Bé trai mầm non có hành vi nhạy cảm

Một người mẹ Trung Quốc đã kể lại câu chuyện của mình, khiến nhiều phụ huynh xôn xao thảo luận. 

Con trai cô - cậu bé San San khoảng một tháng sau khi con đi học, người mẹ liên tục nhận được phàn nàn của cô giáo về việc cậu bé thường xuyên mất tập trung và nghịch thứ gì đó trong lớp và khi phát hiện, chính cô cũng phải đỏ mặt. Hoá ra, cậu bé thường xuyên đụng chạm vùng kín của chính mình. 

Người mẹ đỏ mặt, hoảng hốt và rất lo lắng không biết lý do vì sao con làm vậy, cô không biết liệu đó có phải là một biểu hiện của vấn đề tâm lý nào không? Ngay hôm đó, cô liền đưa con đi đến bệnh viện để kiểm tra.

Bé trai mầm non có hành vi nhạy cảm

(Ảnh minh hoạ)

Bác sĩ cho biết: “Trên thực tế, đôi khi trẻ có thể thỉnh thoảng chạm vào vùng kín của mình, chỉ vì tò mò và khám phá. Khi đi tiểu hoặc tắm, trẻ có thể sờ những “cô bé”, “cậu bé” của mình, hầu hết đều muốn tìm hiểu cơ thể.

Điều này là bình thường! Thực chất, sờ vào vùng kín của trẻ cũng giống như sờ vào mắt, mũi và các bộ phận khác của con người, là cách để trẻ khám phá một phần cơ thể của mình.

Vì vậy, cha mẹ không nên đe dọa, cấm đoán con. Cách tiếp cận như vậy dễ khiến trẻ hiểu lầm rằng “vùng kín” của mình là thứ gì đó dơ bẩn, đáng khinh. Sự hiểu lầm kiểu này là một trở ngại lớn để trẻ được giáo dục giới tính đúng đắn.

Tuy nhiên, nếu việc này lặm lại với tần suất quá thường xuyên thì đây có thể là một biểu hiện bất thường. Khi trẻ có biểu hiện nghịch “vùng kín” của mình bất kể khi đang chơi đùa, ngồi trên xe hay cả khi đang ở lớp học ...

Bé trai mầm non có hành vi nhạy cảm

Trẻ em rất tò mò về mọi thứ xung quanh, sờ vào “vùng kín” cũng là một trong những cách trẻ tìm hiểu cơ thể mình.

Hành động này có thể bắt nguồn từ 3 nguyên nhân sau:

Đó có thể là biểu hiện của một vấn đề tâm lý ở trẻ. Có thể trẻ đang chịu đừng điều gì đó căng thẳng, áp lực.

Đó cũng có thể là do bộ phận đó của trẻ có vấn đề. Lúc này, cha mẹ nên nhanh chóng kiểm tra xem con có bị viêm nhiễm, nổi mẫn đỏ hay tiết dịch bất thường không.

Cuối cùng, nguyên nhân có thể đến từ đồ lót của trẻ. Có thể quần quá chật hoặc chất kiệu quần không thoáng khí và không hợp với da trẻ.

Bé trai mầm non có hành vi nhạy cảm

Nguyên nhân có thể đến từ chất liệu và kích cỡ của quần nhỏ.

Lúc này, mẹ nên chú ý, và đưa bé đi khám khi phát hiện ra điều bất thường, thay vì vội vàng giúp con sửa những “thói hư tật xấu”.

Điều quan trọng là cha mẹ nên thường xuyên quan sát các biểu hiện và hành động của con để sớm phát hiện các hành vi bất thường. Khi đó, thay vì cố gắng giúp con sửa “thói hư tật xấu” này, cha mẹ nên ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để sớm tìm ra nguyên nhân và kịp thời giải quyết.

Cuối cùng, cha mẹ vẫn nên hạn chế các hành vi này của con vì chúng có thể gây ra một số ảnh hưởng đến sự tập trung của con cũng như có nguy cơ gây ra nhiễm trùng “vùng kín” của con. Cha mẹ có thể áp dụng các cách sau:

Bé trai mầm non có hành vi nhạy cảm

Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ hiểu rõ cơ thể mình và vẫn nên hạn chế chạm vào vùng kín.

Khi trẻ còn nhỏ, thấy con tự chạm vào mình, cha mẹ có thể lặng lẽ gỡ tay bé ra, hoặc chuyển hướng sự chú ý của trẻ bằng cách đặt đồ chơi, thức ăn vào tay của con,…

Đối với trẻ từ 2, 3 tuổi hoặc thậm chí lớn hơn, khi phát hiện trẻ có những hành vi như sờ mó vào vùng kín. cha mẹ chớ vội làm ầm lên. Đầu tiên hãy khẳng định hành vi và cảm xúc của trẻ, đồng cảm với trẻ, bày tỏ rằng hành vi này là bình thường, để trẻ thư giãn trước khi đồng ý với trẻ một số quy tắc: Vùng kín không bẩn, có thể đụng chạm vào nhưng phải chú ý giữ vệ sinh, không sờ mó thường xuyên, không làm việc này nơi công cộng, không để người khác chạm vào … Điều này không chỉ để đề phòng kẻ xấu mà còn tránh cho trẻ thiếu hiểu biết, tự hại mình trong quá trình khám phá cơ thể.

Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/be-trai-co-hanh-dong-nhay-cam-trong-lop-mam-non-co...Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/be-trai-co-hanh-dong-nhay-cam-trong-lop-mam-non-co-giao-do-mat-khi-phat-hien-d256409.html

Theo Hạ Mây (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên, hình ảnh được cho là "nhạy cảm" trong giờ ngủ trưa ở trường mầm non được chia sẻ. 

