Bài tập vật lý bài 13 lớp 10 nâng cao

Mời các em học sinh tham khảo ngay nội dung hướng dẫn soạn sách bài tập môn Vật Lí lớp 10 Bài 13: Lực ma sát được bày chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới nhé.

Giải sách bài tập Vật lý lớp 10 bài 13.1 trang 32

Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có

  1. lực ma sát. B. phản lực.
  1. lực tác dụng ban đầu. D. quán tính.

Giải bài 13.2 SBT Vật lý lớp 10 trang 32

Một vận động viên môn hốc cây [môn khúc côn cầu] dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một vận tốc đầu 20 m/s. Hệ số ma sát trượt giữa bóng và mặt băng là 0,40. Hỏi quả bóng đi được một đoạn đường bao nhiêu thì dừng lại ? Lấy g = 9,8 m/s2.

  1. 39 m. B. 45 m.
  1. 51 m. D. 57 m.

Giải bài 13.3 sách bài tập Vật lý lớp 10 trang 32

Điều gì xảy ra đối với hộ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu diện tích hai mặt tiếp xúc tăng lên ?

  1. Tăng lên. B. Giảm đi
  1. Không thay đổi. D. Không biết được.

Giải sách bài tập Vật lý lớp 10 bài 13.4 trang 33

Một người đứng trên mặt đất nằm ngang. Lực của mặt đất tác dụng lên bàn chân của người thuộc loại lực nào ?

  1. Trọng lực. B. Lực đàn hồi.
  1. Lực ma sát. D. Trọng lực và lực ma sát.

Lời giải:

13.1: Chọn đáp án A

13.2: Chọn đáp án C

13.3: Chọn đáp án C

13.4: Chọn đáp án B

Giải bài 13.5 SBT Vật lý lớp 10 trang 33

Hùng và Dũng cùng nhau đẩy một thùng hàng chuyển động thảng trên sàn nhà. Thùng hàng có khối lượng 120 kg. Hùng đẩy với một lực 400 N. Dũng đẩy với một lực 300 N. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và sàn nhà là μt = 0,2. Hỏi gia tốc của thùng bằng bao nhiêu ? Lấy g = 10 m/s2.

  1. 0,038 m/s2. B. 0,38 m/s2. C. 3,8 m/s2. D. 4,6 m/s2.

Lời giải:

Chọn đáp án C

Giải bài 13.6 sách bài tập Vật lý lớp 10 trang 33

Người ta đẩy một chiếc hộp để truyền cho nó một vận tốc đầu v0 = 3,5 m/s Sau khi đẩy, hộp chuyển động trượt trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa hộp và sàn nhà là μt = 0,3. Hỏi hộp đi được một đoạn đường bằng bao nhiêu ? Lấy g = 9,8 m/s2

Lời giải:

Chọn chiều chuyển động là chiều dương.

–Fma = ma ⇒ -μtmg = ma => a = -μtg

Ta có v2 - v02 = 2as ⇒ s = v02/2μtg = 3,52/[2.0,30.9,8] ≈ 2,1[m]

Giải sách bài tập Vật lý lớp 10 bài 13.7 trang 33

  1. Vì sao đế dép, lốp ô tô, lốp xe đạp phải khía ở mặt cao su ?
  1. Vì sao quần áo đã là lại lâu bẩn hơn không là ?
  1. Vì sao cán cuốc khô khó cầm hơn cán cuốc ẩm ướt ?

Lời giải:

  1. Để tăng ma sát nghỉ
  1. Mặt vải đã là thường nhẵn, ma sát giảm, bụi khó bám.
  1. Khi cán quốc ẩm, các thớ gỗ phồng lên, ma sát tăng lên dễ cầm hơn.

Giải bài 13.8 SBT Vật lý lớp 10 trang 33

Đặt một vật lên mặt bàn nằm ngang rồi tác dụng vào vật một lực theo phương ngang, ta thấy vật không chuyển động. Hãy giải thích tại sao.

Lời giải:

Vì lực ma sát nghỉ cân bằng với lực kéo

Giải bài 13.9 sách bài tập Vật lý lớp 10 trang 33

Người ta đẩy một cái thùng có khối lượng 55 kg theo phương ngang với lực 220 N làm thùng chuyển động trên mặt phẳng ngang Hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt phẳng là 0,35. Tính gia tốc của thùng. Lấy g = 9,8 m/s2.

Lời giải:

Chọn chiều của lực tác dụng làm chiều dương:

Fms = μtmg = 0,35.55.9,8 = 188,65 N ≈ 189 N

Do đó a = [F - Fms]/m = [220 - 189]/55 ≈ 0,56[m/s2]

Giải sách bài tập Vật lý lớp 10 bài 13.10 trang 33

Một ô tô có khối lượng 800 kg có thể đạt được tốc độ 20 m/s trong 36 s vào lúc khởi hành.

