Bánh trung thu làm xong bao lâu ăn được

Tuy ngày rằm tháng tám âm lịch hàng năm mới là tết Trung thu nhưng từ trước đó nhiều ngày, rất nhiều người đã mua và tự làm bánh Trung thu cho gia đình mình. Vậy làm thế nào để có thể bảo quản bánh được lâu mà không lo bị cứng hay ẩm mốc, đặc biệt là bánh vẫn giữ nguyên hương vị tươi ngon như mới làm? Dưới đây, Quản Trị Mạng xin gợi ý cho các bạn một vài mẹo nhỏ để bảo quản bánh Trung thu đúng cách.

Bảo quản bánh Trung thu đi mua

Bánh Trung thu mua tại các cửa hàng lớn thường đã có sẵn chất bảo quản ở ngưỡng cho phép và gói hút ẩm đi kèm vì thế phương pháp bảo quản đơn giản hơn, bạn chỉ cần lưu ý:

  • Chọn bánh ở những cơ sở có uy tín và ngày sản xuất mới nhất có thể để đảm bảo chất lượng của bánh.
  • Để bánh ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tránh để ở nơi có nhiệt độ cao.
  • Đặt bánh ở trên cao hoặc che đậy cẩn thận để tránh chuột và các loại côn trùng khác.


Bánh Trung thu mua về phải bảo quản ở nơi thoáng mát [Ảnh: nguồn Internet]

Bảo quản bánh Trung thu tự làm

Chú ý nước đường làm bánh

Nước đường đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng của bánh Trung thu. Nước đường làm bánh Trung thu được làm từ đường, nước, nước cốt chanh, mạch nha, nước tro tàu.

Đun sôi nước, cho đường vào khuấy tan rồi vặn nhỏ lửa, đun tiếp 30 phút. Sau đó, bạn đổ nước cốt chanh và mạch nha vào tiếp tục đun trong 20 phút. Cho nước tro tàu vào hỗn hợp, đun thêm 5 phút rồi tắt bếp, để nguội.

Nước đường đạt yêu cầu phải sánh gần như mật ong nhưng cũng không được quá đặc. Nước đường loãng sẽ làm cho bột bánh bị nhão, khó tạo hình và không để được lâu. Nhưng nếu quá đặc sẽ làm cho bánh nhanh bị cứng và nứt khô.


Chú ý các công đoạn làm bánh để bánh Trung thu tự làm có thể bảo quản được lâu hơn [Ảnh: nguồn Internet]

Nước đường để càng lâu thì làm bánh càng ngon, lên màu đẹp và bảo quản được lâu hơn. Nếu dùng nước đường mới nấu chưa để đủ lâu thì bánh sau khi nướng xong 1 – 2 ngày sẽ bị ướt giống như có hơi nước trên mặt, nhanh bị mốc.

Chú ý nhân bánh

Nhân bánh Trung thu dù là nhân đậu xanh, hạt sen hay thập cẩm... đều chứa dầu ăn. Dầu ăn giúp nhân bánh mềm, dẻo mịn. Khi bánh nướng xong, dầu trong nhân sẽ dần ngấm ra ngoài vỏ, nếu bạn cho quá nhiều dầu sẽ làm bánh bị ướt.

Chú ý khi sên nhân phải cho dầu ăn vào khi nhân vẫn còn loãng để dầu ăn hòa quyện với các nguyên liệu. Nếu bạn cho dầu ăn vào khi nhân đã khô thì dầu ăn chỉ bám ở bên ngoài, khi nướng xong, để qua ngày, vỏ bánh hút dầu sẽ làm nhân bị khô và tách khỏi phần vỏ.

Chú ý khâu nướng bánh


Bánh Trung thu tự làm phải được bảo quản đúng cách mới có thể để được lâu [Ảnh: nguồn Internet]

Nếu nướng bánh ở nhiệt độ quá cao và thời gian lâu sẽ làm bánh bị khô, cứng.

Bánh nướng xong mà vỏ bánh mềm ngon thì để qua vài ngày dầu ở nhân bánh ngấm vào vỏ sẽ khiến vỏ bánh bị mềm và ướt. Để bảo quản bánh được lâu hơn, bạn nên nướng bánh cho đến khi bánh cứng gần như bánh quy.

Khi xịt nước vào bánh giữa các lần nướng nên xịt vừa phải, dạng phun sương. Nếu xịt quá nhiều bánh sẽ không để được lâu.

Chú ý khi đóng gói bánh

Bạn phải để bánh thật nguội, hút không khí hoặc để gói hút ẩm vào trong gói bọc bánh, nếu không hơi nước và không khí trong gói sẽ làm bánh ẩm, nhanh mốc.

