Bài văn viết về quê hương bình định năm 2024

Tôi vừa may mắn được tham gia một chuyến thực tế từ biển lên rừng. Những khám phá mới mẻ qua một vòng “cưỡi ngựa xem hoa” cho tôi thấy rằng, hiểu biết của mình về quê hương còn quá ít. Dù đã ở Bình Ðịnh gần 50 năm, tôi chỉ quẩn quanh Quy Nhơn, còn hiểu biết về các huyện, thị chủ yếu qua sách vở; trong khi thực tế sinh động hơn nhiều…

Xem tiếp »

À ơi xứ Nẫu ruột rà…

Cách đây ít lâu, trong niềm nhớ khôn khuây tôi có viết tạp bút Ðường xuân qua xứ Nẫu, bài được đăng trên báo Bình Ðịnh. Cứ tưởng sẽ nguôi ngoai phần nào, nào ngờ cầm tờ báo bạn gởi vào đâm ra nhớ nhiều thêm; cảnh trí, con người, cành cây, ngọn cỏ xứ ấy hiển hiện trong tôi còn tường minh hơn…Xem tiếp »

Có một Bình Định nơi xứ biển Kiên Giang

Nhìn vào bản đồ Việt Nam, tỉnh Kiên Giang ở khúc cua tại đoạn cuối cùng của hình chữ S, chạy thêm một chút nữa thôi là tới mũi Cà Mau. Nói như vậy có nghĩa là Bình Ðịnh ở cách xa Kiên Giang lắm nhưng từ rất nhiều năm qua, khá đông ngư dân Bình Ðịnh hành nghề đánh bắt hải sản Xem tiếp »

“đất Võ, trời Văn, xứ Rượu”

Uống rượu khác với uống bia, phải nhâm nhi thì mới tận hưởng trọn vẹn cái hương vị của nó. Với rượu Bàu Ðá của Bình Ðịnh thì lại càng phải... nhâm nhi. Từ khi thấu triệt được đạo lý này tôi rất hay chia sẻ, đến nỗi thành tiếng là “khéo nịnh quê vợ”. Xem tiếp »

Quy Nhơn, đất lành của khoa học

Từ TP Ðà Nẵng vào TP Quy Nhơn định cư để theo nghề báo đến nay đã tròn 15 năm, tôi được chứng kiến một giai đoạn chuyển mình đầy ấn tượng của thành phố này. Quy Nhơn giờ không chỉ cuộn mình với những ca từ như “thành phố bình yên”, “thành phố thi ca” mà còn được biết đến là trung tâm kinh tế năng động ở miền TrungXem tiếp »

Có một người nặng lòng với quê hương

Người Bình Ðịnh xa xứ, thành đạt nơi đất khách hay rộng lòng bảo bọc đồng hương, luôn hướng về quê cha đất tổ. Họ thường dành một phần trí tuệ, sức lực của mình để tham gia phát triển KT-XH quê nhà; đồng thời góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp của xứ sở “thượng võ tôn văn”.

Xem tiếp »

Những ngày cuối cùng của một làng nghề

Thôn Chánh Khoan Ðông, xã Mỹ Lợi [huyện Phù Mỹ] từng một thời huy hoàng với nghề thủ công se dây dừa. Cái nghề có hàng trăm năm tuổi và làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống vào năm 2012 nay đã vào đà của những ngày cuối cùng.Xem tiếp »

Từ thẳm sâu sông Côn quê tôi

Tất cả những nền văn minh của nhân loại đều được hình thành và phát triển bên các dòng sông. Khi chảy trên quê hương tôi, sông Côn không chỉ đóng vai trò là dòng chảy thủy văn, mà còn gắn bó với nền văn hóa của nhiều cộng đồng dân cư, thời đại khác nhau…Xem tiếp »

Bình Ðịnh, trong tuồng luôn có võ...

