Bán lợi mua danh nào những kẻ nào translate

- New Vietnamese Bible 2014 Sáng Thế SÁNG THẾ Sáng Thế Sáng SÁNG THẾ Giới Thiệu Sách Sáng Thế là sách nói về cuộc sáng tạo vũ trụ, nguồn gốc của loài người, tội lỗi, sự đau khổ trên thế giới và cách Đức Chúa Trời đối xử với loài người. Sách Sáng Thế có thể được chia thành hai phần chính: 1. Chương 1–11 Cuộc sáng tạo thế giới và lịch sử nhân loại thời cổ đại. Phần Kinh Thánh này nói về thủy tổ loài người, A-đam và Ê-va, Ca-in và A-bên, Nô-ê và trận đại hồng thủy, biến cố tháp Ba-bên. 2. Chương 12–50 Lịch sử tổ tiên người Do Thái. Quốc tổ của người Do Thái là Áp-ra-ham, gương đức tin và sự tuân phục Đức Chúa Trời của ông. Thứ đến là câu chuyện của Y-sác, con trai Áp-ra-ham, Gia-cốp [hay Y-sơ-ra-ên], cháu nội Áp-ra-ham và mười hai con trai của Gia-cốp tức là mười hai tộc trưởng của mười hai bộ tộc Y-sơ-ra-ên. Cuộc đời của Giô-sép, một trong mười hai con trai của Gia-cốp được ghi nhận; câu chuyện này dẫn đến việc Gia-cốp và gia đình xuống sống ở Ai-cập. Mặc dù sách Sáng Thế nói về cuộc sống của một số người nhưng thực ra sách nói về hoạt động của Đức Chúa Trời. Trước hết sách xác nhận rằng Đức Chúa Trời sáng tạo vũ trụ và kết thúc với lời hứa rằng Ngài vẫn tiếp tục quan tâm đến loài người. Nhân vật chính của sách Sáng Thế là Đức Chúa Trời; Ngài xét xử và trừng phạt những kẻ phạm tội, đồng thời hướng dẫn và giúp đỡ dân của Ngài. Sách cổ này ghi chép lịch sử đức tin của một dân tộc và giúp gìn giữ, duy trì đức tin ấy sống mãi. Bố Cục 1. Cuộc sáng tạo vũ trụ và loài người 1:1–2:25 2. Tội lỗi và sự đau khổ 3:1-24 3. Từ A-đam đến Nô-ê 4:1–5:32 4. Nô-ê và trận đại hồng thủy 6:1–10:32 5. Tháp Ba-bên 11:1-9 6. Từ Sem đến Áp-ra-ham 11:10-32 7. Các tổ phụ Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp 12:1–35:29 8. Dòng dõi Ê-sau 36:1-43 9. Giô-sép và các anh em người 37:1–45:28 10. Dân Y-sơ-ra-ên tại Ai-cập 46:1–50:26 Sáng Tạo Trời Đất Ban đầu, Đức Chúa Trời sáng tạo trời đất. Lúc ấy, đất không có hình thể và còn trống không. Bóng tối, bao trùm vực thẳm và Thần Linh của Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước. Bấy giờ, Đức Chúa Trời phán: “Phải có ánh sáng!” Ánh sáng liền xuất hiện. Đức Chúa Trời thấy ánh sáng là tốt. Đức Chúa Trời phân rẽ ánh sáng khỏi bóng tối. Đức Chúa Trời gọi sáng là Ngày và tối là Đêm. Đó là buổi chiều và buổi sáng ngày thứ nhất. Đức Chúa Trời phán: “Phải có khoảng không phân cách nước với nước”. Vậy, Đức Chúa Trời tạo khoảng không phân cách nước dưới khoảng không với nước trên khoảng không, thì có như vậy. Đức Chúa Trời gọi khoảng không là bầu trời. Đó là buổi chiều và buổi sáng ngày thứ nhì. Đức Chúa Trời phán: “Nước dưới bầu trời hãy tụ lại một chỗ và đất khô phải xuất hiện”, thì liền có như thế. Đức Chúa Trời gọi đất khô là Đất, và vùng nước tụ lại là Biển. Đức Chúa Trời thấy điều ấy là tốt. Đức Chúa Trời phán: “Đất phải sinh cây cỏ; cỏ kết hạt và cây kết quả có hạt tùy theo loại” thì có như vậy. Đất sinh sản cây cỏ, cỏ kết hạt tùy theo loại, cây kết quả có hạt tùy theo loại. Đức Chúa Trời thấy điều ấy là tốt. Đó là buổi chiều và buổi sáng ngày thứ ba. Đức Chúa Trời phán: “Phải có các vì sáng trên bầu trời để phân biệt ngày và đêm, làm dấu cho thì tiết, ngày và năm, và hãy có những vì sáng trên bầu trời để soi sáng trái đất,” thì có như vậy. Đức Chúa Trời tạo hai vì sáng lớn, vì sáng lớn hơn cai quản ban ngày; vì sáng nhỏ hơn cai quản ban đêm, và các tinh tú. Đức Chúa Trời đặt các vì sáng trên bầu trời để soi sáng trái đất, cai quản ngày và đêm và phân rẽ ánh sáng với bóng tối. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt. Đó là buổi chiều và buổi sáng ngày thứ tư. Đức Chúa Trời phán: “Nước phải đầy dẫy sinh vật và phải có chim bay trên trời!” Đức Chúa Trời tạo các loài thủy quái, mọi loài sinh vật đầy dẫy dưới nước tùy theo loại, và các loài chim có cánh tùy theo loại. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt. Đức Chúa Trời ban phước cho chúng và bảo: “Hãy sinh sản, nhân lên; làm đầy dẫy biển. Các loài chim hãy gia tăng trên đất.” Đó là buổi chiều và buổi sáng ngày thứ năm. Đức Chúa Trời phán: “Đất phải sinh các sinh vật tùy theo loại, các súc vật, các loài bò sát và thú rừng tùy theo loại!” thì có như vậy. Đức Chúa Trời tạo nên các thú rừng tùy theo loại, súc vật tùy theo loại và mọi loài bò sát trên đất tùy theo loại. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt đẹp. Sáng Tạo Loài Người Đức Chúa Trời phán: “Chúng ta hãy tạo nên loài người như hình Ta và giống như Ta, để quản trị các loài cá biển, chim trời, súc vật trên cả trái đất và các loài vật bò trên đất.” Đức Chúa Trời tạo loài người theo hình ảnh Ngài. Ngài sáng tạo loài người như hình ảnh Đức Chúa Trời. Ngài tạo nên người nam và người nữ. Đức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán: “Hãy sinh sản, nhân lên nhiều, làm gia tăng đầy dẫy đất và thống trị đất. Hãy quản trị loài cá biển, chim trời và tất cả các loài vật chuyển động trên đất.” Đức Chúa Trời phán: “Ta ban cho các ngươi mọi thứ rau cỏ kết hạt mọc trên đất và mọi thứ cây cối ra quả kết hạt, để dùng làm thức ăn cho các ngươi. Ta cũng ban tất cả cây cỏ xanh cho các thú vật, chim trời và mọi loài vật bò trên đất, mọi loài có sinh khí làm thức ăn thì có như vậy.” Đức Chúa Trời nhìn mọi vật Ngài dựng nên và thấy là rất tốt. Đó là buổi chiều và buổi sáng ngày thứ sáu. Thánh Hóa Ngày Thứ Bảy Thế là hoàn thành trời, đất và tất cả vạn vật. Đức Chúa Trời hoàn tất công việc Ngài đã làm vào ngày thứ bảy, Ngài nghỉ mọi công việc Ngài đã làm. Đức Chúa Trời chúc phước cho ngày thứ bảy và thánh hóa nó vì vào ngày ấy Đức Chúa Trời nghỉ ngơi mọi công việc sáng tạo. Đó là gốc tích trời đất khi được sáng tạo, trong ngày CHÚA, Đức Chúa Trời dựng nên trời đất. Bấy giờ chưa có cây cối và rau cỏ mọc lên ngoài đồng trên mặt đất, vì CHÚA, Đức Chúa Trời chưa cho mưa xuống đất, và cũng chưa có người cầy bừa đất đai. Một nguồn nước từ mặt đất dâng lên và tưới toàn thể mặt đất. CHÚA, Đức Chúa Trời nắn lên loài người từ bụi đất, hà sinh khí vào lỗ mũi và người trở nên một linh hồn sống. Vườn Ê-đen CHÚA, Đức Chúa Trời trồng một khu vườn tại Ê-đen ở phía đông và đặt người Ngài đã dựng nên tại đó. CHÚA, Đức Chúa Trời khiến từ đất mọc lên mọi cây cối đẹp mắt và ăn ngon. Giữa vườn có Cây Sự Sống và Cây Biết Thiện Ác. Một dòng sông chảy ra từ Ê-đen để tưới vườn và từ đó chia làm bốn nhánh. Nhánh thứ nhất tên Phi-song, chảy quanh đất Ha-vi-la là nơi có vàng, vàng xứ này rất tốt, cũng có nhũ hương và bích ngọc. Nhánh sông thứ hai tên Ghi-hôn chảy quanh xứ Cút. Nhánh sông thứ ba tên Ti-gơ chảy về phía đông A-si-ri. Nhánh sông thứ tư tên Ơ-phơ-rát. CHÚA, Đức Chúa Trời đem người đặt vào vườn Ê-đen để canh tác và chăm sóc vườn. CHÚA, Đức Chúa Trời truyền lệnh cho người rằng: “Con có thể ăn bất cứ trái cây nào trong vườn, nhưng về ‘Cây Biết Thiện Ác’ thì không được ăn, vì ngày nào con ăn trái đó chắc chắn con sẽ chết.” Hôn Nhân Đầu Tiên CHÚA, Đức Chúa Trời lại nói: “Con người ở một mình không tốt! Ta sẽ dựng nên cho người một kẻ giúp đỡ thích hợp.” CHÚA, Đức Chúa Trời lấy đất nắn nên mọi thú đồng và mọi chim trời rồi đem đến cho người để xem người đặt tên chúng là gì; và bất cứ tên gì người gọi mỗi sinh vật đều thành tên riêng của nó. A-đam đặt tên cho tất cả các loài gia súc, chim trời và thú rừng. Nhưng về phần A-đam thì không tìm được một người giúp đỡ thích hợp với mình. CHÚA, Đức Chúa Trời khiến A-đam ngủ mê. Khi người đang ngủ, Ngài lấy một chiếc xương sườn của người rồi lấp chỗ thịt đó lại. Từ xương sườn lấy nơi A-đam, CHÚA, Đức Chúa Trời dựng nên một người nữ và đem đến cho người. A-đam nói: “Bây giờ đây là xương từ xương tôi, Thịt từ thịt tôi, Người này được gọi là người nữ Vì từ người nam mà ra.” Vì thế, người nam sẽ rời cha mẹ để kết hiệp với vợ và hai người trở thành một thân.2:24 Nt: một thịt A-đam và vợ, cả hai đều trần truồng nhưng không thấy xấu hổ. Loài Người Bị Cám Dỗ Và Phạm Tội Trong tất cả các thú rừng mà CHÚA, Đức Chúa Trời tạo nên, rắn xảo quyệt hơn cả. Rắn nói với người nữ: “Có phải Đức Chúa Trời cấm bà không được phép ăn bất cứ thứ cây nào trong vườn không?” Người nữ đáp cùng rắn: “Chúng tôi được ăn các cây trong vườn, nhưng về trái của cây trồng ở giữa vườn, Đức Chúa Trời đã phán: Các con không được ăn trái cây đó, cũng không được động đến nữa, kẻo các con sẽ chết!” Rắn bảo người nữ: “Chắc chắn không chết đâu!3:4 Nt: các ngươi chắc sẽ không chết Vì Đức Chúa Trời biết ngày nào đó ông bà ăn trái ấy mắt ông bà sẽ mở ra, ông bà sẽ trở nên giống như Đức Chúa Trời, biết điều thiện, ác.” Người nữ thấy trái cây vừa ăn ngon vừa đẹp mắt, lại quý3:6 Nt: đáng chuộng vì mở mang trí khôn, liền hái và ăn rồi trao cho chồng đang ở đó; chồng cũng ăn nữa. Mắt cả hai người đều mở ra và nhận biết mình đang trần truồng. Họ kết lá vả làm khố che thân. Khi nghe tiếng CHÚA, Đức Chúa Trời đi lại trong vườn lúc chiều mát, A-đam và vợ ẩn nấp giữa lùm cây trong vườn để tránh mặt CHÚA, Đức Chúa Trời. CHÚA, Đức Chúa Trời gọi A-đam hỏi: “Con ở đâu?” A-đam thưa: “Con nghe tiếng Ngài trong vườn nên sợ vì con trần truồng nên trốn!” Đức Chúa Trời hỏi: “Ai nói cho con biết con trần truồng? Con đã ăn trái cây Ta dặn đừng ăn phải không?” A-đam thưa: “Người nữ Ngài đặt bên con đã đưa cho con trái cây đó và con ăn rồi!” CHÚA, Đức Chúa Trời hỏi người nữ: “Con đã làm gì vậy?” Người nữ thưa: “Con rắn lừa gạt con nên con ăn!” CHÚA, Đức Chúa Trời bảo con rắn: “Vì mày đã làm điều đó nên mày bị rủa sả giữa tất cả các loài gia súc và thú rừng. Mày sẽ bò bằng bụng Và ăn bụi đất trọn đời. Ta sẽ làm cho mày và người nữ, Dòng dõi mày và dòng dõi người nữ thù nghịch nhau. Người ấy sẽ chà đạp3:15 Nt: làm cho bị thương đầu mày, Còn mày sẽ cắn gót chân Người.” Ngài nói với người nữ: “Ta sẽ tăng thêm nhiều đau đớn khi con thai nghén, Con sẽ đau đớn khi sinh nở; Dục vọng con sẽ hướng về chồng Và chồng sẽ quản trị con!” Ngài phán với A-đam: “Vì con đã nghe lời vợ, ăn trái cây Ta đã truyền lệnh đừng ăn nên đất đai bị rủa sả vì con; Cả đời con phải làm lụng khó nhọc mới có miếng ăn. Đất sẽ sinh các loài gai góc Và con sẽ ăn cây cỏ ngoài đồng. Con phải đổ mồ hôi trán mới có thức ăn,3:19 Bánh Cho đến ngày con trở về đất, Vì con từ đất mà ra. Vì con là bụi đất, Con sẽ về với đất bụi!” A-đam đặt tên vợ là Ê-va, vì nàng3:20 Nt: nàng trở thành sẽ là mẹ của cả loài người.3:20 Nt: sinh vật CHÚA, Đức Chúa Trời lấy da thú làm áo mặc cho A-đam và vợ người. CHÚA, Đức Chúa Trời phán: “Này, loài người đã trở nên một bậc giống như chúng ta, biết phân biệt thiện ác, bây giờ coi chừng nó cũng đưa tay ra hái trái cây sự sống mà ăn và sống mãi mãi!” Vì thế, CHÚA, Đức Chúa Trời đuổi A-đam ra khỏi vườn Ê-đen để canh tác đất đai vì loài người từ đó mà ra. Ngài đuổi loài người ra và đặt các chê-ru-bim và một thanh gươm sáng lòa đưa qua đưa lại ở phía đông vườn Ê-đen để canh giữ con đường dẫn đến cây sự sống. A-đam ăn ở4:1 Nt: “biết” Ê-va với Ê-va, vợ mình. Nàng thụ thai và sinh Ca-in. Nàng nói: “Nhờ CHÚA, tôi đã sinh được một người.” Nàng lại sinh A-bên, em Ca-in. A-bên chăn chiên còn Ca-in canh tác đất đai. Sau một thời gian, Ca-in đem hoa lợi đồng ruộng dâng lên cho CHÚA. A-bên cũng mang con vật đầu lòng luôn với mỡ4:4 Ctd: mập béo nhất dâng cho CHÚA. CHÚA chiếu cố đến A-bên và lễ vật của ông, nhưng Ngài không chiếu cố đến Ca-in và lễ vật của ông. Vì thế Ca-in rất giận và sầm mặt xuống. CHÚA hỏi Ca-in: “Tại sao con giận? Tại sao con sầm mặt xuống? Nếu con làm phải, lẽ nào không được chấp nhận? Còn nếu con làm không phải4:7 Nt: không làm điều tốt thì tội ác đang rình rập trước cửa, thèm con lắm, nhưng con phải quản trị nó.” Ca-in nói chuyện với A-bên, em mình,4:8 Các bản dịch cổ Samaritan, LXX, Vul. và Syr đều có câu: “chúng ta hãy ra ngoài đồng” khi hai anh em đang ở ngoài đồng, Ca-in tấn công và giết A-bên em mình. CHÚA hỏi Ca-in: “A-bên, em ngươi ở đâu?” Ca-in thưa: “Con không biết! Con là người giữ em con sao?” CHÚA tiếp: “Ngươi đã làm chi vậy? Tiếng của máu em ngươi từ dưới đất đang kêu van cùng Ta. Bây giờ, ngươi bị rủa sả từ đất, đất đã hả miệng uống máu em ngươi từ tay ngươi đổ ra! Khi ngươi canh tác, đất sẽ không sinh hoa lợi cho ngươi nữa. Ngươi sẽ lang thang phiêu bạt trên đất.” Ca-in thưa với CHÚA: “Hình phạt con nặng quá, mang không nổi. Này, ngày nay CHÚA đuổi con đi ra khỏi đất này, con sẽ trốn tránh mặt CHÚA. Con sẽ lang thang phiêu bạt trên đất, có ai gặp con, họ sẽ giết con đi.” CHÚA đáp: “Không đâu, nếu ai giết Ca-in sẽ bị báo thù gấp bảy lần.” CHÚA cũng đánh dấu trên người Ca-in để có ai gặp người, sẽ không giết. Ca-in đi khỏi mặt CHÚA và sống tại xứ Nốt ở phía đông Ê-đen. Ca-in ăn ở với vợ, nàng thụ thai, sinh Ê-nóc. Ông xây một thành và đặt tên là Ê-nóc, theo tên con trai mình. Ê-nóc sinh I-rát, I-rát sinh Mê-hu-gia-ên; Mê-hu-gia-ên sinh Mê-lu-sa-ên; Mê-lu-sa-ên sinh Lê-méc. Lê-méc cưới hai vợ, vợ cả tên A-đa, vợ thứ tên Xin-la. A-đa sinh Gia-banh; Gia-banh là ông tổ4:20 Nt: tổ phụ của dân ở lều trại, nuôi gia súc. Em Gia-banh là Giu-banh, ông tổ của mọi người chơi đàn hạc và thổi sáo. Xin-la cũng sinh Tu-banh Ca-in, ông tổ của những người rèn mọi thứ dụng cụ bằng đồng, bằng sắt và em gái của Tu-banh Ca-in tên là Na-a-ma. Lê-méc bảo hai vợ là A-đa và Xin-la, hỡi các bà vợ của Lê-méc, hãy lắng nghe tiếng ta! Hãy nghe lời ta! Ta đã giết một người, vì làm ta bị thương tức là một thanh niên vì gây thương tích cho ta! Nếu Ca-in được báo thù bảy lần thì Lê-méc phải được báo thù gấp bảy mươi bảy lần. Sết Và Dòng Họ Sết A-đam lại ăn ở với vợ, nàng sinh một trai, đặt tên là Sết vì nàng nói: “Đức Chúa Trời đã ban cho tôi một con trai4:25 Nt: dòng dõi khác thay cho A-bên đã bị Ca-in giết!” Sết cũng sinh con trai đặt tên là Ê-nót. Từ đó, người ta bắt đầu cầu khẩn danh CHÚA.4:26 Nt: Yahweh Đây là sách ghi dòng dõi A-đam khi Đức Chúa Trời tạo nên loài người, Ngài làm nên loài người giống Đức Chúa Trời. Ngài tạo nên người nam và người nữ, ban phước cho họ và gọi họ là “người” khi Ngài sáng tạo nên họ. A-đam được một trăm ba mươi tuổi sinh một con trai giống như hình dạng mình và đặt tên là Sết. Sau khi sinh Sết, A-đam còn sống được tám trăm năm, sinh con trai con gái. A-đam sống tất cả được chín trăm ba chục năm, rồi qua đời. Sết được một trăm lẻ năm tuổi sinh Ê-nót. Sau khi sinh Ê-nót, Sết còn sống tám trăm lẻ bảy năm, sinh con trai con gái. Sết sống tất cả được chín trăm mười hai năm, rồi qua đời. Ê-nót được chín mươi tuổi sinh Kê-nan. Sau khi sinh Kê-nan, Ê-nót còn sống tám trăm mười lăm năm, sinh con trai con gái. Ê-nót sống tất cả được chín trăm lẻ năm năm, rồi qua đời. Kê-nan được bảy mươi tuổi sinh Ma-ha-la-ên. Sau khi sinh Ma-ha-la-ên, Kê-nan còn sống được tám trăm bốn mươi năm sinh con trai con gái, rồi qua đời. Ma-ha-la-ên được sáu mươi lăm tuổi, sinh Giê-rệt. Sau khi sinh Giê-rệt, Ma-ha-la-ên còn sống tám trăm ba mươi năm, sinh con trai con gái. Ma-ha-la-ên sống tất cả được tám trăm chín mươi lăm năm, rồi qua đời. Giê-rệt được một trăm sáu mươi hai tuổi sinh Hê-nóc. Sau khi sinh Hê-nóc, Giê-rệt còn sống tám trăm năm, sinh con trai con gái. Vậy Giê-rệt sống tất cả được chín trăm sáu mươi hai tuổi rồi qua đời. Hê-nóc được sáu mươi lăm tuổi sinh Mê-tu-sê-la. Sau khi sinh Mê-tu-sê-la, Hê-nóc đồng đi với Đức Chúa Trời ba trăm năm, sinh con trai con gái. Hê-nóc sống tất cả được ba trăm sáu mươi lăm tuổi. Hê-nóc đồng đi với Đức Chúa Trời rồi biệt tăm vì Đức Chúa Trời đã đem ông đi. Mê-tu-sê-la được một trăm tám mươi bảy tuổi sinh Lê-méc. Sau khi sinh Lê-méc, Mê-tu-sê-la còn sống bảy trăm tám mươi hai năm, sinh con trai con gái. Mê-tu-sê-la sống tất cả được chín trăm sáu mươi chín tuổi rồi qua đời. Lê-méc được một trăm tám mươi hai tuổi sinh một con trai, đặt tên là Nô-ê và nói: “Đứa con này sẽ an ủi ta5:29 Nt: chúng ta về công việc ta và sự nhọc nhằn của bàn tay ta vì đất đã bị CHÚA rủa sả.” Sau khi sinh Nô-ê; Lê-méc còn sống năm trăm chín mươi lăm năm, sinh con trai con gái. Vậy, Lê-méc sống tất cả được bảy trăm bảy mươi bảy tuổi rồi qua đời. Nô-ê được năm trăm tuổi sinh Sem, Cham và Gia-phết. Tội Lỗi Gia Tăng Khi loài người bắt đầu gia tăng trên mặt đất và sinh con gái. Các con trai Đức Chúa Trời thấy các con gái loài người xinh đẹp bèn cưới làm vợ những người họ chọn. CHÚA phán: “Thần Ta sẽ chẳng ở mãi với loài người nữa vì chúng chỉ là xác thịt; đời người sẽ chỉ còn một trăm hai mươi năm.” Trong thời gian đó và cả về sau, có những người to lớn trên mặt đất khi con trai Đức Chúa Trời ăn ở với con gái loài người mà sinh con cái. Họ là các bậc anh hùng danh tiếng thời cổ xưa. CHÚA thấy tội ác của loài người tràn lan trên đất, mọi khuynh hướng, tư tưởng của lòng họ lúc nào cũng xấu xa. CHÚA hối tiếc vì đã dựng nên loài người trên đất, và đau buồn trong lòng. CHÚA phán: “Ta sẽ quét sạch khỏi mặt đất mọi loài Ta đã tạo nên, cả loài người lẫn thú vật, loài bò sát và chim trời, vì Ta hối tiếc đã dựng nên chúng.” Nhưng Nô-ê được ơn trước mặt CHÚA. Đây là dòng dõi Nô-ê. Nô-ê là một người công chính và không có gì đáng trách giữa những người đồng thời với ông. Nô-ê đồng đi với Đức Chúa Trời. Nô-ê sinh ba con trai là Sem, Cham và Gia-phết. Chiếc Tàu Thế gian bại hoại dưới mắt Đức Chúa Trời và đất đầy dẫy hung bạo. Đức Chúa Trời nhìn xem thế gian, thấy nó bại hoại, vì mọi người trên mặt đất đều làm bại hoại đường lối mình. Đức Chúa Trời bảo Nô-ê: “Sự cuối cùng của mọi người đã đến, vì chúng làm cho trái đất đầy dẫy sự hung bạo. Này, Ta sẽ hủy diệt chúng luôn với cả trái đất nữa. Con hãy đóng một chiếc tàu bằng gỗ gô-phe, chia làm nhiều phòng, trát nhựa cả trong lẫn ngoài. Con hãy đóng tàu như thế này: bề dài ba trăm am-ma6:15 133.20m, bề rộng năm mươi am-ma6:15 22.20m, bề cao một am-ma6:15 0.50m. Con hãy lợp mái tàu cách thành tàu một am-ma, và một cửa bên hông tàu. Con sẽ làm tầng dưới, tầng giữa và tầng trên. Kìa, chính Ta sẽ đem nước lụt đến trên đất để tiêu diệt tất cả các loài sinh vật có hơi thở dưới bầu trời, mọi loài vật trên đất đều sẽ chết hết. Nhưng Ta sẽ lập giao ước Ta với con; con sẽ vào tàu cùng với các con trai, vợ và các nàng dâu của con. Con sẽ đem vào tàu mọi loài sinh vật, mỗi loài một cặp, có đực có cái, để giữ cho chúng sống. Chim tùy theo loại, súc vật tùy theo loại, loài bò sát trên đất tùy theo loại, mỗi loài hai con sẽ đến với con để bảo toàn mạng sống. Con hãy đem theo đủ mọi thứ lương thực để ăn và để tích trữ cho con và cho chúng nó.” Như vậy Nô-ê làm theo mọi điều Đức Chúa Trời đã truyền bảo. Trận Đại Hồng Thủy CHÚA bảo Nô-ê: “Con và cả gia đình con hãy vào tàu vì Ta thấy con công chính trước mặt Ta giữa thế hệ này. Trong các thú vật tinh sạch, hãy đem theo mỗi loại bảy con,7:2 Nt: “bảy bảy” một số bản dịch: bảy cặp đực và cái, còn các thú vật không tinh sạch mỗi loài một cặp, đực và cái. Con cũng hãy đem theo các chim trời, mỗi loài bảy con, trống và mái, để giữ cho sống trên khắp mặt đất. Vì bảy ngày nữa, Ta sẽ cho mưa xuống đất bốn mươi ngày và bốn mươi đêm, và Ta sẽ quét sạch khỏi mặt đất mọi loài sinh vật Ta đã dựng nên.” Nô-ê làm theo mọi điều CHÚA đã truyền bảo. Nô-ê được sáu trăm tuổi khi nước lụt đến trên đất. Nô-ê vào tàu cùng vợ, các con trai, và các dâu mình để tránh nước lụt. Các loài vật tinh sạch, loài vật không tinh sạch, loài chim, và mọi loài bò sát trên mặt đất từng cặp, đực và cái, trống và mái, đều đến với Nô-ê và vào tàu, đúng như Đức Chúa Trời đã truyền bảo Nô-ê. Đúng bảy ngày sau, nước lụt đến trên đất. Trong năm thứ sáu trăm đời Nô-ê, đúng ngày mười bảy tháng hai, vào ngày đó tất cả các nguồn nước của vực lớn đều dâng lên và các cửa sổ trên các tầng trời đều mở tung. Mưa đổ xuống đất suốt bốn mươi ngày bốn mươi đêm. Chính ngày đó, Nô-ê cùng vợ, các con trai Sem, Cham và Gia-phết và vợ của ba con trai ông đều vào tàu. Họ và mọi loài dã thú, mọi thứ súc vật tùy theo loại, mọi loài bò sát trên đất tùy theo loại, mọi thứ chim tùy theo loại và mọi loài có cánh. Chúng đến với Nô-ê và vào tàu từng cặp, mọi loài có hơi thở, đực và cái, đều vào tàu, theo như lời Đức Chúa Trời truyền bảo người. Rồi CHÚA đóng cửa tàu lại. Nước lụt đến trên mặt đất bốn mươi ngày, nước dâng cao, nâng chiếc tàu lên khỏi mặt đất. Nước dâng lên rất cao trên đất và chiếc tàu nổi trên mặt nước. Nước dâng cao lên, rất cao trên đất đến nỗi ngập hết tất cả các ngọn núi cao dưới bầu trời. Nước dâng lên cao phủ ngập các núi đến mười lăm am-ma.7:20 Khoảng 15m Tất cả các loài sinh vật trên mặt đất đều bị diệt, nào chim trời, dã thú, súc vật, loài bò sát trên đất và mọi người. Tất cả các loài có hơi thở trong mũi và sống trên đất đều bị chết. Mọi loài sinh vật trên mặt đất đều bị quét sạch khỏi mặt đất, từ loài người đến thú vật, từ loài bò sát đến loài chim trời. Chúng đều bị quét sạch khỏi mặt đất, chỉ có Nô-ê và những người, những sinh vật ở với ông trong tàu còn sống sót mà thôi. Nước lụt bao phủ mặt đất suốt một trăm năm mươi ngày. Trận Đại Hồng Thủy Chấm Dứt Đức Chúa Trời nhớ đến Nô-ê và các loài sinh vật, súc vật ở trong tàu với ông. Đức Chúa Trời cho một trận gió thổi ngang qua mặt đất, nước lụt bèn rút xuống. Các nguồn nước của vực sâu, các cửa sổ trên trời đóng lại, và mưa từ trời ngưng đổ trên đất. Nước rút xuống, cứ tiếp tục rút xuống, trong một trăm năm mươi ngày, nước mới hạ xuống. Ngày mười bảy tháng bảy, chiếc tàu tấp trên dãy núi8:4 Nt: các nơi cao A-ra-rát. Nước cứ rút8:5 Nt: đi và hạ cho đến tháng thứ mười; ngày mồng một tháng mười các đỉnh núi mới lộ ra. Sau bốn mươi ngày, Nô-ê mở cửa sổ mình đã làm trên tàu, ông thả một con quạ ra, nó bay đi lượn lại cho đến khi nước cạn khô trên mặt đất. Ông cũng thả một con bồ câu để xem nước rút khỏi mặt đất chưa. Nhưng bồ câu không tìm được chỗ nào đáp chân xuống, nên quay về với ông trên tàu, vì nước vẫn còn trên khắp mặt đất. Ông đưa tay đón bồ câu đem vào trong tàu với mình. Ông đợi thêm bảy ngày rồi lại thả bồ câu ra khỏi tàu. Đến chiều, bồ câu quay về, mỏ ngậm một chiếc lá ô-liu mới hái; Nô-ê biết rằng nước đã rút khỏi mặt đất. Đợi bảy ngày nữa, ông lại thả bồ câu ra, nhưng lần này bồ câu không quay về với ông nữa. Ngày mồng một tháng giêng năm thứ sáu trăm lẻ một đời Nô-ê, nước trên đất đã cạn khô, Nô-ê mở mui tàu nhìn xuống và thấy mặt đất đã khô nước. Ngày hai mươi bảy tháng hai, đất đã khô hoàn toàn. Đức Chúa Trời phán bảo Nô-ê: “Con hãy ra khỏi tàu cùng với vợ, các con trai và các dâu con. Hãy đem ra với con các con vật đã ở cùng con, các loài thú vật, chim chóc, súc vật và mọi loài bò sát trên đất để chúng sinh sôi nẩy nở và gia tăng trên đất.” Vậy Nô-ê ra khỏi tàu, với vợ, con và dâu mình, mọi loài dã thú, bò sát, chim chóc và mọi loài bò trên đất, đều ra khỏi tàu, loài nào đi theo loài nấy. Bấy giờ, Nô-ê xây một bàn thờ để thờ phượng CHÚA và bắt đủ các con thú tinh sạch và chim tinh sạch dâng tế lễ thiêu trên bàn thờ. CHÚA nhận mùi thơm của tế lễ thì tự nhủ trong lòng: “Ta sẽ chẳng bao giờ vì loài người mà rủa sả trái đất nữa; cho dù xu hướng của loài người là xấu xa từ lúc còn nhỏ.8:21 Nt: vì tư tưởng của lòng người là ác từ thời niên thiếu Ta cũng sẽ chẳng hủy diệt các loài sinh vật như Ta đã làm; Một khi trái đất còn, Thì mùa gieo và mùa gặt, Thời tiết lạnh và nóng, Mùa hạ và mùa đông, Ngày và đêm Sẽ chẳng bao giờ chấm dứt.” Giao Ước Của Chúa Với Nô-ê Đức Chúa Trời ban phước cho Nô-ê và các con trai ông. Ngài nói với họ rằng: “Hãy sinh sản và gia tăng phủ đầy trái đất. Tất cả các loài thú vật trên mặt đất, các loài chim trên trời, các loài sống động trên đất và các loài cá dưới biển đều sẽ sợ hãi các con; chúng đều được giao phó vào tay các con. Mọi loài vật sống động trên đất sẽ dùng làm thực phẩm cho các con cũng như cây, rau xanh mà Ta đã ban cho các con. Nhưng thịt còn sự sống, còn huyết thì các con đừng ăn. Chắc chắn Ta sẽ đòi lại máu của sinh mạng các con, Ta sẽ đòi lại nơi mọi loài thú, nơi tay loài người và Ta sẽ đòi lại nơi tay mỗi người mạng sống của đồng loại nó. Kẻ nào làm đổ máu người Sẽ bị người khác làm đổ máu lại, Vì Đức Chúa Trời đã dựng nên loài người Theo hình ảnh Ngài. Vậy các con hãy sinh sản và gia tăng nhiều gấp bội trên đất!” Đức Chúa Trời nói với Nô-ê và các con trai đang ở với ông: “Bây giờ, Ta lập giao ước với các con và dòng dõi mai sau của các con, và với mọi loài sinh vật ở với các con, với loài chim, loài súc vật, loài dã thú trên đất, với tất cả các loài vật đã ra khỏi tàu, tức là mọi loài vật trên đất. Ta lập giao ước Ta với các con, mọi loài sinh vật sẽ không bị nước lụt trừ diệt nữa, sẽ chẳng bao giờ có nước lụt tiêu hủy trái đất nữa.” Đức Chúa Trời phán: “Đây là dấu hiệu về giao ước Ta lập giữa Ta với các con và mọi sinh vật ở với các con, cho đến các thế hệ mãi về sau. Ta đặt cầu vồng của Ta trên mây, đó sẽ là dấu hiệu về giao ước giữa Ta và trái đất. Khi nào Ta gom góp mây trên đất, và cầu vồng hiện ra9:14 Nt: được thấy trong mây thì Ta sẽ nhớ giao ước Ta đã lập cùng các con và cùng mọi loài sinh vật, và nước sẽ chẳng trở thành nạn lụt lớn tiêu diệt mọi sự sống nữa. Khi cầu vồng mọc trên mây, Ta sẽ thấy nó mà nhớ giao ước đời đời giữa Ta và mọi sinh vật sống trên mặt đất.” Vậy Đức Chúa Trời nói với Nô-ê: “Đây là dấu hiệu về giao ước mà Ta đã lập giữa Ta và mọi loài sinh vật trên đất.” Các Con Trai Của Nô-ê Các con trai của Nô-ê đã ra khỏi tàu là: Sem, Cham và Gia-phết. Cham là cha của Ca-na-an. Đó là ba con trai của Nô-ê, do họ mà có loài người tràn ra khắp mặt đất. Nô-ê là nhà nông, nên bắt đầu trồng một vườn nho. Ông uống rượu say và nằm trần truồng trong trại mình. Cham, cha của Ca-na-an, thấy cha mình trần truồng thì kể lại cho anh và em mình ở bên ngoài. Sem và Gia-phết lấy áo vắt lên vai mình rồi đi thụt lùi đến che đắp sự trần truồng của cha mình; mặt họ nhìn về phía trước9:23 Nt: mặt xây ngược lại. Ctd: về phía khác nên chẳng nhìn thấy sự trần truồng của cha mình. Khi Nô-ê tỉnh rượu, hay biết được điều đứa con thứ9:24 tức Cham đã làm cho mình, thì nói rằng: “Nguyện Ca-na-an bị rủa sả! Nó sẽ làm nô lệ thấp hèn Cho các anh em nó.” Ông tiếp: “Chúc tụng CHÚA, Đức Chúa Trời của Sem! Nguyện Ca-na-an phải làm nô lệ cho Sem! Nguyện xin Đức Chúa Trời cho Gia-phết phát triển, Nó sẽ sống trong trại của Sem, Và Ca-na-an sẽ làm nô lệ cho nó.” Sau trận lụt, Nô-ê còn sống được ba trăm năm mươi năm nữa, hưởng thọ được chín trăm năm mươi tuổi rồi qua đời. Dòng Dõi Của Gia-phết Đây là dòng dõi các con trai của Nô-ê là Sem, Cham và Gia-phết; sau trận lụt, họ sinh con cái.10:1 Nt: chúng Con trai của Gia-phết là Gô-me, Ma-gót, Ma-đai, Gia-van, Tu-banh, Mê-siếc và Ti-ra. Con trai của Gô-me là Ách-kê-na, Ri-phát và Tô-ga-ma. Con trai của Gia-van là Ê-li-sa, Ta-rê-si, Kít-tim và Đô-da-nim. Do họ mà có người khắp các bờ biển của các dân, chia ra10:5 chia ra trong đất họ tùy theo ngôn ngữ và họ hàng10:5 Ctd: gia tộc trong các nước của họ. Dòng Dõi Của Cham Con trai của Cham là Cúc, Mích-ra-im, Phút và Ca-na-an. Con trai của Cúc là Sê-ba, Ha-vi-la, Sáp-ta, Ra-ê-ma và Sáp-tê-ca. Con trai của Ra-ê-ma là Sê-ba và Đê-đan. Cúc sinh Nim-rốt, là người đầu tiên trở thành một người dũng mãnh trên đất. Nim-rốt là một thợ săn dũng mãnh trước mặt CHÚA, vì thế có câu tục ngữ: “Giống như Nim-rốt, thợ săn dũng mãnh trước mặt CHÚA.” Trước tiên, người lập vương quốc tại Ba-bên, Ê-rết, A-cát và Ca-nê trong xứ Si-nê-a. Từ xứ đó, người tiến qua A-si-ri rồi xây thành Ni-ni-ve, Rê-hô-bốt, Ca-lách và Rô-sen, một thành lớn ở khoảng giữa Ni-ni-ve và Ca-lách. Mích-ra-im sinh Lu-đim, A-na-mim, Lê-ha-bim, Náp-tu-him, Pha-ru-sim, Cách-lu-him [tổ tiên dân Phi-li-tin và dân Cáp-tô-rim]. Ca-na-an sinh Si-đôn, con đầu lòng và Hếch, cùng Giê-bu-sít, A-mô-rít, Ghi-rê-ga-sít, Hê-vít, A-rê-kít, Si-nít, A-va-đi, Sê-ma-ri, Ha-ma-tít. Sau đó, các gia tộc Ca-na-an tản ra. Lãnh thổ của người Ca-na-an về hướng Ghê-na, chạy từ Si-đôn đến Ga-xa, về hướng Sô-đôm, Gô-mô-rơ, Át-ma và Sê-bô-im cho đến Lê-sa. Đó là con cháu của Cham, chia theo gia tộc, ngôn ngữ trong các lãnh thổ và quốc gia. Dòng Dõi Của Sem Sem mà anh cả là Gia-phết, là tổ phụ của dòng dõi10:21 Nt: tất cả các con trai của Hê-be. Con trai của Sem là Ê-lam, A-sua, A-bác-sát, Lút và A-ram. Con trai của A-ram là Út-xơ, Hu-lơ, Ghê-te và Mê-siếc. A-bác-sát sinh Sê-lách; Sê-lách sinh Hê-be, Hê-be sinh hai con trai, một người tên Be-léc,10:25 nghĩa là chia vì trong đời của người này, người ta chia mặt đất ra làm nhiều xứ; người em tên Giốc-tan. Giốc-tan sinh A-mô-đát, Sê-lép, Ha-sa-ma-vết, Giê-ra, Ha-đô-ram, U-danh, Đích-la, Ô-banh, A-bi-ma-ên, Sê-ba, Ô-phia, Ha-vi-la và Giô-báp. Tất cả các người đó là con trai của Giốc-tan. Lãnh thổ10:30 chỗ ở của họ chạy từ Mê-sa cho đến10:30 Ctd: đi về phía Sê-pha, vùng đồi núi ở phương đông. Đó là con cháu của Sem, sắp theo gia tộc, ngôn ngữ, lãnh thổ và dân tộc. Trên đây là dòng dõi của ba con trai Nô-ê sắp theo từng thế hệ và dân tộc; do họ mà các dân tộc chia ra trên mặt đất sau trận đại hồng thủy. Tháp Ba-bên Bấy giờ cả thế giới chỉ có một ngôn ngữ, và cùng một thứ tiếng. Từ phương đông đi ra và người ta gặp một đồng bằng trong xứ Si-nê-a nên định cư ở đấy. Họ bảo nhau: “Nào, chúng ta hãy làm gạch và nung cho chín!” Lúc đó, người ta dùng gạch thay cho đá và nhựa chai thay cho hồ. Họ lại nói: “Nào, chúng ta hãy xây một thành và một ngôi tháp ngọn cao tận trời11:4 Nt: có đỉnh trên trời Chúng ta hãy lưu danh mình kẻo bị tản lạc khắp mặt đất!” CHÚA ngự xuống xem thành và ngôi tháp con cái loài người11:5 Nt: các con trai của A-đam đang xây cất. CHÚA phán: “Kìa, toàn thể loài người chỉ có một dân tộc, một ngôn ngữ. Kìa chúng bắt đầu làm việc này, nay không còn gì ngăn cản chúng làm mọi điều chúng hoạch định nữa. Nào, Chúng Ta hãy xuống xáo trộn ngôn ngữ của chúng, làm chúng không thể nào hiểu tiếng nói của nhau được.” CHÚA phân tán loài người từ nơi đó ra khắp mặt đất, và họ ngưng xây cất thành này. Vì thế, thành ấy mang tên là Ba-bên, vì tại đấy CHÚA làm xáo trộn ngôn ngữ cả thế giới và Ngài phân tán họ ra khắp mặt đất. Gia Phả Của Áp-ra-ham Đây là dòng dõi của Sem: Hai năm sau cơn lụt, Sem được một trăm tuổi và sinh A-bác-sát. Sau khi sinh A-bác-sát, Sem còn sống năm trăm năm, sinh con trai con gái. A-bác-sát được ba mươi lăm tuổi sinh Sa-lách. Sau khi sinh ra Sa-lách, A-bác-sát còn sống bốn trăm lẻ ba năm, sinh con trai con gái. Sa-lách được ba mươi tuổi sinh Hê-be. Sau khi sinh Hê-be, Sa-lách còn sống bốn trăm lẻ ba năm, sinh con trai con gái. Hê-be được ba mươi bốn tuổi sinh Bê-léc. Sau khi sinh Bê-léc, Hê-be còn sống bốn trăm ba mươi năm, sinh con trai con gái. Bê-léc được ba mươi tuổi sinh Rê-hu. Sau khi sinh Rê-hu, Bê-léc còn sống hai trăm lẻ chín năm, sinh con trai con gái. Rê-hu được ba mươi hai tuổi sinh Sê-rúc. Sau khi sinh Sê-rúc, Rê-hu còn sống hai trăm lẻ bảy năm, sinh con trai con gái. Sê-rúc được ba mươi tuổi sinh Na-cô. Sau khi sinh Na-cô, Sê-rúc còn sống hai trăm năm, sinh con trai con gái. Na-cô được hai mươi chín tuổi sinh Tha-rê. Sau khi sinh Tha-rê, Na-cô còn sống một trăm mười chín năm, sinh con trai con gái. Tha-rê được bảy mươi tuổi sinh Áp-ram, Na-cô và Ha-ran. Đây là dòng dõi của Tha-rê: Tha-rê sinh Áp-ram, Na-cô và Ha-ran, Ha-ran sinh Lót. Ha-ran qua đời tại quê hương mình ở thành U-rơ của người Canh-đê, khi cha mình là Tha-rê còn sống. Áp-ram và Na-cô cưới vợ; vợ Áp-ram tên là Sa-rai; còn vợ Na-cô tên là Minh-ca, con gái của Ha-ran. Ha-ran là cha của Minh-ca và Dích-ca. Sa-rai bị hiếm muộn không có con. Tha-rê đem Áp-ram, con trai mình, Lót, con Ha-ran, cháu mình và Sa-rai, dâu mình, vợ của Áp-ram đồng ra khỏi U-rơ của người Canh-đê để qua xứ Ca-na-an. Nhưng khi đến Cha-ran, họ ở lại tại đó. Tha-rê hưởng thọ hai trăm lẻ năm tuổi rồi qua đời tại Cha-ran. Áp-ram Được Chúa Chọn CHÚA bảo Áp-ram: “Con hãy rời bỏ quê hương, dân con và nhà cha con để đi đến xứ Ta sẽ chỉ cho. Ta sẽ làm cho con thành một nước lớn. Ta sẽ ban phước lành cho con Và làm nổi danh con Và con sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước lành cho ai chúc phước con Và rủa sả kẻ nào nguyền rủa con; Tất cả các dân tộc trên thế giới Sẽ nhờ con mà được phước.” Áp-ram Di Cư Qua Ca-na-an Áp-ram ra đi đúng theo lời CHÚA truyền bảo. Lót cùng đi với ông. Áp-ram được bảy mươi lăm tuổi khi ông rời bỏ Cha-ran. Áp-ram đem Sa-rai vợ mình, Lót, cháu mình, tất cả tài sản ông tạo được và các tôi tớ ông đã có được ở Cha-ran ra đi để đến xứ Ca-na-an và vào xứ ấy. Áp-ram đi qua trong xứ đến tận thành Si-chem, tại cây sồi của Mô-rê. Dân Ca-na-an đang ở tại đó. CHÚA hiện ra, nói với Áp-ram: “Ta sẽ ban cho dòng dõi con vùng đất này!” Tại đây Áp-ram lập một bàn thờ CHÚA, Đấng đã hiện ra với ông. Từ đó, Áp-ram đến vùng đồi núi ở phía đông Bê-tên và hạ trại ở đó. Ông lập một bàn thờ tại đó, Bê-tên ở phía tây và A-hi ở phía đông rồi ông cầu khẩn danh CHÚA. Áp-ram di chuyển dần xuống Nê-ghép12:9 phía nam của Giu-đê. Xứ này bị nạn đói, Áp-ram xuống Ai-cập kiều ngụ vì nạn đói rất trầm trọng. Khi sắp vào Ai-cập, Áp-ram nói với Sa-rai, vợ mình: “Ta biết nàng là người đàn bà đẹp. Khi người Ai-cập thấy nàng, họ sẽ nói đấy là vợ nó; rồi họ sẽ giết ta và để nàng sống. Xin nàng hãy nói nàng là em gái ta để vì cớ nàng mà họ đối xử tốt với ta và để ta khỏi mất mạng vì nàng.” Áp-ram vào Ai-cập, dân Ai-cập thấy người đàn bà này rất đẹp. Các quan lớn trong triều đình của Pha-ra-ôn cũng thấy Sa-rai và ca tụng nàng trước Pha-ra-ôn, nên nàng bị đem vào cung Pha-ra-ôn. Vì Sa-rai, vua biệt đãi Áp-ram, ban thưởng nhiều chiên, bò, lừa,12:16 Nt: lừa đực và dê cái lạc đà và cả nô lệ nam nữ nữa. Nhưng vì cớ Sa-rai, vợ Áp-ram, CHÚA trừng phạt Pha-ra-ôn và hoàng tộc Ai-cập, khiến họ bị bịnh dịch trầm trọng. Pha-ra-ôn cho gọi Áp-ram vào và nói: “Nhà ngươi làm gì cho ta vậy? Sao không nói cho ta biết rằng Sa-rai là vợ ngươi? Sao lại bảo nàng là em gái ngươi để ta đã lấy nàng làm vợ? Vậy bây giờ vợ ngươi đây, hãy dẫn nàng đi đi!” Vua sai quần thần đưa Áp-ram, vợ người và tất cả tài sản đi. Áp-ram Và Lót Chia Tay Vậy, Áp-ram từ Ai-cập đi lên cùng với vợ, Lót và tất cả tài sản mình, đến Nê-ghép. Áp-ram trở nên rất giàu có về gia súc, bạc và vàng. Từ Nê-ghép, ông tiếp tục cuộc hành trình đến Bê-tên, nơi ông hạ trại lần trước, giữa hai thành Bê-tên và A-hi, chỗ ông đã lập bàn thờ đầu tiên. Tại đây, Áp-ram cầu khẩn danh CHÚA. Lót cùng đi với Áp-ram, ông cũng có các bầy chiên, bầy bò và lều trại. Vì tài sản của họ trở nên quá nhiều, đất đai không còn đủ, nên họ không thể ở chung một nơi được nữa. Có sự tranh chấp nổi lên giữa những người chăn súc vật của Áp-ram và của Lót. Lúc đó dân Ca-na-an và dân Phê-rê-sít sống ở trong xứ. Áp-ram nói với Lót: “Không nên có tranh chấp giữa bác và cháu, giữa những người chăn súc vật của bác và của cháu, vì chúng ta là bà con với nhau. Cả xứ ở trước mặt cháu đó; chúng ta hãy tách ra. Nếu cháu chọn bên trái, bác sẽ qua bên phải; nếu cháu chọn bên phải, bác sẽ qua bên trái.” Lót ngước mắt lên và nhìn thấy toàn thể đồng bằng sông Giô-đanh, [trước khi CHÚA hủy diệt thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ], có nước xanh tươi như vườn của CHÚA, như đất Ai-cập, đến tận thành Xoa, nên Lót chọn cho mình toàn thể đồng bằng sông Giô-đanh và dời về hướng đông. Hai bác cháu chia tay nhau. Áp-ram cư ngụ trong đất Ca-na-an, còn Lót cư ngụ trong các thành của đồng bằng, ông đóng trại gần Sô-đôm. Dân thành Sô-đôm lúc bấy giờ rất gian ác, tội lỗi, nghịch lại CHÚA. Sau khi Lót rời đi, CHÚA nói với Áp-ram: “Từ chỗ con đang ở, con hãy ngước mắt lên nhìn bốn hướng đông, tây, nam, bắc. Tất cả đất đai con nhìn thấy, Ta sẽ ban cho con và dòng dõi con đời đời. Ta sẽ làm cho dòng dõi con đông đảo như bụi trên đất, ai đếm được bụi trên đất thì có thể đếm được dòng dõi của con. Con hãy đứng lên, đi dọc ngang khắp xứ vì Ta ban nó cho con.” Áp-ram dời trại đi đến sống gần những cây sồi ở Mam-rê tại Hếp-rôn và lập một bàn thờ CHÚA. Áp-ram Cứu Lót Trong Cuộc Chiến Lúc bấy giờ, Am-ra-phin vua Si-nê-a, A-ri-óc vua Ê-la-sa, Kết-rô-lao-me vua Ê-lam và Ti-đanh vua Gô-im gây chiến với Bê-ra vua Sô-đôm, Bi-rê-sa vua Gô-mô-rơ, Si-nê-áp vua Át-ma, Sê-mê-bê vua Yê-bô-in và vua của Bê-la tức là Xoa. Tất cả các vua này tập trung lực lượng tại thung lũng Si-đim, tức biển Muối. Các vua này trước kia đã thần phục vua Kết-rô-lao-me suốt mười hai năm, nhưng đến năm thứ mười ba, họ nổi loạn. Năm thứ mười bốn, vua Kết-rô-lao-me và các vua đồng minh kéo quân đánh bại quân Rê-pha-im ở Ách-ta-rốt Ca-ma-in, quân Su-sim ở Ham, quân Ê-mít ở cánh đồng Ki-ri-a-tha-im, và quân Hô-rít trên vùng đồi núi Sê-i-rơ, đến tận Ên-pha-ran, giáp sa mạc. Quân đồng minh quay về suối Xử-đoán,14:7 Nt: Enmishpat [cũng gọi là Ca-đê], đánh bại luôn quân A-ma-léc và quân A-mô-rít đang đóng quanh vùng Ha-xa-san Ta-ma. Các vua Sô-đôm, Gô-mô-rơ, Át-ma, Xê-bô-im, và Bê-la tức là Xoa hợp lực xuất trận dàn binh trong thung lũng Si-đim chống lại Kết-rô-lao-me vua Ê-lam, Ti-đanh vua Gô-im, Am-ra-phin vua Si-nê-a và A-ri-óc vua Ê-la-sa. Bốn vua đánh với năm vua. Thung lũng Si-đim có nhiều hố nhựa chai. Khi thua chạy, vua Sô-đôm và vua Gô-mô-rơ ngã vào hố, còn tàn quân trốn lên núi. Quân chiến thắng cướp đoạt tất cả tài sản và thực phẩm của hai thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ rồi bỏ đi. Họ cũng bắt Lót, cháu Áp-ram đang định cư tại Sô-đôm đem đi với của cải của người. Một người trốn thoát, đến báo cáo cho Áp-ram, người Hê-bơ-rơ, đang kiều ngụ gần các cây sồi của Mam-rê. Mam-rê là người A-mô-rít, anh của Ếc-côn và A-ne, ba anh em đều đã kết ước với Áp-ram. Nghe tin cháu bị bắt, Áp-ram liền triệu tập đoàn gia nhân14:14 Nt: những người sinh tại nhà mình đã được huấn luyện thuần thục, gồm ba trăm mười tám người, đuổi theo quân đồng minh đến tận Đan. Áp-ram chia gia nhân mình ra tấn công vào ban đêm, đánh bại quân địch và truy nã chúng tận Hô-ba, phía bắc Đa-mách. Áp-ram đoạt lại tất cả tài sản và đem Lót, cháu mình trở về với tài sản của ông, cùng với những người phụ nữ và dân chúng. Mên-chi-xê-đéc Sau khi chiến thắng Kết-rô-lao-me và các vua đồng minh, Áp-ram quay về. Vua Sô-đôm ra đón người tại thung lũng Sa-vê, tức là thung lũng Vua. Mên-chi-xê-đéc, vua Sa-lem và là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời Tối Cao, đem bánh và rượu ra đón. Mên-chi-xê-đéc chúc phước cho Áp-ram rằng: “Cầu Đức Chúa Trời Tối Cao ban phước lành cho Áp-ram, Ngài là Đấng sáng tạo trời đất. Đức Chúa Trời Tối Cao đáng được ca ngợi. Vì Ngài đã giao phó quân thù vào tay ngươi!” Áp-ram dâng cho người một phần mười tất cả chiến lợi phẩm.14:20 Nt: một phần mười mọi sự Vua Sô-đôm nói với Áp-ram: “Cho tôi xin lại người, còn tài vật xin ông cứ giữ lại!” Nhưng Áp-ram đáp: “Tôi đã đưa tay lên thề với CHÚA là Đức Chúa Trời Chí Cao, Đấng đã sáng tạo trời đất, rằng tôi không lấy vật gì của vua cả, dù một sợi chỉ hay dây giầy cũng không, để vua sẽ chẳng bao giờ nói được là: ‘Ta đã làm cho Áp-ram giàu.’ Tôi không lấy gì cả, ngoại trừ những gì mà đám gia nhân14:24 Nt: một thanh niên đã ăn và phần chiến lợi phẩm chia cho những người đã đi với tôi. Hãy để cho A-ne, Ết-côn và Mam-rê lấy phần của họ đi!” Giao Ước Với Áp-ram Sau các việc đó, CHÚA phán bảo Áp-ram trong khải tượng: “Áp-ram, con đừng sợ, Ta sẽ là cái khiên bảo vệ con, Là phần thưởng rất lớn cho con.” Nhưng Áp-ram nói: “Lạy CHÚA, CHÚA sẽ cho con điều gì? Con vẫn không có con và Ê-li-ê-se, người Đa-mách sẽ thừa hưởng sản nghiệp của con.” Áp-ram tiếp: “Chúa chẳng cho con con cái, nên một đầy tớ sinh ra trong nhà con sẽ thừa kế con!” CHÚA đáp: “Đó không phải là người thừa kế, một con trai ra từ con sẽ là người thừa kế của con!” CHÚA đem Áp-ram ra sân và bảo: “Con hãy nhìn lên bầu trời và thử đếm sao đi, nếu con đếm được!” Rồi Ngài nói với ông: “Dòng dõi con sẽ đông như thế.” Áp-ram tin CHÚA, nên Ngài kể cho người là công chính. Ngài cũng nói: “Ta là CHÚA đã đem con ra khỏi U-rơ, xứ Canh-đê, để ban cho con đất này làm sản nghiệp.” Áp-ram nói: “Thưa CHÚA, làm sao con biết chắc rằng con sẽ được xứ này làm sản nghiệp?” CHÚA nói: “Con hãy đem đến đây một con bò cái ba tuổi, một con dê cái ba tuổi, một con chiên đực ba tuổi, một con chim cu và một con bồ câu non.” Áp-ram đem dâng tất cả các con vật này lên cho Chúa, xẻ các thú vật làm đôi, sắp các phần đối nhau, nhưng không xẻ đôi các con chim. Các loài chim săn mồi sà xuống các sinh tế nhưng Áp-ram đuổi chúng đi. Khi mặt trời vừa lặn, Áp-ram ngủ thiếp đi. Bóng tối dày đặc khủng khiếp phủ xuống bao bọc ông. CHÚA bảo Áp-ram: “Con phải biết chắc rằng dòng dõi con sẽ kiều ngụ nơi đất khách quê người, phải phục dịch dân bản xứ và bị áp bức bốn trăm năm. Nhưng Ta sẽ trừng phạt quốc gia mà dòng dõi con phục dịch. Sau đó, dòng dõi con sẽ thoát ra và đem theo rất nhiều của cải. Còn con sẽ sống rất thọ, được về với tổ phụ con cách bình an và được chôn cất. Đến đời thứ tư, dòng dõi con sẽ quay lại đây vì hiện nay tội ác dân A-mô-rít chưa đầy trọn.” Chúa Hứa Ban Sản Nghiệp Khi mặt trời đã lặn hẳn và bóng tối phủ xuống, bỗng có một lò lửa bốc khói và một ngọn lửa cháy phừng đi qua giữa các sinh tế bị phân đôi. Ngày hôm ấy, CHÚA kết ước với Áp-ram rằng: “Ta đã ban cho dòng dõi con đất này, từ khe Ai-cập đến sông cái Ơ-phơ-rát, đất của các dân Kê-nít, Kê-ni-xít, Cát-mô-nít, Hi-tít, Phê-rê-sít, Rê-pha-im, A-mô-rít, Ca-na-an, Ghê-rê-ga-sít và Giê-bu-sít.” Áp-ram Và A-ga Lúc ấy, Sa-rai, vợ Áp-ram không sinh con được. Bà có một đầy tớ gái người Ai-cập tên là A-ga. Sa-rai nói với Áp-ram: “Vì CHÚA không cho tôi sinh con, ông hãy ăn ở với con đầy tớ của tôi đi; có lẽ nhờ nó tôi có thể có được con cái.” Áp-ram nghe theo lời Sa-rai. Thế là sau mười năm kiều ngụ tại xứ Ca-na-an, Sa-rai đưa A-ga, người đầy tớ gái Ai-cập của mình, cho Áp-ram làm vợ. Áp-ram ăn ở với A-ga và nàng thụ thai. Biết mình đã có thai, A-ga khinh bỉ bà chủ mình. Sa-rai nói với Áp-ram: “Lỗi này ông phải chịu! Tôi trao con đầy tớ tôi vào vòng tay ông, và bây giờ khi thấy mình có thai, nó nhìn tôi khinh bỉ; nguyện CHÚA phân xử giữa ông và tôi.” Nhưng Áp-ram đáp: “Đầy tớ gái của bà ở trong tay bà, bà muốn làm gì thì làm!” Sa-rai hành hạ A-ga, nàng bỏ chủ trốn đi. A-ga Và Ích-ma-ên Thiên sứ của CHÚA gặp A-ga bên mạch nước trong đồng hoang, trên đường đi Su-rơ, và hỏi: “Này A-ga, đầy tớ của Sa-rai, ngươi từ đâu đến đây, và ngươi định đi đâu?” Nàng đáp: “Tôi đi trốn Sa-rai, bà chủ tôi!” Thiên sứ của CHÚA bảo: “Ngươi hãy về với bà chủ và chịu phục dưới tay bà đi.” Thiên sứ của CHÚA lại nói: “Ta sẽ làm cho dòng dõi ngươi gia tăng đông đảo đến nỗi không ai đếm được. Ngươi đang có thai Và sẽ sinh con trai, Ngươi hãy đặt tên cho nó là Ích-ma-ên16:11 Có nghĩa là “Chúa nghe” Vì CHÚA đã đoái thương cảnh khốn khổ của ngươi. Con trai ngươi sẽ như một con lừa rừng, Cánh tay nó sẽ chống mọi người Và mọi người chống lại nó, Và nó sẽ sống đối nghịch Với tất cả anh em nó.” A-ga gọi CHÚA, Đấng phán dạy nàng là “Đức Chúa Trời thấy rõ,” vì nàng nói: “Bây giờ, tôi đã thấy Chúa là Đấng đoái xem tôi!” Vì thế, nàng đặt tên suối nước là “Bê-la-cha-roi.”16:14 Bê-la-cha-roi: nghĩa là suối của Đấng Hằng Sống đã đoái xem tôi Dòng suối ấy chảy giữa Ca-đê và Bê-rết. A-ga sinh cho Áp-ram một con trai, ông đặt tên con trai do A-ga sinh ra là Ích-ma-ên. Áp-ram đã được tám mươi sáu tuổi khi A-ga sinh Ích-ma-ên cho ông. Chúa Xác Nhận Giao Ước Với Áp-ram Khi Áp-ram được chín mươi chín tuổi, CHÚA xuất hiện và phán: “Ta là Đức Chúa Trời Toàn Năng, con hãy sống một cách thánh thiện trước mặt Ta. Ta sẽ lập giao ước giữa Ta với con và sẽ làm cho dòng dõi con gia tăng bội phần.” Áp-ram sấp mặt xuống đất, Đức Chúa Trời nói với ông: “Về phần Ta, đây là giao ước của Ta với con: con sẽ là tổ phụ của nhiều dân tộc. Người ta không gọi con là Áp-ram ‘cha tôn quý’ nữa, nhưng gọi là Áp-ra-ham ‘cha của các dân tộc’ vì Ta cho con làm tổ phụ nhiều dân tộc. Ta làm cho con sinh sôi nẩy nở thành nhiều dân tộc, hậu tự con gồm nhiều vua chúa. Ta lập giao ước này với con và hậu tự con đời này sang đời khác. Giao ước này còn mãi đời đời: Ta làm Đức Chúa Trời của con và của hậu tự con. Ta sẽ cho con và hậu tự con toàn thể đất Ca-na-an mà con đang kiều ngụ làm sản nghiệp vĩnh viễn, Ta sẽ làm Đức Chúa Trời của họ.” Lễ Cắt Bì Rồi Đức Chúa Trời nói với Áp-ra-ham: “Con và hậu tự con phải giữ giao ước của Ta đời đời. Giao ước của Ta với con và dòng dõi con là tất cả người nam trong vòng các con phải chịu lễ cắt bì: Da quy đầu của các con phải bị cắt đi, đó là dấu chứng giao ước giữa Ta và con. Mọi người nam phải chịu cắt bì sau khi sanh được tám ngày, những người sinh trong nhà con lẫn những người con lấy tiền mua từ người ngoại quốc không phải hậu tự con. Người sinh trong nhà con hoặc người con mua đều phải chịu cắt bì. Giao ước Ta được ghi vào thân thể các con sẽ là một giao ước vĩnh viễn. Kẻ nào không chịu cắt bì sẽ bị khai trừ ra khỏi dân tộc vì nó đã vi phạm giao ước Ta.” Đức Chúa Trời cũng nói với Áp-ra-ham: “Sa-rai vợ con, con không còn gọi là Sa-rai nữa, vì tên của nàng sẽ là Sa-ra. Ta sẽ ban phước lành cho nàng và qua nàng, Ta sẽ ban cho con một con trai. Phải, Ta sẽ ban phước lành dồi dào cho Sa-ra và nàng sẽ là mẹ của nhiều dân tộc, các vua của nhiều nước sẽ ra từ nàng.” Áp-ra-ham cúi mặt sát đất và cười thầm trong lòng: “Trăm tuổi như con mà sinh con được sao? Sa-ra đã chín mươi tuổi còn sinh nở sao?” Rồi Áp-ra-ham nói với Đức Chúa Trời: “Ước gì Chúa cho Ích-ma-ên được sống.”17:18 Nt: sống trước mặt Chúa Đức Chúa Trời đáp: “Nhưng Ta bảo: Sa-ra vợ con sẽ sinh cho con một con trai. Con sẽ đặt tên nó là Y-sác. Ta sẽ lập giao ước với nó và hậu tự nó đời đời. Còn Ích-ma-ên, Ta nhậm lời con, Ta sẽ ban phước lành cho nó và cho nó sinh sôi nẩy nở, gia tăng rất nhiều. Nó sẽ làm tổ phụ mười hai vua chúa và Ta sẽ làm cho nó thành một dân lớn. Nhưng Ta sẽ lập giao ước với Y-sác mà Sa-ra sẽ sinh ra cho con vào độ này năm sau.” Khi đã nói xong với Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời rời ông về trời. Ngày hôm ấy, Áp-ra-ham cắt bì cho Ích-ma-ên, con trai mình, và tất cả những người nam sinh trong nhà hay nô lệ ông đã mua về, đúng theo lời Đức Chúa Trời phán dạy. Áp-ra-ham đã được chín mươi chín tuổi khi chịu cắt bì, còn Ích-ma-ên lên mười ba khi chịu cắt bì. Áp-ra-ham và con là Ích-ma-ên chịu cắt bì cùng trong một ngày, luôn với tất cả những người nam sinh trong nhà và những người ông mua về từ người ngoài. Ba Thiên Sứ Đến Thăm Áp-ra-ham CHÚA xuất hiện gặp Áp-ra-ham cạnh các cây sồi ở Mam-rê khi ông đang ngồi tại cửa trại vào một ngày trời nắng nóng. Vừa ngước mắt nhìn lên, ông thấy ba người đứng trước mặt mình, ông liền rời cửa trại chạy ra chào đón và sấp mình xuống đất. Áp-ra-ham thưa: “Thưa Chúa, nếu tôi được ơn dưới mắt Chúa, xin đừng bỏ qua đầy tớ Chúa. Xin cho tôi đem một ít nước để các vị rửa chân và kính mời các vị nghỉ mát dưới bóng cây. Cho tôi lấy bánh để các vị ăn lót dạ rồi hãy lên đường, vì các vị đã hạ cố đến thăm nhà đầy tớ Chúa.” Ba người ấy đáp: “Hãy cứ làm theo như ngươi nói.” Áp-ra-ham vội vã vào trại bảo Sa-ra: “Mau lên, lấy ba đấu bột mịn nhồi rồi làm bánh đi.” Áp-ra-ham chạy đến bầy gia súc, chọn một con bê béo, giao cho đầy tớ nấu dọn gấp. Áp-ra-ham đem sữa và bơ cùng thịt con bê đã nấu xong, dọn ra trước mặt ba người ấy rồi đứng hầu gần bàn dưới tán cây trong khi họ ăn. Họ hỏi Áp-ra-ham: “Sa-ra vợ ngươi ở đâu?” Áp-ra-ham thưa: “Nàng ở trong trại.” Một vị bảo: “Độ một năm nữa, Ta sẽ trở lại đây thăm con. Khi đó, Sa-ra, vợ con sẽ có một con trai.” Sa-ra đứng nghe tại cửa trại sau lưng vị ấy. Áp-ra-ham đã già và Sa-ra tuổi cũng đã cao. Sa-ra đã quá tuổi sinh con. Sa-ra cười thầm tự bảo: “Già như tôi mà còn được niềm vui làm mẹ nữa sao! Chúa tôi cũng đã già quá rồi!” CHÚA hỏi Áp-ra-ham: “Tại sao Sa-ra cười và nói: ‘Già cả như tôi thể này mà thật còn sinh con được sao?’ Có điều gì quá khó cho CHÚA không? Đúng kỳ ấn định, trong một năm nữa, Ta sẽ trở lại thăm con, lúc ấy Sa-ra sẽ có một con trai.” Sa-ra sợ hãi, chối rằng: “Con có cười đâu!” Chúa đáp: “Thật, con đã có cười!” Áp-ra-ham Cầu Xin Chúa Dung Thứ Thành Sô-đôm Các vị đứng dậy lên đường hướng về Sô-đôm. Áp-ra-ham theo tiễn chân họ đi. CHÚA nói: “Ta có nên giấu Áp-ra-ham điều Ta sẽ làm không? Áp-ra-ham sẽ thành một dân tộc lớn, hùng cường và mọi dân tộc trên thế giới sẽ nhờ người mà được phước. Vì Ta đã chọn Áp-ra-ham để người hướng dẫn con cháu và gia nhân theo người vâng giữ đường lối của CHÚA, làm điều phải và công chính, để CHÚA có thể thực hiện các lời Ngài đã hứa với Áp-ra-ham.” Bấy giờ CHÚA bảo Áp-ra-ham: “Tiếng than oán về Sô-đôm và Gô-mô-rơ quá lớn, tội ác chúng nó thật nghiêm trọng. Ta sẽ xuống đó xem có đúng như tiếng than vãn đã thấu đến Ta không. Nếu không thì Ta sẽ biết.” Các người ấy quay đi về hướng Sô-đôm, nhưng Áp-ra-ham còn đứng lại trước mặt CHÚA. Áp-ra-ham đến gần CHÚA và hỏi: “CHÚA tiêu diệt người công chính chung với người ác sao? Nếu có năm mươi người công chính trong thành thì sao? CHÚA sẽ tiêu diệt hay CHÚA sẽ dung thứ họ vì năm mươi người công chính ở giữa họ.” “CHÚA không bao giờ làm việc ấy! Không bao giờ CHÚA diệt người công chính chung với kẻ ác! Không bao giờ CHÚA đối xử với người công chính cũng giống như những người ác. Không thể như vậy! Đấng Phán Xét tối cao của cả thế giới không xét xử công minh sao.” CHÚA đáp: “Nếu Ta tìm thấy năm mươi người công chính trong thành Sô-đôm thì vì cớ họ Ta sẽ dung thứ cả thành.” Áp-ra-ham tiếp lời: “Thưa CHÚA, con xin liều lĩnh thưa với CHÚA, dù con chỉ là tro bụi. Nhỡ thiếu năm người công chính trong số năm mươi người công chính đó, CHÚA có tiêu diệt cả thành không?” CHÚA đáp: “Nếu Ta tìm được bốn mươi lăm người công chính, Ta sẽ không tiêu diệt nó!” Áp-ra-ham lại nói với CHÚA: “Thưa CHÚA, nếu chỉ có bốn mươi người công chính thì sao?” CHÚA đáp: “Vì cớ bốn mươi người đó, Ta sẽ không tiêu diệt nó.” Rồi ông nói: “Xin CHÚA đừng giận, cho con được thưa: ‘Nếu trong thành có ba mươi người công chính thì sao?’ ” CHÚA trả lời: “Ta sẽ chẳng tiêu diệt nó nếu Ta tìm được ba mươi người công chính.” Áp-ra-ham nói: “Con lại liều lĩnh xin thưa với CHÚA: Nếu chỉ có hai mươi người công chính thì sao?” CHÚA đáp: “Vì hai mươi người đó, Ta sẽ chẳng tiêu diệt nó.” Áp-ra-ham lại thưa: “Xin CHÚA đừng giận, con chỉ xin thưa một lời nữa: Nếu trong đó có mười người công chính thì sao?” CHÚA đáp: “Vì cớ mười người đó, Ta cũng chẳng tiêu diệt nó!” Xong câu chuyện với Áp-ra-ham, CHÚA ra đi, Áp-ra-ham quay về trại. Thành Sô-đôm Bị Hủy Diệt Chiều tối, hai thiên sứ đến thành Sô-đôm, Lót đang ngồi tại cổng thành. Thấy khách đến, Lót đứng dậy nghênh đón, ông cúi sấp mặt xuống đất. Lót mời: “Thưa hai ngài, kính mời hai ngài đến nhà tôi rửa chân nghỉ tạm đêm nay. Sáng mai, hai ngài có thể dậy sớm lên đường!” Hai vị khách đáp: “Không, tối nay chúng tôi sẽ ở ngoài đường!” Lót hết sức nài nỉ nên hai vị khách đi với ông về nhà. Lót dọn bữa cho họ; ông nướng bánh không men và họ ăn. Trước khi họ nghỉ ngơi, những người đàn ông Sô-đôm từ trẻ đến già khắp trong thành phố đến vây quanh nhà. Chúng gọi Lót ra hỏi: “Hai người khách vào nhà anh khi tối ở đâu? Đem họ ra cho chúng ta ngủ với họ!” Lót ra khỏi nhà, đóng sập cửa sau lưng, rồi van nài họ: “Anh em ơi, đừng làm điều ác đó! Đây tôi có hai con gái còn trinh, để tôi dẫn chúng ra cho anh em muốn làm gì mặc ý. Nhưng xin đừng động đến hai ông khách của tôi, vì họ đến nghỉ nhờ dưới mái nhà tôi!” Nhưng họ đáp lại: “Tránh ra! Tên này đến kiều ngụ mà nay dám giở giọng quan tòa! Chúng tao phải xử tội mày nặng hơn hai người kia.” Chúng xông lên, ép mạnh Lót, tiến gần cửa để phá cửa. Nhưng hai khách đưa tay kéo Lót vào nhà, đóng sập cửa lại, rồi làm cho đám đàn ông đang vây quanh cửa, từ trẻ đến già đều bị lóa mắt, kiếm cửa vào không được. Hai khách hỏi Lót: “Gia đình ngươi còn có ai khác nữa không? Con rể, con trai, con gái và người nào khác trong thành thuộc về ngươi, hãy đem hết họ ra khỏi đây. Chúng ta sắp tiêu diệt thành vì tiếng kêu oán đã thấu đến CHÚA nên Ngài sai chúng ta xuống hủy diệt nó.” Lót chạy ra nói với các rể hứa: “Hãy đứng dậy, rời bỏ chỗ này ngay vì CHÚA sắp tiêu diệt thành này!” Nhưng hai cậu rể tưởng ông nói đùa. Trời gần sáng, hai thiên sứ hối thúc Lót: “Hãy dậy đem vợ và hai con gái ra khỏi đây, kẻo bị tiêu diệt chung với thành này!” Thấy Lót chần chừ, hai thiên sứ nắm tay Lót, vợ và hai con gái kéo ngay ra khỏi thành, vì CHÚA thương xót họ. Khi đem ra cách khỏi thành, một vị thiên sứ bảo họ: “Hãy chạy trốn để cứu mạng, đừng ngoảnh lại sau lưng! Đừng dừng lại ở bất cứ chỗ nào dưới đồng bằng, hãy trốn ngay lên núi, kẻo bị tiêu diệt.” Nhưng Lót nói với họ: “Thưa các chúa, kẻ tôi tớ này đã được ơn dưới mắt các chúa, và các ngài đã tỏ sự nhân từ tha mạng cho con, nhưng con sợ chạy trốn lên núi không kịp, tai nạn ập đến và con chết mất. Kìa, đàng kia có một thành nhỏ, không xa mấy. Xin cho con đến ẩn náu trong thành đó, ấy là một thành nhỏ. Như thế, con mới được bảo toàn mạng sống!” Thiên sứ đáp: “Được, ta chấp thuận lời yêu cầu của con, không tiêu diệt thành nhỏ đó. Chạy trốn vào đó nhanh lên, vì ta không hành động được cho đến khi con vào thành đó.” Do đó thành này được người ta gọi là Xoa, nghĩa là “Thành nhỏ”. Mặt trời vừa mọc, Lót chạy đến nơi, vào thành Xoa. CHÚA lập tức cho mưa diêm sinh và lửa từ trời đổ xuống thiêu đốt Sô-đôm, Gô-mô-rơ. Vậy Ngài tiêu hủy các thành và toàn thể đồng bằng luôn cả mọi người sống trong các thành và cây cỏ trên đất. Nhưng vợ Lót ngoảnh nhìn lại phía sau và bị biến thành tượng muối. Sáng hôm sau, Áp-ra-ham thức dậy đi ra chỗ ông đứng với CHÚA hôm qua. Ông nhìn xuống hướng Sô-đôm, Gô-mô-rơ và toàn vùng đồng bằng, ông thấy khói bốc lên như khói của lò lửa lớn. Khi Đức Chúa Trời tiêu diệt các thành trong vùng đồng bằng, Đức Chúa Trời nhớ đến Áp-ra-ham và cứu Lót thoát khỏi họa thiêu hủy cùng với các thành mà Lót đã ở. Sợ ở Xoa, Lót dẫn hai con gái lên ở trên núi, trú trong một hang đá. Bấy giờ cô chị bảo cô em: “Cha đã già, trong cả vùng không còn đàn ông để ăn ở với chúng ta như phong tục khắp nơi trên đất. Chúng ta hãy phục rượu cho cha say rồi đến nằm với cha, để qua cha chúng ta bảo tồn dòng giống gia đình mình.” Đêm đó, hai cô phục rượu cho cha say, rồi cô chị vào ngủ với cha, người cha chẳng biết lúc nào nàng nằm lúc nào nàng dậy. Hôm sau, cô chị lại bảo cô em: “Này, đêm qua chị đã ngủ với cha. Tối nay, chúng ta cũng hãy phục rượu cho cha uống say, rồi em vào nằm với cha để bảo tồn dòng giống gia đình.” Đêm ấy, hai cô phục rượu cho cha say, rồi cô em vào ngủ với cha, nhưng cha chẳng biết lúc nào nàng vào nằm với mình và lúc nào nàng dậy. Vậy hai con gái của Lót thụ thai do cha mình. Cô chị sinh một trai, đặt tên là Mô-áp, tổ phụ của dân Mô-áp ngày nay. Cô em cũng sinh con trai, đặt tên Bên-am-mi tổ phụ của dân Am-môn ngày nay. Áp-ra-ham Và A-bi-mê-léc Từ đó, Áp-ra-ham tiến xuống phía nam, đến vùng Nê-ghép và cư ngụ giữa Ka-đe và Su-rơ. Ông ở tại Ghê-ra một thời gian, ông nói với người ta về Sa-ra, vợ ông: “Nàng là em gái tôi.” nên A-bi-mê-léc vua xứ Ghê-ra cho người đến đón Sa-ra. Nhưng đêm ấy, Đức Chúa Trời đến báo mộng cho A-bi-mê-léc: “Ngươi phải chết vì người đàn bà ngươi lấy đã có chồng!” Vì A-bi-mê-léc chưa đến gần nàng nên ông nói: “Không lẽ CHÚA tiêu diệt một nước vô tội? Áp-ra-ham đã nói ‘Nàng là em gái tôi’. Nàng cũng xác nhận: ‘Áp-ra-ham là anh tôi.’ Con làm điều này với lòng ngay thẳng và với bàn tay thanh sạch.” Trong giấc mộng, Đức Chúa Trời đáp: “Phải, Ta biết ngươi làm với lòng ngay thẳng nên Ta ngăn ngươi phạm tội với Ta và không cho ngươi động đến nàng. Bây giờ hãy trả vợ người lại, người là một tiên tri, người sẽ cầu nguyện cho ngươi và ngươi sẽ được sống. Nếu ngươi không trả nàng lại thì chắc chắn ngươi và mọi kẻ thuộc về ngươi sẽ chết!” A-bi-mê-léc dậy sớm, triệu tập tất cả quần thần và thuật cho họ nghe mọi việc, ai nấy đều khiếp sợ. A-bi-mê-léc mời Áp-ra-ham đến, và nói: “Ngươi làm gì cho chúng ta vậy? Ta đã làm gì xấu đối với ngươi đến nỗi ngươi làm cho ta và nước ta mắc tội lớn như vậy?” A-bi-mê-léc nói với Áp-ra-ham: “Ngươi đã làm cho ta điều mà ngươi không nên làm. Lý do nào khiến ngươi làm như thế?” Áp-ra-ham đáp: “Tôi tưởng nơi này chắc không có người kính sợ Chúa, e vì cớ vợ tôi mà có người sẽ giết tôi đi. Thật ra, nàng cũng là em tôi, một cha khác mẹ, nhưng tôi cưới nàng làm vợ. Khi Chúa làm tôi đi lưu lạc xa nhà cha tôi, tôi bảo nàng: ‘Đây là cách nàng có thể bày tỏ tình yêu đối với ta, ấy là đi đến đâu nàng cũng hãy nói ta là anh của nàng.’ ” A-bi-mê-léc đem tặng cho Áp-ra-ham nhiều chiên bò, tôi trai tớ gái và giao trả Sa-ra lại cho ông. Vua bảo: “Đất ta ở trước mặt ngươi, nơi nào ngươi thích thì cứ định cư ở đó.” Rồi vua quay lại Sa-ra: “Đây, ta trả cho anh ngươi một ngàn nén bạc để bồi thường danh dự ngươi trước mặt mọi người ở với ngươi, danh dự ngươi được hoàn toàn phục hồi trước mặt mọi người.” Áp-ra-ham cầu nguyện với Đức Chúa Trời, Ngài chữa lành cho A-bi-mê-léc, vợ vua, và các đầy tớ gái để họ có thể sinh sản được, vì CHÚA đã đóng dạ con của toàn nhà A-bi-mê-léc khi vua bắt Sa-ra, vợ của Áp-ra-ham. Y-sác Ra Đời Bấy giờ, CHÚA tỏ ra nhân hậu với Sa-ra như Ngài nói; CHÚA làm cho Sa-ra như Ngài đã hứa. Sa-ra thụ thai, sinh cho Áp-ra-ham một con trai trong tuổi già, đúng thời gian Đức Chúa Trời đã hứa với ông. Áp-ra-ham đặt tên con mà Sa-ra sinh cho mình là Y-sác, và làm lễ cắt bì cho Y-sác, con mình khi được tám ngày, như lời Chúa truyền dạy. Lúc Y-sác ra đời, Áp-ra-ham đã được một trăm tuổi. Sa-ra nói: “Đức Chúa Trời làm cho tôi vui cười, ai nghe đến cũng vui cười với tôi. Ai dám nói với Áp-ra-ham có ngày Sa-ra sẽ cho con bú? Thế mà tôi đã sinh được một đứa con trai cho người lúc người đã già!” A-ga Và Ích-ma-ên Bị Đuổi Đi Đứa trẻ lớn lên, và dứt sữa. Ngày Y-sác dứt sữa, Áp-ra-ham làm một bữa tiệc thật lớn. Nhưng Sa-ra thấy đứa con mà A-ga, người đầy tớ gái Ai-cập đã sinh cho Áp-ra-ham nhạo cười, bà bảo Áp-ra-ham: “Hãy đuổi người đầy tớ gái và con nó đi; con của nó không thể hưởng gia tài với Y-sác, con tôi đâu!” Sự việc này làm cho Áp-ra-ham vô cùng buồn bã vì nó liên hệ đến con trai ông. Nhưng Đức Chúa Trời bảo Áp-ra-ham: “Con đừng buồn vì đứa con và vì nàng hầu của con. Cứ làm theo lời của Sa-ra vì dòng dõi con sẽ do Y-sác mà ra. Nhưng vì đứa con của tớ gái cũng là giống nòi con, nên ta sẽ cho nó thành một quốc gia.” Sáng hôm sau, Áp-ra-ham dậy sớm, lấy thực phẩm và bầu da nước trao cho A-ga, đặt lên vai nàng rồi bảo mẹ con ra đi. A-ga đi lang thang trong sa mạc miền Bê-a Sê-ba. Khi bầu đã hết nước, A-ga để con dưới một bụi cây nhỏ, rồi đi cách đó độ một khoảng tên bắn, vì nàng nói: “Ta không thể nào nhìn đứa trẻ chết.” Nàng ngồi gần đó và cất tiếng khóc nức nở. Đức Chúa Trời nghe tiếng khóc của đứa bé nên một thiên sứ của Đức Chúa Trời từ trời gọi A-ga: “A-ga! Có việc gì thế? Đừng sợ vì Đức Chúa Trời đã nghe tiếng đứa bé khóc tại chỗ nó đang nằm. Hãy đứng dậy, đỡ nó lên, bế nó trên tay, vì Ta sẽ làm cho nó thành một nước lớn!” Rồi Đức Chúa Trời mở mắt nàng, nàng thấy một giếng nước, liền đến múc đầy bầu nước và đem cho đứa trẻ uống. Chúa phù hộ đứa trẻ. Nó lớn lên, sống giữa sa mạc và trở thành một người bắn cung giỏi. Khi ngụ tại sa mạc Pha-đan, Ích-ma-ên được mẹ cưới cho một cô vợ người Ai-cập. Áp-ra-ham Và A-bi-mê-léc Lập Giao Ước Lúc ấy, vua A-bi-mê-léc và Phi-côn người chỉ huy quân lực của vua, nói với Áp-ra-ham: “Đức Chúa Trời có ở với ông trong mọi việc ông làm. Bây giờ hãy thề với tôi trước Đức Chúa Trời rằng ông sẽ không lừa gạt tôi, con tôi hay dòng dõi tôi. Hãy đối xử tử tế với tôi và với xứ ông đến cư ngụ như tôi đã đối xử với ông.” Áp-ra-ham đáp: “Tôi xin thề.” Rồi Áp-ra-ham than phiền với A-bi-mê-léc về vụ cái giếng nước mà bầy tôi của vua đã chiếm đoạt. A-bi-mê-léc đáp: “Tôi không biết ai đã làm việc này. Ông không nói cho tôi, và tôi cũng không nghe nói cho đến hôm nay.” Áp-ra-ham đem hiến chiên bò cho A-bi-mê-léc và hai người lập hòa ước. Áp-ra-ham để riêng ra bảy con chiên tơ trong bầy. A-bi-mê-léc hỏi: “Ông để bảy con chiên đó riêng ra làm gì vậy?” Áp-ra-ham đáp: “Xin vua hãy nhận bảy con chiên này nơi tay tôi để làm chứng là tôi đã đào cái giếng này.” Do đó người ta gọi chỗ này là Bê-a Sê-ba, vì tại đó hai người đã thề với nhau. Sau khi kết ước với nhau tại Bê-a Sê-ba, A-bi-mê-léc và tướng Phi-côn lên đường về xứ Phi-li-tin. Áp-ra-ham trồng một cây me tại Bê-a Sê-ba và tại đó ông cầu khẩn danh CHÚA, Đức Chúa Trời đời đời. Áp-ra-ham kiều ngụ lâu ngày trong xứ Phi-li-tin. Chúa Thử Nghiệm Áp-ra-ham Sau đó, Đức Chúa Trời thử nghiệm Áp-ra-ham. Chúa gọi: “Áp-ra-ham.” Người thưa: “Có con đây.” Chúa bảo: “Hãy dắt Y-sác, đứa con một mà con yêu quý, đem đến vùng Mô-ri-a và dâng nó làm tế lễ thiêu trên một ngọn núi mà Ta sẽ chỉ cho con.” Vậy, Áp-ra-ham dậy sớm, thắng lừa, đem Y-sác con mình và hai đầy tớ đi theo. Ông chặt củi để dâng tế lễ thiêu, rồi đứng dậy, đi đến địa điểm Đức Chúa Trời đã chỉ định. Ngày thứ ba, Áp-ra-ham ngước lên, nhìn thấy địa điểm ấy từ đằng xa, liền bảo hai thanh niên: “Các anh cứ đứng lại đây và giữ lừa. Tôi và Y-sác sẽ lên đó thờ phượng Chúa, rồi sẽ trở lại.” Áp-ra-ham lấy bó củi để dâng tế lễ thiêu chất trên vai Y-sác, con mình và cầm theo mồi lửa và một con dao. Rồi hai cha con cùng đi. Y-sác nói: “Cha ơi!” Áp-ra-ham đáp: “Có cha đây, con!” Y-sác hỏi: “Củi lửa có sẵn rồi, nhưng chiên con ở đâu để dâng tế lễ thiêu?” Áp-ra-ham đáp: “Con ơi, Đức Chúa Trời sẽ cung ứng chiên con làm tế lễ thiêu!” Hai cha con tiếp tục đi với nhau. Đến chỗ Đức Chúa Trời đã chỉ định, Áp-ra-ham dựng một bàn thờ, sắp củi lên, rồi trói Y-sác, con mình và đem đặt lên lớp củi trên bàn thờ. Áp-ra-ham đưa tay cầm dao để giết con mình. Bỗng thiên sứ của CHÚA từ trên trời gọi: “Áp-ra-ham! Áp-ra-ham!” Ông thưa: “Có con đây!” Thiên sứ bảo: “Đừng giết đứa trẻ, cũng đừng làm gì nó cả! Vì bây giờ, ta biết ngươi kính sợ Đức Chúa Trời và không tiếc con ngươi với Ta, dù là con một của ngươi!” Áp-ra-ham ngước mắt nhìn thấy một con chiên đực, sừng đang mắc vào bụi gai rậm phía sau mình. Ông liền bắt nó dâng tế lễ thiêu thay thế con trai mình. Áp-ra-ham gọi địa điểm này là CHÚA Cung Ứng.22:14 Yahweh Jireh Vì thế, cho đến ngày nay, người ta vẫn nói; “Trên núi của CHÚA, điều ấy sẽ được cung ứng!” Từ trời, thiên sứ của CHÚA lại gọi Áp-ra-ham lần thứ nhì, mà bảo: “Ta đã lấy chính Ta mà thề, vì con đã làm điều ấy, không tiếc sinh mạng đứa con, dù là con một, nên Ta sẽ ban phước hạnh cho con, gia tăng dòng dõi con như sao trên trời, như cát bãi biển, và dòng dõi con sẽ chiếm lấy cổng thành quân địch. Tất cả các dân tộc trên thế giới sẽ nhờ dòng dõi con mà được phước, vì con đã vâng lời Ta.” Vậy, Áp-ra-ham trở lại cùng hai thanh niên, rồi tất cả lên đường quay về Bê-a Sê-ba. Áp-ra-ham cư trú tại đó. Sau đó, có người báo cáo cho Áp-ra-ham: “Minh-ca đã sinh con trai cho Na-cô, em ông!” Con đầu lòng tên U-xơ, các con kế là Bu-xơ và Kê-mu-ên, cha của A-ram, Kê-sết, Ha-xô, Phin-đát, Díp-láp và Bê-tu-ên, được tất cả tám người. Kê-mu-ên sinh A-ram và Bê-tu-ên sinh Rê-bê-ca. Ru-mân, vợ kế của Na-cô, sinh Tê-ba, Ga-ham, Ta-hách và Ma-a-ca. Sa-ra Qua Đời Sa-ra qua đời tại Ki-ri-át A-ra-ba Hếp-rôn xứ Ca-na-an, hưởng thọ một trăm hai mươi bảy tuổi. Áp-ra-ham để tang và than khóc vợ. Đứng bên thi hài Sa-ra, Áp-ra-ham yêu cầu gia đình họ Hết:23:3 Nt: các con trai vua Hết “Tuy sống giữa các anh, tôi chỉ là một kiều dân. Xin các anh bán cho tôi một miếng đất chôn cất để an táng vợ tôi!” Dân họ Hết đáp: “Vâng, chúng tôi vẫn coi ông là một bậc vương hầu của Đức Chúa Trời. Ông muốn chọn đất chôn cất nào tùy ý, chúng tôi không từ khước đất chôn cất của chúng tôi để ông chôn người chết của ông đâu!” Áp-ra-ham cúi đầu trước mặt họ, yêu cầu: “Các anh đã có nhã ý như thế, xin làm ơn nói giúp Ếp-rôn, con trai Xô-a, vui lòng bán cho tôi cái động Mặc-bê-la ở cuối khu đất của anh ta. Tôi xin trả đúng theo thời giá để mua cái động ấy làm đất chôn cất.” Đang ngồi giữa gia đình họ Hết, Ếp-rôn người Hê-tít, trả lời trước mặt dân chúng đến trước cổng thành; “Thưa ông, tôi xin biếu ông cả cái động lẫn khu đất. Đây có dân chúng làm chứng, tôi xin tặng cả cho ông để ông an táng xác bà.” Áp-ra-ham lại cúi đầu trước mặt dân chúng trong xứ và đáp lời Ép-rôn trong khi dân chúng lắng tai nghe: “Tôi chỉ xin mua và trả tiền sòng phẳng. Xin anh vui lòng nhận tiền, tôi mới dám an táng vợ tôi.” Ép-rôn đáp: “Miếng đất trị giá bốn trăm lạng bạc nhưng chỗ tôi và ông, có gì đâu!23:15 Ctd: thì có nghĩa gì đâu! Xin ông an táng bà đi!” Nghe chủ đất định giá, Áp-ra-ham cân bốn trăm lạng bạc theo cân lượng thị trường trả cho Ép-rôn trước sự chứng kiến của người Hết.23:16 Nt: các con trai người Hê-tít Cánh đồng của Ếp-rôn tại Mặc-bê-la, giáp ranh Mam-rê, gồm khu đất và cái động cùng cây cối trong khuôn viên, từ nay thuộc quyền sở hữu của Áp-ra-ham. Hai bên xác nhận việc chuyển nhượng, có dân Hết chứng kiến tại cổng thành. Áp-ra-ham an táng vợ mình trong khu đất và cái động mua của Ép-rôn. Động và hang đá đều được chuyển nhượng cho Áp-ra-ham dùng làm mộ địa trước mặt dân Hết. Tuổi cao, Áp-ra-ham được CHÚA ban phước dồi dào. Áp-ra-ham bảo người đầy tớ, cai quản trong nhà: “Con hãy đặt tay con dưới đùi ta! Ta muốn con nhân danh CHÚA là chủ tể trời đất mà thề rằng con sẽ không cưới người Ca-na-an làm vợ cho Y-sác, con ta, dù ta kiều ngụ trong xứ họ, rằng con sẽ đi về quê hương ta, cưới cho Y-sác con ta, một người vợ trong vòng bà con ta.” Đầy tớ đáp: “Nếu cô gái không chịu bỏ quê hương để đi đến xứ này lấy chồng, con có nên đưa cậu Y-sác về quê cưới vợ không?” Áp-ra-ham quả quyết: “Tuyệt đối không! Con không bao giờ được đem Y-sác trở lại xứ ấy! CHÚA, là chủ tể trời đất đã đem ta ra khỏi nhà cha ta, khỏi đất gia đình ta, đã phán dạy ta và thề với ta: ‘Ta sẽ cho dòng dõi con đất này’. Chúa sẽ sai thiên sứ Ngài đi trước dìu dắt con qua đó để cưới vợ cho Y-sác. Nếu cô dâu nhất định không theo con về đây, con sẽ khỏi mắc lời thề này. Nhất định không bao giờ được đem con ta về xứ ấy!” Đầy tớ đặt tay dưới đùi Áp-ra-ham và thề nguyện như lời chủ dặn. Người đầy tớ chọn lấy mười con lạc đà chuyên chở đủ các loại bảo vật của chủ rồi lên đường. Đến thành của Na-cô, xứ A-ram Na-ha-ra-im, đầy tớ cho lạc đà dừng lại, quỳ xuống nghỉ chân bên giếng, vào buổi chiều đúng vào giờ phụ nữ trong thành ra lấy nước. Đầy tớ cầu nguyện: “Lạy CHÚA, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, chủ con, xin cho con thành công hôm nay, để chứng tỏ lòng nhân từ của Chúa đối với Áp-ra-ham. Con đang đứng đây, bên giếng, các thiếu nữ trong thành ra múc nước. Khi con xin cô nào cho con uống nước, mà cô ấy đáp: ‘Ông cứ uống đi, tôi sẽ cho bầy lạc đà của ông uống nữa’, thì cô ấy đúng là người Chúa chọn cho Y-sác, tôi tớ Chúa. Do đó, con biết rõ Chúa đã tỏ lòng nhân từ với chủ con!” Đầy tớ chưa dứt lời cầu nguyện, cô Rê-bê-ca vừa vác vò ra đến giếng. Cô là con Bê-tu-ên, cháu Minh-ca. Bà này là vợ Na-cô, em của Áp-ra-ham. Rê-bê-ca là một thiếu nữ tuyệt đẹp và trinh trắng. Cô xuống giếng, múc đầy vò nước, đặt trên vai, rồi đi lên. Đầy tớ chạy đến nói: “Xin cô làm ơn cho tôi uống một ngụm nước trong bình!” Cô đáp: “Thưa vâng, mời ông uống nước!” Vừa nói, cô vội vã đỡ bình nước xuống, mời đầy tớ uống. Đầy tớ uống xong, cô sốt sắng nói: “Để tôi lấy thêm nước cho lạc đà ông uống cho đã khát!” Cô nhanh nhẹn trút bình nước vào máng nước, rồi chạy xuống giếng múc thêm nước cho cả đàn lạc đà uống. Đầy tớ đứng lặng nhìn Rê-bê-ca suy nghiệm xem CHÚA có giúp chuyến đi của mình thành đạt hay không. Khi đàn lạc đà uống nước xong, đầy tớ lấy ra một chiếc khoen vàng24:22 Dùng để đeo trên mũi cân nặng nửa sê-ken24:22 khoảng 5.50g và một đôi vòng vàng nặng mười sê-ken24:22 khoảng 110g và hỏi: “Cô là con ai? Nhà cô có chỗ cho tôi nghỉ tạm tối nay không?” Cô đáp: “Tôi là con gái của Bê-tu-ên, cháu Minh-ca, ông nội tôi là Na-cô. Nhà tôi có nhiều rơm và đồ ăn cho lạc đà, cũng có phòng trọ cho khách nữa.” Đầy tớ sấp mình thờ phượng CHÚA, và nói: “Cảm tạ CHÚA là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, chủ tôi. Cảm tạ Chúa vì lòng nhân từ, thành tín đối với người khi Ngài dắt con đến đúng ngay gia đình bà con của Áp-ra-ham!” Trong lúc đó, Rê-bê-ca chạy về nhà mẹ mình báo tin. Vả, Rê-bê-ca có một người anh, tên là La-ban. Vừa thấy chiếc khoen và đôi vòng vàng trên tay em và nghe em thuật lại rằng: “Người này nói vậy.” thì La-ban chạy đến với người đầy tớ, lúc ấy đang đứng gần bên mấy con lạc đà, ở nơi giếng nước, La-ban nói: “Hỡi người được CHÚA ban phước, mời ông đến nhà tôi, sao cứ đứng bên ngoài, nhà tôi có sẵn chỗ ngủ cho ông và chỗ cho lạc đà!” Đầy tớ theo La-ban về nhà. La-ban tháo đai cho lạc đà, cho chúng ăn và lấy nước cho người đầy tớ và mấy người đi theo rửa chân. Thức ăn đã dọn ra rồi, nhưng đầy tớ nói: “Tôi sẽ không ăn uống trước khi trình bày những điều phải nói!” La-ban giục: “Ông cứ nói đi!” Đầy tớ đáp: “Tôi là đầy tớ của Áp-ra-ham. CHÚA ban phước dồi dào cho chủ tôi, người giàu có. Chúa cho người bao nhiêu bầy súc vật, bạc vàng, tôi trai tớ gái, lạc đà và lừa. Sa-ra, vợ của chủ tôi24:36 Nt: Sa-ra vợ của chủ tôi sinh cho ông một con trai trong tuổi già nua; và cậu con trai được hưởng trọn gia tài. Chủ tôi có buộc tôi thề không cưới vợ cho cậu trong số các thiếu nữ Ca-na-an là xứ chủ tôi trú ngụ, nhưng phải về nhà cha của chủ tôi và cưới một thiếu nữ trong gia tộc về cho cậu. Tôi có thưa lại chủ: Nếu cô ấy không chịu theo tôi về làm vợ cho cậu, thì tôi phải làm sao? Nhưng chủ tôi bảo: ‘CHÚA, là Đấng ta phụng vụ sẽ sai thiên sứ đi với ngươi và giúp ngươi thành công, ngươi sẽ cưới cho con ta một người vợ trong gia tộc ta, con cháu nhà cha ta. Khi nào ngươi về thăm gia tộc ta và nếu người trong gia tộc ta không chịu gả con thì ngươi mới được thoát lời thề buộc này.’ Hôm nay, khi đến giếng nước, tôi cầu nguyện: Lạy CHÚA, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham là chủ của con, xin CHÚA cho con thành công trong cách này: Trong khi con đứng bên giếng, và các thiếu nữ ra múc nước, nếu con xin cô nào cho con uống nước trong bình, nếu nàng đáp: ‘Mời ông uống, rồi tôi cũng múc nước cho các lạc đà của ông uống nữa’, thì cô ấy chính là người vợ CHÚA đã chọn cho con trai chủ tôi. Tôi cầu nguyện thầm24:45 Nt: nói trong lòng chưa xong thì kìa cô Rê-bê-ca đến, vai vác vò nước, đi xuống giếng múc nước. Tôi bảo cô: xin cô cho tôi uống nước. Cô ấy vội vã đặt ngay vò nước trên vai xuống và nói: ‘Mời ông uống đi, rồi tôi cũng cho các con lạc đà của ông uống luôn.’ Tôi hỏi: ‘Cô con ai?’ Cô đáp: ‘Tôi là con của Bê-tu-ên, cháu nội cụ Na-cô’.24:47 Nt: mà Minh-ca đã sinh cho người “Na-cô” Tôi đã đeo chiếc vòng vào mũi cô và đôi xuyến vào tay cô. Tôi cúi đầu thờ phượng CHÚA, ca ngợi CHÚA là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham chủ tôi vì Ngài hướng dẫn tôi đúng đường để đem cô cháu nội của em chủ tôi đi theo về làm vợ cho con chủ tôi. Vậy bây giờ, nếu quý vị tỏ lòng nhân từ và chân thành với chủ tôi, xin nói cho tôi biết, nếu không cũng xin tỏ cho tôi hay, để tôi tùy cơ định liệu.” La-ban và Bê-tu-ên đáp: “Việc này là do CHÚA mà đến, chúng tôi đâu có thể nói được hay không.24:50 Tốt hay xấu Kìa, Rê-bê-ca ở trước mặt anh, anh cứ đưa nàng đi, để nó làm vợ cho con trai chủ anh, như CHÚA đã phán dạy.” Nghe lời ấy, người đầy tớ của Áp-ra-ham phủ phục sát đất trước mặt CHÚA. Rồi đem ra các nữ trang bằng bạc và vàng, và các bộ y phục đưa tặng Rê-bê-ca, cũng tặng các bảo vật cho anh và mẹ nàng. Rồi người đầy tớ và những người ở với ông đều ăn uống và nghỉ ngơi tại đó. Sáng hôm sau khi họ thức dậy, người đầy tớ nói: “Xin cho tôi trở về với chủ tôi!” Mẹ và anh của Rê-bê-ca đáp: “Để cháu ở lại đây với chúng tôi độ mươi ngày nữa, sau đó hãy đi.” Nhưng người đầy tớ nói: “Xin đừng cầm giữ tôi vì CHÚA đã cho công việc tôi được hanh thông, nên xin quý vị cho tôi về với chủ tôi!” Họ đáp: “Chúng tôi sẽ gọi nàng và hỏi ý kiến nó!” Vậy họ gọi Rê-bê-ca vào mà hỏi: “Em có muốn đi theo người này không?” Nàng đáp: “Em muốn đi!” Vậy, họ đưa Rê-bê-ca, em gái mình, bà vú của nàng cùng đầy tớ của Áp-ra-ham và đoàn tùy tùng lên đường. Họ chúc phước cho Rê-bê-ca: “Hỡi em! Chúc em trở thành mẹ Của muôn triệu người, Và chúc cho dòng dõi em chiếm được Cổng thành quân địch!” Rê-bê-ca và các nàng hầu đứng dậy, cưỡi lạc đà, đi theo người đầy tớ, người đầy tớ đưa Rê-bê-ca lên đường. Trong lúc ấy, Y-sác đã từ giếng La-chai-roi quay về vì ông cư trú tại miền nam. Xế chiều, Y-sác ra ngoài đồng ruộng để suy tư, chợt ngước mắt lên, bỗng thấy đoàn lạc đà kéo đến. Rê-bê-ca cũng ngước mắt, chợt thấy Y-sác, bèn xuống khỏi lạc đà. Nàng hỏi người đầy tớ: “Người đàn ông đang đi trong đồng ruộng chờ đón chúng ta là ai thế?” Người đầy tớ đáp: “Ông ấy là chủ tôi đấy!” Lập tức, Rê-bê-ca lấy tấm voan phủ mặt mình. Người đầy tớ thuật lại cho Y-sác tất cả những việc mình đã làm. Y-sác đưa Rê-bê-ca vào trại của Sa-ra, mẹ mình và cưới nàng làm vợ. Y-sác yêu Rê-bê-ca và được an ủi sau khi mẹ mình qua đời. Áp-ra-ham Cưới Kê-tu-ra Áp-ra-ham lấy vợ khác tên là Kê-tu-ra. Nàng sinh cho người Xim-ram, Giốc-chan, Mê-đan, Ma-đi-an, Dích-bác và Su-ách. Giốc-chan sinh Sê-ba và Đê-đan; dòng dõi Đê-đan là các gia tộc A-chu-rim. Lê-lu-chim và Lê-um-mim. Con trai của Ma-đi-an là Ê-pha, Ê-phe, Ha-nóc, A-gi-đa và Ên-đa. Đó là dòng dõi của bà Kê-tu-ra. Áp-ra-ham cho Y-sác tất cả gia tài; còn các con dòng thứ thì cho tiền bạc, và lúc còn sống, người sai họ qua cư trú tại miền đông, cách xa con cháu dòng chính là Y-sác. Áp-ra-ham Qua Đời Áp-ra-ham hưởng thọ một trăm bảy mươi lăm tuổi khi qua đời tuổi cao tác lớn và mãn nguyện được qui về với tổ tông. Y-sác và Ích-ma-ên, hai con trai người, an táng người trong hang đá Mặc-bê-la giữa cánh đồng của Ép-rôn, con trai Sô-ha, người Hê-tít, ở đối ngang Mam-rê. Đây là cánh đồng Áp-ra-ham đã mua của gia tộc Hết. Cả Áp-ra-ham và Sa-ra đều được an táng tại đó. Sau khi Áp-ra-ham qua đời, CHÚA ban phước cho Y-sác, con trai người. Y-sác cư trú bên cái giếng La-chai-roi. Dòng Dõi Ích-ma-ên Đây là dòng dõi Ích-ma-ên, con trai Áp-ra-ham và A-ga, nàng hầu người Ai-cập của Sa-ra. Tên các con trai của Ích-ma-ên sắp theo thứ tự:25:13 Nt: ngày sinh trưởng nam: Nê-ba-giốt; thứ nam: Kê-đa, Át-bê-ên, Mi-bô-sam, Mích-ma, Đu-ma, Ma-sa, Ha-đa, Thê-ma, Giê-thu, Na-phích và Kết-ma. Đó là tên các con trai của Ích-ma-ên tùy theo tên làng và địa điểm cắm trại của họ, tất cả là mười hai người đứng đầu của dân tộc25:16 Nt: của các nước của họ họ. Ích-ma-ên hưởng thọ một trăm ba mươi bảy tuổi rồi qua đời, được qui về với tổ tông. Dòng dõi ông định cư trước mặt tất cả các anh em mình, từ Ha-vi-la đến Su-rơ, đối ngang Ai-cập, đến tận A-si-ri. Ê-sau Và Gia-cốp Đây là dòng dõi của Y-sác, con trai Áp-ra-ham: Áp-ra-ham sinh Y-sác. Khi bốn mươi tuổi, Y-sác cưới Rê-bê-ca, con gái của Bê-tu-ên, em La-ban là dân A-ram ở xứ Pha-đan A-ram. Y-sác cầu khẩn CHÚA cho vợ mình vì nàng son sẻ. CHÚA nhậm lời, nên Rê-bê-ca thụ thai. Nhưng các thai nhi đánh nhau trong bụng nên nàng nói: “Việc này xảy ra cho tôi sao?” Nàng đi cầu hỏi CHÚA. CHÚA phán: “Hai nước đang ở trong bụng con Và hai dân tộc sẽ từ lòng con mà ra, Dân này mạnh hơn dân kia Và đứa lớn phải phục tùng đứa nhỏ.” Đến ngày sinh nở, hai con sinh đôi trong lòng nàng chào đời. Đứa ra trước da đỏ hồng, toàn thân đầy cả lông như chiếc áo lông, được đặt tên là Ê-sau.25:25 Nghĩa là nhiều lông Em nó ra sau, tay nắm gót chân Ê-sau, được đặt tên là Gia-cốp.25:26 Nghĩa là nắm gót chân Khi sinh hai con trai, Y-sác đã sáu mươi tuổi. Ê-sau Bán Quyền Trưởng Nam Khi hai đứa bé lớn lên, Ê-sau trở thành một thợ săn giỏi, một người của đồng hoang, còn Gia-cốp là một người điềm đạm thường ở quanh quẩn trong trại. Y-sác thương Ê-sau vì thích ăn thịt rừng; còn Rê-bê-ca lại thương Gia-cốp. Một hôm, Gia-cốp nấu súp. Ê-sau ở ngoài đồng trở về đang mỏi mệt, bảo Gia-cốp; “Em cho anh ăn ngay món súp đậu đỏ này đi vì anh đói lả.” Vì thế, người ta gọi Ê-sau là Ê-đôm.25:30 Nghĩa là đỏ Gia-cốp đáp: “Bán quyền trưởng nam cho tôi đi đã!” Ê-sau nói: “Kìa, anh gần chết, thì quyền trưởng nam có ích gì cho anh đâu!” Gia-cốp buộc: “Hãy thề với tôi đi!” Ê-sau thề và bán quyền trưởng nam cho Gia-cốp. Rồi Gia-cốp cho Ê-sau ăn bánh mì và súp đậu. Ăn uống xong, Ê-sau đứng dậy bỏ đi. Như vậy, Ê-sau đã khinh rẻ quyền trưởng nam của mình. Y-sác Xuống Ghê-ra Và Được Lời Hứa Của Chúa Ngoài nạn đói thời trước trong đời Áp-ra-ham, xứ lại bị nạn đói nữa. Y-sác đến với A-bi-mê-léc, vua dân Phi-li-tin ở xứ Ghê-ra. CHÚA hiện ra gặp Y-sác mà bảo: “Con đừng xuống Ai-cập, con cứ ở lại xứ mà Ta sẽ chỉ bảo con. Hãy tạm trú trong xứ này, thì Ta sẽ ở với con, ban phước cho con. Ta sẽ ban cho con và dòng dõi con tất cả các xứ này và Ta sẽ giữ vững lời Ta đã thề với Áp-ra-ham, thân phụ con. Ta sẽ gia tăng dòng dõi con đông như sao trên trời, sẽ ban cho chúng các xứ này. Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sẽ nhờ hậu tự con mà được phước; vì Áp-ra-ham đã nghe theo tiếng phán Ta, vâng lời Ta căn dặn, tuân hành các điều răn, quy luật và luật lệ Ta.” Vậy Y-sác ở tại Ghê-ra. Khi đàn ông trong xứ hỏi thăm về vợ ông thì ông đáp: “Cô ấy là em tôi!” Vì ông sợ nếu nhận nàng là vợ thì đàn ông trong xứ sẽ giết mình vì Rê-bê-ca, bởi nàng có nhan sắc. Y-sác cư ngụ tại đó lâu ngày, một lần kia A-bi-mê-léc, vua người Phi-li-tin nhìn qua cửa sổ, chợt thấy Y-sác âu yếm Rê-bê-ca. A-bi-mê-léc gọi Y-sác vào bảo: “Kìa, nàng quả là vợ nhà ngươi, sao ngươi lại nói: ‘Cô ta là em tôi?’ ” Y-sác đáp: “Vì tôi tự nhủ; phải nói thế để khỏi bỏ mạng vì nàng”. A-bi-mê-léc trách: “Ngươi làm chi cho chúng ta vậy? Nếu có ai trong dân ta ăn nằm với vợ ngươi, thế là ngươi gây cho chúng ta mắc tội đấy!” Vua A-bi-mê-léc truyền cho tất cả dân chúng: “Ai đụng đến người này hay vợ người thì sẽ bị xử tử!” Y-sác gieo trồng trong xứ đó, năm ấy gặt hái được hơn trăm lần vì CHÚA ban phước cho ông. Y-sác thành ra giàu có, của cải ngày càng gia tăng và ông trở nên rất lớn. Ông có nhiều bầy chiên, bầy bò và nhiều tôi tớ nên bị dân Phi-li-tin ganh tị. Họ lấp tất cả các giếng mà tôi tớ của cha ông là Áp-ra-ham đã đào lúc người còn sống. Vua A-bi-mê-léc bảo ông: “Ngươi hãy đi khỏi đây vì ngươi cường thịnh hơn chúng ta!” Y-sác từ đó ra đi và cắm trại tại thung lũng Ghê-ra và cư ngụ tại đó. Y-sác khơi lại các giếng đã đào trong thời cha mình là Áp-ra-ham còn sống nhưng đã bị dân Phi-li-tin lấp lại khi người qua đời. Ông gọi các giếng ấy theo tên cha mình đã đặt. Các tôi tớ của Y-sác còn đào thêm giếng trong thung lũng và tìm được một mạch nước. Nhưng những người chăn ở Ghê-ra giành giật với những người chăn của Y-sác và bảo: “Mạch nước này là của chúng tao!” Y-sác gọi mạch nước ấy là Ê-sết [nghĩa là cãi lộn]. Kế đó, các tôi tớ của Y-sác đào được một giếng khác, cũng bị tranh giành nữa nên ông gọi giếng này là Sít-na [nghĩa là ganh ghét]. Ông rời nơi đó đi đào một giếng khác nữa; lần này không còn tranh giành nên ông đặt tên giếng này là Rê-hô-bốt [nghĩa là những nơi rộng rãi] và nói: “Bây giờ, CHÚA đã dành chỗ rộng rãi cho chúng ta nên chúng ta sẽ thịnh vượng trong xứ này.” Chúa Lại Phán Hứa Với Y-sác Y-sác từ đó đi đến Bê-a Sê-ba. Ngay đêm đó, CHÚA hiện ra cùng ông và phán dạy: “Ta là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, cha con. Con đừng sợ chi, Ta ở cùng con. Ta sẽ ban phước và gia tăng dòng dõi con vì Áp-ra-ham là tôi tớ Ta.” Y-sác lập một bàn thờ, cầu khẩn danh CHÚA và cắm trại tại đó. Rồi các tôi tớ ông đào một cái giếng tại đây. Thỏa Ước Giữa Y-sác Và A-bi-mê-léc Vua A-bi-mê-léc ở Ghê-ra đến thăm Y-sác. Tháp tùng nhà vua có A-bu-sát, một cố vấn và Phi-côn là tướng. Y-sác hỏi: “Các ông đã ghét tôi, đuổi tôi đi rồi, tại sao các ông còn đến với tôi?” Họ đáp: “Chúng ta thấy rõ CHÚA đã ở với ngươi nên chúng ta nói: ‘Ta hãy lập một lời thề với nhau, giữa chúng ta với ngươi. Ta hãy lập giao ước với ngươi’ để ngươi không làm hại chúng ta cũng như trước kia chúng ta không động chạm đến ngươi và chỉ đối xử tốt với ngươi và để ngươi đi bình an. Bây giờ ngươi được CHÚA ban phước.” Y-sác dọn tiệc đãi họ và cùng ăn uống với nhau. Sáng hôm sau, họ dậy sớm và thề với nhau; rồi Y-sác tiễn đưa họ lên đường. Họ từ biệt ông và ra đi bình an. Chính hôm ấy, các tôi tớ của Y-sác đến báo tin về cái giếng họ đã đào: “Chúng tôi đã tìm được nước.” Ông đặt tên giếng là Si-ba; vì thế thành này mang tên là Bê-a Sê-ba cho đến ngày nay. Ê-sau bốn mươi tuổi thì cưới vợ, một người tên là Gia-đích, con gái của Bê-ê-ri, người Hê-tít và một người tên là Ba-sê-mát, con gái của Ê-long, cũng người Hê-tít. Hai nàng dâu này gây nhiều đắng cay cho Y-sác và Rê-bê-ca. Y-sác tuổi cao, mắt đã lòa. Ông gọi trưởng nam Ê-sau mà nói rằng: “Ê-sau, con!” Ê-sau đáp: “Dạ, con đây!” Y-sác bảo: “Này, cha đã già rồi, không biết ngày nào cha chết! Con hãy lấy cung tên ra đồng hoang săn bắn và đem thịt về, rồi nấu các món ngon cha thích, dọn lên cho cha ăn, để linh hồn cha chúc phước cho con trước khi cha chết.” Rê-bê-ca nghe được lời Y-sác dặn Ê-sau. Vậy, Ê-sau ra đồng để săn thú đem về. Rê-bê-ca bảo Gia-cốp, con trai mình: “Này, mẹ nghe cha bảo Ê-sau, anh con rằng: ‘Con hãy đem thịt săn về cho cha và nấu các món ngon cho cha ăn để cha chúc phước cho con trước mặt CHÚA trước khi cha qua đời!’ Bây giờ, con ơi, con hãy nghe lời mẹ bảo đây: ‘con hãy đi đến chỗ bầy gia súc, bắt hai con dê con ngon, rồi mẹ sẽ nấu các món cha thích. Con sẽ đem mời cha ăn để cha chúc phước cho con trước khi qua đời.’ ” Gia-cốp thưa với mẹ:27:11 Nt: Rê-bê-ca mẹ mình “Mẹ xem, anh Ê-sau có nhiều lông, còn da con thì mịn màng. Có lẽ cha sẽ sờ người con và coi con như một tên lừa gạt, thì con sẽ chuốc lấy rủa sả chứ chẳng được phước lành đâu!” Mẹ Gia-cốp đáp: “Con ơi, để mẹ chịu rủa sả, con chỉ nên nghe lời mẹ, đi lấy thịt cho mẹ đi!”27:13 Nt: đi lấy cho mẹ Gia-cốp ra bắt dê đem vào cho mẹ. Bà mẹ làm các món ngon mà người cha ưa thích. Rê-bê-ca lấy áo tốt nhất của Ê-sau, con trưởng mình để trong nhà mà mặc cho Gia-cốp, con thứ mình, lấy da dê con bọc hai tay và cổ mịn màng của Gia-cốp, rồi đưa các món ăn ngon và bánh bà làm cho Gia-cốp bưng. Gia-cốp bưng đến gần cha thưa: “Cha ơi!” Y-sác đáp: “Cha đây! Con là đứa nào đó?” Gia-cốp thưa với cha: “Con là Ê-sau, trưởng nam của cha. Con có làm như cha dặn bảo. Mời cha ngồi dậy, ăn thịt săn của con, để rồi linh hồn cha chúc phước cho con!” Y-sác hỏi: “Sao con đi săn được thú nhanh thế?” Gia-cốp đáp: “Vì CHÚA, Đức Chúa Trời của cha cho con thành công!” Y-sác nói với Gia-cốp: “Con lại gần đây, để cha sờ xem có phải Ê-sau thật không?” Gia-cốp lại gần cho cha sờ mình. Y-sác nói: “Giọng nói thì của Gia-cốp mà cánh tay lại của Ê-sau!” Y-sác không nhận ra người, vì hai cánh tay đều có nhiều lông như tay của Ê-sau, nên chúc phước lành cho con. Y-sác hỏi: “Con có phải thật là Ê-sau không?” Gia-cốp thưa: “Chính con là Ê-sau mà!” Y-sác bảo: “Vậy con hãy đem thịt rừng đến đây cho cha ăn để cha chúc phước cho con!” Gia-cốp đem thịt đến mời cha ăn và rót rượu cho cha uống. Y-sác bảo: “Con lại đây hôn cha đi!” Gia-cốp đến hôn cha. Y-sác ngửi mùi thơm của áo Ê-sau và chúc phước: Mùi hương của con trai ta Chẳng khác nào hương hoa đồng nội Mà CHÚA ban phước. Cầu xin Đức Chúa Trời ban cho con nhiều sương móc trên trời, Đất đai màu mỡ Nhiều lúa mì, rượu mới. Nguyện các dân tộc sẽ phục vụ con. Các nước sẽ qui phục con. Con hãy cai trị các anh em con. Tất cả bà con quyến thuộc đều qui phục con. Tất cả những người nguyền rủa con, sẽ bị nguyền rủa Và tất cả những người chúc phước con sẽ hưởng phước lành. Y-sác vừa chúc phước cho Gia-cốp xong, Gia-cốp mới rời khỏi cha mình, thì Ê-sau đi săn trở về. Ê-sau cũng nấu món ăn ngon rồi dọn lên cho cha. Ê-sau thưa: “Cha ơi, mời cha ngồi dậy, dùng thịt rồi xin cha chúc phước cho con!” Y-sác hỏi: “Ai đó?” “Con đây, cha. Con là Ê-sau, con trưởng nam của cha đây mà!” Y-sác run rẩy dữ dội hỏi: “Thế thì đứa nào mới dọn thịt rừng cho cha ăn trước khi con đến? Cha đã ăn và chúc phước lành cho nó rồi, vậy nó sẽ được phước.” Ê-sau bật lên khóc rất cay đắng: “Cha ơi, cha cũng chúc phước cho con với!” Y-sác đáp: “Em con đã vào đây lừa cha nên đã cướp các lời chúc lành cho con rồi!” Ê-sau nói: “Đúng thật tên nó là Gia-cốp, nó đã lừa con hai lần. Nó đã cướp quyền trưởng nam của con rồi, bây giờ nó lại đánh cắp phước lành của con nữa! Cha ơi, cha còn dành cho con ít phước lành nào không?” Y-sác đáp: “Cha đã lập nó làm chủ con, cha đã cho các anh em họ hàng làm tôi tớ nó. Cha đã cho nó lúa và rượu mới. Vậy cha có thể làm gì cho con đây?” Ê-sau năn nỉ: “Cha chỉ có một phước lành thôi sao? Cha ơi, xin cha cũng ban phước cho con.” Ê-sau khóc lóc. Y-sác nói: “Con sẽ ở một nơi Cằn cỗi, khô hạn, Thiếu sương móc từ trời. Nhưng con sẽ dùng lưỡi gươm chiến đấu để sống còn. Con phải phục dịch em con một thời gian Nhưng về sau con sẽ Chống đối Và thoát ách nó.” Từ đó, Ê-sau căm ghét Gia-cốp vì Gia-cốp đã cướp phước lành của mình. Ê-sau tự nhủ: “Cha ta gần qua đời rồi; bấy giờ ta sẽ giết Gia-cốp!” Có người thuật lại các lời của Ê-sau cho bà Rê-bê-ca. Bà sai gọi Gia-cốp đến, và bảo: “Này, Ê-sau định giết con. Bây giờ, con nghe lời mẹ, trốn qua nhà La-ban, cậu con ở Cha-ran. Con cứ ở đó cho đến khi nào anh con nguôi giận và quên đi việc con đã làm, lúc đó mẹ sẽ báo tin cho con biết mà trở về nhà; không lẽ mẹ phải mất cả hai đứa con trong một ngày sao?” Bà Rê-bê-ca nói với chồng: “Tôi đã chán ngấy mấy đứa con dâu nhà họ Hết. Nếu Gia-cốp cưới phải một cô vợ người Hết như thế nữa trong xứ, thì tôi thà chết còn hơn!” Y-sác Bảo Gia-cốp Đi Cha-ran Y-sác gọi Gia-cốp vào chúc phước lành rồi căn dặn: “Con đừng cưới vợ người Ca-na-an! Con hãy lên đường ngay về xứ Pha-đan A-ram, đến nhà Bê-tu-ên, ông ngoại con; rồi cưới vợ trong vòng con gái của cậu La-ban! Cầu Đức Chúa Trời Toàn Năng ban phước cho con, cho con đông con, cho dòng dõi con sinh sôi nẩy nở và trở thành một dân đông đảo. Cầu Chúa cho con và dòng dõi con hưởng phước lành của Áp-ra-ham và cho con làm chủ miền đất con đang kiều ngụ28:4 Nt: du hành mà Đức Chúa Trời đã ban cho Áp-ra-ham!” Vậy, Y-sác sai Gia-cốp đi qua xứ Pha-đan A-ram, đến nhà La-ban, cậu của Gia-cốp, và là con trai của Bê-tu-ên, người A-ram. Ê-sau Cưới Con Của Ích-ma-ên Ê-sau nhận thấy cha mình chúc phước cho Gia-cốp, bảo Gia-cốp qua xứ Pha-đan A-ram kiếm vợ và nghiêm cấm Gia-cốp cưới vợ người Ca-na-an; và được cha chúc phước lành. Gia-cốp vâng lời và lên đường qua xứ Pha-đan A-ram. Ê-sau thấy những người vợ Ca-na-an của mình không đẹp lòng Y-sác, cha mình. Ê-sau bèn đi đến nhà chú mình là Ích-ma-ên, cưới thêm cô vợ thứ ba. Nàng tên là Ma-ha-bát, con Ích-ma-ên, cháu nội Áp-ra-ham và em của Nê-ba-giốt. Giấc Mộng Của Gia-cốp Tại Bê-tên Gia-cốp rời Bê-a Sê-ba đi qua xứ Pha-đan A-ram. Đêm ấy, Gia-cốp dừng chân, chọn một tảng đá gối đầu nằm ngủ. Gia-cốp nằm mộng thấy một chiếc thang bắc từ đất lên trời và thấy các thiên sứ lên xuống trên thang ấy. CHÚA đứng trên đầu thang, gọi Gia-cốp: “Ta là CHÚA, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, và của Y-sác, cha con. Đất con đang nằm đây thuộc về con! Ta ban miền đất này cho con và cho dòng dõi con. Dòng dõi con sẽ đông như cát bụi trên mặt đất. Con sẽ mở rộng biên cương cả đông tây, nam bắc. Các dân tộc28:14 Nt: gia đình trên thế giới sẽ nhờ con và hậu tự của con mà được phước. Này, Ta sẽ ở cùng con luôn, con đi đâu Ta sẽ theo gìn giữ đó và đem con về xứ này, vì Ta không bao giờ bỏ con, cho đến khi Ta hoàn thành lời Ta đã hứa với con.” Gia-cốp thức giấc, tự nhủ: “Thật, CHÚA ngự tại đây mà ta không biết!” Ông sợ hãi nói: “Nơi này thật đáng kính sợ. Đây chính là nhà của Đức Chúa Trời, là cổng trời!” Gia-cốp dậy sớm, lấy tảng đá gối đầu đêm qua dựng lên làm trụ, đổ dầu trên đỉnh, rồi đặt tên địa điểm này là Bê-tên, thay vì tên cũ là Lu-xơ. Gia-cốp khấn nguyện: “Nếu Đức Chúa Trời ở với con, gìn giữ con trên đường con đang đi, cho con đủ ăn đủ mặc, và đưa con trở về nhà cha con bình an vô sự, thì CHÚA sẽ là Đức Chúa Trời của con. Còn tảng đá con đã dựng làm trụ này sẽ trở thành nhà Chúa và con sẽ dâng lại cho Chúa một phần mười mọi vật Chúa ban cho.” Hành Trình Của Gia-cốp Gia-cốp tiếp tục đi đường, và đến một xứ ở phương đông. Thấy đàng xa có ba bầy chiên đang nằm bên giếng, giữa một cánh đồng, là nơi chiên đến uống nước. Trên miệng giếng có một tảng đá lớn đậy lại, vì theo lệ thường phải đợi cho bầy súc vật họp lại đông đủ, người ta mới lăn tảng đá đi. Khi chúng uống xong, họ đặt tảng đá lên miệng giếng như cũ. Gia-cốp đến chào kẻ đang chăn chiên, hỏi họ từ đâu đến đây. Họ đáp: “Từ Pha-đan A-ram.” Gia-cốp hỏi: “Các anh có biết ông La-ban, con Na-cô không?” Họ đáp: “Biết chứ!” Gia-cốp tiếp: “Ông ấy vẫn bình an chứ?” Đáp: “Ông ta vẫn bình an. Kìa, cô Ra-chên, con ông ấy đang dẫn bầy chiên đến kia kìa!” Gia-cốp gợi ý: “Trời hãy còn sớm, chưa đến giờ tập họp các bầy gia súc sao các anh không cho chúng uống nước rồi thả đi ăn trở lại?” Họ đáp: “Không được, theo lệ phải đợi các bầy súc vật về đủ mới lăn tảng đá đi, cho chúng uống nước!” Hai bên còn đang chuyện trò, Ra-chên dẫn bầy chiên của cha đến giếng vì cô cũng là người chăn. Gia-cốp biết Ra-chên là em cô cậu với mình và bầy chiên này cũng là của cậu mình, nên Gia-cốp một mình đến lăn tảng đá để trên miệng giếng rồi múc nước cho bầy chiên của cậu mình uống. Gia-cốp hôn Ra-chên rồi khóc òa lên và cho nàng biết mình là bà con, là cháu gọi La-ban bằng cậu ruột. Ra-chên nghe xong, vội vã chạy về báo tin cho cha. La-ban được tin về Gia-cốp, cháu mình, liền chạy ra đón tiếp, ôm chầm lấy Gia-cốp mà hôn, rồi đưa về nhà. Gia-cốp kể lại mọi điều cho La-ban nghe. La-ban đáp: “Cháu đúng là cốt nhục của cậu!” Gia-cốp ở nhà cậu một tháng. Gia-cốp Cưới Lê-a Và Ra-chên Một hôm, La-ban bảo Gia-cốp: “Không lẽ vì tình bà con ruột thịt mà cháu làm việc không công sao? Cháu muốn cậu trả công thề nào?” La-ban có hai cô con gái, cô chị Lê-a có cặp mắt yếu, còn cô em, Ra-chên, có một thân hình cân đối, dung nhan tuyệt đẹp. Gia-cốp yêu Ra-chên nên đề nghị với cậu: “Cháu xin giúp việc cho cậu bảy năm nếu cậu gả cho cháu Ra-chên, con gái thứ của cậu!” La-ban chấp thuận ngay: “Thà cậu gả nó cho cháu, còn hơn gả cho người ngoài, hãy ở với cậu!” Vậy Gia-cốp phục dịch cậu suốt bảy năm để được cưới Ra-chên. Nhưng vì yêu Ra-chên, nên Gia-cốp coi bảy năm như bằng đôi ba bữa. Gia-cốp nói với La-ban: “Con đã làm xong thời hạn, xin cậu gả nàng cho con để chúng con chung sống.” La-ban bèn đặt tiệc lớn, mời tất cả những người trong dân chúng đến dự lễ cưới. Nhưng đêm ấy, La-ban đánh tráo Lê-a thay cho Ra-chên. Gia-cốp ngủ với Lê-a. La-ban cũng cho đầy tớ gái Xinh-ba theo hầu Lê-a. Sáng hôm sau, Gia-cốp thức dậy thấy Lê-a! Gia-cốp nói với La-ban: “Sao cậu lừa gạt tôi vậy? Tôi phục dịch cậu chỉ vì Ra-chên.” La-ban đáp: “Phong tục đây là thế! Không được gả em trước chị sau. Hãy ở trọn một tuần với Lê-a, cậu sẽ gả luôn Ra-chên cho, với điều kiện cháu giúp việc thêm cho cậu bảy năm nữa!” Gia-cốp đồng ý. Sau tuần ấy, La-ban gả luôn Ra-chên cho Gia-cốp và cho cô đầy tớ gái Bi-la theo hầu Ra-chên. Gia-cốp sống với Ra-chên và yêu Ra-chên hơn Lê-a. Gia-cốp phục dịch La-ban thêm bảy năm nữa. Con Cái Của Gia-cốp Và Lê-a CHÚA thấy Lê-a bị ghét, bèn cho nàng sinh nở còn Ra-chên phải son sẻ. Lê-a thụ thai sinh con trai đầu lòng, đặt tên là Ru-bên, vì bà nói: “CHÚA thấy nỗi đau khổ của tôi; bây giờ chồng tôi sẽ yêu tôi.” Lê-a thụ thai nữa, sinh con trai thứ nhì, đặt tên là Si-mê-ôn, vì bà nói: “CHÚA đã nghe rằng tôi bị ghét bỏ, nên ban nó cho tôi.” Lê-a thụ thai lần thứ ba, sinh con trai và đặt tên là Lê-vi vì bà nói: “Bây giờ chồng tôi sẽ khắng khít với tôi, vì tôi sinh được ba con trai cho người!” Lần thứ tư, Lê-a thụ thai, sinh con trai và đặt tên là Giu-đa, vì bà nói: “Bây giờ, tôi ca ngợi CHÚA!” Sau đó, nàng thôi sinh nở một thời gian. Con Cái Của Bi-la Và Xinh-ba Ra-chên thấy mình son sẻ, bèn ghen tức với chị, lại trách móc Gia-cốp: “Anh phải cho tôi có con! Bằng không, tôi sẽ chết!” Gia-cốp nổi giận, nói: “Anh có thay quyền Đức Chúa Trời được đâu! Chỉ một mình Ngài có quyền để em son sẻ!” Ra-chên đề nghị: “Đây Bi-la, đầy tớ gái của em, anh hãy ngủ với nó, để nó sinh con cho em và nhờ nó em cũng tạo dựng một gia đình của mình.” Vậy Ra-chên trao Bi-la, đầy tớ gái của mình cho chồng. Gia-cốp ngủ với Bi-la, nàng thụ thai, sinh một con trai. Ra-chên đặt tên nó là Đan,30:6 Công lý rồi giải thích: “Đức Chúa Trời đã minh oan cho tôi, nghe lời tôi van nài và ban cho tôi một con trai.” Bi-la thụ thai lần thứ nhì và sinh một con trai nữa cho Gia-cốp. Ra-chên đặt tên nó là Nép-ta-li,30:8 Tranh đấu rồi giải thích: “Tôi đã tranh đấu với chị tôi và thắng cuộc!” Trong khi đó, Lê-a thấy mình thôi sinh nở, bèn giao cô đầy tớ Xinh-ba cho chồng làm vợ. Xinh-ba thụ thai, sinh một con trai cho Gia-cốp. Lê-a nói: “Thật may mắn,” nên đặt tên nó là Gát [nghĩa là may mắn]. Xinh-ba lại thụ thai và sinh con trai thứ nhì. Lê-a đặt tên nó là A-se,30:13 Phước hạnh rồi giải thích: “Tôi vui sướng vô cùng! Các phụ nữ sẽ nhìn nhận tôi là người có phước.” Một hôm, giữa mùa gặt lúa mì, Ru-bên ra đồng, hái được mấy trái táo rừng30:14 Một loại trái cây mà dân bản xứ tin rằng ăn vào sẽ dễ sinh con đem về biếu mẹ. Ra-chên thấy được, xin Lê-a cho một vài quả. Lê-a nói: “Mày cướp chồng tao, chưa đủ hay sao, lại còn muốn cướp táo của con tao?” Ra-chên đáp: “Chị cho em ăn táo, em sẽ để anh ấy ngủ với chị tối nay!” Đến chiều tối, Gia-cốp từ ngoài đồng về đến nhà, đã thấy Lê-a ra đón: “Anh phải ngủ với em đêm nay, vì em đã lấy táo của con em mà ‘thuê’ anh một đêm đó!” Gia-cốp ngủ với nàng đêm ấy. Chúa nhậm lời cầu nguyện của Lê-a và cho nàng thụ thai trở lại. Nàng sinh con trai thứ năm và đặt tên là Y-sa-ca30:17 Nghĩa là tiền công và giải thích rằng: “Đức Chúa Trời đã trả công lại cho tôi vì tôi đã giao đầy tớ gái cho chồng.” Lê-a thụ thai nữa, sinh con trai thứ sáu, đặt tên là Sa-bu-luân30:19 Nghĩa là thực phẩm rồi giải thích: “Đức Chúa Trời đền lại cho tôi một món quà quý báu. Bây giờ, chàng sẽ quý trọng tôi vì tôi đã sinh cho chàng sáu con trai rồi.” Sau hết, Lê-a sinh được một con gái, đặt tên là Đi-na. Đức Chúa Trời nhớ lại Ra-chên, nhậm lời cầu nguyện của nàng và cho nàng sinh nở. Nàng thụ thai và sinh một con trai, nên nàng ca ngợi Chúa: “Đức Chúa Trời đã cất sự sỉ nhục khỏi tôi rồi!” Nàng đặt tên con là Giô-sép30:24 Xin cho thêm và thầm nguyện: “Xin CHÚA cho con thêm một đứa nữa!” Gia-cốp Mặc Cả Với La-ban Sau khi Ra-chên sinh Giô-sép, Gia-cốp yêu cầu La-ban: “Xin cậu cho cháu về quê. Cháu đã tận tình phục vụ cậu, xin cậu cho cháu đem vợ con lên đường!” Nhưng La-ban đáp: “Xin cháu đừng bỏ đi. Vì theo bói khoa cậu biết CHÚA ban phước lành cho cậu đều là do cháu cả. Cháu muốn cậu tăng thêm tiền công bao nhiêu, cậu cũng bằng lòng trả!” Gia-cốp đáp: “Cậu đã biết cháu phục vụ thế nào, chăm lo cho gia súc cậu ra sao. Trước ngày cháu đến, cậu chỉ có ít tài sản, bây giờ cậu đã rất giàu có. CHÚA đã ban phước dồi dào cho cậu qua mọi việc cháu làm. Nhưng còn phần cháu thì sao? Bao giờ cháu mới lo cho gia đình cháu?” La-ban lại hỏi: “Cháu đòi tiền công bao nhiêu?” Gia-cốp đáp: “Không cần trả gì cả. Nếu cậu chấp thuận điều này, cháu sẽ trở lại làm việc cho cậu. Hôm nay cậu để cháu đi kiểm tra lại các bầy gia súc của cậu. Những con chiên, con dê nào có rằn, có đốm hoặc lông đen thì cậu để riêng cho cháu, kể là tiền công. Từ nay về sau, khi cậu xét tiền công, lòng thành thật của cháu sẽ làm chứng cho cháu. Nếu cậu bắt gặp con chiên, con dê nào lông trắng trong bầy gia súc của cháu, thì cậu cứ kể là ăn cắp!” La-ban chấp thuận đề nghị ấy: “Cháu đã nói thế thì cậu cũng bằng lòng!” Ngay hôm ấy, La-ban chọn riêng tất cả dê chiên lông đen hoặc có sọc, có đốm, kể cả các con có đốm trắng, và giao cho các con trai mình chăn, rồi bảo chúng lùa tất cả đi cách xa địa điểm La-ban và Gia-cốp đang ở đến ba ngày đường. Gia-cốp chăn bầy gia súc còn lại của La-ban. Gia-cốp lấy những cành bạch dương, cành hạnh và cành ngô đồng còn tươi, bóc bớt vỏ từng đường dài trắng, để lộ phần trắng trên cành, rồi đặt cạnh các máng nước cho dê, chiên trông thấy mỗi khi chúng đến uống nước và giao hợp với nhau. Sau đó, chúng đẻ con, con nào cũng có sọc có rằn, có đốm cả. Gia-cốp bèn bắt các con này để riêng ra. Gia-cốp cũng đem các chiên cái của La-ban ra, cho chúng giao hợp với chiên đực đen của mình. Thế là Gia-cốp gây được nhiều bầy dê, bầy chiên cho mình và không để chúng chung với bầy của La-ban. Gia-cốp chỉ đặt các cành bóc vỏ trong máng trước các dê chiên mập mạp khi chúng giao hợp với nhau. Người không để cành trước các con yếu. Các con ốm yếu vẫn tiếp tục đẻ con gầy guộc cho La-ban; chỉ những đàn con mập mạnh mới về tay Gia-cốp. Kết quả là bầy gia súc của Gia-cốp gia tăng nhanh chóng. Gia-cốp trở nên rất thịnh vượng, có nhiều súc vật, nhiều nô lệ, lạc đà và lừa. Gia-cốp nghe các con La-ban nói mình đã chiếm đoạt tài sản của La-ban và nhờ tài sản của cha mà nên giàu có như vậy. Gia-cốp để ý nét mặt La-ban và thấy rằng ông ta đã đổi thái độ đối với mình. CHÚA bảo Gia-cốp: “Con hãy về quê mình, nơi họ hàng con, Ta sẽ ở cùng con!” Gia-cốp sai gọi hai người vợ ra đồng cỏ, nơi ông đang chăn bầy súc vật. Gia-cốp nói: “Anh thấy cha đã đổi thái độ đối với anh, nhưng Đức Chúa Trời của cha anh vẫn phù hộ anh. Hai em đã biết anh hết sức phục vụ cha, còn cha đã lừa gạt anh, thay đổi tiền công liên tiếp cả mười lần. Nhưng Đức Chúa Trời đâu có để người hại ta. Cha bảo cho anh các chiên có đốm là tiền công, thế là chiên cứ đẻ con có đốm. Cha bảo chiên nào có sọc là tiền công; thế là chiên cứ đẻ con có sọc. Như thế, chính là Đức Chúa Trời đã lấy súc vật của cha mà cho anh đấy! Việc xảy ra thế này: khi các con vật giao hợp, anh nằm mộng thấy các con dê đực giao hợp trong bầy đều là những con có sọc, có đốm. Lúc ấy, thiên sứ của Chúa liền báo mộng cho anh. Thiên sứ gọi: ‘Gia-cốp!’ Anh thưa: ‘Có tôi đây!’ Thiên sứ bảo: ‘Con hãy nhìn lên! Các dê đực đang giao hợp kia đều sanh ra những con có sọc, có đốm, vì ta biết cách La-ban đối xử với con. Ta là Đức Chúa Trời đã hiện ra gặp con tại Bê-tên, là nơi con xức dầu trên trụ đá và hứa nguyện với Ta. Bây giờ, con hãy đứng dậy, bỏ xứ này để trở về quê hương con!’ ” Ra-chên và Lê-a đáp: “Chúng em đâu còn cơ nghiệp, gia tài gì ở nhà cha nữa! Cha đã coi chúng em như người dưng, gả bán chúng em, và cha ăn xài hết! Dĩ nhiên, tất cả tài sản Đức Chúa Trời lấy nơi cha là để cho mẹ con chúng em. Bây giờ anh cứ làm theo điều Chúa dạy.” Gia-cốp liền đứng dậy đỡ vợ con lên lưng lạc đà, lùa đi hết các bầy gia súc, di chuyển tất cả của cải đã thâu trữ được tại xứ Pha-đan A-ram, đi về xứ Ca-na-an, nơi cha mình cư ngụ. Thừa dịp cha bận đi hớt lông chiên, Ra-chên đánh cắp các bức tượng thờ của gia đình. Gia-cốp đánh lừa La-ban, người Sy-ri, không cho ông biết ý định hồi hương của mình, bất ngờ đem cả gia đình, tài sản qua sông Ơ-phơ-rát, về hướng núi Ga-la-át. La-ban Đuổi Bắt Gia-cốp Ba ngày sau, có người báo là Gia-cốp đã trốn đi, La-ban lập tức triệu tập người nhà, đuổi theo Gia-cốp suốt bảy ngày, đến tận núi Ga-la-át mới bắt kịp. Đức Chúa Trời bèn báo mộng cho La-ban: “Dù lành hay dữ, hãy thận trọng, đừng nói gì với Gia-cốp!” Đuổi đến núi Ga-la-át, La-ban thấy gia đình Gia-cốp cắm trại bên sườn núi bên kia, bèn cho người nhà cắm trại bên này. La-ban hỏi Gia-cốp: “Cháu làm chi vậy? Tại sao cháu lừa gạt cậu và bắt các con gái cậu đi như tù binh? Sao lại bí mật trốn đi và lừa gạt cậu, không cho cậu biết, để cậu vui vẻ tiễn đưa trong tiếng hát, tiếng trống và đàn? Sao không để cho cậu hôn từ biệt con cháu của cậu? Việc cháu làm thật là điên dại! Cậu có quyền hại cháu, nhưng Đức Chúa Trời của cha cháu đã dặn cậu tối qua: ‘Dù lành hay dữ, hãy thận trọng đừng nói gì với Gia-cốp!’ Nay cháu mong mỏi về quê nhà31:30 Nhà cha ngươi nên đã ra đi, nhưng tại sao lại đánh cắp các tượng thờ của cậu?” Gia-cốp đáp: “Vì tôi sợ cậu bắt lại hai con gái của cậu nên tôi phải ra đi bất ngờ như thế. Còn các tượng thờ của cậu, đứa nào lấy thì sẽ chết! Trước mặt đông đủ anh em, cậu cứ vào lục soát các hành lý của tôi đi, xem có vật gì thuộc về cậu thì cậu cứ thu hồi.” Gia-cốp không biết Ra-chên đã đánh cắp các tượng thờ ấy! Vậy, La-ban lần lượt vào lục soát các trại của Gia-cốp, của Lê-a và của cả hai người thiếp, nhưng chẳng tìm được gì cả. Từ trại Lê-a, La-ban bước qua trại Ra-chên. Số là Ra-chên đã đem giấu mấy tượng thờ đó dưới bành lạc đà rồi ngồi lên trên. La-ban lục soát khắp trại cũng chẳng tìm thấy các tượng thờ. Ra-chên giải thích: “Thưa cha, vì con đang có kinh nguyệt, nên không đứng dậy đón rước cha được, xin cha miễn chấp!” La-ban lại lục soát nhưng cũng chẳng tìm ra các bức tượng. Gia-cốp bèn nổi giận trách La-ban: “Tôi có phải là phạm nhân hay tội lỗi gì mà cậu rượt bắt như thế? Cậu lục soát các hành lý của tôi, cậu có tìm ra vật gì thuộc quyền sở hữu của cậu không? Cậu cứ đem tang vật ra đây cho bà con xét xử. Suốt hai mươi năm tôi trú tại nhà cậu, có đời nào tôi để cho chiên, dê của cậu bị sảo thai, có đời nào tôi ăn thịt chiên đực trong bầy cậu không. Tôi chẳng bao giờ đem về cho cậu một con gia súc nào bị thú dữ cắn xé! Nếu có thì tôi cũng đã bồi thường cho cậu. Thế mà cậu đòi tôi phải trả những con bị trộm cắp ban ngày và ban đêm! Ban ngày tôi bị nắng nóng như thiêu, ban đêm tôi chịu lạnh lẽo, ngủ cũng không an giấc. Suốt hai mươi năm trời tôi phục vụ trong nhà cậu; cũng vì muốn cưới hai cô con gái cậu mà phải làm công cho cậu mười bốn năm, còn sáu năm cũng chỉ vì mấy bầy súc vật, thế mà cậu còn tráo trở, thay đổi tiền công tôi cả mười lần! Nếu tôi không được sự phù hộ của Đức Chúa Trời của cha tôi là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham mà cha tôi kính thờ, chắc hẳn bây giờ cậu đuổi tôi đi với hai bàn tay trắng. Đức Chúa Trời đã thấy rõ nỗi đau khổ của tôi và nhìn nhận công khó của tôi, nên đêm qua Ngài đã xét xử rồi!” La-ban Và Gia-cốp Kết Ước La-ban đáp: “Những người đàn bà này là con gái của cậu, các đứa trẻ này là cháu của cậu, các bầy gia súc cháu có đây cũng là của cậu. Bất cứ vật gì cháu có ngày nay cũng là tài sản của cậu hết. Hôm nay cậu có thể làm gì cho con, cho cháu của cậu đây? Cháu hãy đến đây kết ước với cậu, để có một sự thỏa thuận từ nay về sau giữa đôi bên!” Gia-cốp bèn chọn một tảng đá, dựng lên làm một tấm bia, rồi bảo gia nhân lượm đá dồn lại làm một đống đá. Gia-cốp và La-ban ngồi ăn bên đống đá. La-ban gọi là Y-ê-ga Sa-ba-đu-la31:47 “đống đá làm chứng” theo tiếng A-ram còn Gia-cốp gọi là Ga-lét.31:47 “Đống đá làm chứng” theo tiếng Hy-bá La-ban nói: “Đống đá này sẽ làm chứng cho cậu và cháu hôm nay nên nó được gọi là Ga-lét.” Vì thế đống đá này cũng được gọi là Mích-ba “Tháp canh” và La-ban giải thích: “Cầu Chúa canh giữ cháu và cậu khi ta xa cách nhau. Nếu cháu bạc đãi con gái cậu mà lấy vợ khác, thì cháu nên nhớ rằng dù cậu không biết đi nữa, thì Đức Chúa Trời sẽ làm chứng giữa chúng ta.” La-ban lại nói cùng Gia-cốp rằng: “Này đống đá, này cây trụ mà cậu đã dựng lên giữa cậu và cháu đây. Đống đá này làm chứng giữa cháu và cậu về lời cam kết hai bên chẳng bao giờ vượt qua giới hạn này để tấn công nhau. Nguyện Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham và Na-cô và của tổ phụ họ phân xử giữa chúng ta!” Vậy Gia-cốp thề trước mặt Đức Chúa Trời mà Y-sác, cha mình kính sợ. Gia-cốp bèn dâng cho Đức Chúa Trời một tế lễ trên đỉnh núi và mời bà con dự tiệc, rồi ở cả đêm với họ trên núi. Hôm sau, La-ban dậy sớm hôn từ biệt các con gái và các cháu mình, chúc phước cho con cháu rồi lên đường về nhà. Gia-cốp và cả gia đình tiếp tục cuộc hành trình. Khi gặp các thiên sứ ở một địa điểm, Gia-cốp nói: “Đây là trại Đức Chúa Trời!” nên ông gọi chỗ ấy là Ma-ha-na-im. Gia-cốp sai sứ giả lên núi Sê-i-rơ trong xứ Ê-đôm tìm Ê-sau, trình rằng: “Tôi tớ ông là Gia-cốp nói: ‘Tôi đã kiều ngụ với cậu La-ban cho đến ngày nay; tôi có nhiều tôi trai tớ gái, bò, lừa và các bầy gia súc. Nay chúng tôi sắp về tới quê nhà, xin kính báo anh rõ. Mong anh vui lòng tiếp đón!’ ”32:5 Nt: để tôi tìm được ơn trước mắt anh Sứ giả quay về báo cáo: “Chúng tôi đã tìm gặp Ê-sau, anh của ông. Ông ấy đang đem bốn trăm người đến đón ông chủ!” Gia-cốp được tin rất sợ hãi và lo lắng, ông chia gia nhân, chiên, dê, bò lừa thành hai toán. Ông tự bảo: “Nếu anh ta tấn công toán này, toán kia có thể chạy thoát.” Gia-cốp cầu nguyện khẩn thiết: “Lạy Đức Chúa Trời của ông nội con là Áp-ra-ham, và của cha con là Y-sác, CHÚA là Đấng đã bảo: ‘Con hãy trở về quê hương, sống với bà con thân thích. Ta sẽ hậu đãi con!’ Thật ra, con chẳng xứng đáng nhưng Chúa đã thương xót và giữ đúng tất cả những lời Ngài hứa. Khi con vượt sông Giô-đanh này chỉ có một cây gậy mà nay con có hai toán người. Con xin Chúa giải thoát con khỏi tay Ê-sau, anh con. Vì con sợ anh ấy đến đánh giết con và vợ con con. Chúa đã hứa: ‘Chắc chắn Ta sẽ hậu đãi con, cho dòng dõi con đông như cát biển không ai đếm được.’ ” Tối hôm ấy, Gia-cốp ở lại Ma-ha-na-im và chọn các món quà để biếu Ê-sau. Quà tặng gồm có: hai trăm dê cái, hai mươi dê đực, hai trăm chiên cái, hai mươi chiên đực, ba mươi lạc đà cái và đàn con, bốn mươi bò cái, mười bò đực, hai mươi lừa cái và mười lừa đực. Gia-cốp giao các bầy súc vật cho đám tôi tớ mình, mỗi người coi sóc một bầy, và căn dặn họ: “Các anh cứ đi trước, giữ một khoảng cách giữa các bầy súc vật.” Gia-cốp cũng dặn người dẫn bầy thứ nhất: “Khi Ê-sau gặp anh và hỏi: ‘Chủ anh là ai? Anh đi về đâu? Bầy vật này thuộc về ai?’ Anh cứ đáp: ‘Bầy vật này là của Gia-cốp, tôi tớ ngài, xin kính tặng ngài. Gia-cốp còn ở phía sau!’ Gia-cốp lại dặn các tôi tớ chăn bầy khác cũng nói với Ê-sau những lời đó, rồi thêm: ‘Này, Gia-cốp tôi tớ ngài, đang theo sau chúng tôi!’ ” Gia-cốp tự nhủ: “Ta gửi các tặng phẩm này trước, cho Ê-sau nguôi giận đã, rồi mình giáp mặt sau, chắc hẳn Ê-sau sẽ tiếp mình tử tế!” Các lễ vật được đem đi hết; tối hôm ấy, Gia-cốp ở lại trong trại. Giữa đêm khuya, Gia-cốp thức dậy, đưa hai vợ, hai cô hầu và mười một con trai qua suối Gia-bốc với tất cả tài sản còn lại. Gia-cốp ở lại một mình, có một người vật lộn với mình cho đến rạng đông. Thấy mình không thắng được, người ấy liền đụng vào khớp xương hông của Gia-cốp làm trật xương hông, và bảo rằng: “Trời đã sáng, hãy để ta đi!” Nhưng Gia-cốp đáp: “Nếu Ngài không ban phước lành cho tôi, tôi không để Ngài đi đâu!” Người ấy hỏi: “Tên con là chi?” Đáp rằng: “Gia-cốp.” Người liền bảo: “Tên con không phải là Gia-cốp nữa, nhưng bây giờ là Y-sơ-ra-ên vì con đã vật lộn với Chúa và người, con đều thắng cả!” Gia-cốp thưa: “Xin cho con biết tên Ngài.” Người ấy đáp: “Con hỏi tên ta làm chi?” Rồi người ban phước lành cho Gia-cốp tại đó. Gia-cốp gọi địa điểm này là Phê-niên32:30 Có nghĩa là Đức Chúa Trời hiện diện và giải thích rằng ông đã đối diện cùng Đức Chúa Trời mà vẫn còn sống. Gia-cốp ra khỏi Phê-niên lúc trời rạng đông, ông đi khập khiễng vì trật khớp xương hông. Về sau, dân Y-sơ-ra-ên không bao giờ ăn gân đùi ở khớp xương hông vì người ấy đã đụng vào khớp xương hông, vào gân đùi của Gia-cốp. Ngước mặt lên, Gia-cốp thấy Ê-sau và bốn trăm người tiến đến. Gia-cốp lập tức chia đàn con cho Lê-a, Ra-chên và hai cô hầu. Hai cô hầu và đàn con họ đi trước. Kế đến là Lê-a và năm con, rồi Ra-chên và Giô-sép đi sau cùng. Gia-cốp vượt lên trước vợ con để đón Ê-sau, cúi mọp xuống đất bảy lần trước mặt anh mình. Nhưng Ê-sau chạy đến ôm choàng Gia-cốp, bá lấy cổ mà hôn. Hai anh em đều khóc. Thấy vợ con Gia-cốp tiến đến, Ê-sau hỏi: “Những người đi theo em đó là ai?” Gia-cốp đáp: “Đó là con cái Chúa đã cho em.”33:5 Nt: tôi tớ anh Hai cô hầu dẫn đàn con đến cúi mọp xuống chào Ê-sau, đến Lê-a và các con và sau hết là Ra-chên và Giô-sép. Ê-sau hỏi: “Các bầy súc vật đó em định làm chi?” Gia-cốp đáp: “Xin hiến dâng cho anh để anh dủ lòng thương.” Ê-sau từ khước: “Anh có đủ tài sản rồi; em cứ giữ các bầy súc vật đó.” Gia-cốp khẩn khoản: “Không, em nài xin anh vui lòng nhận các lễ vật ấy, vì em được gặp anh cũng như gặp Chúa rồi; anh đã vui lòng tiếp đón em! Xin anh nhận lễ vật em đã dâng hiến vì Đức Chúa Trời đã hậu đãi em và cho em đầy đủ mọi sự.” Gia-cốp nài nỉ mãi cho đến khi Ê-sau nhận các lễ vật ấy. Ê-sau đứng dậy đề nghị: “Này, anh em ta hãy lên đường, anh sẽ hộ tống em.” Nhưng Gia-cốp phân trần: “Anh biết đám trẻ con còn yếu, bầy chiên, bò có nhiều con đang bú, nếu ép đi nhanh, chắc chỉ một ngày là chúng bỏ mạng. Xin anh cứ đi trước, còn em sẽ chậm rãi theo sau, đi cho vừa sức của trẻ con và súc vật đang bú, cho đến chừng nào tới nhà anh trên núi Sê-i-rơ.” Ê-sau đề nghị: “Xin em cho anh để lại vài người chỉ đường cho em.” Nhưng Gia-cốp từ chối: “Không cần, anh đã tỏ lòng thương em là quý lắm rồi.” Ngay hôm ấy, Ê-sau quay về núi Sê-i-rơ. Còn Gia-cốp đi đến Su-cốt hạ trại và làm chuồng cho các bầy súc vật. Từ đó người ta gọi địa điểm này là Su-cốt.33:17 Nghĩa là chuồng Kể từ ngày lìa xứ Pha-đan A-ram, Gia-cốp đi đường bình an đến xứ Ca-na-an và hạ trại trước thành Si-chem. Gia-cốp tậu một miếng đất cắm trại giá một trăm miếng bạc của anh em Si-chem tức là các con trai của Hê-mô. Gia-cốp lập một bàn thờ tại Si-chem, và đặt tên bàn thờ là Ên, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên. Một hôm, cô Đi-na, con gái của Lê-a và Gia-cốp, đi thăm các thiếu nữ trong vùng. Si-chem, con vua Hê-mô của dân Hê-vít, thấy cô liền bắt cóc và cưỡng hiếp. Si-chem say đắm Đi-na, dùng đủ lời đường mật quyến rũ cô. Si-chem xin Hê-mô cha mình cho chàng cưới Đi-na làm vợ. Gia-cốp được tin, im lặng, không nói một lời trong lúc các con trai còn bận chăn bầy ngoài đồng chưa về. Hê-mô, cha Si-chem, đến thăm Gia-cốp để cầu hôn cho con. Các con trai Gia-cốp đang làm việc ngoài đồng rất buồn rầu và giận dữ khi nghe Si-chem cưỡng hiếp em và gây sỉ nhục cho gia đình mình. Hê-mô cũng đến yêu cầu Gia-cốp: “Con trai tôi đã yêu Đi-na tha thiết. Xin hãy gả cô Đi-na cho con trai tôi. Xin quý vị cứ làm thông gia với chúng tôi, hai bên cưới gả với nhau. Quý vị cứ định cư tại đây; đất nước chúng tôi sẵn sàng tiếp đón quý vị, xin quý vị ở đây buôn bán, trao đổi tài sản đất ruộng.” Si-chem thưa với Gia-cốp và các con trai ông: “Xin quý vị làm ơn cho tôi. Quý vị thách cưới thế nào, tôi cũng xin vâng. Quý vị cứ đòi hồi môn cho cao, sính lễ cho nhiều, tôi xin nộp đủ số, miễn là quý vị gả cô ấy cho tôi làm vợ.” Các con trai Gia-cốp đáp lời Hê-mô và Si-chem cách mưu mẹo vì em mình bị làm nhục: “Gả em gái cho người chưa chịu cắt bì là một điều sỉ nhục, chúng tôi không thể nào chấp thuận. Nhưng nếu mỗi người nam của dân tộc ông đều chịu cắt bì, chúng tôi sẵn lòng cưới gả với dân tộc các ông, như thế chúng ta sẽ thành một dân tộc thống nhất. Nhưng nếu các ông không chịu cắt bì, chúng tôi sẽ bắt em gái lại và dọn đi xứ khác.” Nghe đề nghị ấy, Hê-mô và Si-chem đều thỏa mãn. Quá say mê sắc đẹp của Đi-na, Si-chem vội vã triệu tập dân chúng tại cổng thành để thúc đẩy mọi người chấp nhận đề nghị trên vì Si-chem là người được tôn trọng nhất trong nhà cha mình. Hê-mô và Si-chem kêu gọi: “Những người này đã sống chung hòa bình với chúng ta. Vậy hãy cho họ cư ngụ trong xứ để làm ăn buôn bán; vì xứ chúng ta đất rộng, đủ chỗ cho họ định cư. Chúng ta hãy cưới gả với họ. Họ chỉ đòi một điều kiện là tất cả các người nam của chúng ta đều phải chịu cắt bì như họ, vậy rồi họ mới chịu kết hợp với chúng ta thành một dân tộc thống nhất. Chúng ta cứ đồng ý như vậy để họ định cư với chúng ta, há chẳng phải bao nhiêu tài sản, bầy chiên, bầy bò của họ đều sẽ thuộc về tay chúng ta hết hay sao!” Tất cả dân chúng có mặt ở cổng thành đều vâng theo lời của Hê-mô và Si-chem và chịu lễ cắt bì. Ngày thứ ba, khi họ còn đau nhức, Si-mê-ôn và Lê-vi, anh của Đi-na, rút gươm bất thần xông vào, tàn sát tất cả những người nam trong thành luôn với Hê-mô và Si-chem rồi giải thoát Đi-na. Các con trai của Gia-cốp đạp lên các xác chết xông vào, cướp phá thành để báo thù cho em gái. Họ bắt các bầy chiên, bò, lừa và tất cả của cải, tất cả mọi vật trong thành và ngoài đồng. Họ cũng bắt vợ con của dân thành Si-chem và cướp đoạt tài sản trong nhà họ. Gia-cốp được tin liền trách mắng Si-mê-ôn và Lê-vi: “Chúng mày gây rối cho cha, làm cho chúng ta bị ghét giữa dân chúng xứ này, giữa dân Ca-na-an và dân Phê-ri-sít. Chúng ta chỉ có ít người, dân bản xứ sẽ liên minh tấn công và tàn sát cha và cả gia đình, thì chúng ta đành bị tiêu diệt.” Nhưng họ đáp: “Thưa cha, không lẽ để nó hành hạ em chúng con như gái mại dâm sao?” Chúa Tái Lập Giao Ước Với Gia-cốp Đức Chúa Trời bảo Gia-cốp: “Con hãy lên định cư tại Bê-tên, và lập một bàn thờ cho Đức Chúa Trời là Đấng đã hiện ra gặp con lúc con đang chạy trốn Ê-sau, anh con!” Gia-cốp thuật lại cho cả gia nhân quyến thuộc và căn dặn: “Hãy từ bỏ hết các thần ngoại bang, dọn mình cho thanh sạch và thay quần áo đi! Chúng ta hãy đứng dậy, lên Bê-tên; tôi sẽ lập một bàn thờ cho Đức Chúa Trời là Đấng nhận lời tôi trong ngày hoạn nạn và ở cùng tôi trong các chặng đường đời.” Họ liền nộp cho Gia-cốp các tượng thần đang cất giấu và các đôi bông tai họ đang đeo. Gia-cốp đem chôn hết dưới gốc cây sồi tại Si-chem. Gia đình Gia-cốp nhổ trại ra đi. Đức Chúa Trời làm cho dân các thành chung quanh khiếp sợ, không dám đuổi theo các con trai Gia-cốp. Gia-cốp và cả gia đình đến Bê-tên mà người Ca-na-an gọi là Lu-xơ. Gia-cốp xây một bàn thờ và đặt tên nơi đó là Ên Bê-tên vì Đức Chúa Trời đã xuất hiện gặp ông tại đây trong ngày ông chạy trốn anh mình. Đê-bô-ra, người vú của Rê-bê-ca qua đời và được an táng tại Bê-tên dưới gốc một cây sồi mang tên là A-long-ba-cúc. Đức Chúa Trời lại xuất hiện, gặp Gia-cốp lần thứ nhì sau khi ông lìa xứ Pha-đan A-ram và ban phước cho người. Ngài bảo: “Tên cũ của con là Gia-cốp, nhưng đừng dùng tên ấy nữa. Tên con sẽ là Y-sơ-ra-ên.” Và Ngài gọi ông là Y-sơ-ra-ên. Chúa dạy tiếp: “Ta là Đức Chúa Trời Toàn Năng. Con hãy sinh sản bội phần, không những thành một dân tộc nhưng nhiều dân tộc. Dòng dõi con sẽ có nhiều vua chúa. Ta sẽ cho con và dòng dõi con vùng đất Ta đã cho Áp-ra-ham và Y-sác.” Rồi Đức Chúa Trời ngự lên khỏi nơi này. Gia-cốp liền dựng tại đó một cây trụ đá, dâng tế lễ và tưới dầu vào. Gia-cốp gọi địa điểm này, nơi ông nói chuyện với Đức Chúa Trời là Bê-tên.35:15 Nghĩa là nhà Đức Chúa Trời Ra-chên Sinh Bên-gia-min Và Qua Đời Gia-cốp cùng gia đình bỏ Bê-tên ra đi. Khi gần đến Ép-ra-ta, Ra-chên chuyển bụng nhưng khó sinh. Trong khi sinh khó khăn, Ra-chên nghe bà đỡ bảo: “Bà đừng sợ, vì bà sắp sinh một con trai nữa.” Khi Ra-chên đang hấp hối, bà đặt tên con là Bên-ô-ni35:18 Nghĩa là con trai tôi sinh ra trong sự đau đớn nhưng Gia-cốp đặt tên con là Bên-gia-min.35:18 Nghĩa là con trai tay hữu ta Ra-chên qua đời và được an táng trên đường đến Ép-ra-ta, cũng gọi là Bết-lê-hem.35:19 Nghĩa là nhà bánh Gia-cốp dựng bia tại ngôi mộ Ra-chên, đến ngày nay vẫn còn. Y-sơ-ra-ên tiếp tục cuộc hành trình, đi quá tháp Ê-đa, thì cắm trại để nghỉ chân. Trong thời gian ở đó, Ru-bên vào ngủ với Bi-la, hầu thiếp của cha mình. Y-sơ-ra-ên nghe được điều đó. Đây là tên mười hai con trai của Gia-cốp: Các con của Lê-a: Ru-bên, trưởng nam, Si-mê-ôn, Lê-vi, Giu-đa, Y-sa-ca và Sa-bu-luân. Các con của Ra-chên: Giô-sép và Bên-gia-min. Các con của Bi-la, cô hầu của Ra-chên: Đan và Nép-ta-li. Các con của Xinh-ba, cô hầu của Lê-a: Gát và A-se. Đây là các con trai được sinh tại xứ Pha-đan A-ram. Rốt cuộc, Gia-cốp về đến nhà cha tại Mam-rê, thành Ki-ri-át Ạc-ta, nay là Hếp-rôn, cũng là nơi ngụ của Áp-ra-ham và Y-sác ngày trước. Y-sác hưởng thọ một trăm tám mươi tuổi rồi qua đời. Ông sống trọn đời đến già và được hai con trai là Ê-sau và Gia-cốp an táng. Dòng Dõi Ê-sau Đây là dòng dõi của Ê-sau, tức Ê-đôm. Ê-sau cưới vợ người Ca-na-an, A-đa, con gái của Ê-luân, người Hê-tít; Ô-hô-li-ba-ma, con gái của A-na, cháu của Xi-bê-ôn, người Hê-tít và Bách-mát, con gái của Ích-ma-ên, con của Nê-ba-út. A-đa sinh Ê-li-pha, Bách-mát sinh Ru-ên. Ô-hô-li-ba-ma sinh Giê-úc, Gia-lam và Cô-ra. Tất cả các con trai ấy đều sinh tại xứ Ca-na-an. Ê-sau đưa vợ con, gia nhân và đem các bầy súc vật cùng tất cả tài sản gây dựng được tại xứ Ca-na-an qua vùng cách xa gia đình Gia-cốp vì cả hai anh em đều có quá nhiều tài sản không thể sống chung được nữa và xứ họ đang cư ngụ cũng không cung ứng nổi nhu cầu của hai gia đình đông đúc ấy. Vậy, Ê-sau, tức là Ê-đôm, ở trên núi Sê-i-rơ. Dòng Dõi Của Các Con Ê-sau Hậu tự của Ê-sau, tức là người Ê-đôm, sinh tại núi Sê-i-rơ gồm có: Các con trai Ê-sau: A-đa vợ người, sanh Ê-li-pha; Bách-mát, cũng vợ người, sanh Ru-ên. Con trai của Ê-li-pha là Thê-man, Ô-ma, Xê-phô, Ga-tham, Kê-nát; Thim-na, người vợ lẽ của Ê-li-pha sinh A-ma-léc. Đó là cháu của A-đa, vợ Ê-sau. Còn đây là gia tộc Ru-ên, con trai của Bách-mát: Na-hát, Xê-ra, Sam-ma và Mích-xa. Ấy là các cháu của Bách-mát, cũng là vợ của Ê-sau. Và mấy người này là con trai của Ô-hô-li-ba-ma, vợ của Ê-sau, con gái A-na, cháu ngoại Xi-bê-ôn. Nàng sanh cho Ê-sau Giê-úc, Gia-lam, và Cô-ra. Các cháu nội của Ê-sau trở thành các tộc trưởng: bộ tộc Thê-man, bộ tộc Ô-ma, bộ tộc Xê-phô, bộ tộc Kê-na, bộ tộc Cô-ra, bộ tộc Ga-tham, bộ tộc A-ma-léc. Các bộ tộc ấy là hậu tự của Ê-li-pha, con trưởng nam của Ê-sau và A-đa. Các bộ tộc do Ru-ên, thứ nam của Ê-sau và Bách-mát; sinh ra trong xứ Ca-na-an: bộ tộc Na-hát, bộ tộc Xê-ra, bộ tộc Sam-ma, bộ tộc Mích-xa. Các bộ tộc dòng thứ ba, do các con của Ê-sau và Ô-hô-li-ba-ma, con gái A-na: bộ tộc Giê-úc, bộ tộc Gia-lam, bộ tộc Cô-ra. Ấy là các con trai của Ê-sau, tức là Ê-đôm, và đó là các bộ tộc của họ. Các sắc tộc bản xứ, là hậu tự của Sê-i-rơ, người Hô-rít: sắc tộc Lô-than, sắc tộc Sô-banh, sắc tộc Xi-bê-ôn, sắc tộc A-na, sắc tộc Đi-sôn, sắc tộc Ê-xe, sắc tộc Đi-san. Con của Lô-than là Hô-ri và Hê-man; em gái của Lô-than là Thim-na. Con của Sô-banh là Anh-nan, Ma-na-hát, Ê-ban, Sê-phô và Ô-nam. Con của Xi-bê-ôn là Ai-gia và An-na; An-na, cậu này đã tìm thấy các suối nước nóng trong sa mạc đang lúc chăn lừa cho cha mình. Con của A-na là Đi-sôn và Ô-bê-li-ba-ma. Con của Đi-sôn là Hem-đan, Ếch-ban, Ích-ran và Chê-ran. Con của Ê-xe là Binh-ban, Xa-van và A-can. Con của Đi-san là U-xơ và A-ran. Còn đây là các sắc tộc dân Hô-rít: sắc tộc Lô-than, sắc tộc Sô-banh, sắc tộc Xi-bê-ôn, sắc tộc A-na, sắc tộc Đi-sôn, sắc tộc Ê-xe, sắc tộc Đi-san. Đó là các sắc tộc của dân Hô-rít, ở tại xứ Sê-i-rơ. Các Vua Xứ Ê-đôm Đây là tên các vua đã cai trị xứ Ê-đôm trước thời Y-sơ-ra-ên có vua cai trị. Bê-la, con trai Bê-ô, trị vì xứ Ê-đôm; tên thành người là Đin-ha-ba. Bê-la chết, Giô-báp, con trai Xê-rách, người Bốt-ra, lên kế vị. Giô-báp chết, Hu-ram người Thê-man lên kế vị. Hu-ram chết, Ha-đát, con trai Bê-đát, lên kế vị. Ấy là Vua này đánh thắng dân Ma-đi-an tại đồng Mô-áp; và tên thành người là A-vít. Ha-đát chết, Sam-la, người Ma-rê-ca lên kế vị. Sam-la chết, Sau-lơ, người Rê-hô-bốt ở trên mé sông lên kế vị. Sau-lơ chết, Ba-anh-Ha-nan, con trai Ạc-bồ, lên kế vị. Ba-anh-Ha-nan chết, Ha-đa lên kế vị. Tên thành người là Ba-u; vợ người là Mê-hê-ta-bên, con gái của Mát-rết, cháu ngoại Mê-sa-hạp. Đây là tên các bộ tộc của Ê-sau, xứ họ ở được gọi theo tên bộ tộc: bộ tộc Thim-na, bộ tộc Anh-va, bộ tộc Giê-thi, bộ tộc Ô-hô-li-ba-ma, bộ tộc Ê-la, bộ tộc Phi-nôn, bộ tộc Kê-na, bộ tộc Thê-man, bộ tộc Míp-xa, bộ tộc Mạc-đi, bộ tộc I-ram. Tất cả các bộ tộc ấy đều là dòng dõi của Ê-sau. Giấc Mộng Của Giô-sép Gia-cốp được định cư tại xứ Ca-na-an, nơi cha mình đã cư ngụ. Giô-sép, con Gia-cốp, đã mười bảy tuổi, thường đi chăn chiên cho cha mình với các anh, là con của Bi-la và Xinh-ba. Nhưng Giô-sép nói cho cha biết các việc xấu họ làm. Gia-cốp thương Giô-sép hơn các con khác, vì là con sinh ra lúc Gia-cốp đã cao tuổi. Gia-cốp cho Giô-sép món quà đặc biệt: một cái áo choàng nhiều màu sặc sỡ. Các anh Giô-sép ganh tỵ vì thấy cha thiên vị, nên họ không còn nói chuyện ôn hòa với Giô-sép nữa. Một đêm, Giô-sép nằm mộng, sáng hôm sau liền thuật cho các anh nghe, nên càng bị họ ganh ghét: “Các anh nghe đây! Tối qua, tôi nằm mộng thấy anh em chúng ta đang bó lúa ngoài đồng. Bó lúa của tôi đứng lên, còn những bó lúa của các anh đều xúm quanh, cúi mọp xuống trước bó lúa của tôi.” Các anh bảo: “Thế là mày muốn cai trị chúng tao sao?” Họ càng ganh ghét vì câu chuyện chiêm bao và vì lời nói của Giô-sép. Giô-sép lại nằm mộng và thuật cho các anh: “Các anh hãy nghe chiêm bao của tôi. Tôi thấy mặt trời, mặt trăng và mười một ngôi sao đều cúi xuống trước mặt tôi.” Giô-sép nói với cha và anh em mình, cha quở trách Giô-sép về những lời này: “Mộng mị gì quái gở thế! Không lẽ cha mẹ, anh em đều phải cúi mọp trước mặt mày sao?” Các anh càng căm tức nhưng cha lại lưu ý điều ấy. Âm Mưu Thủ Tiêu Giô-sép Một hôm, các anh của Giô-sép dắt các bầy súc vật đến đồng cỏ Si-chem. Y-sơ-ra-ên bảo Giô-sép: “Các anh con đang chăn bầy tại Si-chem phải không? Con đi thăm xem chúng nó mạnh giỏi thế nào, bầy súc vật ra sao rồi về cho cha biết.” Giô-sép thưa: “Vâng ạ, con đi ngay!” Từ Hếp-rôn, Giô-sép lên đường qua Si-chem, nhưng đi lạc vào một khu đồng không mông quạnh. Một người bắt gặp, hỏi Giô-sép: “Cậu đi tìm ai?” Giô-sép đáp: “Tôi đi tìm các anh tôi. Xin ông cho biết họ chăn bầy tại đâu?” Người ấy nói: “Họ đi nơi khác rồi. Tôi nghe họ rủ nhau đi Đô-than.” Giô-sép tìm đến Đô-than để gặp các anh. Thấy Giô-sép còn ở đằng xa, các anh âm mưu giết em: “Kìa, thằng nằm mộng đến đây rồi! Anh em ta hãy giết nó, vất xác dưới hố rồi báo lại cho cha rằng nó bị thú dữ ăn, để xem giấc mộng của nó có thành hay không?” Nhưng Ru-bên muốn cứu Giô-sép, liền bàn ra: “Đừng giết nó! Đổ huyết nó ra làm chi? Chỉ quăng nó xuống hố trong sa mạc!” Thật ra, Ru-bên lập mưu cứu em để nó an toàn về với cha. Giô-sép vừa đến nơi, các anh xúm nhau lột chiếc áo choàng sặc sỡ và quăng Giô-sép vào một cái hố cạn, không có nước. Giô-sép Bị Bán Làm Nô Lệ Các anh của Giô-sép đang ngồi ăn, chợt thấy một đoàn lái buôn Ả-rập37:25 Nt: Ích-ma-ên cỡi lạc đà chở nhũ hương, dầu thơm và nhựa thơm từ xứ Ga-la-át thẳng tiến xuống Ai-cập. Giu-đa đề nghị: “Đem bán quách nó đi cho bọn lái buôn Ả-rập là lợi nhất! Chứ giết nó rồi tìm cách phi tang37:26 Nt: giấu máu cũng chẳng ích gì! Anh em đừng giết nó vì nó là đứa em ruột thịt!” Họ đều chấp thuận đề nghị ấy. Khi các lái buôn Ả-rập đến nơi, họ kéo Giô-sép lên khỏi giếng và bán em cho người Ả-rập được hai mươi miếng bạc. Giô-sép bị đem xuống Ai-cập. Ru-bên quay lại giếng cạn tìm Giô-sép. Không thấy em đâu cả, Ru-bên xé áo chạy đến bảo các em: “Đứa bé mất tích rồi! Biết làm sao bây giờ?”37:30 Nt: Còn tôi sẽ đi đâu? Các anh em chọc huyết một con dê, nhúng áo choàng của Giô-sép vào huyết và gửi áo về cho cha với tin báo: “Chúng con tìm được chiếc áo này. Xin cha xem có phải là của Giô-sép không?” Gia-cốp nhận ra áo của con nên than rằng: “Đúng là áo của con ta! Một thú dữ đã xé xác và ăn thịt nó rồi!” Gia-cốp xé toạc quần áo, mặc bao gai và để tang cho con mình một thời gian dài. Các con trai, con gái cố gắng an ủi cha, nhưng cha họ gạt đi: “Không! cha cứ khóc nó cho đến ngày xuống mồ.” Gia-cốp thương tiếc con. Trong khi đó, bọn lái buôn Ả-rập xuống Ai-cập bán Giô-sép cho Phô-ti-pha, quan chỉ huy đoàn ngự lâm quân của vua Ai-cập. Giu-đa Lập Gia Đình Giu-đa lìa gia đình38:1 Anh em xuống A-đu-lam trọ tại nhà Hi-ra. Phải lòng một thiếu nữ Ca-na-an, con gái của Su-a, Giu-đa cưới nàng làm vợ. Hai vợ chồng sinh được đứa con trai, đặt tên là Ê-rơ. Nàng thọ thai nữa, sanh một con trai, đặt tên là Ô-nan; lại sanh thêm một con trai, đặt tên là Sê-la. Lúc ấy Giu-đa đang ở Kê-xíp. Giu-đa cưới vợ cho Ê-rơ, con trưởng nam mình, cô này tên Ta-ma. Nhưng Ê-rơ là người gian ác, nên bị Chúa phạt phải chết sớm. Giu-đa bảo Ô-nan: “Con hãy cưới Ta-ma và sinh con nối dõi cho anh, đúng theo luật định.” Nhưng Ô-nan biết nếu có sinh con cũng không thuộc về mình nên cứ xuất tinh ra ngoài, để Ta-ma không thụ thai được. Hành động ấy không đẹp lòng Chúa, nên Ô-nan cũng phải chết sớm. Giu-đa bảo Ta-ma: “Con cứ về nhà cha mẹ ở góa đợi một thời gian, cho đến khi Sê-la khôn lớn!” vì ông sợ không khéo Sê-la cũng chết luôn như hai anh nó. Ta-ma vâng lời về nhà cha mẹ. Sau một thời gian, vợ Giu-đa qua đời. Qua kỳ tang chế, Giu-đa rủ Hi-ra đi Thim-na thăm các nhân công chuyên hớt lông cừu của mình. Được tin ông gia sắp đến Thim-na để hớt lông chiên, Ta-ma liền bỏ áo quả phụ, cải trang mang mạng che mặt và đến ngồi bên cổng thành Ê-nam trên đường đi Thim-na, hy vọng được ông gia mình kết hợp với Sê-la vì chàng đã khôn lớn rồi. Giu-đa đến nơi, thấy Ta-ma che mặt, không biết là dâu mình, tưởng lầm là gái mại dâm, ông đến bảo muốn ngủ với cô ta. Ta-ma hỏi: “Ông cho tôi bao nhiêu?” Giu-đa đáp: “Một con dê con.” Ta-ma đề nghị: “Ông phải đặt cọc một cái gì trước khi gởi dê con đến cho tôi chứ!” “Đặt cọc gì đây?” “Cái nhẫn, sợi dây và cây gậy trong tay ông đó là được rồi!” Giu-đa đồng ý; do đó Ta-ma thụ thai. Nàng đứng dậy về nhà mặc lại chiếc áo quả phụ. Giu-đa nhờ Hi-ra đem chiên con đến Ê-nam để thu lại các vật đặt cọc, nhưng Hi-ra tìm mãi không thấy người đàn bà ấy. Hi-ra hỏi dân chúng Ê-nam: “Cô gái mại dâm thường ngồi bên lề đường tại Ê-nam đi đâu rồi?” Họ đáp: “Ở đây làm gì có gái mại dâm!” Hi-ra quay về, báo cho Giu-đa: “Tôi tìm nó không được, hỏi dân chúng thì họ quả quyết rằng trong thành không có gái mại dâm.” Giu-đa đáp: “Thôi cứ để nó giữ các thứ ấy cũng được, đừng để người ta chê cười chúng ta. Tôi đã đúng hẹn gửi chiên cho nó, mà anh tìm nó không được thì đành chịu vậy!” Ba tháng sau, có người đến báo cho Giu-đa: “Ta-ma, con dâu ông làm điếm nên chửa hoang rồi!” Giu-đa nổi giận quát: “Đem nó ra thiêu sống đi!” Ta-ma bị bắt ra dàn hỏa thiêu, liền nhờ người đem các vật đặt cọc trình cho Giu-đa: “Xin cha xét lại, xem các vật này của ai đây! Con thụ thai với người đó!” Giu-đa thừa nhận: “Ta-ma phải lẽ hơn ta rồi! Chỉ vì ta đây không chịu cho Sê-la lấy nó như luật định…” Từ đó Giu-đa không ăn ở với Ta-ma nữa. Đến ngày sinh, Ta-ma sinh đôi. Một đứa sắp lọt lòng mẹ, cô hộ sinh cột sợi chỉ đỏ vào tay nó, nhưng nó rút tay vào. Thấy đứa kia ra trước cô hộ sinh ngạc nhiên: “Mày ở đâu mà xông ra đây?” Vì thế người ta đặt tên nó là Pha-rết có nghĩa là “xông ra”. Em nó lọt lòng sau, tay vẫn còn sợi chỉ đỏ, được đặt tên là Xê-ra. Giô-sép Và Bà Phô-ti-pha Bấy giờ, Giô-sép đã bị đưa xuống Ai-cập. Phô-ti-pha một người Ai-cập, làm quan trong triều Pha-ra-ôn, chỉ huy ngự lâm quân, mua Giô-sép nơi tay bọn người Ả-rập đã đem chàng đến. CHÚA ở với Giô-sép nên chàng được thịnh vượng trong nhà chủ mình là người Ai-cập. Chủ thấy CHÚA ở với chàng trong mọi việc chàng làm, khiến việc gì chàng làm cũng đều được thành công. Vậy Giô-sép được chủ quý mến, cử làm phụ tá, cho chàng làm quản gia và giao thác chàng coi sóc mọi người và mọi sự thuộc về chủ. Từ khi ông cử Giô-sép làm quản gia, coi sóc mọi tài sản thì CHÚA vì Giô-sép mà ban phước cho gia đình ông. Phước lành của CHÚA giáng xuống trên khắp mọi vật thuộc về chủ, cả trong nhà lẫn ngoài đồng. Chủ giao thác cho Giô-sép coi tất cả gia sản mình, không cần lo gì, chỉ lưu ý đến thực phẩm mình ăn. Giô-sép là người vạm vỡ, đẹp trai. Sau các việc đó, bà chủ liếc mắt đưa tình với Giô-sép mà bảo: “Hãy ngủ với em!” Nhưng Giô-sép từ khước và đáp: “Ông chủ đã giao thác cho tôi tất cả trong nhà này nên ông không cần lo đến nữa. Trong nhà không có ai lớn hơn tôi, chủ không giữ lại bất luận điều gì ngoại trừ bà vì bà là vợ ông chủ. Lẽ nào tôi làm điều đại ác và phạm tội với Đức Chúa Trời sao?” Ngày này qua ngày khác, bà chủ cứ tiếp tục quyến rũ, nhưng chàng vẫn từ khước không chịu ngủ với bà hoặc ở gần bà. Một hôm, chàng vào nhà làm việc, không có người nào ở đó. Bà nắm áo chàng mà bảo: “Hãy ngủ với em!” nhưng chàng bỏ áo lại trong tay bà và bỏ chạy ra ngoài. Thấy chàng để lại áo trong tay mình và chạy thoát ra ngoài nhà, bà chủ liền gọi các đầy tớ trong nhà mà bảo: “Coi kìa, tên Hê-bơ-rơ này được đem vào đây, nó nhục mạ chúng ta. Nó vào đây định làm nhục ta, nhưng ta kêu lớn lên. Khi nó nghe ta kêu cứu liền bỏ áo lại bên ta mà trốn ra ngoài nhà.” Bà chủ giữ chiếc áo của Giô-sép ở bên mình chờ ông chủ về nhà. Bà mách với chồng: “Thằng nô lệ Hê-bơ-rơ mà mình mang về đây đã đến chọc ghẹo em. Nhưng vừa khi nó nghe em kêu la cầu cứu, nó liền bỏ áo lại bên em và chạy trốn ra ngoài nhà.” Ông chủ nghe câu chuyện vợ kể rằng: “Đây là cách tên nô lệ của mình đối xử với em” thì nổi giận. Ông chủ bắt Giô-sép tống giam vào ngục là nơi giam cầm các tù nhân của vua. Nhưng khi Giô-sép ở trong tù, CHÚA ở với chàng, tỏ lòng nhân từ cùng chàng, làm cho chàng được ơn trước mặt cai ngục. Cai ngục giao thác hết các tù nhân trong tay Giô-sép. Chàng chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả các việc xảy ra trong ngục. Cai ngục không cần quan tâm đến những việc đặt dưới quyền của Giô-sép nữa vì CHÚA ở với Giô-sép khiến cho bất luận việc gì chàng làm cũng đều thành công. Quan Chước Tửu Và Quan Hỏa Đầu Ai-cập Sau đó một thời gian, quan chước tửu và quan hỏa đầu Ai-cập xúc phạm đến nhà vua. Vua giận hai ông quan này và tống giam vào ngục trong nhà của sĩ quan chỉ huy ngự lâm quân, cùng một chỗ giam Giô-sép. Hai quan bị giam lâu ngày trong ngục và chỉ huy trưởng ngự lâm quân cắt Giô-sép phục vụ hai quan. Một đêm quan chước tửu40:5 người phụ trách việc dâng rượu và quan hỏa đầu40:5 người phụ trách việc dâng đồ ăn đều nằm mộng, giấc mộng mỗi người có ý nghĩa khác nhau. Sáng hôm sau Giô-sép vào thấy hai quan đều buồn bã. Chàng hỏi hai vị quan chức của Pha-ra-ôn đang bị giam với mình trong nhà chủ mình: “Tại sao hôm nay sắc mặt của hai quan buồn như thế?” Hai quan trả lời: “Chúng tôi đều nằm mộng nhưng không có ai giải thích giấc mộng đó.” Giô-sép thưa: “Không phải việc giải mộng thuộc về Đức Chúa Trời sao? Xin hai quan thuật cho tôi nghe các giấc mộng đó.” Quan chước tửu thuật giấc mộng mình cho Giô-sép như sau: “Trong giấc mộng tôi thấy trước mặt có một dây nho, trên cây nho có ba cành, vừa khi cây nho đâm chồi nở hoa thì các chùm nho cũng chín. Tôi đang cầm chén của Pha-ra-ôn trong tay, tôi hái nho vắt nước vào chén của Pha-ra-ôn và dâng vào tay nhà vua.” Giô-sép đáp: “Đây là ý nghĩa của giấc mộng đó: ba cành nho nghĩa là ba ngày trong ba ngày nữa nhà vua sẽ phóng thích, và phục chức cho quan. Quan sẽ dâng rượu cho nhà vua như quan đã làm ngày trước khi còn giữ chức chước tửu. Nhưng xin quan nhớ đến tôi khi quan gặp mọi việc hanh thông và làm ơn tâu với Pha-ra-ôn sự tình của tôi và đem tôi ra khỏi ngục tù này. Vì tôi đã bị bắt cóc đem ra khỏi đất của người Do Thái và ngay tại Ai-cập đây tôi cũng chẳng làm điều gì đáng bị bỏ tù cả.” Quan hỏa đầu thấy Giô-sép giải mộng tốt liền bảo Giô-sép: “Tôi cũng có một giấc mộng: trên đầu tôi đội ba giỏ bánh mì, Trong giỏ trên hết có đủ các thứ bánh làm cho nhà vua, nhưng đàn chim trời đến ăn các bánh đó trong giỏ trên đầu tôi.” Giô-sép đáp: “Đây là ý nghĩa giấc mộng đó: ba cái giỏ chỉ về ba ngày, trong ba ngày nữa