Bé trai mầm non có hành vi nhạy cảm

Hình ảnh bé trai tại một cơ sở mầm non ở Hải Phòng được cho là có hành động "nhạy cảm" với bé gái (Ảnh cắt từ clip)

Cách đây không lâu, cũng có trường hợp, qua hệ thống camera ở trường mầm non, phụ huynh vô tình phát hiện một bé trai "mon men" ở chỗ ngủ của một bạn gái, kéo quần bạn ra với những biểu hiện như đang diễn lại "cảnh nóng".

Thường ngày, nhất là sau khi có một sự việc xâm hại trẻ nhỏ chấn động nào đó, người lớn lại sốt sắng dạy trẻ cảnh giác với người lạ, người xấu, với mẹ mìn, ông kẹ... Không một ai có thể nghĩ đến con có thể "gặp nạn" ngay tại lớp học với một đứa trẻ "vắt mũi chưa sạch"

Bác sĩ Nguyễn Lan Hải (Cố vấn Hội quán Các Bà Mẹ) chia sẻ, trẻ mầm non đang ở vào giai đoạn tâm lý tính dục đặc biệt - thời kỳ nụ hoa tính dục. Một trong những đặc biệt thời kỳ này là trẻ có sự hiếu kỳ tính dục. Trẻ ý thức được sự khác biệt giới tính nam nữ nên nảy sinh tò mò muốn xem thử bộ phận của người khác phái như của cha mẹ, giáo viên, bạn học... 

Với hành vi bé trai mầm non với bạn cùng lớp, bác sĩ Lan Hải đã tự hỏi: Cháu bắt chước động tác này là do đã nhìn thấy nguyên mẫu ở đâu? Đang “sao y bản chính” từ ai? Cha mẹ và gia đình cháu là người như thế nào?... Người lớn chúng ta đã sai gì trong việc giáo dục giới tính cho trẻ và dạy trẻ phòng chống lạm dụng tình dục?

Ngoài ra, chúng ta còn có những "lối mòn" trong hành xử về giới như một gia đình rất kỹ lưỡng dạy con gái phải giữ gìn thân thể, danh dự, trinh tiết nhưng chính họ lại không để tâm đến việc dạy con trai phải biết trân trọng thân thể, sức khỏe bạn gái.

Bé trai mầm non có hành vi nhạy cảm

Cách đây một thời gian, cũng từng xuất hiện clip tại một cơ sở mầm non quay lại cảnh bé trai có hành động "người lớn" với bạn trong giờ ngủ trưa

Bác sĩ Nguyễn Lan Hải bày tỏ, vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ ở giai đoạn này cực kỳ quan trọng và phải tế nhị. Bố mẹ nhiều khi nghĩ con còn bé chưa biết gì nên không chú ý giữ gìn ý tứ trước mặt con như ăn mặc ở nhà thiếu kín đáo, mẹ đang tắm nhờ con trai lấy giúp khăn lau, vợ chồng sinh hoạt chung phòng với con, cha mẹ tranh thủ tắm rửa cho hai con khác giới tính cùng lúc... càng khiến trẻ tò mò, có thể nảy sinh ý muốn khám phá, nhìn trộm.

Ngoài việc người lớn phải "xem" lại mình hay những yếu tố nào tác động đến bé, trước những biểu hiện của bé trong thời kỳ nụ hoa tính dục như "thủ dâm", hiếu kỳ tính dục, chứng phô bày..., người lớn cần giữ một thái độ tự nhiên, đừng làm "to chuyện" như đang bắt quả tang một hành động sai trái.

Xử lý các vấn đề của trẻ phải trên nền tảng trẻ được yêu thương, được bảo vệ, được nuôi dưỡng và phát triển sự tự tin, lòng tự trọng. 

Bác sĩ Hải nhắc lại chia sẻ của nhà giáo dục người Ý Maria Montessori: “Những điều trẻ con thấy không chỉ được nó ghi nhớ, mà còn trở thành một phần tâm hồn của trẻ” .

Ở tuổi này, tính hiếu kỳ của các bé phát triển rất mạnh, sẽ hay hỏi về những đặc điểm của trẻ, có sự hứng thú nhận biết thế giới xung quanh. Nếu người lớn gạt đi hoặc trả lời không chính xác, trẻ sẽ mất đi tính nhiệt tình tìm hiểu khám phá hiện tượng, sự vật xung quanh mà sẽ dựa vào trí tưởng tượng để khám phá, suy đoán.

Bác sĩ Hải nhấn mạnh, không bao giờ là quá sớm trong việc giáo dục giới tính cho trẻ, nội dung sẽ mở rộng theo tùy độ tuổi. Cần giải thích ngắn cho trẻ về cơ quan sinh dục, khuyên trẻ bảo vệ mình bằng các bài học giới tính như luật bàn tay (những người được tiếp xúc theo mức độ với bé), nguyên tắc đồ lót (những vùng riêng tư trên cơ thể). 

Theo bác sĩ Hải, chăm sóc, bảo vệ, giáo dục nhân cách - giới tính phải là một phần bắt buộc trong chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện ở trẻ em. Nhưng thực tế lâu nay, không chỉ gia đình, nhà trường mà cả y tế, chúng ta chỉ mới chú trọng đến chăm sóc sức khỏe thể chất mà chưa quan tâm đến sức khỏe tâm thần của bé.

Hoài Nam