Trễ kinh bao lâu là có bầu

  1. Trang chủ
  2. Góc sức khỏe
  3. Mẹ & bé
  4. Mang thai

Thứ Năm ngày 30/06/2022

  • Chăm sóc da mặt khi mang thai và những điều mẹ cần tránh
  • 10 nguyên nhân làm giảm tinh trùng nam giới nên tránh
  • 4 cách tránh sảy thai mẹ bầu nào cũng nhất định phải biết

Có lẽ có thai luôn là niềm hạnh phúc to lớn và khó diễn tả đối với tất cả những người mẹ trong mọi hoàn cảnh. Mong muốn được nghe tiếng tim, hơi thở, ngắm nhìn hình hài con là những điều mà bất kể người mẹ nào cũng luôn háo hức. Chính vì thế, trễ kinh bao lâu thì có tim thai chắc hẳn là điều các mẹ bầu luôn băn khoăn và mong ngóng.

Niềm vui dành cho tình yêu bé bỏng của mỗi người mẹ giản đơn nhưng lại rất quý giá. Sự quan tâm, lắng lo của người mẹ luôn gần gũi và dịu dàng. Dấu hiệu có tim thai cho thấy em bé đang phát triển hoàn toàn khỏe mạnh. Để giải đáp thắc mắc trễ kinh bao lâu thì có tim thai, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu bài viết qua dưới đây nhé!

Quá trình thụ thai kéo dài lâu không?

Mang thai là nguyên nhân khá phổ biến của hiện tượng chậm kinh ở phụ nữ. Thông thường, sau khi trứng đã gặp được tinh trùng, lớp niêm mạc bên trong tử cung sẽ dẫn dày lên để chuẩn bị cho trứng thụ tinh vào làm tổ. Khoảng thời gian này kéo dài từ 6 - 9 ngày.

Cùng với đó, quá trình làm hoàn thành tổ sẽ mất 7 - 10 ngày. Tuy nhiên, thời gian ngắn hay dài còn tùy thuộc vào thể trạng mỗi phụ nữ khác nhau là khác nhau, có thể ngắn hơn là 9 ngày hay chậm hơn khoảng 12 - 15 ngày.

Sau khi nam giới xuất tinh vào âm đạo nữ giới, tinh trùng của nam giới sẽ bơi vào cơ thể nữ giới. Tại đây tinh trùng gặp nhiều sự hấp dẫn sinh học tự nhiên của cơ thể mới sẽ tạo cơ hội cho chúng có khả năng kích thích bơi nhanh đi tìm mục tiêu tại sâu âm đạo.

Vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, khoảng ngày thứ 12 hoặc 16 của chu kỳ,  trứng sau khi đạt kích thước phù hợp sẽ chín và được phóng thích khỏi buồng trứng. Trứng sẽ đợi một tinh trùng khỏe mạnh nhất trong khoảng 150 triệu con và nó sẽ hợp nhất với tinh trùng để tạo ra một cá thể sống mới.

Các tinh binh cạnh tranh nhau để gặp trứng

Nam giới giải phóng từ 40 - 300 triệu tinh trùng. Tuy nhiên, tinh trùng trải qua một cuộc cạnh tranh rất gay cấn để thâm nhập vào trứng bởi chỉ duy nhất một tinh trùng vượt qua các cửa ải để gặp trứng. Ngay sau khi tinh trùng đầu tiên về “vạch đích” gặp gỡ được trứng, nó sẽ xuyên thủng lớp vỏ trứng với mục tiêu kết hợp với noãn từ đó độc chiếm trứng.

Trứng tồn tại 24h sau khi rụng, tại lúc này sẽ diễn ra quá trình thụ thai, cùng với đó, các thông tin di truyền từ trứng và tinh trùng sẽ tạo ra tế bào mới, sau đó sẽ phân chia nhanh chóng, quá trình thụ thai sẽ diễn ra khoảng 12 - 15 ngày.

Thai vào tử cung sẽ có dấu hiệu khác thường nào?

Sự thay đổi của cơ thể là khá nhỏ khi thai đã vào tử cung do lúc này bé còn rất rất nhỏ. Tuy nhiên, không hoàn toàn không cả nhận được một số thay đổi có thể gặp phải như:

  • Thân nhiệt tăng nhẹ: Không phải vì nguyên nhân do sốt. Đó là do thai nhi bám vào tử cung sẽ lấy đi chất oxy và chất dinh dưỡng từ máu của mẹ. Điều đó làm cho huyết áp của mẹ tăng và thân nhiệt cũng cao hơn người bình thường do sự di chuyển với tốc độ nhanh để cung cấp cho thai nhi.

  • Mệt mỏi: Để nuôi thai nhi, trong thời gian này cơ thể người mẹ luôn phải tạo ra máu để nuôi dưỡng cho bé. Đồng thời là sự gia tăng nồng độ progesterone, estrogen và lượng hormone hCG khiến cho cơ thể mẹ luôn trong trạng thái mệt mỏi, hay buồn ngủ và khó chịu.

  • Ra máu âm đạo: Máu từ âm đạo chảy ra khi mang thai rơi vào khoảng 6 - 12 ngày sau khi thụ thai. Xuất hiện tình trạng này là do niêm mạc tử cung lúc này dày và giàu dinh dưỡng để nuôi bào thai. Điều này thường thấy ở thời gian đầu của phụ nữ mang thai, không gây nguy hiểm và không cần điều trị.

  • Thay đổi kích thước ngực: Thời điểm trễ kinh kéo dài từ 7 ngày trở lên thì phần lớn thai đã đi vào tử cung. Nếu đồng thời, chị em phụ nữ gặp tình trạng ngực căng, đau và hơi tức càng là dấu hiệu báo thai đã vào tử cung. Bạn tránh nhầm lẫn dấu hiệu này có thể gặp khi ngày rụng trứng đến.

Thân nhiệt cao hơn người bình thường ở phụ nữ có thai

Tim thai xuất hiện như thế nào?

Trứng và tinh trùng sau khi thụ tinh sẽ di chuyển vào tử cung. Theo các chuyên gia, từ ngày thụ thai cho đến ngày thứ 16, phôi thai bắt đầu hình thành thêm 2 mạch máu tạo ống dẫn đến tim. Đây là bước đệm cho phôi thai phát triển mạnh mẽ hơn mặc dù tim thai chưa đủ hoàn thiện để co bóp lúc này.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của tim thai còn phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt cũng như sự phát triển của phôi thai. Trong giai đoạn này, trái tim phát triển từ hình dạng ống đơn giản sau đó xoắn và phân chia, bước cuối cùng là hình thành 4 buồng tim và van tim với vai trò mở và đóng máu để cung cấp máu từ tim đến khắp cơ thể bé.

Từ tuần thứ 20 trở đi, nhịp đập của tim thai đã trở nên rõ ràng và lúc này chỉ cần dùng tai nghe bình thường đã có thể nghe thấy được. Nhịp đập của tim thai càng to và dễ dàng nghe chứng tỏ thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Nghe nhịp đập của tim thai rõ ràng từ tuần thứ 20

Trễ kinh bao lâu thì có tim thai?

Thời điểm thụ thai vào đúng thời kỳ rụng trứng. Tức khoảng thời gian rụng trứng là giữa chu kỳ kinh nguyệt, trước kỳ kinh từ 14 - 15 ngày. Tiếp theo, thai vào tử cung sẽ kéo dài từ 9 - 12 ngày. Thai hoàn thành quá trình cấy thai vào tử cung, lúc này nếu chị em sử dụng que thử sẽ cho ra kết quả có thai.

Trễ kinh bao lâu thì có tim thai?

Trễ kinh bao lâu thì có tim thai? Câu hỏi này đã có lời giải đáp, khoảng từ 14 - 20 ngày trễ kinh sẽ có tim thai. Tuy nhiên, khoảng thời gian tính thời điểm rụng trứng, đậu thai và phôi thai có tim thai ở mỗi chị em khác nhau là khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm cơ thể từng người, tốt nhất để xác định tim thai, chị em nên đi kiểm tra thăm khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán cụ thể.

Cha mẹ là người chịu trách nhiệm về sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì vậy, hình ảnh về sự hồi hộp, háo hức chờ đợi được nghe thấy tiếng tim con đập luôn mang ý nghĩa thiêng liêng. Trên đây là giải đáp về trễ kinh bao lâu thì có tim thai giúp các chị em có những quan tâm và phần nào giải tỏa lo lắng. Nhà Thuốc Long Châu hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có những kiến thức hữu ích từ đó có những kiến thức đúng đắn, tránh lầm tưởng khi mang bầu.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • trễ kinh
  • mang thai
  • sức khỏe sinh sản

Bài viết liên quan

Bài nổi bật

Chủ Đề