Bảo vệ an ninh văn hóa tư tưởng là gì năm 2024

Những thành tựu đạt được trên lĩnh vực văn hoá rất đáng tự hào. Song, cần khách quan, thẳng thắn nhìn nhận vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế, yếu kém. Ðây là một trong những nguyên nhân làm suy yếu sức mạnh của Ðảng; là cơ hội để các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng.

Bảo vệ an ninh văn hóa tư tưởng là gì năm 2024

Tranh: LÝ KIỀU LOAN

Tồn tại hạn chế và thách thức

Ðiều đáng quan tâm nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và trong xã hội có chiều hướng gia tăng. Ðời sống văn hoá tinh thần còn nghèo nàn, đơn điệu; khoảng cách thụ hưởng văn hoá giữa các vùng, miền, nhất là vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo... chưa được rút ngắn.

Môi trường văn hoá còn tồn tại các yếu tố chưa lành mạnh, đi ngược lại thuần phong mỹ tục; một số hoạt động văn hoá, tín ngưỡng bị thương mại hoá; các giá trị truyền thống văn hoá gia đình chưa được bảo tồn, phát huy.

Môi trường văn hoá trong Ðảng, trong hệ thống bộ máy chính quyền, đoàn thể các cấp từng lúc, từng nơi chưa được trong lành. Chưa phát huy nguyên tắc tập trung dân chủ; thực hiện tự phê bình và phê bình chưa tốt, chưa nghiêm, chưa đúng nguyên tắc của Ðảng; hoặc lợi dụng dân chủ, lợi dụng tự phê bình và phê bình để thực hiện ý đồ riêng; nạn tham nhũng, tiêu cực, lãng phí còn diễn ra; tổ chức việc cưới, việc tang, mừng nhà mới, liên hoan khi được đề bạt, bổ nhiệm... vì động cơ trục lợi của cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ cấp cao gây bất bình, phẫn nộ trong Nhân dân.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hoá chưa được quan tâm đúng mức, còn lúng túng, chậm trễ, chưa theo kịp sự phát triển và hội nhập. Các loại hình hoạt động văn học, nghệ thuật, điện ảnh, báo chí, mỹ thuật... chưa đáp ứng mong đợi của Ðảng, Nhà nước và Nhân dân.

Ðặc biệt, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hoá những năm qua ngày càng phức tạp, tinh vi, nhiều thủ đoạn, phương pháp. Chúng xuyên tạc, bôi nhọ, đả kích bản sắc văn hoá dân tộc, nhất là truyền thống văn hoá, lịch sử, cách mạng - những giá trị văn hoá tinh thần của chế độ ta. Ðồng thời, chúng tăng cường truyền bá văn hoá, lối sống tư sản phương Tây vào nước ta, đó là lối sống thực dụng, vụ lợi cá nhân, sùng bái đồng tiền, truỵ lạc, phi nhân tính...

Những giải pháp căn cơ

Ðể không ngừng phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cần chú trọng đến những giải pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng; sự quản lý, điều hành của Nhà nước trên lĩnh vực văn hoá. Phải quán triệt nghiêm túc quan điểm “Văn hoá phải đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Ðại hội XIII của Ðảng vừa qua đã xác định: “Phát triển kinh tế là trung tâm; xây dựng Ðảng là then chốt; phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên”. Ðây là quan điểm chỉ đạo cơ bản, toàn diện, đồng bộ của Ðảng ta.

Phải thực hiện song song 2 mục tiêu: "xây" và "chống" trên lĩnh vực văn hoá. Ðối với "xây", chúng ta khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; ý chí tự lực, tự cường; tinh thần đoàn kết; khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Ðối với "chống", tăng cường ý thức cảnh giác, kiên quyết, kiên trì đấu tranh, ngăn chặn âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hoá từ bên ngoài; đặc biệt, chống sự xuống cấp văn hoá từ nội tại của chúng ta.

Thứ hai, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trong đó đặc biệt quan tâm công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hoá xứng tầm với nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.

Tăng cường giáo dục thẩm mỹ, gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng xã hội cho các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên. Ðây là “hệ miễn dịch”, “tấm lá chắn” để mọi người dân Việt Nam không bị các thế lực thù địch lôi kéo, mua chuộc, lợi dụng để chống phá Ðảng, Nhà nước và chế độ ta.

Thứ ba, phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hoá, môi trường văn hoá, đời sống văn hoá. Quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của các vùng, miền. Xử lý hài hoà giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá các dân tộc với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững ở các địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nhất là quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam ra thế giới.

Thứ tư, tăng cường xây dựng văn hoá trong chính trị và kinh tế, coi trọng xây dựng văn hoá trong Ðảng, trong bộ máy Nhà nước. Ðẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện nghiêm các quy định về nêu gương đối với cán bộ, đảng viên, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu trong hệ thống chính trị. Chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các biểu hiện suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”.

Quan tâm phát triển văn hoá trong lĩnh vực kinh tế, xây dựng văn hoá doanh nghiệp, văn hoá thị trường, cổ vũ tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo, làm giàu chính đáng cho đất nước và có trách nhiệm đóng góp cho cộng đồng, xã hội.

Thứ năm, phát huy vai trò chủ thể sáng tạo và thụ hưởng văn hoá là Nhân dân. Theo đó, đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”... Xây dựng các chuẩn mực ứng xử, cơ chế phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội để giáo dục và bảo vệ thanh thiếu nhi. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng nếp sống văn hoá tiến bộ, văn minh.

Thứ sáu, chú trọng xây dựng văn hoá ứng xử lành mạnh trong xã hội, cộng đồng, nhất là phát huy những giá trị tích cực về thuần phong mỹ tục của gia đình Việt Nam và xã hội Việt Nam. Ðồng thời, chấn chỉnh kịp thời việc lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện mê tín dị đoan, gây mất an ninh trật tự. Ðấu tranh loại trừ các loại sản phẩm văn hoá độc hại.

Thứ bảy, xây dựng môi trường văn hoá số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số; làm cho văn hoá thích nghi, điều tiết sự phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0./.

Thế nào là an ninh văn hóa tư tưởng?

An ninh tư tưởng văn hóa là sự ổn định và phát triển của tư tưởng văn hoá đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, trên nền tảng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. - Tư tưởng là quan điểm, ý nghĩ chung của con người đối với hiện thực khách quan.

Bảo vệ an ninh nghĩa là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật An ninh Quốc gia 2004, việc bảo vệ an ninh quốc gia được định nghĩa là hoạt động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

An ninh dân tộc là gì?

+ Bảo vệ an ninh dân tộc: là bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc, đảm bảo cho tất cả các thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam cùng phát triển theo đúng Hiến pháp, pháp luật của nhà nước, ngăn ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hoạt động lợi dụng dân tộc ít người để gây kích động gây chia rẽ giữa các ...

An ninh kinh tế là gì?

An ninh kinh tế là sự ổn định, phát triển đúng định hướng và vững mạnh của nền kinh tế đất nước. Nó là một bộ phận của an ninh quốc gia, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước.