Bài thơ Bánh trôi nước Việt bằng chữ Nôm

Trong đội ngũ những nhà thơ nữ của thời kì văn học trung đại Việt Nam, Hồ Xuân Hương được coi là nhà thơ tài hoa và độc đáo nhất. Tuy cuộc đời gặp nhiều éo le ngang trái, nhưng tác phẩm thơ ca của bà vẫn thấm đẫm tình thương con người, ngời sáng niềm tin yêu và trân trọng đối với con người, trước hết là đối với người phụ nữ. Hồ Xuân Hương đã để lại cho đời trên dưới 50 bài thơ Đường luật bằng chữ Hán và chữ Nôm. Trong đó, nổi tiếng nhất là những bài thơ Nôm. Do đó, bà được tôn xưng là Bà Chúa Thơ Nôm. Một trong những bài thơ Nôm đặc sắc của Hồ Xuân Hương là bài Bánh trôi nước. Đây là một tác phẩm biểu cảm đa nghĩa, vừa đậm đà tính dân tộc vừa tập trung nét tiêu biểu của hồn thơ Hồ Xuân Hương.

Tên bài thơ Bánh trôi nước, ta hiểu nhà thơ viết về cái bánh trôi – một đặc sản của dân tộc ta mà những người dân bình thường Việt Nam từ thành thị đến nông thôn ai cũng biết. Điều thú vị là tác giả không đứng ngoài quan sát rồi miêu tả mà hoá thân, nhập hồn vào bánh trôi để cất tiếng tự miêu tả mình, tự giãi bày tâm sự của mình. Nói khác đi, Hồ Xuân Hương đã nhân hoá cái bánh trôi, để cho chiếc bánh trò chuyện, giao tiếp với người đọc :

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mù em vẫn giữ tấm lòng son.

Tuy bài thơ thuộc thể Đường luật thất ngôn tứ tuyệt, nhung trừ một từ ghép “nước non” là từ Hán Việt, còn lại tất cả từ ngữ trong bài thơ đều thuần Việt, nôm na, giản dị mà rất trong sáng, đẹp đẽ. Thêm nữa, trong bài thơ mở đầu bằng hai tiếng Thân em, dùng thành ngữ “bảy nổi ba chìm…” và cụm từ “tấm lòng son” rất gần với cách nói của nhân dân trong văn học dân gian. Như vậy, từ đề tài đến ngôn ngữ, giọng điệu, bài thơ Bánh trôi nước đậm đà bản sắc dân tộc, rất đáng quý. Đáng quý hơn nữa là ở tính đa nghĩa, giàu cảm xúc của bài thơ.

Nghĩa thứ nhất, còn gọi là nghĩa tả thực, nghĩa nổi : qua lời tâm sự của “bánh trôi”, người đọc thấy hiển hiện hình ảnh và quá trình hình thành của chiếc bánh. Bánh trôi mang màu trắng của bột nếp, có hình tròn xinh xẻo. Nếu người làm bánh nhào bột nhiều nước quá thì bánh “nát” [nhão], ít nước quá thì “rắn” [cứng]. Khi cho vào nước nguội, bánh chìm, lúc nước sôi, chín tới, sẽ nổi lên. Dù bánh rắn, hay nát, tròn hay méo thế nào, cái nhân đường bên trong vẫn ngọt ngào, tươi đỏ, chiếc bánh vẫn đem lại cho mọi người niềm vui, miếng ngon trong ngày lễ, ngày hội,… Hồ Xuân Hương quả là một người biết miêu tả sự vật. Qua ngôn ngữ thơ của bà, hình ảnh chiếc bánh trôi hiện ra thật đáng yêu. Chiếc bánh đáng yêu vì bản thân nó đẹp xinh, ngon ngọt mà còn đáng yêu hơn nữa ở cách nói, điệu nói của bánh trôi : Thân em…, mù em… sao duyên dáng, khiêm nhường và tình cảm đến thế. Nghe lời tâm sự của bánh trôi, chúng ta ngỡ đây không phải vật vô tri mà là một sinh thể có trí tuệ và tâm hồn. Chiếc bánh trôi có linh hồn, hay chính Hồ Xuân Hương đã thổi hồn vào hình ảnh, ngôn ngữ của thơ ? Do đó, người đọc hiểu ngay rằng ẩn sạu lời chiếc bánh trôi là lời tâm sự, những nỗi niềm da diết của con người.

