Bản chất của quá trình học là gì

Chúng ta đã từng nghe đến câu nói của Leenin là: “Bản chất hiện ra. Hiện tượng có tính bản chất”. Vậy thì chúng ta có thể hiểu như thế nào về bản chất là gì? định nghĩa cua hiện tượng là gì?, mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng và ý nghĩa của phương pháp luận cụ thể ra sao? Sau đây, ở trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung liên quan đến giải đáp các thắc mắc trên của khách hàng.

Bản chất là cụm từ dùng để diễn đạt những thuộc tính căn bản, ổn định, đặc tính vốn có từ bên trong của sự vật hoặc hiện tượng nào đó, theo đó bản chất có thể quyết định về quá trình biến đổi và phát triển của từng sự vật, hiện tượng.

>>>>>>> Tham khảo thêm: Chất là gì?

Hiện tượng là gì?

Hiện tượng là sự biểu hiện về những mối liên hệ thuộc trong bản chất của hiện tượng sự vật ra bên ngoài , biến đổi hơn của hiện thực khách quan, đây có thể được coi là hình thức biểu hiện của bản chất.

Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng

Sau khi tìm hiểu về định nghĩa bản chất là gì? Hiện tượng là gì? thì trong nội dung này chúng tôi xin đề cập về mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng, cụ thể như sau:

– Bản chất và hiện tượng có sự tồn tại khách quan trong cuộc sống

+ Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan và có thực dù con người có thay đổi về nhận thức hay không.

Do bất kỳ loại sự vật nào cùng được tạo nên bằng những yếu tố nhất định. Theo đó, những yếu tố đó tham gia vào mối quan hệ qua lại, chằng chịt đan xen vào nhau. Từ đó những mối liên hệ đã tạo ra bản chất của sự vật.

Sự vật do tồn tại khách quan, đồng thời mối liên hệ tất nhiên thì tương đối ổn định thì ở trong sự vật.

Hiện tượng được biểu hiện từ bản chất ra bên ngoài để chúng ta có thể thấy nó, hiện tượng cũng được tồn tại một cách khách quan.

– Sự thống nhất về bản chất và hiện tượng

Cả bản chất và hiện tượng được tồn tại khách quan, bản chất và hiện tượng cũng có mối liên hệ hữu cơ và được gắn bó chặt chẽ với nhau.

Đối với mỗi sự vật có sự thống nhất giữa hiện tượng và bản chất, cụ thể được thể hiện ở:

+ Bản chất được bộc lộ thông qua hiện tượng, theo đó thì bản chất nào cũng được bộc lộ bởi những hiện tượng tương ứng với bản chất.

+ Hiện tượng bao giờ cũng là biểu hiện của bản chất, theo đó thì hiện tượng được bộc lộ ở một mức độ nhiều hoặc ít thì đều do bản chất đó ở mức độ nào.

Về cơ bản thì bản chất và hiện tượng có sự phù hợp, khi bản chất tồn tại thì sẽ có hiện tượng và ngược lại nếu không có hiện tượng nào mà không phải là sự biểu hiện của bản chất nhất định.

Bản chất khác nhau sẽ có sự bộc lộ qua hiện tượng cũng khác nhau: khi bản chất tồn tại và thay đổi thì hiện tượng cũng sẽ tồn tại và thay đổi, và khi bản chất không còn thì hiện tượng biểu hiện cũng bị mất đi.

Do có sự thống nhất giữa hiện tượng và bản chất, cho nên giữa sự phát triển và vận động biểu hiện dưới nhiều hình thức màu sắc khác nhau mà chúng ta vẫn có thể tìm được cái chung trong số nhiều hiện tượng cá biệt, để tìm ra những quy luật phát triển các hiện tượng ấy.

– Mặc dù bản chất và hiện tượng có những thống nhất với nhau nhưng vẫn có những mâu thuẫn riêng.

+ Sự thống nhất giữa hiện tượng chính là sự thống nhất biện chứng. Trong đó, sự thống nhất đó bao gồm sự khác biệt.

