Tại sao không nên học sư phạm

Thí sinh, phụ huynh tìm hiểu ngành nghề, thông tin xét tuyển của các trường ĐH trong Ngày hội tư vấn xét tuyển ĐH, CĐ 2017 tại TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG

Đây chính là một biểu hiện về sự xuống cấp giá trị của ngành sư phạm và giống như hiện tượng ngành sư phạm những năm 1980 trước đây: “Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”.

Thực tế hiện nay học sinh học lực khá giỏi không mặn mà với ngành sư phạm vì nhiều lý do.

Học mà không được dạy, học để làm gì?

Trước hết, không thể nói do lương thấp mà không chọn. Vì ngành sư phạm hay bất cứ ngành nào ăn lương nhà nước thì mặt bằng lương hiện nay đều tương đương nhau.

Lý do cơ bản và quyết định chính để học sinh khá giỏi không chọn ngành sư phạm là sau khi ra trường khó xin việc làm, không có chỗ dạy.

Học sư phạm là để được dạy, song khi ra trường lại không được dạy, đây đúng là nỗi bất hạnh lớn. Và thực tế đáng buồn hiện nay là muốn được dạy dẫu là hợp đồng thì phải chạy vạy, xin xỏ hết cửa này đến cửa khác. Còn để được vào công chức thì còn khó hơn thế nữa. Cho nên học mà không được dạy thì học để làm gì? 

Lý do này là do đầu vào không cân xứng với đầu ra. Đó là đào tạo nhiều mà số lượng tuyển chọn quá ít. Vì quá ít nên ra trường thất nghiệp, vì thế học sinh khá giỏi không chọn vào ngành sư phạm là lẽ đương nhiên.

Học sinh bây giờ quá khó dạy

Lý do thứ hai không kém tầm quan trọng là học sinh bây giờ khó dạy. Khó dạy ở chỗ vì nhà trường bây giờ quá dân chủ, quá bình đẳng cho nên trò coi thường thầy, không tôn trọng thầy. Thầy nói, thầy dạy trò không nghe và còn có những hành vi vô lễ, mất dạy.

Học sinh chây lì, học cho có, không học, thậm chí vi phạm nội quy nhà trường, vi phạm đạo đức của học sinh rồi cuối cùng cũng lên lớp. Và chính bản thân những em học sinh khá giỏi, có lương tâm trách nhiệm với nghề nghiệp, khi ngồi trong ghế nhà trường đã thấy hiện tượng này rồi.

Thấy trò hỗn với thầy, thấy bạn không học, quậy phá, thầy nói không được, bảo không nghe mà còn có thái độ, hành vi vô phép, bạo lực, chưa kể những phụ huynh nghe một phía từ con rồi có những biểu hiện, thái độ không hay về thầy.

Chính các em cũng khổ tâm cùng thầy về những bạn học như thế nên các em đã có cái nhìn không tốt về nghề dạy thì làm gì say mê, "ham hố" chọn ngành sư phạm được. Vấn đề này bắt nguồn từ bệnh thành tích quá nặng nề đến mức trầm kha ở ngay mỗi trường học.

Khó kiếm sống chính đáng, hình ảnh người thầy bị méo mó 

Thứ ba là khi ra trường nếu được dạy thì muốn dạy thêm để cải thiện đời sống một cách chính đáng, bằng sức lao động của mình cũng gặp bao phiền toái, nhiêu khê từ phía nhà trường, cấp trên, chính quyền địa phương, kể cả xã hội. Vậy thì còn đâu hưng phấn để các em chọn nghề giáo?

Và còn một vấn đề nữa là hiện nay không ít người thầy dạy học chưa phải bằng cái tâm, cái tầm và lòng yêu nghề thật sự của mình mà chỉ coi việc dạy học như là một nghĩa vụ phải thực hiện nên dạy cho có, dạy cho qua làm học sinh chán nản.

Vả lại đây đó vẫn còn thầy cô vì quyền lợi của mình mà khi dạy o ép, làm khó học sinh nên hình ảnh người thầy bị méo mó trong giới trẻ học đường, nhất là những em học sinh khá giỏi, có tâm, có tài.

Vậy nên để học sinh khá, giỏi chọn ngành sư phạm, điều đầu tiên Nhà nước phải làm là có chỗ dạy khi các em ra trường. Ngành phải xóa ngay bệnh thành tích, phải dám dạy thật, học thật, thi thật.

Có học có lên lớp, không học phải ở lại lớp, cho nghỉ. Hãy mạnh dạn chuẩn hóa đội ngũ giáo viên hiện hành. Dạy được thì dạy, dạy lấy lệ thì cho nghỉ. Cạnh đó, cần xây dựng học đường trò ra trò, thầy ra thầy, nhất quyết không để dân chủ quá trớn, hiện tượng cá mè một lứa.

Nhà nước, xã hội cần phải thật sự coi trọng nghề dạy học. Có thế những học sinh ưu tú mới chọn nghề dạy học làm con đường lập nghiệp cho mình và có như vậy thế hệ trẻ mai sau của nước nhà mới tiến bộ được.

Có nên học ngành Sư phạm

Có nên học ngành sư phạm không? Lương của sinh viên sư phạm mới ra trường bao nhiêu? Học sư phạm có dễ xin việc làm không? Bằng sư phạm xin việc gì? Sinh viên sư phạm sau khi ra trường có thể làm công việc gì? và những câu hỏi tương tự như vậy là những câu hỏi xuất hiện liên tục trên các diễn đàn hướng nghiệp, tìm kiếm việc làm hiện nay. 

Tuy nhiên chưa có một câu trả lời thật sự chính xác, để giải đáp nỗi băn khoăn của các bạn học sinh hay các bậc phụ huynh trong mùa tuyển sinh, chuyển cấp đầy gay go này. Thấu hiểu được điều đó, Blog Nuôi dạy trẻ sẽ cung cấp cho quý vị cơ sở đúng đắn để giải đáp “Có nên học ngành sư phạm không”. 

Câu trả lời của đại đa số những người đã và đang làm việc lâu năm trong ngành sư phạm [giáo dục] là “Có”. Tại sao lại như vậy? Lý do gì mà khiến các bạn trẻ nên học ngành sư phạm? Điều đó được giải thích, cụ thể dưới đây.

Học sư phạm được miễn phí và có nhiều chính sách hỗ trợ

Lương của sinh viên sư phạm mới ra trường bao nhiêu tiền? câu trả lời chính xác nhất “có nên học ngành sư phạm không”

Sau khi hoàn thành việc học, tốt nghiệp ra trường, sinh viên ngành sư phạm có thể tham gia công tác tại hệ thống các trường công lập hoặc tư thục, quốc tế trên toàn quốc. Nếu làm việc tại các trường công lập thì mức lương của giáo viên được tính lương như các đối tượng viên chức khác. 

Theo nghị quyết số 122 và nghị quyết số 27 năm 2018, mức lương của giáo viên được áp dụng theo công thức tính: Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở. Trong đó mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng. 

Còn hệ số lương thì có nhiều mức cho từng hạng chức danh nghề nghiệp, các đối tượng giáo viên khác nhau. Còn đối với sinh viên sư phạm mới ra trường thì sẽ được áp dụng mức lương khởi điểm ở bậc số 1 của hạng tương ứng. Hệ số và bảng lương cụ thể như sau: Đây là mức lương của Giáo viên mầm non chưa tính các khoàn phụ cấp của Nhà trường.

STT Giáo viên Hệ số Mức lương [triệu đồng/ tháng] Căn cứ
1 Mầm non hạng II 2,34 3,4866 Thông tư liên tịch số 20/2015
2 Mầm non hạng III 2,1 3,129
3 Mầm non hạng IV 1,86 2,7714
4 Tiểu học hạng II 2,34 3,4866 Thông tư liên tịch số 21/2015
5 Tiểu học hạng III 2,1 3,129
6 Tiểu học hạng IV 1,86 2,7714
7 Trung học cơ sở hạng I 4,0 5,96 Thông tư liên tịch số 22/2015
8 Trung học cơ sở hạng II 2,34 3,4866
9 Trung học cơ sở hạng III 2,1 3,129
10 Trung học phổ thông hạng I 4,4 6,556 Thông tư liên tịch số 23/2015
11 Trung học phổ thông hạng II 4,0 5,96
12 Trung học phổ thông hạng III 2,34 3,4866
13 Giảng viên cao cấp hạng I 6,2 9,238 Thông tư 40/2020
14 Giảng viên chính hạng II 4,4 6,556
15 Giảng viên hạng III, trợ giảng hạng III 2,34 3,4866

Ngoài mức lương, giáo viên còn được hưởng phụ cấp từ 2-4 triệu đồng [tùy vào đơn vị công tác]. Như vậy, thu nhập hàng tháng của giáo viên mầm non mới ra trường dao động từ 5-8 triệu đồng/tháng, cũng ở mức khá so với thu nhập bình quân của cả nước.

Còn đối với hệ thống các trường tư thục, quốc tế [do các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, tư nhân quản lý] thì mức lương của giáo viên ở đây theo chế độ trong hợp đồng lao động, là sự thỏa thuận giữa giáo viên và đại diện nhà trường. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật thì mức lương đó không được thấp hơn 7% so với mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP. 

