá cao trong việc bổ sung canxi cho cơ thể, đồng thời giúp xương luôn chắc khỏe. Chính vì thế, việc thường xuyên bổ sung những loại thịt khác nhau trong khẩu phần ăn hằng ngày có tác dụng hiệu quả trong việc đẩy lùi bệnh thoái hóa cột sống cổ.

2. Nhóm thực phẩm giàu omega-3: Cá biển có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và một trong đó là omega 3, thành phần chính tạo nên đĩa đệm cột sống, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ chữa trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Một số loại cá biển mà người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên ăn như cá hồi, cá mòi, sò, cá thịt trắng,…

3. Trứng: Trong trứng có chứa vitamin D, song vitamin D chỉ được tìm thấy trong lòng đỏ trứng vì vậy nếu bạn có thói quen không thích ăn lòng đỏ trứng thì cũng nên thay đổi thói quen đó.

4. Sữa và các sản phẩm từ sữa: Một ly sữa có chứa khoảng 30% lượng canxi bạn cần bổ sung hàng ngày. Sữa chua có chứa nhiều canxi - là thành phần cấu tạo nên xương, vì vậy ăn sữa chua đều đặn sẽ giúp chống loãng xương, giúp xương chắc khỏe ngoài ra ăn sữa chua còn có tác dụng làm đẹp da, tốt cho đường tiêu hóa.

5. Các loại rau xanh có màu đậm: Súp lơ xanh cũng là một loại thực phẩm cực kỳ giàu canxi, nếu bạn thường xuyên bổ sung súp lơ xanh trong bữa ăn hằng ngày là một hành động giúp chống lại bệnh thoái hóa đốt sống cổ cực kỳ hiệu quả. Các loại rau màu xanh đậm khác như rau cải xoăn, rau bina, rau cải xoong có chứa lượng canxi tốt nhất mà người bệnh nên bổ sung.

6. Bông atisô cung cấp chất xơ cho xương chắc hơn: Hoa atisô trong Đông y có rất nhiều tác dụng như trị đau dạ dày, đau gan, tiểu đường hay ăn uống không tiêu. Ngoài ra, nó còn có tác dụng rất tốt trong việc trị thấp khớp, đau đốt sống cổ, đau lưng. Dùng atisô mỗi ngày bạn sẽ phòng ngừa và chữa được rất nhiều bệnh, trong đó có thoái hóa đốt sống cổ.

7. Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên ăn trái cây mỗi ngày: Không phải chỉ khi mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ bạn mới phải cần bổ sung trái cây. Trái cây là loại thực phẩm không thể thiếu cho tất cả mọi người, đối với người bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ thì càng phải ăn nhiều hơn. Vậy thoái hóa đốt sống cổ nên ăn trái cây gì?

Bạn có thể bổ sung thêm cam, bưởi, chanh chứa nhiều vitamin giúp ngăn chặn và giảm đau cho bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Theo như thống kê của các chuyên gia dinh dưỡng, sinh tố bơ và đậu nành là hai loại trái cây giúp giảm các cơn đau ở đốt sống cổ rất hiệu quả.

Thoái hóa cột sống nên ăn gì và kiêng ăn gì dường như vẫn chưa được người bệnh quan tâm nhiều. Trong khi đó, ăn uống khoa học là một trong những yếu tố quan trọng, hỗ trợ kiểm soát quá trình thoái hóa, bảo vệ cột sống vững chắc.

Nếu gặp khó khăn khi lựa chọn đồ ăn thức uống, bạn hãy tham khảo danh sách thực phẩm tốt cho người bị thoái hóa cột sống mà các chuyên gia xương khớp của JEX đã nghiên cứu chọn lọc dưới đây.

Thoái hóa cột sống là bệnh mãn tính cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh

Những thông tin quan trọng về thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là bệnh lý đặc trưng bởi sự tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, khiến cấu trúc và chức năng cột sống bị suy giảm nghiêm trọng. Cột sống bị thoái hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như:

  • Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.
  • Chấn thương cột sống không được chữa trị đúng cách.
  • Làm việc quá sức và vận động sai cách gây ra áp lực lớn cho xương khớp.
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý làm gián đoạn quá trình tái tạo sụn khớp, xương dưới sụn.

Ngoài ra, cột sống bị thoái hóa còn bởi một số yếu tố nguy cơ khác như: thừa cân – béo phì, hút thuốc lá, di truyền… Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống có thể không giống nhau, nhưng cơ chế sinh bệnh ở tất cả các trường hợp là giống nhau.

Cơ chế bệnh sinh thoái hóa cột sống được hiểu là khi sụn khớp xuất hiện các vi chấn thương sẽ làm vỡ ra nhiều mảnh sụn nhỏ. Những mảnh sụn này bị hệ miễn dịch nhận định là kháng nguyên lạ nên đã phóng ra hàng loạt protein tiền viêm [TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma] để tiêu diệt.

Không dừng lại ở những mảnh sụn nhỏ, “đội quân” các chất tiền viêm theo tuần hoàn tiến thẳng đến các ổ khớp, tiếp cận và tấn công mô sụn khỏe mạnh, khởi phát viêm. Quá trình viêm làm hao mòn dần mô sụn, khiến cấu trúc cột sống mất ổn định.

Đây chính là tiến trình thoái hóa cột sống mà nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến biến dạng cột sống, thậm chí “mất đi” chức năng vận động của cột sống, khiến người bệnh phải chịu cảnh tàn phế, sống phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người xung quanh.

Trước những biến chứng khôn lường của căn bệnh này, việc chủ động thăm khám y tế, lựa chọn các sản phẩm giúp bảo vệ và chăm sóc sụn khớp tốt cũng như tìm hiểu thoái hóa cột sống nên ăn gì, tập luyện ra sao để làm chậm tiến trình thoái hóa là điều vô cùng cần thiết.

Dinh dưỡng ảnh hưởng thế nào đến bệnh thoái hóa cột sống?

Dinh dưỡng ảnh hưởng đến mọi bộ phận của cơ thể con người và đương nhiên cột sống là là một trong số đó. Duy trì một chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe của xương khớp nói chung là một cách để giảm bớt gánh nặng, bệnh tật cho cột sống và tăng cường sức khỏe tổng thể của hệ xương khớp.

Các dưỡng chất thiết yếu kết hợp với nhau giúp tăng cường liên kết và sức mạnh của xương và mô sụn. Hơn nữa, dinh dưỡng cũng chính là nguồn nguyên liệu để sửa chữa và xây dựng cấu trúc cột sống vững mạnh bao gồm sụn, đốt sống, dây chằng, gân và cơ.

Mặc dù dinh dưỡng không trực tiếp chữa trị thoái hóa cột sống, nhưng một chế độ ăn uống khoa học, kết hợp hoạt động thể chất hàng ngày là mảnh ghép vững chắc giúp tăng cường sức khỏe cột sống và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh thoái hóa. Ngoài ra, dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ còn giúp chúng ta duy trì cân nặng hợp lý – một yếu tố thuận lợi để bảo vệ sức khỏe xương khớp.

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe cột sống nói riêng và xương khớp toàn thân nói chung

Duy trì cân nặng hợp lý góp phần làm giảm các triệu chứng của thoái hóa cột sống. Bởi vì, nếu bị thừa cân – béo phì, cột sống của bạn sẽ phải gánh chịu áp lực lớn hơn và tình trạng tích trữ mỡ thừa trong cơ thể cũng có thể khiến quá trình viêm nặng hơn.

Chính vì vậy, người bệnh nên nghiêm túc áp dụng khẩu phần ăn uống lành mạnh, khoa học để giảm viêm, giảm đau và ngăn ngừa tổn thương cột sống tốt hơn. Nếu băn khoăn chưa biết người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì thì chúng tôi đã chuẩn bị sẵn cho bạn một danh sách toàn những thực phẩm có lợi nhất cho xương khớp rồi đây!

Thoái hóa cột sống nên ăn gì?

Chế độ ăn uống cho người bị thoái hóa cột sống vẫn phải đáp ứng đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, để giảm đau và giảm viêm tốt hơn, chúng ta nên ưu tiên lựa chọn những nhóm thực phẩm sau:

Thực phẩm giàu Protein

Lý do nên ăn? Thực phẩm nên chọn?Protein là thành phần quan trọng của xương, sụn khớp. Vì vậy, tiêu thụ thực phẩm giàu protein hàng ngày giúp duy trì, chữa lành và sửa chữa các tổn thương cho xương, sụn và các mô mềm ở cột sống. Người bị thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì sẽ cải thiện được lượng protein trong cơ thể? Đáp án đó là ức gà, cá ngừ, bông cải xanh, các loại đậu, hạt chia, hạnh nhân, yến mạch…

Thực phẩm giàu Omega Omega-3

Lý do nên ăn?