Hay, bản chất và hiện tượng dù thống nhất và phù hợp với nhau, tuy vậy chúng lại không hoàn toàn phù hợp.

Do bản chất được thể hiện qua sự tương tác với những sự vật xung quanh, khi tương tác thì đã có những ảnh hưởng tới hiện tượng. Từ đó mà hiện tượng biểu hiện bản chất nhưng lại không hoàn toàn biểu hiện đúng nguyên với bản chất.

+ Sự không hoàn toàn được trùng khớp cũng khiến cho bản chất, hiện tượng thống nhất nhưng lại mang tính mâu thuẫn.

+ Bản chất biến đối chậm và tương đối ổn định. Những hiện tượng mà không ổn định thì nó bị biến đổi nhanh hơn bản chất.

Ý nghĩa của phương pháp luận

Đối với hoạt động nhận thức, để mà có thể hiểu đầy đủ về sự vật cần đi sâu tìm hiểu bản chất chứ không nên dừng lại ở hiện tượng.

Theo đó cần dựa vào từ bản chất chứ không được dựa vào hiện tượng để nhận thức, do:

+ Bản chất được tồn tại dưới dạng khách quan cho nên để tìm ra bản chất cần tìm ra bản chất từ bên trong. Khi kết luận về bản chất của một sự vật cần được nhận định đúng không nhận định tùy tiện và chủ quan.

+ Để tìm ra bản chất, chúng ta có thể dựa vào các hiện tượng tương ứng bộc lộ ra bên ngoài do bản chất không được tồn tại ở dạng thuần túy.

+ Việc nhận thức bản chất cần xem xét hiện tượng khác nhau với nhiều góc độ. Do hiện tượng biểu hiện bản chất nhưng đã được cải biến và có thể xuyên tạc. Tuy nhiên một số trường hợp thì việc xem xét cần ưu tiên hiện tượng điển hình đối với từng hoàn cảnh do có thể có nhiều hiện tượng.

Nhưng việc kết luận như trên có thể không phản ánh đây đủ về bản chất sự vật, gây ra việc nắm bắt bản chất càng khó khăn, công phu, lâu dài. Vì vậy việc kết luận bản chất cần phải chú ý thận trọng.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến giải đáp các câu hỏi liên quan: bản chất là gì? Hiện tượng được định nghĩa như thế nào? Và mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng.

Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

37 Full PDFs related to this paper

Download

PDF Pack

Câu 6: Nêu và phân tích bản chất của quá trình dạy học và quá trình giáo dục. Hãy phân biệt sự khác nhau về bản chất của hai quá trình?

Posted by thienhaxanh2405 on 15th March and posted in Bài tập, Câu hỏi ôn tập

6.1.Bản chất của quá trình dạy học:

Chúng ta đã phân tích rất rõ ràng rằng quá trình dạy học bao gồm quá trình dạy và quá trình học. Dạy là hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động học của học sinh. Học là hoạt động do được sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển nên nó là hoạt động nhận thức đặc biệt. Làm sáng tỏ luận điểm này là chúng ta đã phân tích được bản chất của quá trình dạy học.

Vậy tại sao có thể nói học là hoạt động nhận thức ?

Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người. Đó là sự phản ánh tâm lý của con người bắt đầu từ cảm giác. Sự học tập của học sinh cũng là quá trình phản ánh như vậy. Sự phản ánh đó là sự phản ánh đi trước, có tính chất cải tạo mà mức độ cao nhất của tính chất cải tạo đó là sự sáng tạo. Sự phản ánh đó không phải thụ động như chiếc gương mà bao giờ cũng bị khúc xạ qua lăng kính chủ quan của mỗi người như qua tri thức, kinh nghiệm, nhu cầu, hứng thú… của chủ thể nhận thức. Sự phản ánh đó có tính tích cực thể hiện ở chỗ nó được thực hiện trong tiến trình phân tích – tổng hợp của não người và có tính lựa chọn. Trong vô số những sự vật và quá trình của hiện thực khách quan, chủ thể tích cực lự chọn những cái trở thành đối tượng phản ánh của họ. Vì vậy, với tư cách là chủ thể có ý thức, học sinh có khả năng phản ánh khách quan về nội dung và chủ quan về hình thức, nghĩa là về nội dung học sinh có khả năng phản ánh đúng bản chất và những quy luật của thế giới khách quan, còn về hình thức, mỗi học sinh có phương pháp phản ánh riêng của mình.

Quá trình học tập của học sinh cũng diễn ra theo công thức nổi tiếng của V.I.Lênin: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan”. [Bút ký Triết học – NXB Sự thật, Hà Nội 1963. Tr 189]. Xét toàn bộ quá trình nhận thức chung của loài người cũng như của học sinh đều thể hiệm theo công thức đó, song trong từng giai đoạn cụ thể, tuỳ theo điểm xuất phát trong quá trình nhận thức mà có thể đi từ cụ thể đến trừu tượng và từ trừu tượng đến cụ thể, từ đơn nhất đến khái quát và từ khái quát đến đơn nhất.

Trong thực tiễn dạy học, do không hiểu đúng công thức đó đã dẫn tới cách xây dựng nội dung và sử dụng phương pháp dạy học không đúng, dẫn đến việc quá đề cao vai trò của tính trực quan sinh động mà xem nhẹ vai trò của tư duy logic, tư duy khái quát, trừu tượng…, hoặc là quá chú trọng đến nhận thức xã hội, thay thế và xem xét nhận thức cá nhân bằng nhận thức xã hội.

Vậy tính độc đáo trong quá trình nhận thức của học sinh thể hiện như thế nào? Hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học được sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên với những điều kiện sư phạm nhất định nên nó có tính độc đáo, thể hiện như sau:

+ Quá trình nhận thức của học sinh không diễn ra theo con đường mò mẫm, thử và sai như quá trình nhận thức chung của loài người mà diễn ra theo con đường đã được khám phá, được những nhà xây dựng nội dung dạy học và người giáo viên gia công vào.

+ Quá trình nhận thức của học sinh không phải là quá trình tìm ra cái mới cho nhân loại mà là tái tạo lại tri thức của nhân loại đã tạo ra, nên cái mà họ nhận thức được chỉ là mới đối với họ mà thôi.

+ Trong một thời gian tương đối ngắn, học sinh có thể lĩnh hội một khối lượng tri thức rất lớn một cách thuận lợi. Chính vì vậy, trong quá trình học tập của học sinh phải củng cố, tập vận dụng, kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhằm biến chúng thành tài sản riêng của bản thân họ.

Trong quá trình dạy học cần phải chú ý tới tính đặc biệt đó trong quá trình nhận thức của học sinh để tránh sự đồng nhất quá trình nhận thức chung của loài người với quá trình nhận thức của người học sinh. Song cũng không vì quá coi trọng tính độc đáo đó mà thiếu quan tâm đúng mức tới việc tổ chức cho học sinh dần dần tìm hiểu và tham gia các hoạt động khoa học vừa sức, nâng cao dần qua các lớp để chuẩn bị cho sự khai thác tri thức để tham gia nghiên cứu khoa học trong tương lai.

6.2. Bản chất của quá trình giáo dục: [ thường được hiểu theo nghĩa hẹp].

* Khái niệm của quá trình giáo dục:[ nghĩa hẹp].

Quá trình giáo dục [nghĩa hẹp] là quá trình mà dưới sự tổ chức, lãnh đạo có mục đích các loại hình hoạt động phong phú, các mối quan hệ nhiều mặt của người được giáo dục đối với người khác, với thế giới xung quanh, các dạng giao lưu đa dạng giữa họ với nhau và giữa họ vói người lớn tuổi khác nhằm hình thành cho người được giáo dục quan điểm, niềm tin, định hướng giá trị, lý tưởng, động cơ, thái độ, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen đối xử trong các quan hệ chính trị, đạo đức, pháp luật, thẩm mỹ, lao động, vệ sinh và các hành vi ứng xử khác thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội.