Pha-ra-ôn sẽ đem quan ra nhưng lại treo cổ quan trên cây. Đàn chim trời sẽ ăn rỉa thịt quan.” Ba ngày sau đến sinh nhật của Pha-ra-ôn. Nhà vua thết tiệc đãi tất cả các quần thần. Vua đem quan chước tửu và quan hỏa đầu ra trước mặt cả triều đình. Vua phục chức cho quan chước tửu để quan lại dâng rượu vào tay Pha-ra-ôn, nhưng vua treo cổ quan hỏa đầu đúng như Giô-sép đã nói với họ trong khi giải mộng. Quan chước tửu không nhớ đến Giô-sép, quên hẳn chàng đi. Các Giấc Mộng Của Pha-ra-ôn Hai năm trôi qua, Pha-ra-ôn ngủ mơ thấy mình đang đứng bên bờ sông Ninh chợt thấy bảy con bò cái mập tốt từ dưới sông lên ăn cỏ giữa đám sậy. Sau đó, bảy con bò cái khác xấu xí gầy guộc cũng từ sông Ninh lên theo và đứng bên những con bò kia trên bờ sông. Các con bò cái xấu xí gầy guộc nuốt mất bảy con bò mập tốt. Pha-ra-ôn thức giấc. Nhà vua ngủ tiếp và thấy giấc mộng thứ hai: bảy gié lúa chắc và tốt mọc chung trên một cọng lúa. Sau đó bảy gié lúa lép và bị gió đông làm sém đi mọc theo sau. Các gié lúa lép nuốt chửng bảy gié lúa chắc. Pha-ra-ôn thức giấc, đó là một điềm chiêm bao. Sáng hôm sau, tâm trí nhà vua bối rối nên cho triệu tập tất cả các pháp sư và các nhà thông thái Ai-cập. Pha-ra-ôn thuật lại các giấc mộng của mình cho họ nhưng không một ai giải nổi cho nhà vua. Lúc ấy quan chước tửu mới tâu với Pha-ra-ôn: “Hôm nay tôi nhớ lỗi lầm của tôi. Khi bệ hạ nổi thạnh nộ với quần thần, bệ hạ đã cầm tù tôi và quan hỏa đầu trong nhà chỉ huy trưởng ngự lâm quân. Một đêm kia mỗi người chúng tôi đều nằm mộng; giấc mộng mỗi người có một ý nghĩa riêng. Lúc đó chàng thanh niên Hê-bơ-rơ ở trong ngục với chúng tôi; nó vốn là đầy tớ của chỉ huy trưởng ngự lâm quân. Chúng tôi thuật lại giấc mộng của mình cho nó nghe, rồi nó giải mộng cho chúng tôi; mỗi người được một lời giải mộng khác nhau. Mọi việc diễn ra đúng như lời nó đã giải mộng: tôi được phục chức còn người kia bị treo cổ.” Pha-ra-ôn triệu Giô-sép vào, và chàng lập tức được đem ra khỏi ngục, cạo râu, thay quần áo rồi vào chầu Pha-ra-ôn. Pha-ra-ôn bảo Giô-sép: “Ta có một giấc mộng mà chẳng ai giải được. Nhưng ta nghe nói ngươi có tài giải mộng.” Giô-sép tâu với Pha-ra-ôn: “Không phải tôi mà Đức Chúa Trời sẽ cho nhà vua câu giải đáp thuận lợi.” Pha-ra-ôn thuật lại các giấc mộng của mình cho Giô-sép: “Trong giấc mộng, ta thấy mình đang đứng bên bờ sông Ninh. Bỗng nhiên, dưới sông có bảy con bò cái mập tốt, lên ăn cỏ giữa đám lau sậy. Sau đó, bảy con bò cái khác gầy guộc và xấu xí lên theo. Trong khắp xứ Ai-cập, ta chưa bao giờ thấy con bò cái nào xấu xí đến như thế. Bảy con bò xấu xí gầy guộc đó nuốt trửng bảy con bò béo tốt lên trước, dù nuốt rồi mà như không nuốt vì chúng vẫn xấu xí như trước; ta thức giấc. Rồi ta lại thấy một giấc mộng khác: bảy gié lúa chắc và tốt mọc chung trên một cọng lúa. Sau đó, bảy gié lúa khác mọc ra vừa khô vừa lép như bị gió đông làm sém. Các gié lúa lép nuốt bảy gié lúa tốt. Ta đã thuật lại các giấc mộng của mình cho các pháp sư nhưng không ai giải mộng được cho ta.” Giô-sép tâu với Pha-ra-ôn: “Các giấc mộng mà vua thấy chỉ là một mà thôi. Đức Chúa Trời đã tỏ cho Pha-ra-ôn biết việc Ngài sẽ làm. Bảy con bò tốt chỉ về bảy năm và bảy gié lúa tốt cũng chỉ về bảy năm; đó chỉ về cùng một giấc mộng thôi. Bảy con bò gầy guộc xấu xí theo sau chỉ về bảy năm cũng như bảy gié lúa lép bị gió đông làm sém; chúng chỉ về bảy năm đói kém. Như tôi đã tâu với vua: Đức Chúa Trời tỏ cho vua việc Ngài sắp làm. Xứ Ai-cập được hưởng bảy năm được mùa dư dật, nhưng liền sau đó, sẽ đến bảy năm đói kém. Đến lúc ấy, người ta sẽ quên sự dư dật trong xứ Ai-cập và nạn đói sẽ tàn phá đất đai. Người ta không còn nhớ sự dồi dào trong xứ vì nạn đói theo sau rất lớn. Sở dĩ vua được báo mộng dưới hai hình thức khác nhau là vì Đức Chúa Trời đã quyết định và Ngài sắp thực hiện việc này. Bây giờ, xin vua hãy tìm một người khôn ngoan có tài nhận thức và cử người đó lên lãnh đạo đất nước Ai-cập. Cũng xin nhà vua bổ nhiệm các quan chức coi sóc đất nước để thu một phần năm hoa lợi mùa màng của Ai-cập trong bảy năm được mùa dư dật. Họ phải thu góp tất cả thực phẩm trong những năm được mùa sắp đến, tồn trữ lúa trong các thành dưới quyền của nhà vua. Thực phẩm đó phải giữ lại để dự trữ cho cả nước dùng trong bảy năm đói kém sắp xảy ra tại Ai-cập, hầu cho đất nước không bị tàn hại về nạn đói.” Kế hoạch đó đẹp lòng Pha-ra-ôn và tất cả quần thần. Pha-ra-ôn bàn với triều đình: “Ta tìm đâu thấy một người có thần của Đức Chúa Trời ngự như người này?” Pha-ra-ôn bảo Giô-sép: “Vì Đức Chúa Trời đã tỏ cho ngươi biết tất cả những điều này nên không có ai khôn ngoan nhận thức bằng ngươi cả. Ngươi sẽ lãnh đạo cung điện ta và toàn thể dân tộc ta phải phục tùng ngươi. Ta lớn hơn ngươi chỉ vì ta ngự trên ngai này mà thôi.” Giô-sép Cai Trị Xứ Ai-cập Pha-ra-ôn bảo Giô-sép: “Đây, ta đặt ngươi lãnh đạo cả nước Ai-cập.” Pha-ra-ôn lấy chiếc nhẫn ấn trong ngón tay mình mà đeo vào ngón tay Giô-sép, cho ông mặc các áo dài bằng vải gai mịn và choàng trên cổ ông một chiếc dây chuyền bằng vàng. Pha-ra-ôn cũng cho Giô-sép ngồi xe đi sau xe nhà vua, nhân vật thứ hai trong nước, có người đi trước hô to: “Quỳ xuống!” Như thế Giô-sép được cầm quyền trên cả xứ Ai-cập. Pha-ra-ôn lại bảo Giô-sép: “Ta làm vua nhưng chẳng có ngươi thì khắp cả xứ Ai-cập không ai dơ tay hay đưa chân lên nổi cả.” Pha-ra-ôn đặt tên cho Giô-sép là Xa-phơ-nát Pha-nê-ách và gả A-sê-na, con gái của Phô-ti-pha, thầy trưởng tế thành Ôn cho ông. Vậy Giô-sép cầm quyền trên khắp nước Ai-cập. Giô-sép được ba mươi tuổi khi nhậm chức. Ông từ cung vua, ra đi kinh lý khắp nước. Trong bảy năm được mùa, đất sinh hoa lợi đầy dẫy. Giô-sép thu tất cả lương thực trong bảy năm được mùa đó tại Ai-cập và tồn trữ trong các thành. Trong mỗi thành ông tồn trữ hoa lợi từ các đồng ruộng xung quanh. Giô-sép thu trữ lương thực rất nhiều, như cát bờ biển, nhiều đến nỗi không thể nào ghi vào sổ được nữa vì số lượng quá lớn. Trước khi những năm đói kém đến Giô-sép và A-sê-na sinh hạ được hai con trai; A-sê-na là con gái Phô-ti-pha, nguyên trưởng tế thành Ôn. Giô-sép đặt tên con đầu lòng là Ma-na-se,41:51 Ma-na-se nghĩa là quên nói rằng: “Vì Đức Chúa Trời đã làm cho tôi quên tất cả nỗi gian truân của tôi và của cả gia đình cha tôi.” Ông đặt tên con trai thứ nhì là Ép-ra-im41:52 Ép-ra-im có nghĩa là kết quả gấp đôi và nói: “Đó là vì Đức Chúa Trời làm cho tôi hưng vượng trong xứ mà tôi phải chịu đau khổ.” Bảy năm được mùa tại Ai-cập chấm dứt, và bảy năm đói kém bắt đầu, đúng như lời Giô-sép tiên đoán. Mọi xứ chung quanh đều đói, chỉ riêng Ai-cập vẫn còn lương thực. Khi cả nước Ai-cập bắt đầu bị đói, dân chúng kêu nài với Pha-ra-ôn xin cấp thực phẩm. Pha-ra-ôn bảo tất cả dân Ai-cập: “Các ngươi hãy đi đến Giô-sép và làm theo điều người dặn bảo.” Khi cả đất nước Ai-cập bị nạn đói kém, Giô-sép mở các kho và bán lúa cho dân vì nạn đói thật quá lớn khắp xứ Ai-cập. Dân cư tất cả các nước đều đến Ai-cập mua lúa nơi Giô-sép vì nạn đói trở nên khủng khiếp trên khắp thế giới. Các Anh Của Giô-sép Xuống Ai-cập Gia-cốp được tin xứ Ai-cập vẫn còn lúa, liền bảo các con trai: “Tại sao các con cứ nhìn nhau như thế? Cha nghe Ai-cập còn có lúa. Các con hãy xuống đó mua lúa cho chúng ta để chúng ta có thể sống sót, và khỏi bị chết.” Mười người anh của Giô-sép bèn đi xuống Ai-cập mua lúa. Nhưng Gia-cốp không cho Bên-gia-min, em của Giô-sép đi với các anh vì sợ nó bị làm hại. Vậy các con của Y-sơ-ra-ên cũng ở trong số những người đi mua lúa, vì nạn đói cũng đang hoành hành tại xứ Ca-na-an. Lúc ấy, Giô-sép làm tể tướng Ai-cập, kiêm việc bán lúa cho dân chúng. Các anh Giô-sép đến quỳ gối, sấp mình xuống đất trước mặt ông. Nhìn thấy các anh, Giô-sép nhận ra ngay nhưng ông giả bộ làm người xa lạ và gay gắt hỏi họ: “Các người từ đâu đến đây?” Họ đáp: “Chúng tôi từ xứ Ca-na-an đến để mua lúa.” Mặc dù Giô-sép nhận ra ngay các anh mình nhưng họ không biết ông là ai. Ông sực nhớ lại các giấc mộng về anh em nên bảo họ: “Các ngươi là thám tử, các ngươi đến đây để thăm dò yếu điểm của đất nước ta!” Họ đáp: “Thưa chúa không phải vậy đâu, các tôi tớ chúa đến để mua thực phẩm. Chúng tôi tất cả là con một cha và là người lương thiện, không phải là thám tử.” “Không! các ngươi đến đây để dò la những địa điểm yếu của đất nước chúng ta.” Nhưng họ đáp: “Các tôi tớ chúa vốn là mười hai anh em, con một cha đang sống tại xứ Ca-na-an. Người con út đang ở nhà với cha chúng tôi, còn một người đã mất biệt.” Giô-sép bảo họ: “Đúng như lời ta nói, các ngươi là thám tử! Đây là cách thử các ngươi: Ta lấy sinh mạng Pha-ra-ôn thề rằng các ngươi không thể nào rời nơi này cho đến khi em út các ngươi đến đây. Hãy sai một người trong vòng các ngươi đem em út các ngươi xuống đây, còn tất cả sẽ bị tống giam để thử cho biết lời các ngươi khai có thật không. Nếu không, thì ta lấy sinh mạng của Pha-ra-ôn mà khẳng định rằng các ngươi là thám tử.” Rồi ông cho giam giữ họ ba ngày. Đến ngày thứ ba, Giô-sép bảo họ: “Các ngươi hãy làm điều này thì được sống vì ta kính sợ Đức Chúa Trời. Nếu các ngươi là người lương thiện, hãy để cho một người trong các anh em ở lại trong tù còn tất cả hãy ra về, chở lúa về nuôi gia đình đang đói. Nhưng các ngươi phải đem em út xuống cho ta để xác nhận lời khai của các ngươi là thật thì các ngươi khỏi chết.” Vậy họ vâng theo lời đó. Họ bảo nhau: “Thật chúng ta đang bị hình phạt vì em chúng ta. Chúng ta đã thấy nó sầu thảm khi nó năn nỉ xin tha mạng nhưng chúng ta không chịu nghe. Chính vì đó mà bây giờ chúng ta phải bị sầu thảm.” Ru-bên đáp: “Anh đã chẳng bảo các em đừng phạm tội ác ấy đối với đứa trẻ hay sao? Nhưng các em chẳng thèm nghe nên bây giờ chúng ta phải trả nợ máu đó.” Họ không biết Giô-sép hiểu được lời họ nói vì ông đã dùng một người thông ngôn. Giô-sép quay đi chỗ khác mà khóc rồi ông lại tiếp tục nói chuyện với họ. Ông bắt Si-mê-ôn từ bọn họ và ra lệnh trói lại trước mặt họ. Giô-sép bảo xúc lúa đổ đầy bao và để bạc lại trong bao cho mỗi người và cấp thêm lương thực đi đường. Người đầy tớ vâng lời. Anh em Giô-sép chất các bao lúa lên lưng lừa rồi ra đi. Đến một quán trọ, một người mở bao ra cho lừa ăn lúa, thấy số bạc mình đã trả, nay nằm ngay miệng bao; ông sợ và nói với các anh em: “Bạc của tôi đã được trả lại, và nằm ngay trong bao tôi!” Sợ hãi, họ run rẩy nhìn nhau và nói: “Đức Chúa Trời làm gì cho chúng ta đây?” Khi về đến nhà cha mình là Gia-cốp ở xứ Ca-na-an, họ thuật lại cho cha tất cả những việc đã xảy ra. Họ thưa: “Người đang làm chúa tể trong xứ đó đã dùng lời xẳng xớm mà nói với chúng con và đối xử với chúng con như thám tử đang trinh sát xứ họ. Nhưng chúng con đã thưa với ông ta: ‘Chúng tôi là người lương thiện không phải là thám tử đâu. Chúng tôi là mười hai anh em cùng một cha; một người đã mất biệt, và một người con út đang ở với cha chúng tôi tại xứ Ca-na-an.’ Lúc ấy người đang làm chúa tể trong xứ ấy bảo chúng con: ‘Đây là phương cách giúp ta biết các ngươi có phải là người lương thiện không: hãy để một người trong anh em các ngươi ở lại đây với ta, còn các ngươi hãy đem lương thực về cho gia đình đang đói. Đi đi. Nhưng hãy đem em út xuống cho ta thì ta mới biết các ngươi không phải là thám tử nhưng là người lương thiện. Khi ấy ta sẽ trả người anh em kia lại cho các ngươi và các ngươi có thể buôn bán tại đất nước này.’ ” Khi họ trút lúa ra khỏi bao, bao của mỗi người đều có số bạc của mình. Khi họ và cha mình thấy các bao bạc đó, họ đều kinh khiếp. Gia-cốp, cha họ liền nói: “Chúng mày đã tước đoạt các con trai ta. Giô-sép không còn nữa, Si-mê-ôn cũng biệt tăm; thế mà bây giờ chúng mày muốn đem Bên-gia-min đi nữa. Mọi sự đều nghịch với ta!” Ru-bên thưa với cha mình: “Nếu con không đem em về cho cha thì cha hãy giết hai đứa con của con đi. Xin cha giao em cho con thì con sẽ đem em về.” Nhưng Gia-cốp đáp: “Con ta sẽ không xuống đó với chúng mày đâu. Anh nó đã chết, chỉ còn một mình nó; nếu nó gặp nguy hại gì trong cuộc hành trình của chúng mày tức là chúng mày làm cho đầu bạc này đau buồn xuống mồ.” Cuộc Hành Trình Thứ Nhì Xuống Ai-cập Nạn đói vẫn còn tàn khốc. Khi đã ăn hết lúa từ Ai-cập đem về, cha họ lại bảo: “Các con hãy trở xuống và mua một ít lương thực cho chúng ta.” Nhưng Giu-đa thưa với cha: “Người ấy đã nghiêm cấm chúng con: ‘Nếu em các ngươi không đi theo các ngươi thì các ngươi sẽ chẳng bao giờ gặp mặt ta nữa.’ Nếu cha cho em cùng đi với chúng con, chúng con sẽ xuống mua lương thực cho cha và gia đình. Nhưng nếu cha không cho em đi thì chúng con sẽ không xuống đó đâu vì ông ấy đã bảo chúng con: ‘Nếu em các ngươi không xuống đây với các ngươi thì các ngươi sẽ không bao giờ thấy mặt ta nữa.’ ” Y-sơ-ra-ên hỏi: “Tại sao các con khai còn một đứa em nữa để gây rắc rối cho cha?” Họ đáp: “Ông ấy tra hỏi chúng con thật kỹ về chúng con và về gia đình ta: Cha các ngươi còn sống không? Các ngươi còn anh em nào nữa không? Chúng con chỉ trả lời câu hỏi của ông ấy. Chúng con đâu có biết ông ấy lại bảo: ‘Hãy đem em xuống đây.’ ” Giu-đa thưa cùng Y-sơ-ra-ên cha mình: “Xin cha cho em đi với con thì chúng con sẽ ra đi tức khắc, hầu cho chúng ta tức là cha và con cái chúng con đều được sống và khỏi chết. Chính con xin bảo đảm an toàn cho em; bản thân con xin chịu trách nhiệm về em trước mặt cha. Nếu con không đem em nó về cho cha và đặt nó tại đây trước mặt cha thì con xin hứng chịu sự quở trách của cha suốt đời. Thật ra nếu chúng ta không lần lữa thì đã đi và về được hai chuyến rồi.” Lúc ấy Y-sơ-ra-ên, cha họ mới bảo: “Nếu việc chẳng đừng được thì các con hãy làm điều này. Hãy mang theo trong bao các phẩm vật cho người ấy: một ít nhũ hương và mật ong, hương liệu và nhựa thơm, hạt dẻ và hạnh nhân. Cũng hãy đem theo số bạc gấp đôi số lần trước vì các con phải trả lại bạc người ta để trong miệng bao của các con. Có lẽ đó là một sự lầm lẫn. Hãy dẫn em các con theo và trở xuống gặp người ấy ngay. Cầu xin Đức Chúa Trời toàn năng cho các con được ơn thương xót trước mặt người ấy để tha đứa con kia và cho Bên-gia-min về với các con. Còn phần cha, nếu phải mất đứa con thì đành chấp nhận vậy!” Bên-gia-min Gặp Giô-sép Vậy, các anh em đem theo tặng phẩm và số bạc gấp đôi cùng với Bên-gia-min lên đường xuống Ai-cập và yết kiến Giô-sép. Vừa khi thấy Bên-gia-min xuống với anh em, Giô-sép bảo quản gia: “Hãy đưa những người này vào nhà ta, bắt một con vật làm thịt và dọn bữa ăn vì trưa nay họ sẽ ăn với ta.” Quản gia làm theo mọi điều Giô-sép đã dặn và đưa các anh em vào nhà Giô-sép. Thấy mình bị đưa vào nhà Giô-sép, các anh em hoảng sợ thầm nghĩ: “Chúng ta bị giải vào đây vì số bạc đã để lại trong bao chúng ta lần thứ nhất. Ông ấy muốn tấn công chúng ta, đàn áp chúng ta, bắt chúng ta làm nô lệ và cướp lừa của chúng ta.” Vậy họ đến gần quản gia của Giô-sép và thưa với ông tại ngoài cửa: “Thưa chúa, chúng tôi đã đến đây lần thứ nhất để mua lương thực. Nhưng khi đến quán trọ, chúng tôi dỡ các bao ra thì đều thấy số bạc để nơi miệng bao mình cân nặng đúng y như cũ. Đây chúng tôi có mang theo số bạc đó. Chúng tôi cũng mang thêm số bạc để mua lương thực nữa, không biết ai để bạc đó trong bao chúng tôi.” Quản gia đáp: “Mọi việc đều tốt cả. Đừng sợ chi! Đức Chúa Trời của các anh và Đức Chúa Trời của thân phụ các anh đã để bảo vật trong bao các anh. Còn bạc các anh tôi đã nhận đủ.” Rồi quản gia đưa Si-mê-ôn đến cùng anh em. Quản gia đưa các anh em vào nhà Giô-sép, đem nước cho họ rửa chân và đem cỏ cho lừa ăn. Các anh em sắp xếp tặng phẩm, chờ đợi trưa Giô-sép về vì nghe rằng sẽ phải ăn trưa tại đây. Khi Giô-sép về đến nhà, anh em dâng cho ông các tặng phẩm họ đã đem đến rồi sấp mình xuống đất trước mặt ông. Giô-sép chào hỏi họ và tiếp: “Vị cha già các ngươi từng nói đến có mạnh giỏi không? Cụ còn sống không?” Họ đáp: “Kẻ tôi tớ chúa là cha chúng tôi vẫn còn sống và mạnh khỏe.” Họ lại cúi đầu sấp mình xuống đất. Ngước mắt nhìn, Giô-sép thấy Bên-gia-min em ruột mình, con của mẹ mình, liền hỏi: “Đó có phải là người em út mà các ngươi đã nói không?” Ông tiếp: “Con ơi, cầu xin Đức Chúa Trời ban ơn cho con!” Khi thấy em mình, Giô-sép rất cảm động nên vội vã bước ra ngoài tìm chỗ để khóc. Ông vào phòng riêng để khóc. Sau khi rửa mặt, Giô-sép bước ra tự chủ được và ra lệnh: “Dọn ăn đi.” Người ta dọn cho Giô-sép ăn riêng, còn các anh em cũng ăn riêng và người Ai-cập thường ăn với Giô-sép cũng ăn riêng nữa, vì người Ai-cập ghê tởm người Do Thái nên không thể nào ăn chung được. Các anh em được xếp ngồi trước mặt Giô-sép theo thứ tự tuổi tác từ anh cả đến em út. Họ ngạc nhiên nhìn nhau. Khi dọn các món ăn cho các anh em trước mặt mình, Giô-sép cho Bên-gia-min nhiều gấp năm phần của các người khác. Vậy, họ ăn uống tiệc tùng vui vẻ với Giô-sép. Các Chén Bạc Giô-sép ra chỉ thị cho quản gia: “Những người đó chở được bao nhiêu thì hãy đổ đầy lương thực trong bao họ bấy nhiêu, rồi để bạc của mỗi người lại trong bao của họ. Cũng hãy để cái chén bạc của ta nơi miệng bao chung với số bạc mua lúa của người em út.” Quản gia vâng lời làm mọi điều Giô-sép căn dặn. Hôm sau trời vừa sáng họ cho các người đó cưỡi lừa ra đi. Họ ra khỏi thành chưa xa, Giô-sép bảo quản gia: “Hãy đuổi theo những người đó, khi bắt kịp thì nói: ‘Tại sao các ngươi lấy oán trả ơn? Phải chăng đây là cái chén mà chủ ta thường dùng để uống rượu và bói toán? Các ngươi đã làm một việc gian ác!’ ” Khi bắt kịp, quản gia lặp lại những lời đó. Nhưng họ đáp: “Tại sao ngài trách chúng tôi như thế? Chẳng bao giờ các tôi tớ ngài làm như thế cả. Chúng tôi đã mang cho ngài số bạc tìm được trong miệng bao từ xứ Ca-na-an xuống đây. Lẽ nào chúng tôi lại ăn cắp bạc hoặc vàng trong nhà chủ ngài sao? Nếu người ta tìm được cái chén ấy trong bất cứ người nào trong vòng chúng tôi là tôi tớ ngài, thì người đó phải chết còn chúng tôi xin làm nô lệ cho ngài.” Quản gia đáp: “Được, hãy làm như điều các ngươi nói. Ta tìm được cái chén ấy nơi ai thì người đó sẽ làm nô lệ cho ta; còn các ngươi không có gì đáng trách.” Mỗi người vội vã hạ bao mình xuống đất và mở ra. Quản gia bắt đầu lục từ người anh cả đến người em út, và tìm được cái chén trong bao của Bên-gia-min. Họ liền xé áo mình, mỗi người chất lại bao lúa trên lừa mình rồi cùng quay lại thành. Giô-sép vẫn còn ở nhà khi Giu-đa và các anh em bước vào. Họ sấp mình xuống đất trước mặt ông. Giô-sép trách: “Các ngươi làm chi vậy! Các ngươi không biết một người như ta có tài bói sao?” Giu-đa đáp: “Chúng tôi sẽ thưa với chúa làm sao, trình bày làm sao, biện minh làm sao? Đức Chúa Trời đã khám phá tội ác của chúng tôi rồi. Bây giờ chúng tôi xin làm nô lệ cho chúa. Tất cả chúng tôi lẫn người đã bị bắt quả tang có chén.” Nhưng Giô-sép đáp: “Ta chẳng bao giờ muốn làm điều như thế. Chỉ kẻ nào bị bắt được quả tang có chén mới làm nô lệ cho ta, còn các ngươi cứ về nhà cha mình bình an.” Giu-đa tiến lên gần Giô-sép mà nói: “Thưa chúa, xin cho phép kẻ tôi tớ chúa được thưa một lời với chúa. Xin đừng nổi giận cùng kẻ tôi tớ chúa dù chúa ngang vai với Pha-ra-ôn. Chúa tôi đã hỏi các tôi tớ chúa: ‘Các ngươi còn có cha hay anh em nào không?’ Chúng tôi đã thưa: ‘Chúng tôi còn cha già và một đứa em út sinh ra trong lúc người đã tuổi cao tác lớn. Anh ruột nó đã chết, trong các con của mẹ nó chỉ còn một mình nó và cha thương nó lắm.’ Lúc ấy chúa bảo: ‘Hãy đưa nó xuống với ta để ta được thấy tận mắt.’ Chúng tôi đã thưa với chúa: ‘Đứa trẻ không thể nào lìa cha được; nếu nó rời cha thì cha sẽ chết.’ Nhưng chúa lại dạy: ‘Nếu em út các ngươi không xuống với các ngươi thì các ngươi chẳng bao giờ được thấy mặt ta nữa.’ Nên khi chúng tôi quay về nơi kẻ tôi tớ chúa là cha tôi, chúng tôi có thuật lại cho người nghe lời chúa dạy. Sau đó cha chúng tôi bảo: ‘Các con hãy trở xuống để mua ít lương thực.’ Chúng tôi thưa lại: ‘Không thể nào được, chỉ khi nào em út đi với chúng con thì chúng con mới xuống đó được. Còn không, chúng con chẳng bao giờ được thấy lại mặt người đó.’ Kẻ tôi tớ chúa là cha tôi đáp: ‘Các con biết vợ ta sinh cho ta hai đứa con trai. Một đứa đã biệt tích nên ta nói chắc nó bị thú dữ xé xác rồi; vì từ đó ta chẳng bao giờ thấy nó nữa. Nếu các con cũng đem đứa này xa cha và nếu có điều không may xảy đến cho nó, thì các con sẽ làm cho đầu bạc này đau lòng xót dạ mà xuống mồ.’ Bây giờ, nếu em út không theo chúng tôi trở về với kẻ tôi tớ chúa là cha tôi, vì cha tôi đã khắng khít với em út tôi là thế, nếu bây giờ thấy đứa trẻ không còn đó nữa chắc người sẽ chết, và các tôi tớ chúa sẽ làm cho đầu bạc của cha chúng tôi đau lòng xót dạ xuống mồ. Vì kẻ tôi tớ này của chúa đã bảo đảm an ninh cho em út trước mặt cha. ‘Nếu con không đem em con về cho cha thì con sẽ mang tội cùng cha suốt đời.’ Vậy bây giờ xin cho tôi làm nô lệ thế cho đứa trẻ và cho đứa trẻ quay về với các anh nó. Nếu đứa trẻ không theo tôi, làm sao tôi có thể quay về với cha tôi? Không! tôi không nỡ nào chứng kiến cảnh đau lòng xót dạ của cha tôi đâu!” Giô-sép Tỏ Bầy Tâm Sự Lúc ấy Giô-sép không còn tự chủ được nữa trước mặt tất cả những người phụ tá, nên ông thét lên: “Mọi người phải rời đây ngay!” Như thế không còn người nào tại đó với Giô-sép khi ông tiết lộ danh tánh mình cho các anh em. Ông khóc lớn đến nỗi người Ai-cập nghe và triều đình Pha-ra-ôn cũng nghe nữa. Giô-sép bảo các anh em: “Tôi là Giô-sép, Cha tôi còn sống không?” Trước mặt Giô-sép, các anh em quá hoảng sợ nên không đáp lời được. Ông tiếp: “Mời các anh lại gần tôi.” Họ lại gần, ông nói: “Tôi là Giô-sép, em các anh, đã bị các anh bán đem qua Ai-cập. Bây giờ xin đừng khổ não, cũng đừng tự trách mình về việc bán tôi qua đây, vì nhằm mục đích bảo tồn mạng sống mà CHÚA sai tôi đến đây trước các anh. Đã hai năm qua trên mặt đất có nạn đói kém, lại còn năm năm nữa không thể nào cày cấy hay gặt hái gì được cả. Nhưng Đức Chúa Trời sai tôi đi trước các anh để bảo tồn dòng dõi các anh trên mặt đất và để cứu mạng sống các anh bằng một cuộc giải cứu vĩ đại. Vậy, đó không phải là các anh, nhưng chính CHÚA sai tôi đến đây. Ngài đã làm cho tôi thành như cha của Pha-ra-ôn, chủ tể của cả hoàng gia và là tể tướng cả nước Ai-cập. Bây giờ xin các anh hãy vội vã về với cha tôi và thưa với người: Đây là lời Giô-sép thưa với cha. Đức Chúa Trời đã lập con làm chủ tể cả nước Ai-cập. Kính mời cha xuống đây với con đừng trì hoãn. Cha sẽ sống tại vùng Gô-sen và ở gần con. Cha, các con và các cháu của cha, các bầy bò, bầy chiên và tất cả tài sản của cha. Con sẽ cung cấp mọi sự cho cha tại đó vì vẫn còn năm năm đói kém nữa. Nếu không, cha và nhà cha cùng tất cả những gì thuộc về cha sẽ bị thiệt hại. Các anh có thể thấy tận mắt, cũng như em tôi là Bên-gia-min rằng chính tôi đang nói chuyện với các anh em. Xin thuật lại cho cha tôi về tất cả vinh dự tôi hưởng được tại xứ Ai-cập và tất cả những gì anh em thấy, rồi gấp rút đưa cha tôi xuống đây.” Giô-sép ôm choàng lấy Bên-gia-min em mình mà khóc. Bên-gia-min cũng ôm anh mình mà khóc. Giô-sép cũng hôn các anh mà khóc với họ. Sau đó các anh em chuyện trò với Giô-sép. Có tin tức loan truyền đến cung điện Pha-ra-ôn rằng: “Các anh em Giô-sép đã đến.” Pha-ra-ôn và tất cả triều thần đều vui thỏa. Pha-ra-ôn bảo Giô-sép: “Hãy nói với các anh em ngươi và bảo họ điều này. Hãy chất hành lý lên lừa và quay về xứ Ca-na-an, rồi đưa cha các ngươi và gia đình các ngươi xuống với ta. Ta sẽ ban cho các ngươi vùng đất tốt nhứt của Ai-cập, và các ngươi sẽ hưởng mầu mỡ của đất đai. Ngươi cũng truyền lệnh cho họ làm điều này: hãy lấy một số xe từ Ai-cập về cho con cái và vợ các ngươi và đưa cha các ngươi xuống đây. Đừng tiếc tài sản mình vì những gì quý nhất trong cả nước Ai-cập sẽ thuộc về các ngươi.” Các con trai của Y-sơ-ra-ên thực thi điều đó. Giô-sép vâng mạng Pha-ra-ôn cho các anh em mình xe cộ và lương thực đi đường. Ông tặng mỗi anh em một bộ y phục mới, nhưng cho Bên-gia-min ba trăm miếng bạc và năm bộ quần áo. Giô-sép gửi về cho cha các thứ sau đây: muời con lừa đực chở đầy phẩm vật tốt nhứt của Ai-cập và muời con lừa cái chở đầy lúa mì, bánh mì, và lương thực để cha dùng lúc đi đường. Vậy Giô-sép đưa các anh em mình lên đường. Trước khi họ ra đi, ông còn căn dặn: “Xin anh em đừng cãi nhau dọc đường.” Vậy họ từ xứ Ai-cập trở lên xứ Ca-na-an, về với Gia-cốp, cha mình. Họ thưa với cha: “Giô-sép hãy còn sống. Thật ra Giô-sép đang tể trị cả nước Ai-cập.” Gia-cốp sững sờ không tin lời họ nói. Nhưng khi các con thuật lại mọi lời Giô-sép đã nói và khi Gia-cốp thấy các cỗ xe mà Giô-sép gửi lên để rước cha xuống Ai-cập thì tâm thần người tỉnh lại. Y-sơ-ra-ên nói: “Bây giờ ta mới tin! Giô-sép con trai ta hãy còn sống; ta sẽ đi thăm nó trước khi ta qua đời.” Gia-cốp Xuống Ai-cập Vậy Y-sơ-ra-ên ra đi đem theo tất cả tài sản mình. Đến Bê-e Sê-ba, người dâng các sinh tế cho Đức Chúa Trời của cha mình là Y-sác. Đức Chúa Trời phán bảo Y-sơ-ra-ên trong một khải tượng vào ban đêm: “Gia-cốp, Gia-cốp ơi!” Người đáp: “Có con đây.” Đức Chúa Trời phán: “Ta là Đức Chúa Trời của cha con. Con đừng ngại xuống Ai-cập, vì tại đó ta sẽ làm cho con thành một dân tộc lớn. Ta sẽ xuống Ai-cập với con và chắc chắn sẽ đem con về. Chính bàn tay Giô-sép sẽ vuốt mắt con.” Gia-cốp rời khỏi Bê-e Sê-ba. Các con trai Y-sơ-ra-ên đưa Gia-cốp, cha mình, các con cái mình và vợ mình lên các cỗ xe mà Pha-ra-ôn đã gửi lên để chuyên chở. Họ cũng đem theo gia súc và của cải mình đã gây dựng tại Ca-na-an. Gia-cốp và tất cả con cháu mình đều xuống Ai-cập. Người đem theo các con trai và cháu trai cùng các con gái và cháu gái, tức là tất cả con cháu mình. Đây là tên của con cháu Y-sơ-ra-ên đi xuống Ai-cập: Ru-bên, con trưởng nam của Gia-cốp. Các con trai của Ru-bên là Ê-nót, Pha-lu, Hết-rôn, và Cạt-mi. Các con trai của Si-mê-ôn là: Giê-mu-ên, Gia-min, Ô-hát, Gia-kin, Xê-ha, và Sau-lơ, tức là con của người vợ xứ Ca-na-an. Các con trai của Lê-vi là: Ghẹt-sôn, Kê-hát và Mê-ra-ri. Các con trai của Giu-đa là: Ê-rơ và Ô-nan, Sê-la, Phê-rết, và Xa-rách. Nhưng Ê-rơ và Ô-nan đã thác tại xứ Ca-na-an; con của Phê-rết là Hết-rôn và Ha-mun. Các con trai của Y-sa-ca là: Thô-la, Phu-va, Gióp và Sim-rôn. Các con trai của Sa-bu-luân là: Sê-rết, Ê-lôn, và Gia-lê-ên. Các con trai và một con gái tên là Đi-na mà Lê-a đã sinh cho Gia-cốp tại xứ Pha-đan A-ram, cùng các cháu tổng cộng là ba mươi ba người. Các con trai của Gát là: Xi-phi-ôn, Ha-ghi, Su-ni, Ét-bôn, Ê-ri, A-rô-di, và A-rê-li. Các con trai của A-se là: Dim-na, Dích-va, Dích-vi, và Bê-ri-a, cùng Sê-rách, em gái các người đó. Con của Bê-ri-a là Hê-be, và Manh-ki-ên. Các con trai Xinh-ba sinh cho Gia-cốp, cùng các cháu cộng được mười sáu người. Xinh-ba là đầy tớ gái La-ban đã cho hầu Lê-a, con gái mình. Các con trai của Ra-chên, vợ Gia-cốp là Giô-sép, và Bên-gia-min. Giô-sép đã có con tại xứ Ai-cập là Ma-na-se, và Ép-ra-im, mà A-sê-na, con gái của Phô-ti-pha, thầy tế lễ thành Ôn, đã sinh cho người. Các con trai của Bên-gia-min là Bê-la, Bê-ka, Ách-bên, Giê-ra, Na-a-man, Ê-bi, Rô-sơ, Mốp-bim, Hốp-bim, và A-rết. Các con trai Ra-chên sinh cho Gia-cốp, cùng các cháu, tổng cộng là mười bốn người. Con trai của Đan là: Hu-sim. Các con trai của Nép-ta-li là: Giát-sê-ên, Gu-ni, Dít-se, và Si-lem. Các con trai Bi-la sinh cho Gia-cốp, cùng các cháu, tổng cộng là bảy người. Bi-la là đầy tớ gái La-ban đã cho theo hầu Ra-chên, con gái mình. Những người đi xuống Ai-cập với Gia-cốp, tức là con cháu của Gia-cốp, nếu không kể các cô dâu, tổng cộng là sáu mươi sáu người. Con của Giô-sép sinh tại xứ Ai-cập là hai đứa. Vậy, những người thuộc gia đình Gia-cốp đi xuống Ai-cập, cộng tất cả là bảy mươi người. Gia-cốp sai Giu-đa đi trước để xin chỉ đường vào xứ Gô-sen. Khi họ vào đến xứ Gô-sen, Giô-sép đã chuẩn bị xe sẵn sàng và đến xứ Gô-sen đón Y-sơ-ra-ên, cha mình. Vừa thấy cha, Giô-sép ôm choàng lấy cha mình mà khóc rất lâu. Y-sơ-ra-ên bảo Giô-sép: “Bây giờ cha sẵn sàng qua đời vì cha được thấy con tận mắt và biết rằng con vẫn còn sống.” Giô-sép nói với các anh em và những người trong gia đình: “Tôi sẽ lên tâu với Pha-ra-ôn: các anh em tôi và nhà cha tôi trước kia sinh sống tại xứ Ca-na-an, bây giờ đã đến với tôi. Những người đàn ông làm nghề chăn chiên nuôi gia súc, và họ đã đem theo bầy bò, bầy chiên và tất cả của cải mình. Khi Pha-ra-ôn gọi các anh em mà hỏi: các ngươi làm nghề gì? Các anh em phải trả lời: tôi tớ của bệ hạ chăn bầy gia súc từ tuổi thiếu niên như tổ phụ chúng tôi đã làm. Như thế anh em sẽ được vua cho phép định cư trong vùng Gô-sen vì người Ai-cập ghê tởm tất cả những người chăn bày gia súc.” Giô-sép đi tâu với Pha-ra-ôn: “Thân phụ tôi và các anh em tôi từ xứ Ca-na-an đã xuống đây với bầy bò và bầy chiên của họ cùng với tất cả tài sản và hiện đang ở vùng Gô-sen.” Giô-sép cũng chọn năm anh em và trình diện họ cho Pha-ra-ôn. Pha-ra-ôn hỏi các anh em: “Các ngươi làm nghề gì?” Họ đáp: “Các tôi tớ vua làm nghề chăn nuôi gia súc như tổ phụ chúng tôi đã làm.” Họ tâu với vua: “Chúng tôi đến đây để sinh sống một thời gian vì nạn đói ở xứ Ca-na-an thật quá lớn và bầy gia súc của các tôi tớ vua không còn nữa. Bây giờ xin vua cho các tôi tớ vua định cư tại Gô-sen.” Pha-ra-ôn bảo Giô-sép: “Thân phụ ngươi và anh em ngươi đã đến với ngươi. Đất nước Ai-cập ở trước mặt các ngươi, hãy cho thân phụ ngươi và anh em ngươi định cư tại phần đất đai tốt nhất trong xứ. Hãy để họ ở tại Gô-sen, và ngươi biết ai trong vòng họ có khả năng, hãy đặt người ấy coi sóc bầy gia súc của ta.” Giô-sép đưa Gia-cốp cha mình vào bệ kiến Pha-ra-ôn. Sau khi được Gia-cốp chúc phước, Pha-ra-ôn hỏi người: “Cụ được bao nhiêu tuổi?” Gia-cốp thưa với Pha-ra-ôn: “Những năm tôi sống phiêu lưu kéo dài đến một trăm ba mươi năm. Các năm của đời tôi thật ngắn ngủi và nhọc nhằn không được bằng các năm phiêu lưu của thân phụ tôi.” Gia-cốp chúc phước cho Pha-ra-ôn một lần nữa rồi từ biệt nhà vua. Giô-sép giúp cha và các anh em mình định cư tại Ai-cập và cấp cho họ sản nghiệp tại phần đất tốt nhất trong xứ, trong địa hạt Ram-se, theo lệnh của Pha-ra-ôn. Giô-sép cũng cung cấp thực phẩm cho cha và các anh em mình, cùng tất cả những người ở trong nhà cha mình, kể cả số trẻ em. Giô-sép Và Nạn Đói Tuy nhiên khắp cả vùng đó không có lương thực vì nạn đói quá lớn. Cả Ai-cập lẫn Ca-na-an đều điêu tàn vì nạn đói thảm khốc. Giô-sép thu hết tiền bạc trong xứ Ai-cập và trong xứ Ca-na-an tức là số tiền dân chúng mua lúa rồi chứa tiền bạc vào kho của Pha-ra-ôn. Khi tiền bạc trong xứ Ai-cập và xứ Ca-na-an đã hết, toàn thể dân Ai-cập kéo đến với Giô-sép mà yêu cầu: “Xin cấp lương thực cho chúng tôi; không lẽ vì hết tiền mà chúng tôi phải chết đói trước mặt ngài sao?” Giô-sép đáp: “Nếu hết tiền bạc thì giao gia súc các ngươi cho ta, ta sẽ cấp phát lương thực đổi lại.” Dân dẫn các bầy gia súc lại cho Giô-sép. Giô-sép cấp phát lương thực đổi lấy ngựa, bầy chiên, bầy bò và lừa. Năm đó Giô-sép thu các bầy gia súc của họ mà đánh đổi bằng lương thực. Hết năm ấy, qua năm sau dân chúng lại kéo đến cùng Giô-sép trình bày: “Chúng tôi không giấu chi ngài: tiền bạc hết sạch, bầy gia súc đã giao cho ngài. Bây giờ chỉ còn bản thân chúng tôi và đất ruộng. Không lẽ chúng tôi phải gầy mòn và đất ruộng phải điêu tàn trước mặt ngài hay sao? Xin hãy lấy lương thực đánh đổi chúng tôi và đất ruộng. Vậy chúng tôi và đất ruộng sẽ làm nô lệ cho Pha-ra-ôn. Xin hãy cấp hạt giống cho chúng tôi gieo để chúng tôi được sống, khỏi bị chết và đất đai không bị bỏ hoang.” Giô-sép mua tất cả ruộng đất trong xứ Ai-cập cho Pha-ra-ôn. Vì đói kém ngặt nghèo, nên tất cả dân Ai-cập đều đem bán ruộng của mình; vì thế nên tất cả ruộng đất đều thuộc về Pha-ra-ôn. Người Ai-cập trở thành nô lệ khắp đất nước. Tuy nhiên, Giô-sép không mua đất đai của các thầy tế lễ vì họ được lãnh một phần lương thực như Pha-ra-ôn đã ấn định và đủ ăn nhờ phần lương thực do Pha-ra-ôn cấp phát, vì thế họ không bán đất đai của mình. Giô-sép nói với dân Ai-cập: “Hôm nay ta đã mua các ngươi cùng với đất ruộng các ngươi cho Pha-ra-ôn; đây là hạt giống để các ngươi trồng tỉa. Đến mùa gặt hái, các ngươi hãy đem một phần năm hoa lợi cho Pha-ra-ôn. Các ngươi được giữ bốn phần năm kia làm hạt giống cho đồng ruộng, làm lương thực cho các ngươi, con cái các ngươi và cả nhà các ngươi.” Họ đáp: “Ngài đã cứu mạng chúng tôi! Nguyện chúng tôi được ơn trước mặt ngài thì chúng tôi sẽ làm đầy tớ cho Pha-ra-ôn.” Vậy Giô-sép đặt luật này về đất ruộng trong nước Ai-cập hãy còn hiệu lực đến ngày nay: một phần năm hoa lợi thuộc về Pha-ra-ôn, chỉ có đất ruộng của các thầy tế lễ không thuộc về Pha-ra-ôn mà thôi. Dân Y-sơ-ra-ên định cư tại Ai-cập trong vùng Gô-sen. Họ mua sản nghiệp trong vùng ấy; họ sinh sôi nảy nở và gia tăng rất nhiều. Gia-cốp sống tại Ai-cập mười bảy năm, hưởng thọ được một trăm bốn mươi bảy tuổi. Đến lúc gần qua đời, Y-sơ-ra-ên cho gọi con trai mình là Giô-sép và bảo: “Nếu cha được ơn trước mặt con, hãy đặt bàn tay con trên đùi cha và hứa với cha rằng con sẽ xử sự cách nhân từ và thành tín với cha. Đừng an táng cha tại Ai-cập. Nhưng khi cha về cùng tổ phụ, con hãy đem cha ra khỏi Ai-cập và an táng cha tại mộ địa của các tổ phụ.” Giô-sép hứa: “Con sẽ làm điều cha dạy.” Gia-cốp bảo: “Con hãy thề đi.” Giô-sép liền thề với cha. Y-sơ-ra-ên quỳ nơi đầu giường mà thờ lạy. Ma-na-se Và Ép-ra-im Sau các việc này có người báo tin cho Giô-sép: “Thân phụ ông lâm bịnh.” Giô-sép đem hai con trai là Ma-na-se và Ép-ra-im theo mình. Khi Gia-cốp nghe tin: “Giô-sép, con trai cụ đến thăm cụ.” Gia-cốp thu hết sức lực và ngồi dậy trên giường. Gia-cốp bảo Giô-sép: “Đức Chúa Trời toàn năng đã hiện ra gặp cha tại Lu-xơ trong xứ Ca-na-an và tại đó Ngài ban phước cho ta và bảo: ‘Ta sẽ làm cho con sinh sản và gia tăng rất nhiều. Ta sẽ khiến con trở thành một cộng đồng của nhiều dân tộc, và ta sẽ ban cho dòng dõi con xứ này làm sản nghiệp đời đời.’ Bây giờ hai đứa con trai con sinh ra tại Ai-cập trước khi cha đến cũng được kể là thuộc về cha; Ép-ra-im và Ma-na-se sẽ thuộc về cha như Ru-bên và Si-mê-ôn. Những con cái con sinh sau hai đứa ấy sẽ thuộc về con; chúng sẽ hưởng cơ nghiệp dưới danh nghĩa của anh em chúng. Khi cha ở Pha-đan quay về, Ra-chên đã qua đời dọc đường gần Ê-phơ-rát; cha chôn mẹ con bên đường đi Ê-phơ-rát [tức là Bết-lê-hem].” Khi Y-sơ-ra-ên thấy các con trai của Giô-sép liền hỏi: “Ai đây?” Giô-sép thưa: “Đó là những đứa con Đức Chúa Trời ban cho con tại đây.” Y-sơ-ra-ên bảo: “Con hãy đem chúng đến với cha để cha chúc phước cho chúng.” Cặp mắt Y-sơ-ra-ên đã làng vì tuổi cao không thấy rõ được. Giô-sép đưa hai con đến gần cha. Ông ôm và hôn chúng. Y-sơ-ra-ên bảo Giô-sép: “Cha tưởng sẽ chẳng bao giờ gặp mặt con lần nữa thế mà bây giờ Đức Chúa Trời lại cho cha thấy con cái của con.” Giô-sép đỡ hai con ra khỏi đầu gối của cha mình rồi sấp mặt xuống đất. Giô-sép đưa hai con đến sát cha mình. Tay hữu Giô-sép dẫn Ép-ra-im qua phía tả của cha, và tay tả dẫn Ma-na-se qua phía hữu. Y-sơ-ra-ên đưa tay phải ra đặt trên đầu Ép-ra-im là đứa em còn bàn tay trái lại đưa tréo qua đặt lên đầu Ma-na-se, dù Ma-na-se là con trưởng. Y-sơ-ra-ên chúc phước cho Giô-sép: “Cầu xin Đức Chúa Trời của tổ phụ tôi là Áp-ra-ham và Y-sác, Đức Chúa Trời là Đấng chăn giữ tôi Suốt đời cho đến ngày nay, Thiên sứ đã giải cứu tôi khỏi mọi tai họa, Hãy ban phước cho hai đứa con trai này. Cầu cho chúng được gọi bằng tên tôi Và tên của tổ phụ tôi là Áp-ra-ham và Y-sác; Cầu cho chúng sinh sôi nhân lên nhiều trên mặt đất.” Khi Giô-sép thấy cha mình đặt tay hữu trên đầu Ép-ra-im thì không bằng lòng nên nắm bàn tay cha đang để trên đầu Ép-ra-im mà chuyển qua đầu Ma-na-se. Giô-sép thưa với cha: “Thưa cha, không; đứa này mới là con trưởng, xin cha đặt tay hữu trên đầu nó.” Nhưng cha người không chịu mà nói: “Cha biết, con ơi, nó cũng sẽ trở nên một dân và nó cũng trở thành vĩ đại. Tuy nhiên em nó sẽ vĩ đại hơn nó và dòng dõi của em nó sẽ trở nên nhiều dân tộc.” Hôm ấy Gia-cốp chúc phước cho chúng rằng: “Dân Y-sơ-ra-ên sẽ nhân danh các cháu mà chúc phước lành: Cầu xin Đức Chúa Trời làm cho ngươi như Ép-ra-im và Ma-na-se.” Như thế Gia-cốp đặt Ép-ra-im trước Ma-na-se. Y-sơ-ra-ên lại bảo Giô-sép: “Cha gần qua đời nhưng Đức Chúa Trời sẽ ở với các con và đem các con trở về xứ của tổ phụ các con. Riêng phần con, ta cho con dãy đất mà ta đã dùng cung kiếm đoạt lấy của dân A-mô-rít vì con trổi hơn các anh em con.” Gia-cốp Chúc Phước Cho Các Con Gia-cốp triệu tập các con và bảo: “Hãy tập hợp quanh cha để cha nói cho các con biết những gì sẽ xảy đến cho các con trong tương lai. Hỡi các con trai Gia-cốp, hãy tập họp mà nghe. Hãy nghe lời của Y-sơ-ra-ên, cha các con: Ru-bên, con trưởng nam của cha; Sức mạnh và dấu hiệu đầu tiên của năng lực cha. Con được vinh dự cao cả và quyền năng tuyệt hảo; Con hỗn loạn như nước nên sẽ chẳng còn trổi hơn ai; Vì con đã lên giường cha, Lên chõng cha mà làm hoen ố. Si-mê-ôn và Lê-vi là anh em ruột; Lưỡi gươm của chúng là khí giới tàn bạo. Cầu cho tâm hồn cha đừng tham gia mưu nghị của chúng. Vinh quang cha không hợp cùng phe chúng. Vì chúng đã giết người trong cơn giận dữ; Và cắt gân chân bò đực theo sở thích, Cơn giận chúng đáng rủa sả vì thật hung tàn; Thạnh nộ chúng thật dữ dằn. Ta sẽ làm cho chúng tản lạc trong nhà Gia-cốp, Và phân tán chúng giữa Y-sơ-ra-ên. Giu-đa ơi, các anh em sẽ khen ngợi con. Tay con sẽ nắm cổ quân thù; Các con trai cha sẽ cúi đầu trước mặt con. Giu-đa ơi, con là một sư tử tơ. Con ta ơi, con bắt được mồi rồi quay về, Nó thu gối nằm xuống như sư tử đực, Như sư tử cái, ai dám chọc nó? Cây trượng sẽ không rời khỏi Giu-đa; Gậy chỉ huy cũng không ra khỏi hai chân nó, Cho đến khi người đến Si-lô, Và các dân tộc vâng phục người. Người về buộc con lừa mình vào cây nho, Và lừa con mình vào cành tươi tốt nhất; Người sẽ giặt y phục mình trong rượu nho, Và áo dài mình trong huyết nho. Mắt người đậm hơn rượu nho, Và răng người trắng hơn sữa. Sa-bu-luân sẽ sống ở miền duyên hải, Và trở thành nơi các tàu ẩn trú. Bờ cõi người chạy hướng Si-đôn. Y-sa-ca là một con lừa mạnh mẽ, Nằm xuống giữa chuồng. Khi người thấy nơi mình nghỉ ngơi thật thoải mái, Và đất đai thật tốt đẹp; Người sẽ ghé vai mang gánh nặng, Và chịu làm sưu dịch. Đan sẽ xét xử dân tộc mình. Như các bộ tộc khác của Y-sơ-ra-ên. Đan sẽ là con rắn nằm bên đường; Con rắn hổ nằm dọc đường mòn, Cắn gót chân ngựa Làm người cưỡi té ngửa ra sau. Lạy CHÚA, con trông mong sự giải cứu của Ngài! Gát sẽ bị một nhóm người xông đánh, Nhưng người sẽ phản công và đuổi theo chúng. A-se có thực phẩm dồi dào, Cung cấp cao lương mỹ vị cho nhà vua. Nép-ta-li là một con sơn dương được phóng thích, Nói những lời văn hoa. Giô-sép là một cây nho sai trái; Một cây nho trồng gần suối nước, Nhánh leo lên tường. Các xạ thủ dữ dội tấn công người, Bắn tên vào người cách thù hận. Nhưng nhờ tay Đấng Toàn Năng của Gia-cốp, Nhờ Đấng chăn chiên, vầng đá của Y-sơ-ra-ên, Nên cung người vẫn vững chắc Và cánh tay người vẫn mạnh mẽ. Nhờ Đức Chúa Trời của cha giúp đỡ con, Nhờ Đấng Toàn Năng ban phước cho con, Với phước lành từ các từng trời sa xuống, Và phước lành từ vực thẳm dâng lên, Phước lành của vú và dạ con của mẹ, Phước lành cha chúc cho con, Lớn hơn các phước lành của núi cổ Và của đồi xưa. Nguyện các phước ấy ở trên đầu của Giô-sép, Nơi trán của ông hoàng giữa các anh em mình. Bên-gia-min là một con chó sói ưa cấu xé. Buổi sáng đi cắn nuốt mồi; Buổi tối phân chia mồi cướp được.” Các người đó là mười hai tộc trưởng của Y-sơ-ra-ên, và đó là những lời cha họ đã nói khi chúc phước cho họ, mỗi người được một lời chúc thích hợp cho mình. Gia-cốp Qua Đời Gia-cốp ra lệnh cho các con: “Cha sắp được tiếp về với tổ tông. Các con hãy chôn cha chung với các tổ phụ nơi hang đá trong cánh đồng Ếp-rôn, người Hê-tít, tức hang đá trong đồng ruộng của Mặc-bê-la, gần Mam-rê trong xứ Ca-na-an, mà Áp-ra-ham đã mua của Hếp-rôn, người Hê-tít làm mộ địa cùng với cả cánh đồng. Áp-ra-ham và Sa-ra, vợ người đã được an táng tại đó. Y-sác và Rê-bê-ca, vợ người cũng được an táng nơi này. Cha cũng đã chôn Lê-a tại đó.” Đồng ruộng và hang đá ở đó đã được mua của người Hếch. Sau khi trối xong những lời đó cho các con trai, Gia-cốp co chân mình lên giường rồi tắt hơi và được rước về với tổ tông. Giô-sép Khóc Gia-cốp Giô-sép buông mình trên thi hài cha mà khóc và hôn người. Rồi Giô-sép ra lệnh cho các thầy thuốc đang phục vụ mình phải ướp thuốc thơm cho xác Y-sơ-ra-ên, cha mình; các thầy thuốc liền ướp thuốc thơm cho thi hài suốt bốn mươi ngày [vì đó là thời hạn ướp thuốc thơm cho xác chết]. Dân Ai-cập khóc Gia-cốp bảy mươi ngày. Khi các ngày than khóc đã qua, Giô-sép thưa với triều đình Pha-ra-ôn: “Nếu tôi được ơn trước mặt các quan, xin hãy tâu giùm lời này lên Pha-ra-ôn: Thân phụ tôi có bảo tôi thề: Ta sắp qua đời; con hãy chôn ta trong ngôi mộ ta đào sẵn ở xứ Ca-na-an. Bây giờ xin hãy cho phép tôi lên xứ ấy để chôn cha tôi rồi tôi sẽ trở về.” Pha-ra-ôn bảo: “Ngươi cứ đi lên chôn cha ngươi như lời người đã bảo ngươi thề đó.” Vậy Giô-sép đi lên chôn cha mình. Tất cả triều thần của Pha-ra-ôn cũng đi theo, các quan lớn trong triều và những người cao trọng của Ai-cập, toàn thể gia đình Giô-sép và các anh em mình và gia nhân quyến thuộc của nhà cha người trong khắp xứ Gô-sen, chỉ còn trẻ con với các bày bò, bày chiên ở lại mà thôi. Các xe ngựa chiến và các đội kỵ binh cũng cùng đi theo Giô-sép. Thật là một đoàn người rất đông đảo. Khi đến sân đạp lúa của A-tát, gần sông Giô-đanh, họ lớn tiếng kêu la và khóc than cay đắng. Tại đây Giô-sép cử hành tang lễ cho cha mình suốt bảy ngày. Dân Ca-na-an, tức là người bản xứ, thấy tang lễ tại sân đạp lúa của A-tát thì nói: “Người Ai-cập cử hành tang lễ thật long trọng.” Vì thế người ta gọi địa điểm này gần bên sông Giô-đanh là A-bên-Mích-ra-im. Các con trai Gia-cốp làm theo điều cha mình truyền bảo: Họ đưa thi hài người về xứ Ca-na-an và an táng người trong hang đá tại cánh đồng Mặc-bê-la gần Mam-rê. Áp-ra-ham đã mua hang đá ấy cùng với cánh đồng của Hếp-rôn, người Hê-tít làm mộ địa. Sau khi an táng cha mình, Giô-sép quay về Ai-cập với các anh em và tất cả những người đã theo ông dự tang lễ. Giô-sép Trấn An Các Anh Các anh của Giô-sép thấy cha mình đã mất thì nói: “Nếu Giô-sép giữ mối căm hờn và báo trả chúng ta về các việc ác chúng ta đã làm cho nó thì sao?” Họ sai người thưa với Giô-sép: “Trước khi qua đời cha có dặn rằng: ‘Các con hãy nói với Giô-sép: Cha xin con hãy tha thứ tội ác của các anh con và những tội họ đã phạm khi đối xử tàn tệ với con. Bây giờ xin con hãy tha thứ tội lỗi cho các đầy tớ Đức Chúa Trời của cha.’ ” Nghe lời ấy Giô-sép khóc. Lúc ấy các anh Giô-sép cũng đến quỳ mọp trước mặt người mà nói: “Các anh đây là nô lệ của em đó.” Nhưng Giô-sép đáp: “Xin các anh đừng sợ. Tôi đâu dám thay thế Đức Chúa Trời! Các anh có ý làm hại tôi, nhưng Đức Chúa Trời lại dụng ý làm điều ích lợi để hoàn thành mọi việc đã qua, tức là cứu mạng sống của nhiều người. Vậy xin các anh đừng sợ. Tôi sẽ cấp dưỡng cho các anh và con cái các anh.” Giô-sép trấn an các anh và nói chuyện dịu dàng với họ. Giô-sép Qua Đời Giô-sép cùng gia đình mình cư trú tại nước Ai-cập. Người hưởng thọ một trăm mười tuổi. Thấy được con cháu Ép-ra-im đến đời thứ ba, và nâng niu trên đầu gối mình các con của Ma-ki [Con trai Ma-na-se] khi chúng mới sinh ra. Giô-sép bày tỏ cho các anh em: “Tôi sắp qua đời, nhưng chắc chắn Đức Chúa Trời sẽ đến cứu giúp các anh em và đưa các anh em ra khỏi xứ này để quay về xứ mà Ngài đã thề ban cho Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp.” Giô-sép bảo các con trai Y-sơ-ra-ên thề rằng: “Chắc chắn Đức Chúa Trời sẽ đến cứu giúp anh em; lúc ấy anh em phải dời hài cốt tôi ra khỏi nơi này.” Vậy, Giô-sép qua đời lúc được một trăm mười tuổi. Người ta lấy thuốc thơm ướp xác người rồi liệm trong một chiếc quan tài tại Ai-cập.

Chủ Đề