Chó có thể nhịn ị trong bao lâu

Ngoài những hành vi liên quan tới sự gây hấn và hung dữ, các chú chó cũng có thể có một số hành vi đặc biệt liên quan tới sự bài tiết hoặc các vấn đề khác.

Những vấn đề hành vi liên quan tới việc bài tiết

Tiểu tiện vì quá phấn khích là tình trạng cún bị són một chút nước tiểu khi chúng cảm thấy quá hưng phấn chứ không phải vì sợ hãi.

Không huấn luyện được cún đi vệ sinh đúng nơi quy định khiến cún đại tiểu tiện ở những chỗ không được phép. Vấn đề này không hẳn liên quan tới một căn bệnh nào đó. Khi được khoảng tám tới chín tuần tuổi, cún sẽ bắt đầu phát triển thói quen đi vệ sinh ở một nơi cố định, bởi vậy, bạn cần phải sớm chú ý hướng dẫn chúng đi vệ sinh đúng nơi cho phép.

Đánh dấu lãnh thổ là trường hợp cún muốn gửi một tín hiệu xã hội thông qua việc đi tiểu tiện hoặc đại tiện của mình. Ví dụ như những chú chó đực thường đi tiểu một chút lên hàng rào, cây cối hoặc những góc tường. Điều này giống như một nỗ lực để khẳng định khu vực này thuộc lãnh thổ của chúng hoặc là một cách để báo cho những con chó khác biết nó vừa mới ở đây.

Đi vệ sinh do phục tùng là hành vi xảy ra với một chú chó được huấn luyện đi vệ sinh đúng chỗ và lúc này chúng có những tư thế liên quan đến sự phục tùng [ví dụ như cúi rạp đầu hay tai cụp lại]. Chú chó không có bất cứ biểu hiện nào của sự sợ hãi hay có hành vi gây hấn, tỏ ra hung dữ.

Cách huấn luyện

Có hai điểm chính trong việc huấn luyện cún biết đi vệ sinh đúng nơi quy định là:

1. Nên lựa chọn một địa điểm cụ thể [ví dụ một khu đất hoặc bãi cỏ]

2. Khuyến khích chó cưng nhịn đi vệ sinh cho tới khi tìm được vị trí phù hợp.

Thời điểm cún bắt đầu có thể nhịn đi vệ sinh là vào khoảng 8 tuần tuổi rưỡi. Việc huấn luyện đi vệ sinh ở nơi quy định bao gồm những quá trình như khi chó con đạt độ tuổi nêu trên phải đưa chúng tới chỗ đã xác định; cần tránh những hình phạt về mặt thể xác, chú trọng vào các phần thưởng tích cực; phải thường xuyên đưa cún tới vị trí đã quy định; nhanh chóng vệ sinh sạch sẽ khi chúng đi bậy trong nhà và ngăn việc cún đang đi vệ sinh bừa bãi bằng cách làm chúng giật mình. Hình phạt sẽ không có hiệu quả và thậm chí còn gây phản tác dụng. Chú ý với những chú chó đã biết ngoan ngoãn đi tiểu đúng nơi quy định, đừng bao giờ làm giật mình. Với những chú chó hay lo lắng, bất an thì việc trừng phạt sẽ chỉ càng làm gia tăng những vấn đề về hành vi đáng lo ngại.

Việc đưa chú chó ra ngoài trong khoảng 15 – 30 phút sau khi ăn, ngay sau khi chơi, lúc mới ngủ dậy hoặc nếu thấy chúng đi chậm lại sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ huấn luyện. Đối với chó già, việc huấn luyện chúng biết đi vệ sinh đúng chỗ bạn yêu cầu không hề đơn giản, nó khó khăn hơn nhiều so với vấn đề điều chỉnh các hành vi khác của chú chó. Bạn nên khuyến khích để chúng có thể chọn một vị trí nào đó phù hợp. Với cún con thuộc những giống chó bé, để sẵn một chiếc hộp nhỏ có lẽ là lựa chọn tối ưu. Nếu trong nhà có cả những chú chó đã trưởng thành thì có thể giúp đỡ trong việc huấn luyện cún con, bởi chúng sẽ làm theo hướng dẫn của chó lớn. Cần có sự chuẩn bị trước và những người chủ nên biết rằng cún con bạn mua từ những cửa hàng thú cưng thường sẽ khó huấn luyện hơn. Lý do là vì những chú chó con trong các tiệm thú cưng vốn hay bị nhốt trong cũi và không biết cách nhịn tiểu. Thậm chí khi đó, chúng có thể cũng đã từng hình thành thói quen ăn hoặc chơi với phân của mình.