Chú ý thời gian

Bánh có thể để từ 2 – 3 ngày ở nhiệt độ phòng, từ 4 – 7 ngày trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu muốn bảo quản bánh lâu hơn [từ vài tháng đến 1 năm], bạn có thể cho bánh lên ngăn đá, khi muốn ăn thì rã đông bánh trong ngăn mát, làm nóng lại hoặc ăn ngay khi bánh nguội.

Thời gian nướng bánh trung thu bao lâu để bánh đủ độ chín, mềm vỏ là điều mà người làm bánh nào cũng cần chú trọng. Khi đã bỏ ra thật nhiều thời gian và công sức để làm bánh trung thu thì ai cũng mong mình sẽ làm nên những chiếc bánh ngon nhất. Thông thường, khi làm bánh nướng trung thu thì thời gian tiêu chuẩn nướng bánh trong lò nướng là khoảng 5 – 7 phút. Bánh được nướng 3 lần, sau mỗi lần nướng thì nên đợi lò nguội bớt mới cho bánh vào.

Thời gian nướng bánh trung thu bao lâu hợp lý tùy vào phương pháp nướng bánh.

Tuy nhiên, chỉ số trên chỉ được áp dụng cho lò nướng. Một số nơi khác áp dụng lượng thời gian khác mà vẫn đảm bảo vỏ bánh mềm chín. Bởi vì, ngoài lò nướng, chúng ta còn nhiều cách làm bánh bằng dụng cụ khác nữa. Cần dựa vào cơ chế hoạt động của các công cụ này để xác định thời gian làm chín bánh phù hợp. Ví dụ, nếu nướng bánh trung thu bằng lò vi sóng  thì thời gian trung bình khoảng 7 đến 10 phút. Còn nếu làm bánh nướng trung thu bằng nồi cơm điện thì phải tự canh bánh chín mềm một cách thủ công. Theo đó, bạn phải canh chuyển nút “warm” về “cook” cho đến khi quan sát thấy mặt bánh vàng đều là được.

Tóm lại, để biết nên nướng bánh trung thu bao lâu hợp lý, chúng ta cần dựa vào phương pháp, công cụ nướng bánh là gì. Bên cạnh đó, còn nhiều tiêu chuẩn khác nữa – như bánh trung thu không nhân hay có nhân, tỷ lệ vỏ – bánh,…Các yếu tố này sẽ được phân tích ở phần tiếp theo đây.

1.2. Các tiêu chuẩn khác giúp nướng bánh ngon đạt chuẩn

Khi thưởng thức bánh, có người thích ăn bánh với thật nhiều nhân ở bên trong. Ngược lại, có những người lại thích ăn vỏ có vị bùi bùi hơn là phần nhân ngọt lịm. Vì thế mà người làm có thể điều chỉnh cho vỏ mỏng hay dày tùy sở thích.

Bánh nướng đạt chuẩn phải có tỷ lệ giữa vỏ và nhân hợp lý. Ảnh Internet

Các tiêu chuẩn cao hơn sau khi nướng bánh trung thu bao lâu hợp lý là bánh phải đạt màu vàng nâu bóng bắt mắt. Đồng thời, mặt bánh có hoa văn đẹp, sắc nét. Sau khi nướng bánh xong, lớp trứng quét trên mặt bánh cũng không được quá dày hay có các bọt khi nổi li ti. Yêu cầu cao hơn nữa là thành bánh phải thẳng, không cong vẹo, không bị phồng ở gần chân hay mặt bánh.

Vỏ bánh hiện hoa văn đẹp, sắc nét. Bánh có màu vàng óng bắt mắt. Ảnh Internet

Chung quy lại, một chiếc bánh nướng ngon thì tỷ lệ giữa phần vỏ và phần nhân phải hợp lý. Các phần đều không được quá mỏng hay quá dày. Vỏ bánh đạt độ mềm vừa phải, không quá khô cứng hay quá ướt, mềm. Tiêu chuẩn tối thiểu về hình thức cho bánh nướng là vỏ bánh không được nứt, rạn.

2. Nướng bánh trung thu bao lâu là hợp lý trên thực tế?

2.1. Thời gian nướng bánh trung thu hợp lý

Bánh nướng trung thu không chỉ cầu kỳ trong việc chuẩn bị nguyên liệu, khâu nướng bánh cũng phức tạp không kém. Để có được một chiếc bánh trung thu ngon lành, đẹp mắt thì ít nhất bạn phải nướng bánh từ 2-3 lần. Không phải loại bánh nào cũng được nướng trong một khoảng thời gian như nhau. Thời gian nướng bánh trung thu bao lâu sẽ phụ thuộc vào kích thước của chiếc bánh thành phẩm. Dưới đây là tiêu chuẩn thời gian khi cho bánh vào lò nướng:

  • Đối với bánh nặng 50g – 75g thì thời gian nướng bánh là 5 – 7 phút/ 1 lần nướng.
  • Với bánh có trọng lượng lớn hơn, từ 100g – 125g thì thời gian nướng cũng phải tăng lên. Trung bình, khoảng 8-10 phút mỗi lần nướng.
  • Khi làm bánh trung thu 200g hay kích cỡ lớn hơn, thời gian nướng cũng sẽ lâu hơn.
Thời gian nướng bánh dài hay ngắn sẽ phụ thuộc vào kích cỡ của bánh. Ảnh Internet
  • Khi bánh đã chuyển sang màu trắng đục thì bạn phải lấy bánh ra, xịt một lớp nước lên mặt bánh rồi để bánh nguội từ 5-10 phút. Sau đó, bạn sẽ quét lên mặt bánh một lớp trứng mỏng để giúp bánh lên màu đẹp mắt hơn. Tiếp tục nướng bánh lần thứ 2, lần thứ 3 và cũng lặp lại các công đoạn ở trên.

2.2. Chuẩn bị lò nướng bánh trung thu

Một số người thường dùng lò halogen làm bánh trung thu nướng các loại. Điều này không nên. Bởi vì, những loại lò này thường chỉ có một lửa phía trên nắp hoặc phía dưới. Chính vì thế, bánh chín không đều. Tốt hơn hết, vẫn nên sử dụng loại lò chuyên dụng cho việc nướng bánh.

  • Trước khi nướng bánh, bạn nên bật lò nướng trước khoảng 10-15 phút để lò đạt mức cần thiết. Lò cần có đủ lửa trên và lửa dưới thì mới có thể chín đều.
Nên chọn loại lò chuyên nướng bánh để bánh trung thu được chín vàng đều. Ảnh Internet
  • Nướng bánh ở nhiệt độ 180-190 độ C là lý tưởng nhất. Ở nhiệt độ này, bánh vừa có thể chín đều mà vẫn giữ được hình dáng tốt. Nếu nướng bánh ở nhiệt độ cao hơn, từ 200-220 độ C trở lên có thể khiến chân mà mặt bánh bị phù nhanh. Kết quả, dễ khiến bánh bị cong, lõm vào bên trong.
  • Tuy nhiên, nhiệt độ nướng bánh cũng có thể thay đổi tùy vào dung tích của lò. Đối với những lò nhỏ hơn thì cũng cần phải điều chỉnh nhiệt độ thấp hơn.

3. Một số vấn đề thường gặp phải khi nướng bánh bạn cần lưu ý

3.1. Bánh bị biến dạng

Sau khi nướng, đôi lúc bánh bị biến dạng hoặc bị chảy chân, phồng rộp. Điều này xảy ra là do việc chia nhân và vỏ chưa chuẩn. Hoặc, do vô tình để lọt khí vào bên trong khi dùng vỏ bao nhân bánh. Vì vậy, bạn cần chia nhân cho chuẩn tỉ lệ 2 nhân : 1 vỏ đúng chuẩn. Đồng thời, chú ý bao kĩ nhân bánh trung thu trong công đoạn gói bánh.

3.2. Vỏ bánh nướng cứng và bị nứt, vỡ

Những người lần đầu tiên làm bánh nướng thường rất lo ngại rằng vỏ bánh của mình sẽ bị cứng, không đủ độ mềm hay bị nứt, vỡ làm bánh mất đẹp. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy cho thêm vài miếng dứa vào nấu với nước đường. Việc này sẽ giúp vỏ bánh nướng mềm, ít bị nứt hơn.

Một số vấn đề khác hay gặp phải là bánh khi nướng xong thì bị mất nét, chảy xệ. Điều này có thể là do lò nướng có nhiệt độ quá cao, mặt bánh gần với lửa trên. Hoặc, cũng có thể do dùng quá nhiều bột áo hay có không khí lọt giữa vỏ và nhân. Vì vậy, khi gặp trường hợp này, bạn nên để ý để rút kinh nghiệm cho những lần sau.

Khâu nướng bánh là công đoạn cuối cùng trước khi cho ra những chiếc bánh ngon, bắt mắt. Thời gian nướng bánh trung thu bao lâu cũng là một trong những yếu tố giúp tạo ra những chiếc bánh chín mềm vỏ, thơm hấp dẫn. Tùy loại công cụ bạn dùng để nướng bánh, tỷ lệ vỏ – nhân, và nhiều yếu tố khác, thời gian nướng bánh trung bình sẽ không giống nhau. Dù là bất cứ công thức nấu ăn hay giai đoạn nào, thì cũng đều phải thực hiện thật cẩn thận và tỉ mỉ. Hy vọng rằng, với những thông tin được chia sẻ trên đây, bạn sẽ cho ra lò những mẻ bánh nướng vô cùng hoàn hảo nhé!

Ka Lang tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề