Bé tăng cân chậm có nên cho an dặm sớm

Ăn dặm là bước đệm đầu đời giúp trẻ phát triển toàn diện và hoàn thiện khả năng ăn uống sau này. Tuy nhiên, có rất nhiều bậc cha mẹ lúng túng về cách cho trẻ ăn dặm như thế nào là đúng cách, làm thế nào để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Có nên cho trẻ ăn dặm sớm không? Khi nào nên cho trẻ ăn dặm là vấn đề khiến các mẹ đau đầu.

Bé tăng cân chậm có nên cho an dặm sớm
Có nên cho trẻ ăn dặm sớm? Khi nào nên cho trẻ ăn dặm

Có nên cho trẻ ăn dặm sớm?

Khác với quan niệm của nhiều mẹ, cho trẻ ăn dặm sớm sẽ phát triển tốt hơn, nhanh tăng cân. Nhưng thực tế các chuyên gia khuyến cáo không nên cho trẻ ăn dặm sớm sẽ dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực cho phát triển của trẻ nhỏ. 

  • Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ ăn bổ sung quá sớm có thể ít bú sữa mẹ, không được cung cấp đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển. Bé ăn dặm sớm cũng tăng nguy cơ mắc bệnh vì thiếu các yếu tố miễn dịch có trong sữa mẹ. 
  • Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, ở giai đoạn sơ sinh, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, chưa có đủ men tiêu hóa và dịch tiêu hóa còn ít, đặc biệt là chưa có men amylase để tiêu hóa tinh bột.
  • Ăn dặm sớm trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa với biểu hiện đầy bụng, đi ngoài phân lổn nhổn, mùi chua do không tiêu hóa và hấp thụ được thức ăn ngoài sữa.

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm?

Trong những tháng đầu đời, bé chỉ cần được bú sữa mẹ là đã đủ chất dinh dưỡng và không cần ăn thêm bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Trẻ bước vào tháng thứ 6, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng cho bé nữa. Theo đó, bé cần được bổ sung chất từ thực phẩm. Theo Viện dinh dưỡng quốc gia khuyến cáo, từ 6 tháng tuổi đối với trẻ phát triển tốt, có thể bắt đầu ăn dặm.

Ăn dặm sẽ chỉ là những bữa phụ, mẹ vẫn phải đảm bảo cho bé bú mẹ đầy đủ trong giai đoạn này. Sữa mẹ luôn là nguồn dưỡng chất tốt nhất đối với bé mà không loại thực phẩm nào có thể thay thế. Việc nuôi con bằng sữa mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển trí não và nhận thức của bé. Các chuyên gia khuyên mẹ nên cho bé bú đến 12 tháng tuổi hoặc tới khi bé 24 tháng tuổi.

Mẹ sinh non nên cho trẻ ăn dặm khi nào?

 Trẻ sinh non cần thời gian hoàn thiện bộ máy tiêu hóa lâu hơn nên không thể chọn thời điểm cho trẻ sinh non ăn dặm tương tự như trẻ bình thường. Theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng của Mỹ, trẻ sinh non nên bắt đầu ăn dặm vào khoảng 6 tháng sau ngày dự sinh chứ không được tính theo ngày sinh thực tế. Tuy nhiên tùy theo từng sự phát triển, sức khỏe của trẻ sinh non mà để trẻ bắt đầu ăn dặm sớn hơn hoặc muộn hơn. Do đó, các gia đình có trẻ sinh non thiếu tháng , khi quyết định cho trẻ ăn dặm cần phải thật chú ý về tình hình sức khỏe và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Mẹ cũng đừng vội mừng khi con ăn dặm trễ

Có nhiều mẹ lại nghĩ nên cho con ăn dặm trễ, bú sữa mẹ là đủ. Nhưng mẹ có biết, 6 tháng tuổi nhu cầu năng lượng của trẻ cao hơn, nguồn dự trữ sắt từ lúc mới sinh bắt đầu cạn kiệt. Bé cần bổ sung thêm thực phẩm ăn dặm để bổ sung năng lượng cũng như nguồn sắt cần thiết. 

  •  7-8 tháng bé mới ăn dặm, bé có nguy cơ thiếu sắt. 
  • Cùng với đó, bé không được tập, cũng như rèn luyện kỹ năng nuốt, nhai thức ăn. Sự phối hợp giữa các cơ, hàm, lưỡi của trẻ chưa nhuần nhuyễn, dẫn đến việc trẻ khó nuốt, không biết xử lý thức ăn thô, nên sợ hãi việc ăn. Theo các số liệu thống kê thì có đến 35% số trẻ được cha mẹ cho ăn dặm muộn đều trở nên biếng ăn, lười ăn. 100%  số trẻ này đều gặp các vấn đề về nhai như không thể nghiền nát thức ăn, không thể ăn đồ ăn thô như trẻ khác và dĩ nhiên hệ tiêu hóa của trẻ cũng kém hơn.
  • Việc cho trẻ ăn dặm muộn sẽ khiến trẻ bị rối loạn cấu trúc thức ăn, dẫn đến việc trẻ sợ hãi khi ăn, chán ăn, biếng ăn, lâu ngày dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, chậm lớn.

4 nhóm thực phẩm cần phải có khi cho bé ăn dặm

Ngoài việc khi nào nên cho trẻ ăn dặm, mẹ cần quan tâm đến nguyên tắc ăn dặm cho trẻ. Cho trẻ ăn dặm phải tuân thủ nguyên tắc ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều.

Bé tăng cân chậm có nên cho an dặm sớm
Khi nào nên cho trẻ ăn dặm

Nhóm tinh bột:

Cung cấp năng lượng cho cơ thể, tham gia vào thành phần cấu tạo nên tế bào. Chiếm 50%-60% tổng nhu cầu năng lượng trong ngày của trẻ. Mẹ nên chọn loại gạo không dính để nấu cho trẻ. Tuyệt đối không  cho trẻ ăn gạo nếp bởi gạo nếp dẻo bé nuốt rất khó. Ngoài ra mẹ có thể lựa chọn bột ngô.

Nhóm chất đạm:

Thực phẩm giàu đạm thường gặp trong bữa ăn hàng ngày được chia thành 2 nhóm nhỏ là đạm có nguồn gốc động vật (đạm cung cấp từ thịt, cá, tôm…) và đạm có nguồn gốc thực vật (đạm cung cấp từ các loại đậu, đỗ, lạc)…

1 tuần mẹ nên cho trẻ ăn 2-3 bữa đạm thực vật.

Nhóm chất béo:

Chất béo có nguổn gốc động vật: mỡ heo, mỡ bò, mỡ dê….Chất béo có nguồn gốc thực vật: dầu mè, dầu nành, dầu hướng dương. Cung cấp đủ sẽ giúp cho trẻ phát triển trí não tốt, chất béo là dung môi giúp cơ thể hấp thu tốt các vitamin A, D, E, K.

Mẹ nên thay đổi cho trẻ ăn 1 bữa dầu ăn hoặc 1 bữa mỡ động vật.

Nhóm cung cấp vitamin và khoáng chất:

Rau, củ, quả, trái cây là nguồn thực phẩm cung cấp các vitamin, chất xơ, nước và một số khoáng chất cho cơ thể bé yêu. Trong đó nên ưu tiên cho con bổ sung bằng các loại rau lá.

Chia sẻ ở trên đã giúp mẹ trả lời câu hỏi có nên cho trẻ ăn dặm sớm. Mong rằng đây sẽ là những kiến thức bổ ích dành cho các mẹ nuôi con khoa học.

Nguồn: Tổng hợp

Xem thêm: Bé 9 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu đạt chuẩn WHO

Làm thế nào để tăng cường sức đề kháng cho bé khi đi nhà trẻ?

Bé tăng cân chậm có nên cho an dặm sớm