Nghĩa thứ hai của bài thơ rõ ràng là nói về nhan sắc, thân phận và phẩm chất của con người, những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa :

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Hai câu thơ đầu vừa tả nhan sắc, vừa kể về thân phận con người. Nhân vật trữ tình dùng đại từ “em” để xưng hô : “Thân em”, gần gũi với cách nói của biết bao bài ca dao – dân ca quen thuộc, nghe vừa dịu dàng, khiêm tốn vừa có chút tội nghiệp đáng thương. Tiếp sau, cô gái, hay người phụ nữ tự giới thiệu mình “vừa trắng lại vừa tròn”. Nghệ thuật dùng từ thật khéo. Nghĩa tả thực đúng là vẻ đẹp của chiếc bánh trôi. Nhưng nghĩa ẩn dụ thì đây chính là nhan sắc, phẩm hạnh người phụ nữ. Phụ nữ Việt Nam đẹp quá, da dẻ trắng trẻo, thân hình tròn lẳn, phúc hậu. Phẩm hạnh cũng nhân hậu, ứng xử trước sau trọn vẹn, thuỷ chung. Với từ “tròn” ý nghĩa của thơ trở nên lấp lánh, tỏ mờ khiến người đọc không thể suy nghĩ vội vàng. Ai đó hiểu giản đơn rằng : câu thơ tả hình ảnh người phụ nữ vừa trắng trẻo vừa tròn trịa… thì thật nực cười. Đọc thơ, nhất là thơ trữ tình, ta không chỉ dừng lại ở nghĩa tả thực mà phải tưởng tượng, suy ngẫm rộng và sâu để hiểu hết, hiểu đúng ý nghĩa ẩn dụ, hiểu đúng, tinh thần của ngôn ngữ và cảm xúc của tác giả. Giới thiệu về người phụ nữ như cách nói ờ câu thơ thứ nhất, Hồ Xuân Hương không chỉ ca ngợi nhan sắc, vẻ đẹp bên ngoài mà còn trân trọng cả tâm hồn, đức hạnh bên trong, cách nói năng ứng xử khiêm nhường duyên dáng của chị em. Tiếp sau, đến câu thơ thứ hai, giọng thơ có chút chùng xuống để kể về thân phận chị em : “Bảy nổi ba chìm với nước non”. Thành ngữ dân gian ta có câu : “ba chìm bảy nổi chín lênh đênh” dùng để tóm tắt cuộc đời con người, nhất là người phụ nữ trong xã hội xưa. Hồ Xuân Hương đã sử dụng thành ngữ một cách sáng tạo trong thơ của mình, nêu rõ cuộc đời long đong, vất vả của con người. Cụm từ với nước non nhấn mạnh thêm cuộc đời long đong, chìm nổi, vất vả ấy. Giới từ “với” đi liền cùng hình ảnh “nước non” cho ta hiểu số phận, cuộc đời người phụ nữ bấp bênh, chìm nổi, xuống ghềnh, lên thác vì chồng, vì con và vì cả mọi người, cả non sông, đất nước. Một cuộc đời xả thân, vị tha như thế cao cả biết bao nhiêu, đáng cảm thương và đáng trân trọng biết bao nhiêu.

Đến hai câu thơ cuối, thân phận của người phụ nữ càng được nhấn mạnh thêm, phẩm hạnh, bản chất, đạo đức của chị em càng được đề cập hơn :

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mù em vẫn giữ tấm lòng son.

Nếu câu thứ hai, nhà thơ cùng chị em than thở về số phận chìm nổi, long đong thì đến câu ba, lại bổ sung thêm một cấp độ tệ hại hơn nữa của số phận là : sự phụ thuộc. Câu thơ “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” đã hình tượng hoá cuộc đời không được làm chủ, không được tự quyết định tương lai hạnh phúc của người phụ nữ xưa… Hai từ “rắn, nát…” đọc lên nghe thật tội nghiệp, thân phận con người ngỡ như một vật dụng nhỏ nhoi, tầm thường nhất. Nhưng bản lĩnh của con người, nhất là phụ nữ Việt Nam, trong đó có nữ sĩ Hồ Xuân Hương thì luôn luôn vượt trên cảnh ngộ. Do đó, hai câu thơ cuối có cấu trúc liền mạch theo kiểu câu ghép kết nối nhau bằng liên từ ghép “Mặc dầu… mà”, tạo nên hai nghĩa đối lập rất ấn tượng. Ta có thể diễn xuôi cặp câu đó thế này được chăng :

Mặc dầu cuộc đời em rắn nát, phụ thuộc tay kẻ nặn, nhưng em vân giữ vững tấm lòng son sắt, thuỷ chung…

Rõ ràng, những người phụ nữ Việt Nam đã vượt lên trên, đã thách thức và chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận, để giữ vũng phẩm chất, đạo đức, tấm lòng nhân hậu, tròn đầy, chung thuỷ với cuộc đời, với con người. Hình ảnh tấm lòng son ở cuối bài thơ ánh lên vẻ đẹp của bản lĩnh lam người, thắm đỏ tình người, sẽ sáng mãi trong tâm hồn bạn đọc chúng ta.

Chỉ bốn câu thơ, hai mươi tám chữ, ngôn ngữ bình dị, chủ yếu là thuần Việt, bài thơ Bánh trôi nước đã cho thấy hình thể xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt, cùng thân phận chìm nổi của người phụ nữ Việt Nam xưa một cách sâu sắc. Với bài thơ này, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã hai lần hoá thân, vừa làm chiếc bánh trôi vừa nhân danh người phụ nữ để tâm sự với bạn đọc, truyền tới bạn đọc nhũng tình cảm trong sáng, nhân văn. Bánh trôi nước đúng là áng văn chương đa nghĩa, độc đáo.

Xem lại bài bình giảng Cuộc chia li ngập tràn sầu muộn 

Related


Nguồn ảnh: sưu tầm Internet

Vài nét về Hồ Xuân Hương:

  • Hồ Xuân Hương [chưa rõ năm sinh năm mất]; một số sách cho rằng bà là con của Hồ Phi Diễn [1704-?], quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông ra Bắc Ninh dạy học, lấy vợ lẽ [cô gái Bắc Ninh họ Hà], sinh ra Hồ Xuân Hương.
  • Cuộc đời của nữ sĩ chịu nhiều đau khổ: lấy chồng muộn, làm vợ lẽ của Tổng Cóc, sau lại làm lẽ cho ông Phủ Vĩnh Tường.
  • Bà là một nhà thơ Nôm nổi tiếng với những bài thơ với phong cách độc đáo vừa thanh vừa tục, được mệnh danh là "bà chúa thơ Nôm" [Xuân Diệu].

Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác

Hồ Xuân Hương sống trong một xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, "đàn ông đa thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng", xã hội đó khiến cho người phụ nữ phải chịu nhiều bất hạnh, đau thương, bị hắt hủi, không có quyền quyết định số phận của mình... Có lẽ, thấu hiểu nỗi bất hạnh và số phận của người phụ nữ nên Hồ Xuân Hương mới viết ra bài thơ này.

Chủ đề

Bài thơ "Bánh trôi nước" cho thấy Hồ Xuân Hương vừa rất trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.

Thể thơ

Thất ngôn tứ tuyệt

NỘI DUNG [edit]

Nguồn ảnh: sưu tầm Internet

Bài thơ "Bánh trôi nước" có hai nghĩa: vừa nói về bánh trôi nước, vừa nói lên thân phận, phẩm chất của người phụ nữ.

1. Hình ảnh bánh trôi nước

  • Bánh trôi nước: gọi tắt là bánh trôi, một thứ bánh làm từ bột nếp, được nhào nặn và viên tròn, có nhân đường phên, được luộc chín bằng cách cho vào nồi nước đun sôi.
  • Hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ được tả: bánh có màu trắng của bột, bánh được nặn thành viên tròn [vừa trắng lại vừa tròn], nếu nhào bột mà nhiều nước quá thì nát [nhão], ít nước quá thì rắn [cứng]. Khi đun sôi nước để luộc, bánh chín thì nổi lên, bánh chưa chín thì còn chìm xuống [bảy nổi ba chìm với nước non].

Tóm lại, hình ảnh bánh trôi nước được miêu tả một cách chân thực, giản dị, là món ăn dân dã, trở thành một món ăn truyền thống trong dịp tết Hàn thực của người Việt Nam. Tuy nhiên, nhà thơ còn dùng hình ảnh bánh trôi nước để nói về thân phận của người phụ nữ thời phong kiến.

2. Thân phận, phẩm chất của người phụ nữ

Với nghĩa thứ hai, bánh trôi nước thể hiện phẩm chất, thân phận người phụ nữ:

  • Vẻ đẹp bên ngoài [hình thức]: xinh đẹp, đầy đặn, nước da trắng trẻo. Đó là vẻ đẹp hoàn thiện [vừa trắng lại vừa tròn].
  • Hồ Xuân Hương vận dụng tài tình mô típ than thân mở đầu bằng cụm từ "thân em" để nói về thân phận của người phụ nữ:

        - Chìm nổi, lênh đênh: bảy nổi ba chìm với nước non.

        - Không được quyết định cuộc đời và hạnh phúc của mình: rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn. "Rắn nát" mang nghĩa ẩn dụ, nói về số phận bị lệ thuộc, không được tự chủ,...

  • Phẩm chất: trong trắng, dù gặp cảnh ngộ gì vẫn giữ được sự sắt son, thủy chung, tình nghĩa [mà em vẫn giữ tấm lòng son].

Trong hai nghĩa, nghĩa sau là chính, nghĩa trước chỉ là phương tiện để chuyển tải nghĩa sau. Có nghĩa sau, bài thơ mới có giá trị tư tưởng lớn. Và với nghĩa thứ hai, Hồ Xuân Hương đã thể hiện một thái độ vừa trân trọng đối với vẻ xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt, thủy chung, vừa cảm thương cho thân phận chìm nổi bấp bênh, bị lệ thuộc vào xã hội của người phụ nữ xưa. Qua đó, nhà thơ cũng muốn tố cáo xã hội phong kiến bất công.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

  • Vận dụng tài tình vần luật của thơ Đường luật [cho thơ Nôm]
  • Ngôn ngữ thơ bình dị
  • Sử dụng thành ngữ [ba chìm bảy nổi], mô-típ [Thân em]
  • Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa.

Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra

Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 7. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 7 [chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo] về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: [1] Tóm tắt lý thuyết [Lesson summary]: hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. [2] Video bài giảng [phát âm]: video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. [3] Bài tập thực hành [practice task] giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. [4] Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. [5] Kiểm tra cả bài [unit test]: đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn [unit].


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 7 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 7 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 7, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế

Video liên quan

Chủ Đề