Bao nhiêu tuổi thì vào Hội người cao tuổi

Ông Ngô Trọng Vịnh, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam trả lời như sau:

Theo Văn bản số 671/HD-HNCT ngày 9/9/2014 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam về việc Hướng dẫn Đại hội Hội Người cao tuổi cơ sở tiến tới Đại hội V Hội Người cao tuổi Việt Nam nêu rõ, tiêu chuẩn Ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra là hội viên Hội Người cao tuổi, đại diện cho các Chi hội Người cao tuổi và đại diện tổ chức, đơn vị liên quan đến công tác Người cao tuổi, được hiệp thương giới thiệu tham gia; có uy tín, có tâm huyết, có sức khỏe, có kinh nghiệm, có năng lực, có điều kiện tham gia công tác Hội.

Về Chủ tịch Hội Người cao tuổi cơ sở: Độ tuổi, tuổi đời từ 55 đến 70 [trường hợp đặc biệt cũng không quá 75 tuổi] do Hội Người cao tuổi cơ sở xem xét cụ thể báo cáo cấp ủy, UBND và Hội Người cao tuổi [Ban Đại diện Hội Người cao tuổi] cấp trên xin ý kiến chỉ đạo.

Tùy theo tình hình của địa phương, Hội Người cao tuổi cơ sở giới thiệu nhân sự cụ thể, phù hợp. Nếu thuận lợi, nên giới thiệu để bầu các vị nguyên là cán bộ chủ chốt của Đảng ủy, UBND, MTTQ và đoàn thể cơ sở... mới nghỉ hưu, có kinh nghiệm công tác xã hội và hiểu biết về công tác người cao tuổi.

Trường hợp bà Thùy hỏi không phải là Chủ tịch Hội Người cao tuổi cơ sở, không thuộc đối tượng hướng dẫn theo Văn bản số 671/HD/HNCT.

Do đó, tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương, Hội Người cao tuổi cơ sở giới thiệu nhân sự cụ thể, phù hợp và báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Hội Người cao tuổi cấp trên. 

Chinhphu.vn


Nhiều đại biểu đồng ý với Dự thảo quy định công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên là người cao tuổi, không phân biệt nam nữ. Đại biểu Trần Tiến Cảnh [Hà Nam] cho rằng, với tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 72 tuổi thì quy định NCT từ 60 tuổi trở lên đối với cả nam và nữ là hợp lý.

Đại biểu Lê Việt Trường [An Giang] phát biểu “Ở đây ta không nên phân biệt giữa nam và nữ, vì độ tuổi này không phải phân biệt theo tuổi lao động mà đây là độ tuổi về tuổi thọ, hay nói khác tức là tiếp cận từ góc độ những biến đổi về tâm sinh lý của con người ta theo thời gian. Vì thế cho nên tôi nghĩ 60 tuổi là phù hợp. Lý thứ hai, chúng tôi có cảm giác một số ý kiến cho rằng muốn cao hơn, tôi thấy như thế chúng ta không công bằng, chúng ta dường như đang nhìn vào đối tượng là cán bộ công chức Nhà nước”.

Đại biểu Danh Út [Kiên Giang] cũng cho rằng dự thảo quy định tuổi như vậy là phù hợp, không cao và không thấp, ông đề nghị rằng ”Tuổi người cao tuổi không nên đồng nhất với tuổi nghỉ hưu và không nên phân biệt tuổi già của nam và của nữ”  

Bà Trần Thị Quốc Khánh [Hà Nội] cũng tán thành với việc xác định người cao tuổi là công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên. Nhưngbà đề nghị Quốc hội cho ý kiến để sửa đổi bổ sung Bộ luật lao động, Luật cán bộ, công chức đối với quy định độ tuổi nghỉ hưu của nữ cán bộ công chức, viên chức, công nhân lao động khác để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật. Đồng thời tránh để khoảng trống đối với phụ nữ phải 5 năm sau tuổi nghỉ hưu mới được coi là người cao tuổi.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị vẫn nên quy định theo hướng tuổi phụ nữ nên thấp hơn nam giới 5 tuổi. Đưa ra ý kiến này, đại biểu Nguyễn Thanh Thuỵ  [Bình Định] lý giải: “Phụ nữ hiện nay về hưu sớm hơn nam giới là 5 tuổi và ở độ tuổi là 55, nhiều phụ nữ vẫn phải gánh vác trách nhiệm đóng góp phần lớn kinh tế cho gia đình, chăm lo cho con học hành, trang trải cuộc sống hằng ngày cũng như đau ốm. Họ rất cần được hưởng những chính sách ưu đãi để thưc hiện tốt hơn vai trò của mình. Nếu quy định công nhận là người cao tuổi cho cả nam và nữ là như nhau, như vậy là không công bằng... ”.

Đồng tình với ý kiến này, đại biểu Đào Trọng Thi cho rằng, theo dự thảo thì Luật NCT đã loại phụ nữ từ 55 đến 60 tuổi không được hưởng chế độ, chính sách của người cao tuổi. Mặc dù ở tuổi này chị em có thể còn tham gia hoạt động ở Hội phụ nữ, nhưng họ vẫn chịu thiệt thòi so với những mức ưu tiên cho NCT. Đó là các chính sách về miễn, giảm, hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khoẻ... Đại biểu Đào Trọng Thi cũng khẳng định rằng tuổi xác định là NCT là thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước với bình đẳng giới. Ồng nói: “Bình đẳng giới có phải là bình đẳng một cách cơ học hay không? Hay bình đẳng giới tức là đã phải thừa nhận chúng ta thấy người phụ nữ có nhiều thiệt thòi trong cuộc sống và chúng ta có trách nhiệm phải bù đắp cho người ta một ưu đãi nhất định để giảm bớt đi sự bất công của họ trong cuộc sống. Vì vậy, riêng luật này tôi đề nghị các đồng chí nên cho người phụ nữ được hưởng ngay từ 55 tuổi, vì đây là ưu đãi, không có nghĩa vụ gì cả, tôi thấy đây gần như không có nghĩa vụ, chỉ có quyền lợi thôi, tại sao mình lại loại người phụ nữ ra? Tại sao Luật quy định phụ nữ 55 về hưu trong khi hưởng chính sách cho người cao tuổi thì bình đẳng phải 60 tuổi mới cùng hưởng. Tôi đề nghị riêng vấn đề này có lẽ ta nên có cách tiếp cận khác về bình đẳng giới theo tinh thần sự chênh lệch tuổi ấy chính là ta tính đến hoàn cảnh người phụ nữ, tính đến đặc thù của chức năng của người phụ nữ và cho họ được hưởng trước 5 tuổi”.

Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cho rằng nên hạ độ tuổi được hưởng trợ cấp hàng tháng và thêm các đối tượng được hưởng bảo trợ xã hội. Đại biểu Nguyễn Thị Nga [Hải Dương] cho rằng, tuy dự thảo Luật đã có quy định các đối tượng được hưởng bảo trợ xã hội, nhưng vẫn còn bỏ sót nhiều đối đối tượng như người cao tuổi nghèo hoặc cô đơn phải nuôi cháu mồ côi nhiễm HIV hoặc chất độc màu da cam. Đại biểu này cũng đề nghị giảm độ tuổi các cụ được hưởng trợ cấp từ 85 tuổi xuống còn 80 tuổi, vì so với các nước cùng trình độ phát triển trong khu vực thì độ tuổi này vẫn còn cao. Bà nói “Người cao tuổi nước ta chủ yếu sống ở nông thôn với tỷ lệ 72,9% phần lớn là những người lao động vất vả, đời sống còn khó khăn, thu nhập còn thấp nên sống được tới 80 tuổi đã là rất quí rồi. Việc giảm tuổi được hưởng trợ cấp của người cao tuổi xuống 80 tuổi còn thể hiện tính nhân văn ưu việt của chế độ xã hội ta”

Đồng tình với quan điểm này, đạii biểu Nguyễn Văn Hợp  [Hải Dương] cũng đề nghị, Nhà nước trợ cấp hàng tháng cho người cao tuổi từ 80 tuổi trở thay vì 85 tuổi như hiện nay và dự thảo luật. “Mốc tuổi 80 theo phong tục, tập quán nước ta là một mốc tuổi rất đặc biệt, tuổi thượng thọ, tuổi vàng. Gia đình, dòng họ, con cháu, làng xóm đều coi đó là một phước trời ban. Vì thế ở độ tuổi này Nhà nước nên trợ cấp hàng tháng, số tiền trợ cấp không nhiều, đối với một số ít các cụ hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì số tiền ấy là cần thiết, góp phần chăm lo đời sống của các cụ. Đối với đa số các cụ, số tiền trợ cấp ấy có giá trị tinh thần còn cao hơn gấp nhiều lần giá trị vật chất, các cụ coi đó là lương, là lộc, là sự trân trọng, là sự biết ơn của xã hội đối với các bậc cao niên thượng thọ”, ông Hợp bày tỏ quan điểm.

