Bản đồ đường bộ ven biển quảng ninh thanh hóa năm 2024

Tuyến đường bộ ven biển dự kiến dài 550 km đi qua 6 tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa.

Bản đồ đường bộ ven biển quảng ninh thanh hóa năm 2024
Lãnh đạo các tỉnh thống nhất một số nội dung triển khai dự án. Ảnh Báo Quảng Ninh

Chiều 5/11, tại Hải Phòng, lãnh đạo 6 tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa đã họp việc triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa.

Tuyến đường bộ ven biển dự kiến dài 550 km, trong đó đoạn qua tỉnh Quảng Ninh dài 250 km (từ Móng Cái đến cầu Bạch Đằng); đoạn qua Hải Phòng dài hơn 30 km; qua tỉnh Thái Bình dài 50km; qua tỉnh Nam Định dài 79 km; qua tỉnh Ninh Bình dài 9 km; qua tỉnh Thanh Hóa khoảng hơn 70 km.

Phần đường do Bộ GTVT đầu tư 240 km; 6 địa phương đầu tư 208 km (trước năm 2020) và 36 km (sau năm 2020).

Việc đầu tư tuyến đường đã được thống nhất, theo đó Bộ GTVT sẽ làm những đoạn quốc lộ trùng với đường ven biển, các địa phương tự đầu tư phần qua địa bàn trên cơ sở hướng tuyến đã được Bộ GTVT định hướng.

Tại hội nghị, lãnh đạo các địa phương đã thống nhất một số nội dung cần thực hiện trong thời gian tới. Theo đó, các tỉnh chủ động lập, phê duyệt và đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.

Sau khi được phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế, chủ động sắp xếp các nguồn vốn trên cơ sở phân bổ kế hoạch vốn đầu tư trung hạn; triển khai lập, phê duyệt và thực hiện dự án theo quy định của Luật Xây dựng để triển khai thực hiện đầu tư các đoạn tuyến theo phân cấp; thống nhất không điều chỉnh quy hoạch các điểm đấu nối tuyến đường giữa hai tỉnh; thường xuyên trao đổi thông tin liên quan trong quá trình triển khai các thủ tục để phối hợp tháo gỡ những vướng mắc; sớm triển khai dự án để kết nối đồng bộ giữa các tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng…

Trước đó, ngày 23/6/2015 Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 878/TTg-KTN đồng ý chủ trương xây dựng tuyến đường bộ ven biển đi qua các tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố nêu trên phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, lập, phê duyệt và thực hiện dự án đầu tư đối với các đoạn tuyến trên địa bàn theo Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam và quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất nguồn vốn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, tỉnh Thanh Hoá đề nghị Bộ Giao thông vận tải: (i) tham mưu trình Chính phủ đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thanh Hoá; (ii) có ý kiến với chủ đầu tư, đơn vị thi công tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nâng cấp Quốc lộ 15 đoạn qua tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa; (iii) chỉ đạo nhà thầu đường cao tốc Bắc - Nam tu sửa tuyến mương Bộ đội tại xã Hà Tiến và làm đường tránh cho người dân đi đảm bảo an toàn; (iv) khảo sát lại đường dân sinh cho nhân dân đi lại phục vụ sản xuất nông nghiệp tại khu vực đường cao tốc đi qua thôn Đồng Ô, xã Hà Tiến, huyện Hà Trung.

HAI TUYẾN ĐƯỜNG TRỌNG ĐIỂM ĐƯỢC ƯU TIÊN THỰC HIỆN

Thứ nhất, đối với kiến nghị đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thanh Hoá, Bộ Giao thông vận tải cho hay tuyến đường bộ ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 và điều chỉnh tại Văn bản số 2409/TTg-KTN ngày 31/12/2015.

Đoạn qua tỉnh Thanh Hóa có chiều dài khoảng 96,2km với quy mô đường cấp III đồng bằng, được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định đầu tư.

Trong đó, 2 dự án thành phần hoàn thành, gồm đường nối thị xã Sầm Sơn với khu kinh tế Nghi Sơn (đoạn Sầm Sơn - Quảng Xương, dài 12,5km) hoàn thành và đưa vào khai thác từ tháng 6/2021; đoạn qua Khu kinh tế Nghi Sơn, dài 18km, hoàn thành và đưa vào khai thác từ tháng 9/2018.

Đối với 3 dự án thành phần đang triển khai thực hiện, Bộ Giao thông vận tải nêu rõ một là, đoạn Nga Sơn - Hoằng Hóa dài 23,733km có tổng mức đầu tư 2.242 tỷ đồng, được phê duyệt dự án đầu tư vào tháng 10/2020, hiện đang triển khai thi công.

Hai là đoạn Hoằng Hóa - Sầm Sơn, dài 12km và đoạn Quảng Xương - thị xã Nghi Sơn, dài 17,9km có sơ bộ tổng mức đầu tư 3.372 tỷ đồng, được phê duyệt đự án đầu tư vào tháng 12/2020 theo hình thức hợp đồng BOT, hiện đang lựa chọn nhà đầu tư.

Ba là đoạn qua Khu đô thị trung tâm thị xã Nghi Sơn, dài 9,95km, hiện đang thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.

Thứ hai, về kiến nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nâng cấp Quốc lộ 15 đoạn qua tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa, dự án này gồm 2 tiểu dự án, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III miền núi.

Trong đó, tiểu dự án 2 (đoạn tránh ngập thủy điện Hồi Xuân) với tổng chiều dài chính tuyến là 23,5km, do Tổng cục Đường bộ Việt Nam là cấp quyết định đầu tư và là chủ đầu tư, hoàn thành đưa vào sử dụng từ tháng 7/2020.

Tiểu dự án 3 (nâng cấp đoạn Km53 - Km109) qua tỉnh Thanh Hóa dài 53,3km với tổng mức đầu tư 1.051 tỷ đồng cũng được Bộ Giao thông vận tải ưu tiên triển khai. Dự án do Bộ Giao thông vận tải quyết định đầu tư, Sở Giao thông vận tải Thanh Hóa làm chủ đầu tư.

Thông tin về tiến độ thực hiện Tiểu dự án 3, Bộ Giao thông vận tải cho hay về công tác giải phóng mặt bằng, hiện cơ bản hoàn thành; riêng phạm vi giải phóng mặt bằng bổ sung tại nút giao Đồng Tâm (Km72+950 QL15) bàn giao mặt bằng ngày 7/6 vừa qua. Chỉ còn công tác di dời các đường dây trung thế 35kV, dự kiến hoàn thành ngay trong tháng 9.

Về công tác thi công xây lắp, dự án được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt đầu tư từ tháng 8/2008, phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư vào tháng 3/2016 nhưng đến tháng 5/2020 mới bố trí được nguồn vốn để triển khai thi công xây lắp. Theo kế hoạch, dự án hoàn thành trong năm 2022 .

KHÔNG ĐỂ THI CÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH HOẠT NGƯỜI DÂN

Thứ ba, Bộ Giao thông vận tải thông tin về kiến nghị chỉ đạo nhà thầu dự án thành phần xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam tu sửa tuyến mương Bộ đội tại xã Hà Tiến và làm đường tránh cho người dân đi đảm bảo an toàn.

Theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật của dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 giao cắt tuyến mương Bộ đội tại xã Hà Tiến (lý trình Km300+769) thuộc phạm vi thi công của gói thầu số 11-XL.

Tại vị trí này dự án bố trí 2 đường gom dân sinh (đường gom số 12 và số 13) chạy song song với tuyến chính cao tốc được thiết kế theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại B (Bm/Bn= 3,5m/5m); hệ thống thoát nước bao gồm 2 cống tròn có khẩu độ D=1,25m (1 cống trên tuyến chính cao tốc và 1 cống trên đường gom số 13) và 1 vị trí cống tròn khẩu độ D=1,50m (trên đường gom số 12).

Các giải pháp thiết kế đường gom và hệ thống thoát nước nêu trên được Ban Quản lý dự án Thăng Long thỏa thuận thống nhất với với UBND huyện Hà Trung, UBND tỉnh Thanh Hóa và được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.

Đồng thời, để đảm bảo tính kết nối và hạn chế ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân, UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị điều chỉnh kéo dài đường gom khoảng 150m từ điểm cuối của đường gom số 12 (Km300+772,74) đến tuyến đường đê hiện trạng và được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận.

"Hiện tại, nhà thầu đang triển khai thi công và dự kiến hoàn thành đường gom trong tháng 10/2022", Bộ Giao thông vận tải cho hay.

Về hệ thống thoát nước, hiện nay, nhà thầu thi công hoàn thành cống tròn D=1,25m trên tuyến chính (lý trình Km300+769) và đang chuẩn bị thi công các cống trên tuyến đường gom.

Trong quá trình triển khai thi công, Ban Quản lý dự án Thăng Long chỉ đạo nhà thầu kịp thời nạo, vét khơi thông dòng chảy đảm bảo không ảnh hưởng đến việc dẫn nước tưới, tiêu của tuyến mương Bộ đội.

Đồng thời, chỉ đạo nhà thầu thi công thường xuyên duy tu, sửa chữa các đường công vụ tạm phục vụ thi công đảm bảo an toàn, êm thuận, không ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

Thứ tư, đối với kiến nghị khảo sát lại đường dân sinh cho nhân dân đi lại phục vụ sản xuất nông nghiệp tại khu vực đường cao tốc đi qua thôn Đồng Ô, xã Hà Tiến, huyện Hà Trung, Bộ Giao thông vận tải cho biết Ban Quản lý dự án Thăng Long, tư vấn giám sát phối hợp với UBND xã Hà Tiến kiểm tra, rà soát thực tế hiện trường và lập biên bản theo kiến nghị.

Để giải quyết kiến nghị của cử tri nêu trên, Ban Quản lý dự án Thăng Long chỉ đạo tư vấn và các đơn vị liên quan nghiên cứu lập phương án thiết kế kéo dài tuyến đường dân sinh cho nhân dân đi lại phục vụ sản xuất nông nghiệp tại khu vực đường cao tốc đi qua thôn Đồng Ô, xã Hà Tiến, huyện Hà Trung.

Theo dự kiến trong tháng 11/2022 sẽ hoàn thành việc thi công kéo dài tuyến đường dân sinh nêu trên.

Trong thời gian tới, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục chỉ đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long, nhà thầu và các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với địa phương trong quá trình thi công để kịp thời xem xét tiếp thu các ý kiến, kiến nghị, đề xuất hợp lý của nhân dân và chính quyền địa phương, đảm bảo thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của người dân nơi có dự án đi qua.