*Nét bản chất của quá tình giáo dục là làm cho người được giáo dục ý thức đúng đắn và sâu sắc về nội dung chuẩn mực và ý nghĩa xã hội của việc thực hiện những chuẩn mực xã hội đó, giúp họ tích luỹ được kinh nghiệm thực tiễn tích cực, có nhu cầu và thói quen hành động đúng đắn trong các mối quan hệ xã hội, đồng thời xây dựng cho họ ý thức và năng lực xoá bỏ những tàn dư của các quan hệ cũ và khẳng định những quan hệ mới trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

+ Quá tình giáo dục là một quá trình có hai mặt: Một mặt là sự tác động có tổ chức, có mục đích của nhà giáo dục và những ảnh hưởng của môi trường, của các nhân tố xã hội, của đoàn thể và của gia đình mà nhà giáo dục có trách nhiệm thống nhất lại theo một phương hướng, mục đích nhất định. Mặt khác là sự đáp ứng, sự hưởng ứng tích cực của người được giáo dục đối với các tác động và các ảnh hưởng bên ngoài, là sự hoạt động bên trong để chuẩn hoá những yêu cầu khách quan của xã hội, thể hiện ở việc biến đổi các tác động và ảnh hưởng đó thành hiện thực sinh động, thành những phẩm chất, những năng lực, những nét tính cách, những nhu cầu của bản thân người được giáo dục. Tóm lại là sự hưởng ứng tích cực của người được giáo dục đối với những tác động định hướng, có tổ chức của nhà giáo dục nhằm hoàn thiện nhân cách của bản thân.

+ Quá trình giáo dục nhất thiết phải chuyển hoá thành quá trình tự giáo dục và giáo dục lại. Điều đó mới thể hiện đầy đủ sự tích cực của người được giáo dục đối với những tác động của người giáo dục.

+ Quá trình giáo dục là quá trình tác động đến các mặt nhận thức, tình cảm, hành vi và thói quen hành vi về chính trị, đạo đức, pháp luật, thẩm mỹ, lao động, vệ sinh… thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Quan niệm về bản chất giáo dục như vậy hoàn toàn đối lập với các quan niệm phiến diện, sai lầm về quá trình giáo dục, đó là tách rời quá trình giáo dục với quá trình xây dựng, cải tạo xã hội, hạn chế quá trình giáo dục trong việc tác động của nhà sư phạm, trong việc chỉ tác động đến nhận thức mà xem nhẹ việc tổ chức các loại hình hoạt động thực tế phong phú, đa dạng…

6.3. Sự khác nhau về bản chất của quá trình dạy học và quá trình giáo dục:

* Ở quá trình dạy học, chức năng trội là sự tác động về mặt nhận thức của học sinh nhằm hình thành cho họ sự nắm vững hệ thống tri thức và những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng. Như vậy, tri thức và những kỹ năng thực hành vận dụng tri thức được chú ý đặc biệt ở quá trình này.

* Còn ở quá trình giáo dục, chức năng trội của nó là sự tác động trên các mặt cả về nhận thức, tình cảm, hành vi nhằm giúp cho người đựơc giáo dục ý thức đúng đắn và sâu sắc những chuẩn mực xã hội cũng như là ý nghĩa của việc thực hiện những chuẩn mực đó; Qua đây nhằm giúp cho họ tích luỹ được những kinh nghiệm thực tiễn tích cực, có nhu cầu và thói quen ứng xử đúng đắn, phù hợp với các giá trị chuẩn mực. Như vậy, việc hiểu đúng và sâu các chuẩn mực xã hội, thể hiện qua hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực được đặc biệt chú ý ở quá trình giáo dục.

Trên đây là điểm khác biệt rõ nhất giữa quá trình dạy học và quá trình giáo dục.

Video liên quan

Chủ Đề