Một số vấn đề về hành vi khác của chó

Những vấn đề về hành vi phổ biến nhất của chó đã được kể ra phía trên. Một số vấn đề có thể được điều chỉnh nhờ những chương trình thay đổi hành vi cho cún cưng, tập trung vào việc điều trị chứng lo lắng, sợ hãi, ám ảnh, gây hấn, giúp các chú chó có tâm lý tốt hơn khi phải đối mặt với những điều chúng không thích [như người lạ hoặc tiếng ồn]. Quan trọng là cần sớm điều trị những nỗi sợ hãi, ám ảnh và lo âu cho cún. Bác sĩ thú y sẽ kê những đơn thuốc phù hợp để hỗ trợ cho thú cưng của bạn.

Ăn uống bất thường là khi cún tiêu thụ lượng đồ ăn khá thất thường hoặc ăn cả những thứ không phải đồ ăn. Vấn đề này bao gồm chứng ăn bậy [ăn những thứ không phải thực phẩm], uống quá nhiều nước, chứng biếng ăn [ăn quá ít] và ăn nhồi nhét quá nhiều.

Hành vi thích thu hút sự chú ý xảy ra khi chó yêu của bạn hành động như thể chỉ mong nhận được sự để mắt của một người đang làm gì đó không liên quan trực tiếp tới nó. Ví dụ cho vấn đề này có thể kể đến một chú cún con sủa để thu hút sự chú ý khi không được ai chơi cùng. Người chủ sau đó có thể sẽ phản ứng lại với tiếng sủa đó bằng cách chú ý tới nó và dù là theo mặt tích cực [chơi cùng với cún] hay tiêu cực [quát cún] thì chính sự để tâm của người chủ lại càng làm gia tăng hành vi này của cún. Đây có thể coi là một thói hư khó chịu nhưng thường gặp ở các chú chó và chắc chắn là chính người chủ sẽ vô tình làm tăng hành động đó ở thú cưng của họ.

Lão suy, hay còn được gọi là rối loạn chức năng nhận thức, cũng tương tự như bệnh Alzheimer ở người. Dấu hiệu của bệnh này là giảm khả năng tương tác xã hội, mất tự chủ trong việc đại tiểu tiện, mất phương hướng [hay bị lạc dù ở trong khu vực quen thuộc] và những thay đổi trong nếp ngủ. Uống thuốc và thực hiện một chế độ dinh dưỡng đặc biệt có thể mang lại tác dụng hỗ trợ điều trị hội chứng này. Tuy nhiên, nó sẽ chỉ giúp làm chậm lại sự tiến triển của các dấu hiệu chứ không thể đảo ngược lại chúng.

Sợ hãi xảy ra với các biểu hiệu thể chất như co mình lại, thụ động và tránh né dù không có bất kỳ cuộc gây hấn nào xảy ra. Sợ hãi và lo lắng thường có những dấu hiệu trùng lặp với nhau. Một vài đặc điểm không cụ thể như: tránh né, run rẩy có thể là biểu hiện của cả sự lo lắng lẫn sợ hãi.

Quá hiếu động là khi chó yêu của bạn luôn hoạt động ở mức độ rất cao mà không có phản ứng lại với những sự kiểm soát, điều chỉnh hay ngăn lại của người chủ. Vấn đề này cũng khá hiếm gặp ở chó và khác với tình trạng quá phấn khích. Những chú chó ưa thích hoạt động thường có mức năng lượng cao và luôn vận động, nhưng có thể giữ bình tĩnh và phản ứng lại những điều khiển của con người.

Sợ hoạt động là khi cún cưng chạy trốn, tránh tham gia những hoạt động hoặc chúng tỏ ra lo âu khi đối diện trực tiếp với những đối tượng hoặc những tình huống không quen thuộc.

Ám ảnh với tiếng động bao gồm một phản ứng bất ngờ và sâu sắc với tiếng ồn, dẫn tới sự lo lắng căng thẳng [nói cách khác là hoảng loạn] hoặc cún thường cố gắng để thoát khỏi nơi đó. Hình thức phổ biến nhất là chúng sợ sấm sét nhưng tình trạng chó sợ pháo hoa hoặc tiếng ồn lớn khác cũng khá phổ biến.

Chứng rối loạn do ám ảnh là vấn đề mà cún lặp đi lặp lại những hành vi một cách khác thường, với mức độ nhiều hơn hoặc liên tục hơn so với thường lệ [ví dụ như liếm không ngừng]. Khi ở trong tình trạng này, chó yêu của bạn có vẻ dành rất nhiều thời gian cho hành động đó và chẳng bận tâm tới những hoạt động bình thường khác.

Mang thai giả là tình trạng mà những chú chó hành động như thể chúng đang trong thời kỳ mang thai, nhưng thực tế thì không phải. Chó yêu của bạn có thể sẽ làm một cái ổ và lượm những món đồ nho nhỏ cho vào đó để bảo vệ như thể đó là chó con của mình vậy.

Lo lắng bị cách xa là một hội chứng ở những chú chó hay hoang mang khi bị bỏ lại một mình. Vấn đề này gây cho chúng cảm giác căng thẳng mạnh và có thể dẫn đến việc các chú chó sủa lớn, chạy lung tung hoặc đái ỉa bậy trong nhà. Những chú chó bị nhốt thường phá cũi, cào tường hay cửa để cố thoát ra ngoài tìm chủ của chúng. Những dấu hiệu nghiêm trọng nhất thường là trong vòng 15 – 20 phút đầu sau khi chúng bị bỏ lại một mình.

Xem thêm Những vấn đề về hành vi ở chó - P1

Con chó đi vệ sinh lung tung là một trong những hành vi khó chịu nhất. Tạo ra nhiều mùi khó chịu, khai và hôi thối trong nhà. Con chó đi vệ sinh vì các lý do sau:

  • Sức khỏe [nó có thể bị đái dắt, hoặc đái són].
  • Chó mới về nhà [chó con, chó mới về nhà không kiếm chế được khả năng vệ sinh].
  • Đánh dấu lãnh thổ.
  • Lo lắng.
  • Phấn khích [con chó phấn khích khi chủ về, hoặc người lạ có thể vệ sinh ngay tại chỗ].

Những con chó con mới về hay những con chó phấn khích quá tiểu xón ngay tại chỗ là điều không thể tránh khỏi chúng ta có thể hạn chế khu vực hoạt động của chúng mà thôi. Tuy nhiên các lý do khác chúng ta đều có thể cải thiện và huấn luyện được.

Huấn luyện một con chó đi vệ sinh khi vừa về nhà mới

Đây là một trong những điều đầu tiên bạn sẽ dạy cho con mới của bạn. Điều này nên được bắt đầu ngay sau khi bạn mang chó về, nhưng cần phải kiên nhẫn. Nhìn chung, con chó không thể kiểm soát bàng quang và ruột của nó cho đến khi nó được 12 tuần tuổi. Nếu con chó của bạn ít tuổi hơn thế, bạn cần phải kiên nhẫn để huấn luyện.

Với những con chó nhỏ thời gian đi tiểu một ngày thường là 3 hoặc 4 tiếng một lần, đi nặng 1 ngày 2 lần. Với những con chó lớn hơn, cụ thể là trên 1 tuổi có bàng quang lớn hơn có thể nhịn tốt hơn, đi tiểu và đi vệ sinh ngày chỉ 1 lần. Hoặc 2 lần với đi tiểu và đi vệ sinh trong 1 ngày, tùy từng điều kiện thời gian của từng chủ nuôi.

Bạn nên thiết lập một lịch trình cho con chó của bạn khi bạn bắt đầu huấn luyện. Vào buổi sáng hàng ngày bạn cần phải đặt chuông đúng giờ để cho chó đi vệ sinh ngay sau khi bạn ngủ dậy. Tôi khuyến khích bạn dậy khoảng thời gian là 6h hoặc 6h30. Nếu muộn hơn là 7h hoặc 7h30 có thể tạm chấp nhận. Cho con chó ăn vào cùng thời điểm trong một ngày, nghĩa là ăn uống đúng khung thời gian hàng ngày. Và cho con chó ra ngoài khu vực vệ sinh ngay sau khi nó ăn xong để tập cho nó thói quen đi vệ sinh ngay sau khi ăn.

Quan sát con chó của bạn có các dấu hiệu như đánh hơi, quay vòng…. Nếu bạn thấy những dấu hiệu này, đưa nó ra

ngoài ngay lập tức. Nếu con chó có lỡ đi vệ sinh ra nhà, bạn hãy vệ sinh chỗ đó thật sạch sẽ bằng nước lau sàn, lau nhiều lần, dùng thêm cả nước hoa xịt vào chỗ đó nữa. Để chắc chắn chỗ đó không còn mùi vệ sinh của nó nữa. Nếu bạn bắt gặp nó ở ngay chỗ vệ sinh vừa đi xong, bạn ấn đầu hay chỉ tay vào chỗ vệ sinh và đánh nó chỉ làm nó thêm sợ bạn.

Chọn một từ trước khi con chó chuẩn bị vệ sinh, chẳng hạn như “bên ngoài” hoặc “vệ sinh”, sử dụng cụm từ này một cách nhất quán như thế nó sẽ hiểu như là một lệnh. Luôn luôn nói lại cho con chó khi nó đang vệ sinh ở ngoài. Nếu con chó có lỡ đi vệ sinh trong nhà ngay lập tức đưa nó ra khu vực vệ sinh, mùi trong khu vực này sẽ khuyến khích nó đi tiểu và đi vệ sinh ở đây một lần nữa. Nếu con chó đi vệ sinh ở đúng chỗ lập tức khen ngợi nó.

Quý khách có nhu cầu sử dụng các dịch vụ cho chó con có thể tham khảo các dịch vụ sau:

Khi bạn không có ở nhà, bạn hãy nhốt con chó của bạn lại. Bạn có thể mua một lồng lớn hơn cho con chó con của bạn để sau này nó còn phát triển, nhưng nhốt nó ở một chỗ chỉ đủ vừa cho con chó của bạn để nó có thể quay được và nằm xuống. Lồng nên thiết kế khay chứa nước tiểu theo bản năng, con chó của bạn sẽ không muốn vệ sinh ngay tại khu vực riêng của nó. Hãy cẩn thận không để cho con chó con của bạn ở lại trong lồng hơn 4-6 giờ, vì nó có thể không có lựa chọn nào khác đó là bắt buộc phải đi vệ sinh vào đây. Nếu bạn thường xuyên đi làm ở xa, hoặc công việc không có thời gian thì bạn cần sắp xếp người khác để cho con chó của bạn ra ngoài 4 tiếng hoặc 6 tiếng một lần tùy từng độ tuổi của từng con chó.

Nếu bạn chọn không nhốt trong lồng, khi bạn rời khỏi nhà. Hãy đặt nó vào trong một phòng và đặt vào đó một cái khay có cát, hoặc đổ một ít mùi nước vệ sinh của nó từ trước đấy vào khay. Con chó có xu hướng đi vệ sinh trên các vật liệu hút. Và nó không có xu hướng muốn đi vệ sinh trên chỗ nó nằm. Phương pháp này có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn so với phương pháp dùng lồng.

Hãy nhớ các quy tắc:

  • Kiểm soát được lượng nước uống và thức ăn của chó, thường khi huấn luyện thì cho chó uống nước 3 lần/1 ngày ngay sau khi ăn, và uống xong cất đi ngay.
  • Khen ngợi con chó khi nó đi vệ sinh đúng chỗ.
  • Giữ một thói quen vững chắc. Hãy nhớ không bao giờ trừng phạt con chó về thể chất khi bị bắt quả tang đi vệ sinh lung tung. Huấn luyện con chó đi vệ sinh đúng có thể mất vài tháng nếu lâu còn nhanh thì là 1 tuần, do đó, bạn đừng bỏ cuộc. Hãy nhớ rằng con chó của bạn luôn muốn làm hài lòng bạn, vì thế nên nó cần phải học cách làm như thế nào. Cuối cùng, bạn sẽ thấy kết quả.

Video liên quan

Chủ Đề