Đại biểu Danh Út [Kiên Giang] thì đề nghị hạ độ tuổi chung để được hưởng chính sách bảo trợ xã hội theo hướng: 80 tuổi đối với nam và 75 tuổi đối với nữ, thay vì 85 tuổi như quy định hiện tại. Về chính sách bảo trợ đối với người cao tuổi, đại biểu Danh Út cũng đề nghị bổ sung thêm 2 đối tượng: người cao tuổi phải nuôi dưỡng trẻ chưa thành niên mà không còn cha mẹ do chết vì bệnh HIV; người cao tuổi sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được nhà nước và xã hội giúp đỡ.

Ngoài đề nghị hạ độ tuổi được hưởng trợ cấp hàng tháng xuống 80 tuổi, đại biểu Bùi Thị Lệ Phi [TP Cần Thơ] còn đề nghị nâng mức trợ cấp từ 120.000đ một người/tháng lên tối thiểu là 200.000đ một người/tháng.

Điều 2 Luật Người cao tuổi khẳng định:

Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.

Căn cứ quy định này, người cao tuổi là người đáp ứng đồng thời hai điều kiện sau đây:

- Là công dân Việt Nam;

- Từ đủ 60 tuổi trở lên.

Hiện nay, có rất nhiều người nhầm lẫn hai khái niệm người cao tuổi và người già.

Khái niệm người già chỉ là cách thông thường mọi người gọi một người đã nhiều tuổi. Đồng thời, đây cũng là khái niệm được đề cập đến tại Bộ Luật hình sự năm 2015. Tuy nhiên, sau khi Bộ luật này được sửa đổi năm 2017 đã thay thế “người già” thành “người đủ 70 tuổi trở lên”.

Căn cứ phân tích nêu trên, có thể thấy, hai khái niệm này là hoàn toàn khác nhau.

Xem thêm…


Người cao tuổi được tăng mức trợ cấp xã hội từ 01/7/2021?

Căn cứ khoản 5 Điều 5 và khoản 1 Điều 6 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, người cao tuổi là một trong các đối tượng được trợ cấp hàng tháng nếu đáp ứng điều kiện sau đây:

STT

Đối tượng

Mức hỗ trợ

[đồng/tháng]

1

- Hộ nghèo.

- Không có người phụng dưỡng hoặc có nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

1.1

Từ đủ 60 - 80 tuổi

540.000

1.2

Từ đủ 80 tuổi trở lên

720.000

2

- Từ đủ 75 - 80 tuổi.

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo.

- Không thuộc trường hợp [1.1].

- Sống ở xã đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đặc biệt khó khăn.

360.000

3

- Từ đủ 80 tuổi trở lên.

- Không thuộc trường hợp [1.2].

- Không có lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng.

360.000

4

- Hộ nghèo.

- Không có người phụng dưỡng.

- Không có điều kiện sống ở cộng đồng.

- Đủ điều kiện được tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi, chăm sóc tại cộng đồng.

1.080.000

Xem thêm…

Người cao tuổi có được cấp thẻ BHYT miễn phí?

Theo khoản 8 Điều 3 146/2018/NĐ-CP, người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng được ngân sách Nhà nước đóng bảo hiểm y tế [BHYT]. Điều này đồng nghĩa, các đối tượng này được cấp thẻ BHYT miễn phí.

Đây cũng là quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 20/2021/NĐ-CP. Theo đó, các đối tượng người cao tuổi đáp ứng điều kiện đã nêu ở trên [thuộc đối tượng bảo trợ xã hội] sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí.

Lưu ý: Nếu người cao tuổi thuộc diện được cấp nhiều loại thẻ BHYT thì chỉ được cấp một thẻ BHYT có quyền lợi cao nhất.

Xem thêm: Ai được cấp thẻ BHYT miễn phí?


Chính sách dành cho người cao tuổi gồm những gì? [Ảnh minh họa]


Người từ đủ 80 tuổi trở lên được ưu tiên khám, chữa bệnh?

