Bấm lỗ tai bị sưng cục thịt

U cục ùn ùn mọc sau khi xỏ lỗ tai

Thông tin từ khoa Tai mũi họng BV Nguyễn Tri Phương, TP HCM, Bệnh viện đã tiếp nhận nhiều người đến xử lý sẹo lồi ở dái tai. Đáng chú ý là bệnh nhân nam 19 tuổi, ở Gò Vấp tới tiệm vàng mua khuyên và bấm lỗ tai “khuyến mãi” khi 16 tuổi. Sau đó cậu bị mọc sẹo lồi, đã đi thẩm mỹ viện xử lý 2 lần, nhưng sẹo tái mọc, tới khi to bằng quả chanh mới tìm đến bệnh viện để phẫu thuật. Các bác sĩ đã cắt bỏ sẹo lồi, 1 tháng sau thì vết thương lành, trút bỏ được mặc cảm u đeo bám tai 3 năm.

Ảnh minh họa.

Bệnh viện Mắt - Tai mũi họng - Răng hàm mặt [An Giang], cũng đã phẫu thuật "nạo vành tai" cắt bỏ hoàn toàn 2 khối u sụn 2 - 5 cm trên 2 lỗ tai của bệnh nhân 17 tuổi ở Tân Hiệp, Kiên Giang. Khi nhập viện hai vành tai của cậu sưng to, đau đớn do bị nhiễm trùng quá lâu, gây biến chứng nặng. Bệnh nhân phải cắt bỏ khối nhiễm trùng, tái tạo lại vành tai.

Có chị em xỏ lỗ tai ở gần nhà, khi về thấy dái tai bị sưng, đau nhức lại cho là do mới xỏ lỗ tai. Tới khi những cục sẹo nhỏ xuất hiện thì đi cắt bỏ. Khi seo lồi tái mọc và ngày càng to, tuy không đau nhưng các khối u sần sùi bám hai vành tai như dị dạng mới đến bệnh viện khám chữa.

Có bệnh nhân xỏ lỗ tai bằng cách truyền thống là dùng kim khâu với chỉ, nhưng vẫn bị nhiễm trùng, gây sẹo lồi to như quả trứng.

Nhiều người lớn tự dùng kim xỏ lỗ tai cho trẻ, hoặc xỏ ở những nơi không vệ sinh cũng bị nhiễm trùng, biến chứng.

Theo các bác sĩ khoa Tạo hình – Thẩm mỹ của Bệnh viện Tai Mũi Họng, nhiễm trùng sau khi xỏ lỗ tai gây sẹo lồi to lâu năm rất nan giải cho các phẫu thuật viên khi cắt bỏ sẹo. Việc bấm lỗ tai làm đẹp có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu dụng cụ không đảm bảo tiệt trùng, hoặc sử dụng nhiều lần. Hay gặp là bị nhiễm trùng máu, uốn ván, viêm gan, vi rút tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, vi khuẩn mủ xanh, tăng nguy cơ về các bệnh truyền nhiễm qua đường máu [HIV, viêm gan...]. Một số người khác có cơ địa nhạy cảm có thể bị sẹo lồi, dị ứng, viêm nhiễm vùng tai, nhiễm trùng nặng… dẫn đến viêm sụn vành tai, sẹo lồi… Nhiều trường hợp còn gây rách mô, sẹo lồi do cơ địa kém, tổn thương thần kinh, dị ứng…

Việc bấm khuyên tùy tiện với các dụng cụ không tiệt trùng còn có thể làm nhiễm HIV/AIDS.

Ảnh minh họa. Lời khuyên khi xỏ lỗ tai

Theo BS Nguyễn Phước Hiền [khoa Tai mũi họng BV Nguyễn Tri Phương, TP HCM], sau khi bấm lỗ tai có sẹo lồi hay không thường do cơ địa mỗi người. Nếu các vết thương xâm lấn được chống nhiễm trùng thì quá trình lành vết thương sẽ tốt hơn, hạn chế được sẹo lồi, nhưng ở những nơi vệ sinh kém khiến cho sẹo lồi to hơn, khó xử lý hơn. Nếu đeo khuyên làm bằng chất liệu không an toàn còn dễ bị dị ứng, làm tình trạng sẹo tệ hơn. Nguy hiểm hơn nữa là các em có thể bị viêm sụn vành tai.

Nếu phát hiện và điều trị sớm sẽ có kết quả tốt. Nhưng nhiều người chủ quan để viêm đến mức hoại tử sụn, biến dạng vành tai… mới vào viện, thì việc điều trị phục hồi rất khó lấy lại hình dáng vành tai như cũ.

Sẹo lồi ít gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng vết thương có thể gây hoại tử, viêm sụn, co rút, biến dạng lỗ tai gây mất thẩm mỹ, khiến nạn nhân mất tự tin.

Việc bấm lỗ tai ở bệnh viện, cơ sở y tế các nhân viên y tế có những hướng dẫn cụ thể để chăm sóc vết thương sau khi xỏ lỗ, tránh biến chứng.

Những ngày đầu sau xỏ lỗ, tai ngứa, hoặc sưng nhẹ ở chỗ xỏ thì không được xoa gãi, không dùng kem đánh răng, dầu gió… bôi vào vết thương vì rất dễ bị nhiễm trùng.

Hàng ngày dùng nước muối sinh lý rửa vết thương, dùng bông sạch lau khô là vết thương dần tự lành. Không vội đeo khuyên tai khi vết xỏ chưa lành hẳn vì dễ nhiễm trùng.

Nếu sau khi xỏ, hoặc bấm lỗ tai mà thấy sưng tấy vùng xỏ, mưng mủ, đau nhức, chảy máu kéo dài, dịch tiết có mùi hôi, nóng sốt… là đã bị nhiễm trùng. Lúc này nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị. Ở mức nhẹ bác sĩ sẽ chỉ định uống thuốc kháng sinh. Trường hợp nặng phải có sự can thiệp của bác sĩ.

Khuyến cáo

- Các bạn trẻ có cơ địa sẹo lồi không nên xỏ lỗ tai, hay các phẫu thuật thẩm mỹ xâm lấn. Nếu muốn thì nên đến bệnh viện, các cơ sở y tế uy tín để làm. Không nên đến các cơ sở làm đẹp, tiệm làm tóc, hàng bấm lỗ tai rong để xỏ lỗ tai mà “tiền mất tật mang”.

- Sau khi xỏ lỗ tai, tuyệt đối không sử dụng cồn, hay chất tẩy mạnh [như oxy già…] để vệ sinh tai, vì làm vết xỏ bị khô, nứt rất đau đớn.

- Chỉ dùng chỉ y khoa xiên lỗ xỏ, không dùng tăm, chỉ khâu, cuống chiếu… vì dễ bị nhiễm trùng.

Theo Ngọc Hà

Gia đình & Xã hội

Với sự phát triển của xã hội hiện nay thì nhu cầu làm đẹp của con người, đặc biệt là đối với các bạn trẻ, ngày càng được chú trọng và quan tâm. Có rất nhiều cách thức và phương tiện làm đẹp khác nhau, bấm lỗ tai để đeo bông tai [khuyên tai] là một trong những cách thức làm đẹp này.

Ngoài dái tai [phần da vành tai không só sụn] là một vị trí bấm lỗ tai kinh điển, nhiều bạn trẻ ngày nay lại có sở thích bấm lỗ tai ở nhiều vị trí khác trên vành tai để tạo sự khác biệt hoặc thể hiện cá tính riêng của mình.

Giải phẫu vành tai

Tuy nhiên, những vị trí khác của vành tai đều chứa sụn bên trong, nên việc bấm lỗ tai ở những vị trí này đều phải bấm qua lớp sụn vành tai. Điều này dẫn đến nguy cơ viêm sụn vành tai rất cao nếu dụng cụ không được đảm bảo vô trùng và không được thực hiện ở các cơ sở y tế uy tín. Hơn nữa, nguy cơ nhiễm các bệnh lây qua đường máu [viêm gan siêu vi B, HIV…] cũng có thể xảy ra khi dụng cụ bấm lỗ tai không được xử lý theo đúng quy định.

Viêm sụn vành tai do bấm lỗ tai

Theo một thống kê tại bệnh viện Tai Mũi Họng Thành Phố Hồ Chí Minh vào năm 2020, trong số 81 trường hợp viêm sụn vành tai phải nhập viện điều trị, có đến 62 trường hợp là do bấm lỗ tai [chiếm gần 80%]. Đa số các trường hợp bấm lỗ tai là các bạn trẻ trong độ tuổi từ 16 – 30, trong đó có 70% các trường hợp là nữ.

Hầu hết các trường hợp nhập viện do người bệnh đến khám muộn, bệnh đã tiến triển thành áp xe vành tai, phải rạch dẫn lưu mủ, thậm chí có khoảng 25% trường hợp sụn vành tai bị hoại tử do viêm, phải phẫu thuật để nạo vét sụn hoại tử. Điều này có thể dẫn tới nguy cơ vành tai bị biến dạng, co rút lại khi khỏi bệnh, gây mất thẩm mỹ. Một số trường hợp phải phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ lại vành tai sau đó.

Vì vậy, những ai muốn bấm lỗ tai để thỏa mãn nhu cầu làm đẹp hay thể hiện cá tính bản thân thì nên đến các cơ sở có uy tín để vừa được làm những điều mình thích và vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân, tránh được những nguy cơ viêm sụn vành tai và nhiễm các bệnh lây qua đường máu, cũng như là các di chứng của bệnh. Ngoài ra, khi có các dấu hiệu nghi ngờ viêm sụn vành tai [như đỏ da vành tai, sưng đau hoặc đọng ít mủ quanh lỗ bấm tai] thì nên đến ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám và xử trí kịp thời.

Khoa Tai-Tai thần kinh

Thưa bác sĩ, Em bấm lỗ tai giờ bị sưng cục. Em lấy kim để làm xẹp cục đó được không ạ?

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,Sau khi bấm lỗ tai hay xỏ khuyên tai, tại vị trí đâm kim luôn có xảy ra hiện tượng viêm, với biểu hiện nóng, đau nhẹ, nề nhẹ, khi đó chỉ cần thuốc giảm đau và kháng viêm là đủ. Còn biểu hiện sưng cục to hơn thì có thể là nhiễm trùng tụ mủ rồi, cũng có trường hợp là do tụ máu; nhưng tùy mức độ mà hướng xử trí khác nhau, như tụ mủ ít thì phải dùng thêm thuốc kháng sinh, còn tụ mủ hay tụ máu nhiều thì mới chọc kim nặn ra, nhưng thủ thuật này cũng phải vô khuẩn, nếu không sẽ làm viêm nhiễm nặng hơn, có nguy cơ nhiễm uốn ván nữa. em tự lấy kim làm xẹp "cục" đó không dễ đâu, có hại nhiều hơn là lợi.Như vậy, để xử trí tình trạng này, em nên đến Bệnh viện Da Liễu hoặc bệnh viện đa khoa để được xử trí thích hợp [tháo khoen tai, làm sạch, kê thuốc, tiêm ngừa uốn ván], em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Lỗ xỏ khuyên có hiện tượng chảy mủ, cháu nên làm gì?

>> Lỗ xỏ khuyên bị sưng to, em nên làm gì thưa bác sĩ?

Để vết bấm nhanh lành sau khi bấm thì cần chăm sóc vệ sinh kỹ càng sau khi bấm khuyên tai. Việc vệ sinh khá đơn giản bạn chỉ cần thực hiện những bước sau:- Trước khi vệ sinh vết bấm cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng.

- Sử dụng oxy già hoặc các chất vệ sinh vết thương khác.
- Sau khi vệ sinh cần thấm khô vết bấm bằng bông y tế.

- Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nước muối pha loãng xung quanh vết bấm.

Sau khi bấm khuyên bạn cần phải chọn đeo loại khuyên không rỉ, xoay nhẹ hoa tai  từ 1 đến 2 lần/ngày liên tục trong khoảng thời gian ít nhất là 6 tuần sau khi bấm. Và tuyệt đối không tháo hoa tai ra khi vết bấm chưa lành. Với bạn gái thì nên hạn chế buông tóc vì tóc rất dễ vướng vào vết bấm.

Rất hữu ích

Hữu ích

Bình thường

Video liên quan

Chủ Đề