Thực phẩm nên chọn?

Chất béo không bão hòa axit béo omega-3 được biết đến với tác dụng tăng cường sức khỏe của xương khớp. Dưỡng chất này có đặc tính chống viêm nên rất có lợi cho những người bị viêm xương khớp nói chung và thoái hóa cột sống nói riêng.

Cá hồi, cá thu, cá mòi, hạt lanh, cải xoăn, đậu Hà Lan và rong biển… là những nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào cho cơ thể.

Thực phẩm giàu Collagen

Lý do nên ăn?

Thực phẩm nên chọn?

Collagen là thành phần quan trọng cấu thành nên cấu trúc của xương khớp. Cơ thể chúng ta có tới 29 loại collagen khác nhau, nhưng chỉ có collagen type II là tồn tại nhiều nhất ở sụn khớp.

Vậy nên, bổ sung sản phẩm chứa collagen type II sẽ trực tiếp tạo ra nguyên liệu để sửa chữa, tái tạo và bảo vệ mô sụn. Cùng với đó, collagen type II [đặc biệt là Collagen Type II không biến tính và Collagen Peptide] còn có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng của thoái hóa cột sống giúp người bệnh vận động trơn tru hơn.

Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng của Khoa Y, trường Đại học Quốc gia Davis – Hoa Kỳ:

  • Collagen Type II không biến tính giúp cải thiện 40% những tình trạng đau khớp nói chung
  • Collagen Type II không biến tính giúp giảm 33% tình trạng cứng khớp khi vận động
  • Collagen Type II không biến tính giúp giảm 20 % đối với các cơn đau trong hoạt động hằng ngày

*Kết quả nghiên cứu được đăng tải trong thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ.

Collagen Type II không biến tính là dưỡng chất quan trọng đối với xương khớp, nhưng rất khó để bào chế. Hiện JEX thế hệ mới là sản phẩm hiếm hoi tinh chiết thành công dưỡng chất này nhờ áp dụng quy trình sử dụng nhiệt độ thấp.

Đây là sản phẩm hỗ trợ chăm sóc xương khớp chuyên biệt được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại của Mỹ. Không chỉ sở hữu hàm lượng Collagen Type II dồi dào, JEX thế hệ mới được chuyên gia đánh giá là nguồn cung cấp Collagen Peptide lý tưởng cho xương khớp.

Thực phẩm giàu Vitamin C

Lý do nên ăn?

Thực phẩm nên chọn?

Vitamin C là chất trung gian cần thiết cho sự hình thành collagen và nó cũng được xem như một chất chống oxy hóa. Việc “nạp” đủ vitamin C sẽ phần nào thúc đẩy tiến trình chữa lành các thương tổn ở đĩa đệm, giữ cho các đốt sống khỏe mạnh.

Vitamin C có thể được tìm thấy nhiều nhất trong các loại trái cây như dâu tây, kiwi, cam, quýt, ổi, bưởi… Bên cạnh đó, cà chua, bông cải xanh, rau bina, ớt đỏ, khoai lang… cũng là những “đề cử” sáng giá mà bạn không nên bỏ qua.

Thực phẩm chứa vitamin C góp phần thúc đẩy quá trình chữa lành những tổn thương ở cột sống

Thực phẩm giàu Vitamin D3

Lý do nên ăn?

Thực phẩm nên chọn?

Vitamin D3 giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi giúp xương phát triển chắc khỏe hơn. Nếu thiếu vitamin D, xương cột sống có thể trở nên mỏng, giòn và dễ bị tổn thương.

Loại vitamin này có nhiều trong cá trích, hàu, tôm lòng đỏ trứng, ngũ cốc, nước trái cây và nấm…

Lưu ý: Bạn có thể tăng tổng hợp vitamin D cho cơ thể bằng việc phơi nắng. Tuy nhiên, bạn nên phơi nắng trước 9h sáng và sau 4h chiều để tránh tia UV nhé!