Bình Ðịnh là vùng đất có truyền thống võ thuật lâu đời, tác động đến nhiều loại hình nghệ thuật, trong đó có hát bội. Với vũ đạo đẹp mắt, sắc sảo, cuốn hút người xem, hát bội Bình Ðịnh mang phong cách rất riêng bởi sự kết hợp của võ cổ truyền, thể hiện nét cốt cách hào hiệp, trượng nghĩa của người xứ Nẫu.

Xem tiếp »

Những nốt nhạc vui ở ngoại ô Quy Nhơn

Nếu hình dung - tuyến đường từ ngã ba Phú Tài, phường Trần Quang Diệu [TP Quy Nhơn] theo hướng vượt đèo Cù Mông, theo QL 1 xuôi Nam vào đến cầu Bình Phú, sau đó theo QL 1D trở lại đèo Quy Hòa, phường Ghềnh Ráng - như một cánh cung, thì rải rác trên “khung cung”, một bên núi một bên xóm làng yên bình, một bên đồi một bên gành biển xôn xao, đầm hồ xinh đẹp hữu tình.

Bình Định là một trong những cái nôi của võ cổ truyền Việt Nam nên được mệnh danh là miền đất võ. Có thể nói thời Tây Sơn là giai đoạn hưng thịnh và phát triển rực rỡ nhất của võ cổ truyền Bình Định, gắn liền với tên tuổi các thủ lĩnh phong trào nông dân Tây Sơn và những chiến công hiển hách của người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ. Trải qua thời gian, võ cổ truyền Bình Định không ngừng được chọn lọc, nâng cao, trở thành một nhân tố văn hóa đặc sắc không thể thiếu trong văn hóa tinh thần của người dân.

Ai đã một lần đến Bình Định sẽ nhớ mãi những ngọn tháp Chămpa đẹp đến ngây ngất bởi lối kiến trúc cho đến bây giờ cũng còn chứa đựng nhiều bí ẩn. Nhiều chuyên gia cho rằng những cụm tháp Chăm Bình Định đã đạt tới độ chín muồi của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. Đã dung hòa được những phong cách nghệ thuật Chămpa và Khmer. Gắn liền với hệ thống tháp cổ là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá tuyệt vời thể hiện qua hệ thống phù điêu và tượng tròn với đường nét khỏe khoắn, hình khối rõ ràng, bay bổng và căng tràn sức sống.

Đây còn được gọi là vùng đất hai vua vì sau thời quốc vương Chế Mân của vương quốc Chiêm Thành đã suy tàn thế kỷ XV thì thế kỷ XVIII hoàng đế Nguyễn Nhạc xây dựng thành Hoàng Đế ngay trên nền của thành Đồ Bàn. Để lưu danh sự nghiệp nhà Tây Sơn, người ta xây dựng một bảo tàng và đàn tế trời đất ngay trên quê hương của ba anh em tụ quân khởi nghĩa để bày tỏ sự tri ân. Có người cho rằng, đây là vùng long mạch, là nơi hội ngộ lịch sử và phát tích những anh hùng hào kiệt xưa nay. Và ta như nghe văng vẳng đâu đây tiếng vua quan họp bàn chuyện đại sự, tiếng binh lính đang thao luyện võ nghệ lẫn trong tiếng voi gầm, ngựa hí…

Sau cánh đồng bảng lảng sương, thành quách đã là phế tích nhưng những làng nghề hàng trăm năm tuổi mang dấu tích một thời rộn ràng quanh kinh đô xưa giờ vẫn còn rộn rịp. Dấu ấn rõ ràng nhất của một thời hưng thịnh là những làng đúc đồng, rèn, mỹ nghệ, dệt, bún, nón ngựa… phục vụ cho những cuộc chiến và đời sống khá giả ở vùng đất kinh đô. Đến nay, xung quanh vùng này vẫn còn hơn 30 làng nghề truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm. Nếu đến làng nón ngựa Phú Gia, du khách sẽ ngỡ ngàng khi tận mắt nhìn những người nông dân ngồi dọc vỉa hè tỉ mỉ từng công đoạn làm nón ngựa mà cứ ngỡ như thời xa xưa.