Như vậy, mức lương của sinh viên sư phạm mới ra trường làm việc tại các trường dân lập, tư thục tối thiểu như sau:

STT Địa bàn giảng dạy Mức lương tối thiểu
1 Vùng I 4.729.400 đồng/tháng
2 Vùng II 4.194.400 đồng/tháng
3 Vùng III 3.670.100 đồng/tháng
4 Vùng IV 3.284.900 đồng/tháng

Hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên hay quy định cụ thể về vùng I, II, III, IV được công bố thông tin rộng rãi trên các văn bản hành chính, quy định pháp luật của nhà nước. Chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng.

Giáo viên mầm non là nghề nghiệp cao quý và có tầm quan trọng đối với xã hội

Tương lai của ngành sư phạm 5 năm tới sẽ như thế nào?

Hiện nay nhu cầu nhân lực ngành sư phạm đang hết sức khan hiếm, cầu lớn hơn cung khá nhiều, tình trạng thiếu giáo viên diễn ra ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Theo dự báo nhu cầu giáo viên các ngành sư phạm nói chung, đặc biệt là ngành sư phạm mầm non, tiểu học nói riêng sẽ tăng mạnh trong vòng 5 năm tới. 

Vì bộ giáo dục và đào tạo đang lên kế hoạch và triển khai thực hiện đề án phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi. Đồng thời sẽ hoàn tất việc chuyển đổi các trường mầm non bán công trên toàn quốc sang môn hình trường công lập 100%; nên sẽ cần một số lượng giáo viên mầm non khổng lồ [bao gồm cả mầm non, tiểu học, trung học phổ thông, trung học cơ sở]. 

Mức lương và chế độ đãi ngộ giáo viên đang được Nhà nước, Bộ giáo dục và Đào tạo, chính quyền địa phương và các cấp cơ sở vô cùng quan tâm. Trong vòng 5  năm, tới tổng thu nhập của giáo viên sẽ được cải thiện và nâng cao đáng kể; đủ để đảm bảo cuộc sống của bản thân giáo viên và gia đình tại cả khu vực nông thôn và thành phố. Hệ thống giáo dục, môi trường làm việc trong tương lai chắc chắn sẽ được cải cách theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, hội nhập quốc tế.

Sinh viên sư phạm sau khi ra trường có thể làm việc gì?

Nói về cơ hội việc làm, thì sinh viên sư phạm có muôn vàn lựa chọn, chứ không bị bó hẹp như mọi người thường nghĩ. Học sư phạm có dễ xin việc làm không? Với nhu cầu tìm kiếm giáo viên, cán bộ giáo dục lớn và cấp bách như hiện nay; thì sinh viên sư phạm hoàn toàn dễ dàng xin được việc làm đúng chuyên ngành một cách nhanh chóng, thậm chí ngay sau khi vừa tốt nghiệp.

Bằng sư phạm có thể xin việc gì? Nhận được tấm bằng chuyên ngành sư phạm do các cơ sở giáo dục, trường đại học, cao đẳng cấp. Điều đó có nghĩa là sinh viên đã được trang bị đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau trong hệ thống cơ quan quản lý giáo dục từ trung ương đến địa phương như: Bộ giáo dục và Đào tạo, các sở giáo dục cấp tỉnh, thành phố, các phòng giáo dục quận, huyện tại mọi địa phương trên cả nước.

Ngoài ra sinh viên sư phạm có thể làm việc tại hệ thống các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông [ở tất cả các hệ công lập, dân lập, tư thục], cũng như các trường bổ túc văn hóa, giáo dục thường xuyên, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, cao đẳng, đại học, trung cấp trong cả nước.

Không những thế, hiện này còn có nhiều tổ chức phi chính phủ, trung tâm giáo dục trong và ngoài nước, các hiệp hội nhân đạo, câu lạc bộ liên quan đến giáo dục, chăm sóc trẻ em cũng thường xuyên tuyển dụng những người tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm. Bên cạnh đó có thể làm thêm một số công việc khác như gia sư dạy kèm , hỗ trợ cha mẹ chăm sóc trẻ,…

Những thông tin cần biết về ngành sư phạm hiện nay

Từ xưa tới nay, ngành giáo dục, sư phạm luôn là ngành mũi nhọn, chủ lực, trọng yếu của mỗi quốc gia bởi sư phạm là quá trình đào tạo, giáo dục, rèn luyện tri thức và nhân cách của mỗi con người. Những thầy cô giáo là người xây dựng những nền móng đầu tiên cho sự nhận thức, tính cách, suy nghĩ của trẻ nhỏ. 

Giáo viên mầm non có thu nhập bình quân cao và môi trường làm việc tốt

Ngành Sư phạm thi khối gì?

Các khối thi các ngành sư phạm là gì? Nắm vững được thông tin này, các bạn có ước mơ trở thành giáo viên, giảng viên, cán bộ giáo dục có thể lên kế hoạch học tập, luyện thi ngay từ bây giờ để thành công trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng sư phạm.