Thực phẩm giàu Vitamin K2

Lý do nên ăn?

Thực phẩm nên chọn?

Vitamin K2 kết hợp với canxi giúp tăng độ chắc khỏe cho xương cột sống và xương khớp toàn thân. Và đây cũng là chất có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ nên sẽ phụ trợ phòng chống bệnh tật và thương tổn xương khớp tốt hơn.

Thịt, cá, pho mát, các sản phẩm từ sữa khác, rau cải bó xôi, natto [đậu nành lên men của Nhật… là những thực phẩm cải thiện thoái hóa cột sống nên có trong tủ lạnh nhà bạn vì chúng mang lại hàm lượng vitamin K2 dồi dào.

Thực phẩm giàu sắt

Lý do nên ăn?

Thực phẩm nên chọn?

Sắt tham gia vào quá trình sản xuất collagen và chuyển đổi vitamin D trong cơ thể. Khoáng chất này cũng là một thành phần của Hemoglobin và Myoglobin – hai loại protein chịu trách nhiệm cung cấp oxy đi khắp cơ thể, bao gồm cả các mô hỗ trợ sự phát triển của cột sống.

Sắt tập trung nhiều trong gan, thịt lợn, đậu cô ve, đậu xanh, diêm mạch, đậu phụ, bơ đậu phộng…

Thực phẩm giàu canxi

Lý do nên ăn?

Thực phẩm nên chọn?

Tác dụng của canxi nổi bật nhất trong các khoáng chất của xương. Nó giúp duy trì mật độ khoáng xương, đảm bảo độ vững chắc của xương cột sống và xương toàn thân.

Canxi phổ biến trong sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, váng sữa và rau dền, quả sung, hạnh nhân, cam, mật mía… [cần tránh ăn nhiều nếu bạn thừa cân]

Thực phẩm giàu magiê

Lý do nên ăn?

Thực phẩm nên chọn?

Magiê cần thiết cho hơn 300 phản ứng sinh hóa trong cơ thể, bao gồm các hoạt động chuyển hóa ở xương khớp. Do vậy, đảm bảo đủ lượng magiê sẽ hỗ trợ duy trì mật độ xương và ngăn ngừa các vấn đề ở lưng. Chất dinh dưỡng này cũng giúp thư giãn các nhóm cơ ở lưng, hỗ trợ giảm đau cột sống. Nhờ đó, người bệnh thoái hóa cột sống sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.

Những thực phẩm giúp cải thiện sự thiếu hụt magiê cho cơ thể đó là quả hạch, chuối, mâm xôi, chanh leo, quả bơ, hạt bí ngô, hạt điều, hạt mè [vừng], sô cô la đen, trái cây khô, rau diếp…

Thực phẩm là kho dinh dưỡng tuyệt vời cho xương khớp, nhưng hầu hết mọi người đều không nhận được đầy đủ các dưỡng chất cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày, bởi vì qua các khâu chế biến, bảo quản… hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm đã bị hao hụt.

Chính vì thế, để đảm bảo nhu cầu về collagen, vitamin, khoáng chất và những dưỡng chất khác của cơ thể, việc tìm kiếm sự “viện trợ” từ các sản phẩm chuyên biệt là quyết định vô cùng đúng đắn.

Đối với người bị thoái hóa cột sống, JEX thế hệ mới chính là nguồn “viện trợ” dưỡng chất lý tưởng. Không chỉ chứa Collagen Peptide và Collagen Type II, trong thành phần chính của sản phẩm còn có Eggshell Membrane [chiết xuất màng vỏ trứng], Turmeric Root [chiết xuất nghệ], Chondroitin Sulfate…

Những tinh chất này hỗ trợ phục hồi mật độ khoáng của xương, tăng sức bền cho xương cột sống; đồng thời ức chế quá trình viêm, từ đó hỗ trợ giảm đau và hỗ trợ làm chậm thoái hóa cột sống hiệu quả. Với tác dụng hỗ trợ giảm đau, tái tạo sụn khớp, xương dưới sụn cùng khả năng tác động trực diện vào cơ chế bệnh sinh [tức là kiểm soát phản ứng viêm], JEX thế hệ mới hỗ trợ chăm sóc toàn diện sức khỏe xương khớp, để “bộ khung” luôn vững chắc, dẻo dai.