  1. Lực cần thiết để gây ra gia tốc cho xe là lực nào và có độ lớn bằng bao nhiêu ?
  1. Tính tỉ số giữa độ lớn của lực tăng tốc và trọng lượng của xe.

Lời giải:

  1. Lực ma sát nghỉ đã gây ra gia tốc cho ô tô

Fmsn max = ma = mΔv/Δt = 800.20/36 ≈ 444N

  1. Fmsn max/P = ma/mg = a/g = 20/36.9,8 = 0,056

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải sách bài tập Vật Lí Bài 13: Lực ma sát lớp 10, chi tiết, đầy đủ nhất file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.

Giải bài tập Vật lý 10 bài 13: Lực ma sát là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh lớp 10 tham khảo để học tốt hơn môn Vật lý trang 78, 79 SGK. Tài liệu kèm theo lời giải chi tiết chắc chắn sẽ giúp các bạn học sinh có kết quả cao trong học tập. VnDoc.com mời các bạn và thầy cô tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Giải bài tập Vật lý 10 bài 13: Lực ma sát

Bài 1 trang 78 SGK Vật Lý 10

Nêu những đặc điểm của lực ma sát trượt.

Lời giải:

Lực trượt ma sát: xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi vật này chuyển động trượt trên vật khác, có hướng ngược hướng của vận tốc, có độ lớn không phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc và tốc độ của vật, tỉ lệ với độ lớn của áp lực, phụ thuộc vật liệu và tình trạng hai mặt tiếp xúc.

Công thức : Fmst = μt.N với N: áp lực

μt: hệ số ma sát trượt

Bài 2 trang 78 SGK Vật Lý 10

Hệ số ma sát trượt là gì? Nó phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết công thức của lực ma sát trượt.

Lời giải:

Ta có: Fms = μt. N.

Trong đó μt là hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc và được dùng để tính lực ma sát trượt.

Bài 3 trang 78 SGK Vật Lý 10

Nêu những đặc điểm của lực ma sát nghỉ.

Lời giải:

Đặc điểm của lực ma sát nghỉ là:

- Xuất hiên ở mặt tiếp xúc của một vật với bề mặt để giữ cho vật đứng yên trên bề mặt đó khi vật bị một lực tác dụng song song với bề mặt tiếp xúc.

- Có độ lớn cực đại. Lực ma sát nghỉ cực đại lớn hơn lực ma sát trượt.

Công thức: Fmsmax = μn.N

Trong đó:

μn là hệ số ma sát nghỉ

N là áp lực lên mặt tiếp xúc.

Bài 4 trang 78 SGK Vật Lý 10

Trong các cách viết công thức của lực ma sát trượt dưới đây, cách viết nào đúng?

Lời giải:

Chọn D.

Vì đây là công thức độ lớn của lực ma sát trượt.

Bài 5 trang 79 SGK Vật Lý 10

Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang có chịu lực ma sát nghỉ hay không?

Lời giải:

Không. Trường hợp này trọng lực cân bằng với phản lực của mặt bàn.

Bài 6 trang 79 SGK Vật Lý 10

Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép hai mặt đó tăng lên?

  1. Tăng lên;
  1. Giảm đi;
  1. Không thay đổi;
  1. Không biết được.

Lời giải:

Chọn C.

Khi lực ép [áp lực] lên mặt tiếp xúc tăng thì lực ma sát tăng. Hệ số ma sát chỉ phụ thuộc vào tính chất của mặt tiếp xúc [vật liệu, tình trạng mặt tiếp xúc].

Bài 7 trang 79 SGK Vật Lý 10

Một vận động viên môn hốc cây [môn khúc côn cầu] dùng gậy quạt quả bóng để truyền cho nó một tốc độ đầu 10 m/s. Hệ số ma sát trượt giữa quả bóng và mặt băng là 0,10. Lấy g = 9,8 m/s2. Hỏi quả bóng đi được một đoạn đường bao nhiêu thì dừng lại?

  1. 39 m;
  1. 45 m
  1. 51 m;
  1. 57 m.

Lời giải:

- Chọn C.

- Chọn chiều chuyển động của bóng là chiều dương.

Áp dụng định luật II Newton ta có:

Bài 8 trang 79 SGK Vật Lý 10

Một tủ lạnh có trọng lượng 890 N chuyển động thẳng đều trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa tủ lạnh và sàn nhà là 0,51. Hỏi lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang bằng bao nhiêu? Với lực đẩy tìm được có thể làm cho tủ lạnh chuyển động từ trạng thái nghỉ được không?

Lời giải:

Chọn chiều dương là chiều chuyển động.

Áp dụng định luật II Newton, ta có:

Với giá trị của lực đẩy này, ta không thể làm tủ lạnh chuyển động được từ trạng thái nghỉ vì hợp lực tác dụng lên vật bị triết tiêu [ bằng 0] vật đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải bài tập Vật lý 10 bài 13: Lực ma sát. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu các môn Toán lớp 10, Ngữ văn lớp 10...

Chủ Đề