– Ngành sư phạm mầm non: Khối C [Văn, lịch sử, địa lý] và khối M [Toán, văn, năng khiếu]

– Ngành sư phạm tiểu học: Khối A [Toán, vật lý, hóa học]; khối C [Văn, Lịch sử, địa lý]; khối D [Toán, văn, tiếng anh]

– Ngành sư phạm toán: khối A [Toán, vật lý, hóa học] và khối A1 [Toán, vật lý, tiếng anh]

– Ngành sư phạm tiếng anh: khối D [Toán, văn, tiếng anh] hoặc khối A1 Toán, vật lý, tiếng anh]

Tầm quan trọng của ngành Sư phạm đối với sự phát triển xã hội

Giáo viên mầm non được đào tạo chuyên nghiệp về ngành sư phạm mầm non [hay còn gọi là Giáo dục mầm non] tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp sư phạm. Tương lai sẽ trở thành những người dạy dỗ, chăm sóc trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 1 đến 5. 

Mầm non cũng là cấp học đầu tiên và quan trọng nhất đối với mỗi người. Bởi lẽ, lứa tuổi mầm non bắt đầu hình thành nhận thức, suy nghĩ, tính cách; đồng thời phát triển thể chất, vận động. Giáo viên mầm non được ví như người mẹ thứ hai của trẻ, chăm sóc, lo lắng, dạy bảo cho trẻ từng chút một. Họ được đào tạo tổng hợp cả kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm việc, kinh nghiệm thực tế.,…

Giáo viên tiểu học là những người giảng dạy học sinh trong khoảng thời gian 5 năm từ lớp 6 đến lớp 10. Các thầy cô giáo cấp bậc tiểu học phải nắm vững nhiều bộ môn ở nhiều lĩnh vực như: văn học, toán, lịch sử, địa lý, thể dục, âm nhạc, mỹ thuật,… Ở cấp học này chưa có sự phân biệt chuyên môn quá lớn, một giáo viên có thể phải phụ trách công việc giảng dạy nhiều môn học khác nhau cùng một lúc. 

Sau cấp tiểu học là đến cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông hay còn được gọi với tên gọi khác là cấp 2, cấp 3. Đến đây, bắt đầu có sự chuyên môn hóa rõ ràng cho riêng từng môn học. Bên cạnh giảng dạy về mặt kiến thức chuyên môn, giáo viên còn là người hướng dẫn, định hướng nghề nghiệp tương lai, tư vấn tâm lý cho học sinh. Giáo viên trung học cơ sở phải tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên. Còn giáo viên trung học phổ thông yêu cầu tốt nghiệp đại học sư phạm.

Giảng viên đại học, cao đẳng, trung cấp cũng là một bộ phận nhân lực thuộc ngành giáo dục. Dựa vào lĩnh vực chuyên môn, giảng viên được phân bổ thành từng bộ môn, từng khoa chuyên biệt. Cũng giống như các giáo viên; giảng viên cũng là người giảng dạy, hướng dẫn kiến thức các chuyên ngành, bộ môn cho đối tượng là sinh viên. 

Đồng thời hướng dẫn cho sinh viên nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm thực tế. Giảng viên các trường đại học, cao đẳng thường có học vị thạc sĩ trở lên: tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư,… Họ cũng chính là lực lượng chính tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học của cấp bộ ngành, cấp quốc gia, khu vực, quốc tế,…

Học sư phạm mầm non tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương

Chắc hẳn qua bài viết ở trên, mỗi người trong chúng ta đã có câu trả lời cho riêng mình “Có nên học ngành sư phạm không?”, hay “Học sư phạm có dễ xin việc làm không?”, “Bằng sư phạm xin việc gì?”, “Sinh viên sư phạm sau khi ra trường có thể làm công việc gì?”, “Mức lương của sinh viên sư phạm mới ra trường bao nhiêu tiền?”. 

Hy vọng qua những chia sẻ của Blog Nuôi dạy trẻ đã phần nào giúp đỡ quý vị có được sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp nhất với bản thân mình. Ngành sư phạm tuy có nhiều áp lực trong quá trình làm việc; quá trình đào tạo cũng khó khăn, vất vả; nhưng đây lại là ngành nghề có mức thu nhập ổn định, thời gian làm việc ít, được nhiều người tôn trọng và có vị thế trong xã hội.

Nếu quý vị muốn tìm hiểu thêm thông tin “Tuyển sinh Giáo dục mầm non” [Cao đẳng chính quy, Liên thông Đại học, Văn bàng 2]; vui lòng liên hệ trực tiếp với Cô Nguyễn Hải Yến của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương. Số Zalo của Cô Yến: 081601006.

Chủ Đề