Thoái hóa cột sống nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm có đặc tính chống viêm, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng thoái hóa cột sống, thì có không ít thực phẩm chứa các chất kích thích yếu tố gây viêm, điển hình là những loại đồ ăn dưới đây:

Thực phẩm chứa nhiều đường

Lý do nên kiêng?

Thực phẩm cần tránh?

Đường và thực phẩm chế biến chứa nhiều đường có thể kích thích giải phóng ra các cytokine [yếu tố gây viêm], làm trầm trọng thêm tình trạng viêm khiến bệnh thoái hóa cột sống chuyển nặng hơn.

Ngoài đường, bạn nên tránh đồ ăn thức uống quá ngọt như nước giải khát, trà sữa, bánh kẹo, kem, siro, nước sốt trộn salad…

Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa

Lý do nên kiêng?

Thực phẩm nên tránh?

Khi bị thoái hóa cột sống không nên ăn gì thì lời khuyên dành cho bạn đó là không nên ăn thực phẩm chứa chất béo bão hòa [chất béo xấu]. Bởi vì loại đồ ăn này làm tăng nguy cơ phát triển bệnh béo phì, tim mạch, tiểu đường, máu nhiễm mỡ… Và những vấn đề sức khỏe này có thể làm cho tình trạng viêm trong khớp trở nên tồi tệ hơn.

Thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa cao là pizza, sữa nguyên kem, bơ động vật, mỡ động vật, Mayonnaise, thực phẩm đóng hộp…

Thực phẩm chứa carbohydrates xấu [Carbs xấu]

Lý do nên kiêng?

Thực phẩm nên tránh?

Carbohydrates xấu thúc đẩy quá trình sản xuất sản phẩm đường hóa [AGEs]. Những chất này có thể kích thích phản ứng viêm trong cơ thể.

Cũng như góp phần vào nguy cơ phát triển bệnh béo phì, bệnh tim và các tình trạng khác, điều này có thể làm cho tình trạng viêm khớp trở nên tồi tệ hơn.

Cơ thể sẽ hấp thu nhiều Carbohydrate xấu khi bạn ăn các thực phẩm như bánh mì trắng, mì trắng, gạo trắng, bánh ngọt và kể cả nước ép trái cây đóng chai…

Thực phẩm chứa nhiều muối

Lý do nên kiêng?

Thực phẩm nên tránh?

Thói quen ăn đậm vị khiến cơ thể bị tích tụ muối theo thời gian dẫn đến hiện tượng tích nước. Tích nước có thể làm tăng nặng tình trạng viêm và sưng cột sống thoái hóa.

Thoái hóa cột sống nên kiêng gì để tránh tình trạng trữ muối? Đó là các loại mắm, dưa muối, cá hộp, thịt hộp, xúc xích, mì ăn liền, bim bim…

Các thực phẩm chứa nhiều muối kích thích phản ứng viêm khiến tình trạng thoái hóa cột sống chuyển nặng hơn

Thực phẩm chứa chất béo omega-6

Lý do nên kiêng?

Thực phẩm nên tránh?

Cũng là chất béo không bão hòa như omega-3 nhưng omega-6 lại là dưỡng chất cần hạn chế khi bị thoái hóa cột sống. Lý do là vì tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa omega – 6 có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh thoái hóa và viêm khớp dạng thấp.

Xuất hiện trong rất nhiều loại thực phẩm, nhưng hạt óc chó, hạt hướng dương, bơ lạc, dầu trái bơ… là những “vựa” omega – 6 mà bạn nên tránh. Cá biển [hải sản], hạt lanh [flaxseed] có nhiều omega 3.

Dù không được liệt kê vào danh sách thực phẩm nên kiêng ở trên, song các chất kích thích như bia, rượu, cafe,… cũng là “đối tượng” mà bạn cần loại bỏ khỏi chế độ ăn uống hàng ngày bởi chúng sẽ khiến quá trình thoái hóa cột sống tăng nặng thêm. Riêng thuốc lá không được coi là thực phẩm nhưng chúng tôi vẫn nhắc đến ở đây để lưu ý mọi người tuyệt đối không sử dụng mặt hàng này, nhất là khi cột sống bị thoái hóa.

Một số lưu ý để cải thiện thoái hóa cột sống

Chế độ ăn uống khoa học thôi chưa đủ, để cải thiện hiệu quả bệnh thoái hóa cột sống, bạn cần thực hiện song song các biện pháp sau:

1. Tuân thủ phác đồ điều trị y tế

Thoái hóa cột sống là căn bệnh mạn tính nguy hiểm và có xu hướng nặng lên từng ngày. Do đó, người bệnh buộc phải nghiêm túc thực hiện theo đúng kế hoạch điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của cột sống và sức khỏe tổng thể của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ chữa trị chi tiết. Thông thường, các phương pháp được áp dụng để chữa trị thoái hóa cột sống là uống thuốc giảm đau, chống viêm; vật lý trị liệu và phẫu thuật [phẫu thuật trong trường hợp mất khả năng cử động khớp hoặc hình thành gai xương, thoát vị đĩa đệm].

2. Thay đổi lối sống

Lối sống lành mạnh rất quan trọng trong điều trị các bệnh xương khớp. Bất kể độ tuổi hay tình trạng thể chất của người bệnh như thế nào, việc thực hiện lối sống khoa học gồm tập thể dục đều đặn hàng ngày; uống đủ nước; giữ cân nặng hợp lý [giảm cân nếu thừa cân, béo phì]; hạn chế khuân vác đồ nặng; đi đứng, ngồi và nằm đúng tư thế… là bắt buộc.

Thừa cân làm tăng áp lực lên cột sống, thế nên bạn cần kiểm soát cân nặng hợp lý để quá trình hồi phục diễn ra tốt hơn

3. Tránh thuốc lá và rượu

Hút thuốc và tiêu thụ rượu có thể gây tổn hại cho xương và mô mềm xung quanh cột sống. Do đó tránh sử dụng thuốc và rượu bia là một trong những yếu tố quan trọng để phòng ngừa và cải thiện thoái hóa cột sống.

4. Bổ sung dưỡng chất chuyên biệt

Song song với khẩu phần dinh dưỡng được xây dựng dựa trên tiêu chí bệnh thoái hóa cột sống cổ nên ăn gì hay thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì, người bệnh nên bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt, có khả năng tái tạo sụn khớp và kiểm soát hoạt động của yếu tố viêm như Collagen Peptide, Collagen Type II, Eggshell Membrane, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate trong sản phẩm JEX thế hệ mới.

Để chắc chắn có một độ dinh dưỡng phù hợp và đầy đủ nhất, bạn nên hỏi bác sĩ thoái hóa cột sống nên ăn gì thật kỹ lưỡng nếu được. Và đừng quên tuân thủ một cách nghiêm túc các chỉ định điều trị của bác sĩ để kiểm soát tốt quá trình thoái hóa, duy trì chức năng vận động cột sống bạn nhé!

Phẫu thuật cột sống bao lâu thì khỏi?

Hầu hết các trường hợp bệnh nhân có thể đi làm lại sau từ 8-12 tuần sau khi mổ bắt vít cột sống. Tuy nhiên, bạn sẽ cần nghỉ ngơi nhiều hơn nếu công việc có liên quan đến lái xe hay phải bưng vác vật nặng.

Người bị thoái hoá cột sống nên uống sữa gì?

Một số sữa rất thích hợp cho bệnh lý thoái hoá cột sống có thể kể đến như sữa bò, sữa hạt. Ngoài ra thực phẩm giàu Canxi tìm thấy nhiều trong đậu Hà Lan, đậu đen, cá hồi.

Thiếu chất với ăn gì?

Sữa, phô mai, sữa chua và kem là những nguồn cung cấp canxi tốt nhất cho cơ thể. Một ly sữa chứa khoảng 300mg canxi sẽ giúp bạn không phải lo lắng thiếu canxi nên ăn gì. Tốt nhất nên uống sữa sau bữa ăn và tránh uống cùng với các loại thực phẩm chứa oxalic acid như cà chua, cải xoong, cải bắp và củ cải.

Ăn gì tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ?

Những người bệnh thoái hoá đốt sống cổ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B12 để cải thiện tình trạng thoái hoá. Những thực phẩm đó bao gồm: gan, thịt đỏ, cá, gia cầm, trứng và các sản phẩm từ sữa tươi, sữa chua, phô mai,... Thực phẩm giàu vitamin C.

Chủ Đề