Đây là nội dung nêu tại khoản 1 Điều 12 Luật Người cao tuổi. Cụ thể:

- Người từ đủ 80 tuổi trở lên được ưu tiên khám trước người bệnh khác trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, người khuyết tật nặng;

- Được bố trí giường nằm phù hợp khi điều trị nội trú.

Đặc biệt: Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân khám, chữa bệnh miễn phí cho người cao tuổi.

Người cao tuổi được giảm giá vé, giá dịch vụ nào?

Người cao tuổi là một trong các đối tượng ưu tiên được giảm giá vé, giá dịch vụ. Tùy vào từng loại dịch vụ mà đối tượng này được giảm theo tỷ lệ nêu tại Điều 5 Nghị định 06/2011/NĐ-CP:

- Giảm ít nhất 15%: Khi đi tàu thủy, tàu hỏa, máy bay.

- Giảm ít nhất 20%: Khi thăm quan di tích văn hóa, lịch sử, bảo tàng, danh lam thắng cảnh; tập luyện thể dục, thể thao tại các cơ sở thể dục, thể thao có bán vé hoặc thu phí dịch vụ.

Để được hưởng ưu tiên này, người cao tuổi phải xuất trình Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác để chứng minh mình là người cao tuổi.

Người cao tuổi vẫn làm việc thì được hưởng quyền lợi gì?

Sau khi hết tuổi lao động, mọi người thường sẽ chọn nghỉ hưu để tận hưởng tuổi già. Tuy nhiên, không ít trường hợp lựa chọn tiếp tục làm việc.

Khi đó, người lao động cao tuổi được quyền các quyền lợi nêu tại Điều 148, 149 Bộ luật Lao động năm 2019 như:

- Được thỏa thuận với người sử dụng lao động rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian;

- Có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn;

- Được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác nếu đang hưởng lương hưu mà tiếp tục làm việc theo hợp dồng lao động mới ngoài chế độ hưu trí;

- Không phải làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động cao tuổi trừ trường hợp bảo đảm điều kiện làm việc an toàn.

- Được quan tâm chắc sóc sức khỏe tại nơi làm việc.

Người cao tuổi được hưởng nhiều chính sách ưu tiên [Ảnh minh họa]


Bao nhiêu tuổi được chúc thọ và tặng quà?

Ngoài những chính sách ưu đãi nêu trên, người cao tuổi còn được chúc thọ và tặng quà trong một số dịp đặc biệt theo quy định tại Điều 21 Luật Người cao tuổi:

- Người thọ 100 tuổi: Được Chủ tịch nước chúc thọ và tặng quà gồm 5 mét vải lụa và 700.000 đồng tiền mặt.

- Người thọ 90 tuổi: Được Chủ tịch tỉnh chúc thọ và tặng quà gồm hiện vật trị giá 150.000 đồng và 500.000 đồng tiền mặt.

Mức chi này là mức tối thiểu và được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư số 96/2018/TT-BTC. Ngoài ra, người thọ 70, 75, 80, 85, 95 tuổi và trên 100 tuổi còn được Chủ tịch tỉnh tặng quà, chúc thọ căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Khi chết, thân nhân người cao tuổi được hỗ trợ mai táng phí?

Không chỉ được hỗ trợ khi còn sống mà khi chết, một số đối tượng người cao tuổi còn được tổ chức tang lễ và hỗ trợ mai táng phí khi chết.

Cụ thể, người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác được hỗ trợ chi phí mai táng. Mức chi phí tối thiểu bằng 20 làn mức chuẩn.

Từ ngày 01/7/2021, mức chuẩn đang được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 20 là 360.000 đồng/tháng. Do đó, chi phí mai táng được hỗ trợ ít nhất là 7,2 triệu đồng.

Để được hỗ trợ chi phí mai táng, người tổ chức mai táng chuẩn bị hồ sơ gồm:

- Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng;

- Bản sao giấy chứng tử;

- Bản sao quyết định hoặc danh sách thôi hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp khác.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chủ tịch xã sẽ có văn bản đề nghị kèm hồ sơ nêu trên gửi đến Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội.

Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, Phòng này sẽ xem xét, trình Chủ tịch huyện quyết định hỗ trợ chi phí mai táng theo quy định. 

Trên đây là toàn bộ chính sách với người cao tuổi. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Thủ tục cấp lại khai sinh cho người cao tuổi

Video liên quan

Chủ Đề