Xuôi xuống hạ lưu, dòng sông Kôn chảy qua cảng thị Nước Mặn, nơi khởi nguyên chữ Quốc ngữ cùng dấu tích chỗ trú ngụ của các nhà truyền giáo ở cảng thị Nước Mặn thế kỷ 17 đã được phục dựng lại. Cách đó không xa là tiểu chủng viện Làng Sông cổ kính yên bình giữa đồng lúa mênh mông đang trĩu hạt, đây là một trong những nhà in đầu tiên tại Việt Nam góp phần in ấn, truyền bá hàng trăm nghìn ấn phẩm văn hóa đến khắp mọi miền.

Gọi Bình Định là mảnh đất của văn chương, thi ca vì nơi đây đã sản sinh, nuôi dưỡng những tâm hồn thơ, những nhà thơ lớn trong nền văn học và trên thi đàn Việt Nam. Trong phong trào thơ mới, mảnh đất này lại sản sinh ra những thi nhân tài hoa tuyệt vời. Đó là một Xuân Diệu với nỗi cô đơn rợn ngợp trong một biển tình lai láng, Hàn Mặc Tử những bó hoa của miền phiêu linh, Chế Lan Viên với gạch rụng sao rơi vắt ngang những ánh mắt Chiêm Thành. Và còn là thi nhân Quách Tấn với sự trang trọng và đài các của một ngọn gió Đường Thi phả trên bờ giậu lũy tre, suối ngọt mây thơm quê hương Bình Định. Là một Yến Lan cùng những tiếng gọi đò chờn vờn trong trăng lạnh…

Bên cạnh đó, dòng văn hóa phi vật thể ở Bình Định cũng vô cùng phong phú với các lễ hội, nghệ thuật hát bội, nhạc võ Tây Sơn, ca kịch bài chòi, múa hát bá trạo của cư dân miền biển… Những lễ hội mang tính chất truyền thống và dân gian như: Lễ hội chiến thắng Đống Đa, Lễ hội cầu ngư, Lễ Cúng Cá Ông , Lễ Hội Tây Sơn …Và nhiều lễ hội giàu tính nhân văn của ba dân tộc thiểu số miền núi: Bana, Chăm, H’re sống trên đất Bình Định đã tạo nên một bản sắc văn hoá của riêng vùng đất này.

Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho miền đất này nhiều bãi biển mà nơi nào cũng thật đẹp, thật quyến rũ. Đầu tiên phải kể đến bãi biển Quy Nhơn nằm ngay trung tâm thành phố có hình dáng tựa vầng trăng khuyết với bãi cát mịn màng óng ánh dưới ánh nắng vàng rực rỡ cùng hàng dừa xanh mướt rì rào trong gió. Kế đến là Ghềnh Ráng Tiên Sa là nơi đã được vua Bảo Đại chọn làm nơi nghỉ dưỡng từ năm 1927 với khí hậu mát mẻ và phong cảnh hữu tình. Dưới chân đồi Ghềnh Ráng, bên bờ gành là bãi tắm độc đáo với vô số viên đá cuội được sóng biển mài nhẵn nên gọi là Bãi Trứng hoặc bãi Hoàng Hậu do Nam Phương hoàng hậu đã chọn làm bãi tắm cho riêng mình. Cạnh sườn đồi là mộ phần của nhà thơ tài ba Hàn Mặc Tử. Cách đó không xa, Núi Vũng Chua có độ cao khoảng 600m so với mặt biển, là chỗ mà bạn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Quy Nhơn xinh đẹp từ trên cao hay thi vị hơn là đón ánh bình minh vào buổi sáng, ngắm hoàng hôn lúc chiều tà.

Đó còn là một Eo Gió được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất miền Trung bởi cảnh sắc độc đáo, hoang sơ, một Kỳ Co với vẻ đẹp tinh khôi, trong trẻo và thuần khiết; Hay bãi biển Trung Lương hùng vĩ, hoang sơ giữa núi non trùng điệp và hàng loạt những danh lam thắng cảnh khác đang chờ những bước chân bạn tìm về để khám phá và trải nghiệm …

Chủ Đề